Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Cha mẹ phải làm sao? https://meyeucon.org/45264/be-5-tuoi-di-ngoai-ra-mau-tuoi/ https://meyeucon.org/45264/be-5-tuoi-di-ngoai-ra-mau-tuoi/#respond Sat, 12 Mar 2022 17:27:56 +0000 http://meyeucon.org/?p=45264 Đi ngoài ra máu tươi ở trẻ là dấu hiệu nguy hiểm, có thể cảnh báo một bệnh lý nào đó cha mẹ cần chú ý tìm hiểu đúng nguyên nhân để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh tình trạng đi ngoài ra máu ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số thông tin đi ngoài ra máu tươi ở bé 5 tuổi và cách điều trị mà cha mẹ có thể tham khảo.

Bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Khi đi ngoài phân của trẻ có dấu hiệu lạ, cha mẹ cần quan sát thật kĩ để đưa ra kết luận có phải bé đi ngoài phân có máu hay không. Nhiều trường hợp, bé đi ngoài phân có màu đỏ do trước đó bé ăn đồ ăn hay uống nước có màu đỏ như uống sắt, siro, dưa hấu, củ dền…mà hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa được hết khiên phân bé có màu đỏ như máu tươi. Chính vì vậy, cha mẹ cần quan sát kỹ và nắm rõ về chế độ ăn uống của trẻ để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bé nhà mình.

Bên cạnh đó, việc bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi có thể nguyên do bé đang mắc một số bệnh lý dưới đây:

1. Bệnh lồng ruột

Lồng ruột là hiện tượng một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận, các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó. Triệu chứng của lồng ruột là đau bụng dữ dội, trẻ đau quặn bụng từng cơn, nôn ói, đi ngoài ra máu tươi.

Bệnh lồng ruột nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ khiến ruột bị hoại tử dẫn tới hiện tượng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột gây viêm phúc mạc khiến bệnh nhi tử vong. Chính vì vậy, khi thấy bé đau bụng dữ dội cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khám ngay chứ không phải đợi đến lúc trẻ có triệu chứng nôn ói và ra đi ngoài ra máu dễ dẫn khiến trẻ đối mặt với nguy hiểm tính mạng.

Bệnh táo bón

Đi ngoài ra máu là hiện tượng dễ gặp ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ từ 2 – 5 tuổi. Triệu chứng đi ngoài ra máu thường do táo bón lâu ngày làm phân tích tụ lại, khô và cứng khiến bé đi ngoài cố sức rặn. Vì phân lớn và cứng khó ra khiến hậu môn căng giãn quá mức, phân cứng ma sát với thành hậu môn gây nứt kẽ hậu môn, rách hậu môn gây chảy máu. Vì vậy, táo bón đi ngoài thì máu thường dính trên bề mặt phân và có máu đỏ tươi, hoặc bé có thể bị rây máu ra bồn cầu.

Khi bé 5 tuổi bị đi ngoài ra máu tươi do táo bón cha mẹ cũng không nên lo lắng quá, việc đầu tiên mẹ cần làm là nhanh chóng vệ sinh sạch khu vực hậu môn sau khi trẻ đi tiêu xong, sau đó rửa sạch vết thương hậu môn bằng nước muối pha loãng để sát khuẩn, cuối cùng bôi thuốc mỡ để bé giảm đau rát và nhanh lành vết thương.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn chế độ lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước để việc phòng chống táo bón đạt hiệu quả cao.

2. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ ở trẻ em tuy nhiếm gặp những vẫn không thể không có. Bệnh trĩ xảy ra do gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn dẫn tới sự căng phồng quá mức khiến các tĩnh mạch phình to thành các búi trĩ. Triệu chứng trĩ ở trẻ em cũng như ở các lứa tuổi khác gồm đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu. Bệnh trĩ ở trre 5 tuổi do thường xuyên lặp lại các thói quen xấu làm tăng áp lực hậu môn gây bệnh trĩ ở trẻ nhỏ. Trẻ bị trĩ đi ngoài rất đau đớn, hậu môn bị trầy xước gây chảy máu nên nhiều khi phụ huynh nhầm lẫn là bệnh kiết lị.

Để điều trị bệnh trĩ ở trẻ em, phụ huynh nên cho trẻ đi khám, căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt cho trẻ: vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ, giúp trẻ đi đại tiện vào khung giờ nhất định, bổ sung rau xanh, trái cây tươi hạn chế nguy cơ trẻ bị táo bón.

3. Bệnh sốt thương hàn

Thương hàn là bệnh lý về đường tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra, bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng với thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 – 14 ngày, phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Bệnh thương hàn thườn khởi phát đột ngột với triệu chứng: đau đầu, mệt mỏi, đi ngoài nhiều lần, sốt phát ban…

Bệnh sốt thương hàn là tình trạng nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh với biến chứng nguy hiểm xuất huyết đi tiêu hóa gây đi ngoài ra máu. Nặng hơn nữa có thể gây thủng ruột khiến bệnh nhân tử vong.

Để phòng ngừa sốt thương hàn cho trẻ, cha mẹ nên:

  • Giữ vệ sinh môi trường sống, đảm bảo vệ sinh nguồn nước
  • Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn, thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi chế biến món ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh thương hàn cho trẻ, tiêm phòng vắc – xin được khuyến cáo cho những người sống trong khu vực có bệnh thương hàn phổ biến và những người du lịch tới khu vực đó.

4. Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi. Nguyên nhân là do động vật nguyên sinh hoặc vi khuẩn, virus tấn công, do ký sinh trùng. Bệnh khiến trẻ tiêu chảy ra máu kèm dịch nhầy trong phân. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và sẽ gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Để phòng ngừa và điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ, cha mẹ nên tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”, luôn nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong. Ngoài ra nên cho trẻ ăn chế độ lành mạnh, bổ sung rau củ quả tươi, tăng cường uống nước ép trái cây, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C. Tăng cường bổ sun lợi khuẩn probiotic cho trẻ nhằm cải thiện hoạt động ruột kết.

Những dấu hiệu đi ngoài ra máu ở trẻ là nguy hiểm?

Khi trẻ 5 tuổi có triệu chứng đi ngoài ra máu tươi cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan, hãy quan sát theo dõi và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

Để xác định được tình trạng của đi ngoài ra máu của con, phụ huynh cần kiểm tra xem mức độ chảy máu trong phân là nhiều hay ít vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của bé bởi bé có thể bị sốc do mất máu, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

  • Mức độ nhẹ: Trẻ đi ngoài ra máu tươi nhưng ít, máu chỉ dính ở phân. Bên cạnh đó, trẻ vẫn hoạt động ăn uống, vui chơi bình thường, da bé vẫn hồng hào…
  • Mức độ nặng: Bé đi ngoài ra máu tươi nhiều, liên tục, phân chỉ toàn máu và không cầm được máu, da bé nhợt nhạt, bé có biểu hiện mệt mỏi, vật vã… Lúc này, phụ huynh cần sớm đưa bé tới gặp bác sỹ để có thể cầm máu cho bé.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu?

1. Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Cha mẹ nên chú ý quan sát trẻ, không nên chủ quan khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi bởi nếu không kiểm soát tốt, trẻ dễ bị thiếu máu, mất cân bằng điện giải… Đặc biệt, trẻ có thể có biến chứng nặng nề đặc như bệnh lý lồng ruột cấp tính hay thương hàn có thể xảy ra bất cứ khi nào, vì thế cần nhanh chóng và kịp thời can thiệp y tế.

Ngoài ra, cha mẹ không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ, việc xét nghiệm tìm nguyên nhân cũng như chỉ định thuốc điều trị cần có chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là 1 số phương pháp điều trị:

  • Sử dụng kháng sinh nếu do vi khuẩn và có nhiễm trùng.
  • Điều trị triệu chứng: thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, thuốc giảm tiêu chảy, thuốc bổ sung men vi sinh,…
  • Phẫu thuật xử lý tình trạng lồng ruột, polyp đường ruột,…
  • Bổ sung nước và điện giải đầy đủ tránh mất nước ở trẻ.

2. Chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị đi ngoài ra máu tươi ở trẻ 5 tuổi, cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách bằng thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh theo gợi ý dưới đây:

  • Cho trẻ uống nước mỗi ngày để bù khoáng và chất điện giải, chú ý bổ sung thêm trái cây, sữa, nước cơm…
  • Bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin K như cần tây, súp lơ, cải bắp, củ cải, rau bina… giúp thúc đẩy đông máu, hạn chế lượng máu thất thoát ra ngoài.
  • Cho trẻ ăn thêm sữa chua, men tiêu hóa để kích thích hệ tiêu hóa cho trẻ.
  • Thức ăn cho trẻ cần ninh mềm dạng lỏng để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ
  • Tránh cho trẻ ăn thực phẩm đông lạnh nhiều chất bảo quản, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, tránh nước có ga và nước ngọt đóng chai nhiều đường.

3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Ngoài ra, phụ huynh nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt của trẻ lời khuyên của chuyên gia dưới đây:

  • Nên tập cho trẻ có thói quen đi cầu vào khung giờ nhất định trong ngày giúp hạn chế tình trạng táo bón có thể xảy ra.
  • Nên cho trẻ có thói quen vận động không chỉ giúp cho bé chắc khỏe xương khớp mà còn giúp nhu động ruột được kích thích, trẻ sẽ có cảm giác muốn đi đại tiện, đi đại tiện dễ hơn và tránh được hiện tượng táo bón do phân vón cục.
  • Nên tập cho trẻ có thói quen vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đu vệ sinh
Đi ngoài ra máu tươi ở trẻ 5 tuổi tuy không phải là triệu chứng hiếm gặp nhưng nó cũng khiến trẻ đối mặt với những tiềm nguy hiểm tiềm ẩn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chú ý quan sát và chăm sóc, điều trị đúng cách cho trẻ, tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ sẽ nhanh chóng được cải thiện.
]]>
https://meyeucon.org/45264/be-5-tuoi-di-ngoai-ra-mau-tuoi/feed/ 0
Bé 8 tháng đi ngoài không tốt phải làm gì? https://meyeucon.org/15931/be-8-thang-di-ngoai-khong-tot-phai-lam-gi/ https://meyeucon.org/15931/be-8-thang-di-ngoai-khong-tot-phai-lam-gi/#comments Tue, 15 Feb 2011 23:14:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=15931 Hỏi: Chào bác sĩ, bé được 8 tháng tuổi, nặng 8.5kg, dài 70cm. hiện giờ ăn dặm ngày 2 buổi:
+ trưa từ 11h30-12h: 150ml cháo nấu tôm hoặc cá thịt trắng & rau .
+ tối từ 18h30-19h: 100ml cháo nấu thịt(bò, gà, heo)& rau.
trung bình cháu uống sữa 600-700ml/ngày + 20ml trái cây
Phân của cháu không tốt: 1 ngày cháu đi 1 lần, phân lúc đầu thành khuôn hơi có màu xanh, sau là sền sẹt giống bột,có bọt.
Bác sĩ cho em hỏi với phân bé như vậy thì tiêu hóa có vấn đề gì? Cần cải thiện những gi?

Trả lời: Bé của bạn tình trạng dinh dưỡng tốt, bé đi cầu phân như mô tả nhưng vẫn lên cân tốt thì không vấn đề gì. Bạn cứ yên tâm.

]]>
https://meyeucon.org/15931/be-8-thang-di-ngoai-khong-tot-phai-lam-gi/feed/ 17
Bé 5 tháng đi ngoài phân sống từ khi ăn dặm có đáng ngại không? https://meyeucon.org/15923/be-5-thang-di-ngoai-phan-song-tu-khi-an-dam-co-dang-ngai-khong/ https://meyeucon.org/15923/be-5-thang-di-ngoai-phan-song-tu-khi-an-dam-co-dang-ngai-khong/#comments Tue, 15 Feb 2011 22:47:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=15923 Hỏi: Chào các bác sĩ. Con em 5,5 tháng bị đi phân lúc vàng lúc xanh, lỏng, mùi chua, có bọt và nhiều hạt xanh xanh đen đen, kéo dài 2 tuần rồi, ngày 1 lần. Tình trạng này bắt đầu khi cháu ăn dặm 1 bữa 30ml/ngày (bột ăn liền hoặc bột gạo xay nấu chín pha sữa, chuối chín). Xét nghiệm phân cho thấy phân sống và loạn khuẩn. Em cho uống Biolac 1 tuần không đỡ, từ hôm qua chuyển sang uống Enterogemina. Xin hỏi em nên cho cháu ăn uống thế nào và dùng thuốc gì?

Trả lời: Chào bạn, nếu bé đi tiêu phân lỏng 1 ngày 1 lần là chưa phải dấu hiệu tiêu chảy, nhưng cần hỏi thêm con bạn có kèm triệu chứng sốt, bỏ bú, sụt kí. Nếu không có các triệu chứng này và bé vẫn lên kí thì không phải lo lắng gì.

Cảm ơn bạn

]]>
https://meyeucon.org/15923/be-5-thang-di-ngoai-phan-song-tu-khi-an-dam-co-dang-ngai-khong/feed/ 7
Trẻ đi ngoài phân lỏng, màu vàng xanh, có phải phân sống? https://meyeucon.org/15634/tre-di-ngoai-phan-long-mau-vang-xanh-co-phai-phan-song/ https://meyeucon.org/15634/tre-di-ngoai-phan-long-mau-vang-xanh-co-phai-phan-song/#comments Fri, 14 Jan 2011 16:27:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=15634 Hỏi: Chào bác sĩ! bé nhà em được gần 6 tháng,cân nặng 6.8kg (lúc sinh 2.8kg), 1 ngày bé ăn 2 bữa bột 80-100ml gồm rau, thịt, dầu ăn và 3 bữa sữa 60-80ml, bú mẹ buổi trưa và tối, em cho bé ăn bột lúc bé được hơn 5 tháng, vừa rồi bé có uống thuốc kháng sinh do viêm họng, em thấy phân của bé lợn cợn hạt sữa, có lúc bị lỏng, phân nát, lúc màu vàng, màu xanh. Bé có phải bị sống phân ko ah? Bé đang uống Neopeptine được 10 ngày, em có nên cho bé uống tiếp ko? Làm sao để bé hết sống phân,em rất mong được bs tư vấn ah! em cảm ơn bác sĩ

Trả lời: Chào bạn, trước hết với các chỉ số bạn cung cấp, bé nhà bạn hơi chậm cân (cân nặng lý tưởng ở độ tuổi bé là 7,3 kg – 7,8 kg). Về chế độ ăn của ăn của bé, nên tăng cường thêm lượng sữa. Từ lúc bé đi phân lợn cợn, nát có làm bé sụt kí hơn không? Nếu có sụt cân thì bạn nên tư vấn thêm tại các cơ sở y tế, nếu không bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn như đề nghị trên và cho bé ăn thêm sữa chua, bạn không cần dùng thuốc.

Chúc bạn chăm sóc bé tốt

]]>
https://meyeucon.org/15634/tre-di-ngoai-phan-long-mau-vang-xanh-co-phai-phan-song/feed/ 23
Trẻ đi ngoài, phân máu, dịch nhầy thì phần lớn là bị lỵ https://meyeucon.org/15138/tre-di-ngoai-phan-mau-dich-nhay-thi-phan-lon-la-bi-ly/ https://meyeucon.org/15138/tre-di-ngoai-phan-mau-dich-nhay-thi-phan-lon-la-bi-ly/#comments Fri, 24 Dec 2010 23:24:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=15138 Hỏi: Em có 1 bé gái 8,5 tháng nặng 8,1kg dài 70cm, mọc được 4 răng, đứng vững và đang tập đi, nói bi bô được vài từ như vậy bé có gầy không? Lúc được 6 tháng bé bị đi phân ra máu và hay nôn trớ em cho bé đi bệnh viện nhi đồng khám thì BS cho xét nghiệm phân và chỉ có ít khuẩn E.coli BS nói bị Kiết lỵ và cho thuốc điều trị cộng một số loại men tiêu hóa và uống sữa Lactofree nhưng uống mãi vẫn không khỏi, 1,5 tháng sau em lại cho bé đi xét nghiệm phân lại và cũng chỉ có ít khuẩn E.Coli thôi hỏi BS thì BS nói theo dõi triệu chứng lỵ và lại cho thuốc uống tiếp nhưng uống mãi cũng vẫn đi phân ra dịch nhầy máu.
Em đọc một số thông tin ở trên mạng thì được biết bé bị dị ứng với đạm sữa bò cũng có biểu hiện như vậy nên em đổi sữa ProSobee làm từ đạm đậu nành và không đường Lacto bé uống rất tốt và đi phân tốt thỉnh thoảng chỉ có tí dịch nhầy màu trắng thôi. vậy BS cho em hỏi như vậy là bé bị dị ứng đạm sữa bò đúng không, nếu bị dị ứng thì bao lâu bé mới uống lại sữa bò được, và các chế phẩm từ bò là bé hoàn tòan khôntg ăn được đúng không, em lo lắng lắm vì như thế bé sẽ không đủ dinh dưỡng và em có cần phải ho bé đi bệnh viện để khám nữa không? Đối với bé bị dị ứng sữa bò thì có phát triển bình thường như những bé không bị dị ứng không? Mong nhận được sự tư vấn của BS.

Trả lời: Nếu trẻ bị dị ứng với đạm bò thì chỉ đi ngoài phân lỏng thôi, chứ không thể có máu được, và đặc biệt trẻ hay bị nôn, bị đỏ mẩn quanh miệng khi uống sữa. Còn đi ngoài phân máu, dịch nhầy thì phần lớn là bị lỵ. Nhưng nếu ăn sữa đậu nành mà cháu hết đi ngoài thì cứ tiếp tục cho ăn, không sao cả, vì sữa đậu nành vẫn cung cấp đầy đủ chất đạm và các chất dinh dưỡng khác cho bé. Cũng có thể khi bé lớn lên hiện tượng dị ứng sẽ hết đi, chứ không phải là dị ứng mãi, ngoài ra chất đạm còn còn được cung cấp từ thịt, cá, tôm, cua, trứng… chứ đâu có phải chỉ từ sữa bò.

Bác sỹ Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng Quốc gia

]]>
https://meyeucon.org/15138/tre-di-ngoai-phan-mau-dich-nhay-thi-phan-lon-la-bi-ly/feed/ 8
Bé đi ngoài phân có lợn cợn màu trắng https://meyeucon.org/414/be-di-ngoai-phan-co-lon-con-mau-trang/ https://meyeucon.org/414/be-di-ngoai-phan-co-lon-con-mau-trang/#comments Mon, 22 Mar 2010 08:24:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=414 Hỏi: Con tôi hiện nay được 8tháng cân nặng 7k. Gần đây cháu đi ngoài phân có lợn cợn màu trắng hậu môn bị đỏ. Thưa bác sỹ, đó có phải là dấu hiệu đi ngoài phân sống không ạ?


Trả lời: Hiện tại con em bị nhẹ cân so với tuổi (theo tiêu chuẩn cháu gái là 8,2kg, cháu trai : 8,6 kg) như vậy cháu đang bị đe dọa suy dinh dưỡng rồi đấy.   Theo mô tả thì có khả năng cháu bị đi ngoài phân sống, nhưng muốn biết chắc chắn em cần mang phân của cháu đi xét nghiệm, hậu môn đỏ là do phân của cháu có độ PH thấp, em có thể cho cháu uống nước vôi nhì 5% mỗi ngày 10 ml chia 2 lần thì sẽ cải thiện được tình trạng này.

Bác sỹ Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Theo aFamily.vn

]]>
https://meyeucon.org/414/be-di-ngoai-phan-co-lon-con-mau-trang/feed/ 6