Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Tác hại và cách điều trị bệnh ho gà https://meyeucon.org/35273/tac-hai-va-cach-dieu-tri-benh-ho-ga/ https://meyeucon.org/35273/tac-hai-va-cach-dieu-tri-benh-ho-ga/#respond Fri, 19 Dec 2014 01:00:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=35273 Ho gà có tác hại gì với trẻ? Bảo vệ và điều trị cho trẻ như thế nào trước bệnh ho gà? Mời bạn hãy tham khảo các thông tin của chúng tôi ở dưới đây nhé!

Ho gà có hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Ho gà có thể là nghiêm trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì nó có nhiều khả năng gây ra các biến chứng. Các biến chứng có thể có là viêm phổi, mất nước, khó thở, tụt huyết áp hoặc suy thận. Thậm chí còn có khả năng trẻ bị co giật, dẫn đến tổn thương não.

Nếu bạn nhận thấy con mình có thể bị ho gà, hãy đưa con đến bác sĩ ngay lập tức. Nếu con bạn khó thở, có nôn kéo dài, co giật hoặc là mất nước thì phải gọi cấp cứu ngay.

Tiêm chủng là phương pháp hiệu quả giúp bé không bị bệnh ho gà và nhiều bệnh truyền nhiễm khác
Tiêm chủng là phương pháp hiệu quả giúp bé không bị bệnh ho gà và nhiều bệnh truyền nhiễm khác

Tôi có thể bảo vệ con mình khỏi bệnh ho gà bằng cách nào?

Cách tốt nhất để bảo vệ con của bạn là thực hiện chủng ngừa theo đúng khuyến cáo của ngành y tế. Chương trình tiêm chủng Quốc gia hỗ trợ tiêm phòng miễn phí bệnh ho gà, cũng như các bệnh bạch hầu, uốn ván. Các loại chủng ngừa bắt đầu từ hai tháng tuổi và được hoàn thành bởi việc tiêm phòng nhắc lại sau đó.

Ngoài việc tiêm chủng cho bé, việc làm tốt nhất bạn có thể làm là phải thận trọng. Các giai đoạn đầu của ho gà cũng giống như nhiều bệnh ít nghiêm trọng khác.

Bệnh ho gà được điều trị như thế nào?

Ho gà được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể lau mũi của con bạn hoặc lấy mẫu máu để xét nghiệm vi khuẩn ho gà. Tuy nhiên, nếu bác sĩ nghi ngờ rằng con bạn bị ho gà, họ sẽ xử trí ngay lập tức và sẽ không chờ đợi kết quả xét nghiệm.

Điều gì xảy ra tiếp theo phụ thuộc vào độ tuổi của con bạn. Nếu em bé của bạn chưa được sáu tháng tuổi, bé phải được đưa vào bệnh viện ngay lập tức. Bởi vì các em bé ở độ tuổi này rất dễ bị biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi và tổn thương não. Trong bệnh viện, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng bệnh của bé, đội ngũ y tế sẽ có thể cho trẻ uống: kháng sinh dạng dịch, steroids để giảm sưng đường hô; cho trẻ thở oxy…
Nếu con của bạn đã được trên sáu tháng tuổi, bác sĩ có thể cho bé uống thuốc kháng sinh để chống lại sự lây nhiễm. Nhờ đó trẻ sẽ hồi phục nhanh chóng. Nếu chậm trễ, thuốc kháng sinh có thể không giúp rút ngắn thời gian của bệnh, nhưng sẽ giúp ngăn chặn nó lan rộng thêm. Thuốc kháng sinh loại bỏ các vi khuẩn trong chất nhầy của trẻ và có thể phát tán ra ngoài qua hắt hơi và ho.

Ngoài ra, bạn không thể làm gì hơn việc phải chờ cho các ho bớt dần. Việc chờ đợi này có vẻ quá dài, vì có thể sẽ phải mất đến hơn ba tuần để chấm dứt các cơn ho.

Có thể phụ huynh sẽ cảm thấy sốt ruột với những cơn ho, nhưng hãy nhớ rằng ho là những gì cơ thể trẻ có thể thực hiện một cách tự nhiên để loại bỏ những chất nhầy ra khỏi phổi. Vì vậy, không cần thiết phải sử dụng các biện pháp ức chế ho ở trẻ. Nếu bạn ngăn chặn cơn ho của con bạn, có thể quá trình chữa bệnh sẽ bị kéo dài thêm. Nếu những cơn ho của con bạn trở nên tồi tệ, ngay cả khi bé đang được điều trị bằng kháng sinh, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức.

Giúp con bạn hồi phục bằng cách cho bé uống nhiều nước và giúp bé nghỉ ngơi. Paracetamol với liều lượng đúng với độ tuổi của con bạn cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu cho trẻ.

Tại sao trẻ dễ bị bệnh ho gà?

Ho gà lây lan dễ dàng bởi vì vi khuẩn có thể tồn tại trong các giọt ẩm trong không khí. Con bạn có thể bị bệnh vì tiếp xúc trực tiếp với một ai đó bị nhiễm bệnh hoặc chỉ đơn giản là hít thở không khí bị nhiễm các vi khuẩn.

Nếu con bạn đã được chủng ngừa theo chương trình tiêm chủng trẻ em, trẻ sẽ được bảo vệ tốt hơn. Nhờ vậy, trẻ ít có khả năng bị nhiễm bệnh sau khi được tiêm nhắc lại theo đúng lịch tiêm.

Tuy nhiên, sau đó, con của bạn vẫn có một nguy cơ nhỏ mắc bệnh ho gà. Vắc-xin này không phải là hiệu quả 100% và khả năng bảo vệ rơi giảm dần theo thời gian. Nhưng, những người mắc bệnh ho gà sau khi đã được tiêm tất cả các chủng ngừa thì có bị bệnh cũng ở mức độ nhẹ hơn. Nếu con bạn bỏ lỡ bất kỳ đợt tiêm chủng nào thì có thể tiến hành tiêm chủng ngay từ bây giờ.

Sau khi bị bệnh ho gà, con của tôi sẽ miễn dịch với bệnh này?

Không đúng, mặc dù vậy, những lần sau đó thường là nhẹ hơn nhiều so với trước. Vì vậy, phụ huynh không nên từ bỏ loạt chủng ngừa theo lịch.

]]>
https://meyeucon.org/35273/tac-hai-va-cach-dieu-tri-benh-ho-ga/feed/ 0
Tìm hiểu về bệnh ho gà ở trẻ em https://meyeucon.org/35263/tim-hieu-ve-benh-ho-ga-o-tre-em/ https://meyeucon.org/35263/tim-hieu-ve-benh-ho-ga-o-tre-em/#respond Wed, 17 Dec 2014 01:00:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=35263 Ho gà là căn bệnh đã được chủng ngừa cho trẻ nhưng chính điều này lại khiến cho cha mẹ chủ quan, bỏ qua việc tìm hiểu để biết những thông tin cần thiết về bệnh. Vì vậy, đôi khi trẻ mắc phải bệnh này mà không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm.

Ho gà là gì?

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở khí quản của bé (khí quản) và hai đường dẫn khí nối khí quản của mình đến phổi (phế quản). Tên của chứng bệnh này xuất phát từ tiếng ho mà trẻ phát ra khi bị bệnh.

tre ho ga

Phân biệt ho gà với ho thông thường?

Khi trẻ nhỏ hơn so ba tháng tuổi, có thể hơi của trẻ không đủ mạnh để tạo ra tiếng ho gà. Thay vào đó, trẻ có thể bịt miệng hoặc thở hổn hển.

Các triệu chứng khác của bệnh ho gà: Ban đầu, trẻ có biểu hiện như bị cảm lạnh hoặc cúm với các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi và sốt ở mức độ thấp. Sau đó, bé có thể trải qua những cơn ho khan. Giai đoạn đầu tiên này có thể kéo dài đến hai tuần trước khi những cơn ho nặng hơn bắt đầu.

Tiếng ho gà có những tiếng nấc:

 

Tiếng ho gà không có những tiếng nấc:

Nếu con của bạn bị ho gà thì sẽ bị ho không ngừng trong khoảng 30 giây, và sau đó trẻ sẽ cố gắng để thở trước khi cơn ho tiếp theo bắt đầu. Con bạn có thể ho ra chất nhầy dày hoặc chảy nước tiết trong từng cơn.

Con của bạn có thể phải trải qua đến 30 cơn ho trong 24 giờ, chủ yếu xảy ra trong đêm. Giữa những cơn ho, trẻ có thể tỏ ra bình thường và có thể có được một số giấc ngủ ngắn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị nôn mửa sau khi ho.

Phụ huynh sẽ rất xót ruột khi chứng kiến con, cháu mình chịu trận với chứng bệnh ho gà. Trẻ có thể tự bịt miệng, hơi thở hổn hển và ngừng thở tạm thời sau khi ho từng cơn. Bạn thậm chí có thể nhận thấy đôi môi và móng tay trẻ chuyển màu hơi xanh và dường như rất khó khăn để thở. Hãy yên tâm rằng điều này không thực sự quá tai hại, con bạn sẽ nhanh chóng thở lại một cách bình thường.

Các giai đoạn của bệnh có thể kéo dài trong khoảng ba tuần, thậm chí ngay cả khi được điều trị tích cực. Đó là bởi vì các cơn ho vẫn tiếp tục trong một thời gian sau khi các vi khuẩn đã được loại trừ.

]]>
https://meyeucon.org/35263/tim-hieu-ve-benh-ho-ga-o-tre-em/feed/ 0
Thời tiết lạnh giá – Trẻ dễ bị ho cảm https://meyeucon.org/26464/thoi-tiet-lanh-gia-tre-de-bi-ho-cam/ https://meyeucon.org/26464/thoi-tiet-lanh-gia-tre-de-bi-ho-cam/#respond Tue, 05 Feb 2013 21:00:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=26464 Mưa, gió và lạnh, đó là tiết trời diễn ra trên miền Bắc gần tháng nay. Trong cái tiết trời ấy, chỉ một chút thiếu quan tâm tới con trẻ là chúng có thể bị cảm, ho, viêm phế quản.

Dịp Tết, cha mẹ thường bận rộn, ít có thời gian dành cho con nên bệnh tật ở trẻ nhỏ càng dễ bùng phát, trong đó bệnh hô hấp mùa lạnh chiếm phần lớn. PGS-TS Nguyễn Văn Bàng, phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các loại virut gây viêm phổi ở trẻ em như các loại virut gây bệnh cúm, thủy đậu, virut hợp bào hô hấp… Trẻ em có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè, người lớn bị bệnh, có thể gây thành dịch nguy hiểm. Ở trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh, càng nặng. Đặc biệt, trẻ nhỏ rất mẫn cảm với thời tiết, sự thay đổi nắng – mưa; lạnh – khô khiến trẻ có thể bị cảm, mà triệu chứng đầu tiên là ho rồi viêm họng, sốt. Lâu hơn trẻ có thể bị viêm phế quản, viêm phổi. Bệnh dễ chuyển sang giai đoạn nặng khiến trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi. Ngoài ra có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng. Nghe phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt, có thể có rối loạn tuần hoàn như sốc, trụy tim mạch… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu ôxy não, trẻ li bì hoặc kích thích, co giật.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng nhấn mạnh, khi trẻ bị một trong những dấu hiệu của viêm hô hấp, các mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ, nếu không trẻ rất dễ bị phản ứng phụ với kháng sinh như: tiêu chảy, nôn, dị ứng. Điều quan trọng nhất là nên chữa trị cho trẻ ngay khi chớm bệnh và điều trị tận gốc căn nguyên bệnh. Tuy nhiên, để tìm một phương pháp tối ưu này thì không phải ai cũng nắm được.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT Trung Ương) chia sẻ, hiện nay, dưới sự tiến bộ và an toàn của y học cổ truyền, nhiều sirô, thuốc đông y chữa trị ho, viêm hô hấp cho trẻ ra đời. Sẽ rất là tốt nếu các mẹ có thể áp dụng các một cách chữa cảm ho từ lâu trong dân gian. Có thể hấp quất với mật ong cho bé uống. Cách này chữa cảm và ho rât tốt nhưng vì quất khi hấp với mật ong thường có vị đắng nên các bé không chịu uống. Còn với thời gian eo hẹp trong những ngày Tết cận kề thì việc lựa chọn một sản phẩm từ thảo dược được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ cũng là một giải pháp. Ví dụ như siro ho cảm Ích Nhi với công thức được đặc chế dành riêng cho trẻ em. Ích Nhi giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, các chứng ho do lạnh, ho có đờm. Thành phần gồm kinh giới và các loại thảo dược được bổ sung thêm mật ong, Ích Nhi giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, bảo vệ đường hô hấp và tiêu hóa, kích thích bé ăn ngon.

Để phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết đầu đông này, bố mẹ cần lưu ý giữ ấm cho con, đồng thời thay trang phục cho trẻ phù hợp với nhiệt độ môi trường (buổi sáng và tối mặc ấm, trưa nắng nên cởi bớt đồ), hạn chế cho bé ra ngoài trời lúc có sương, gió. Cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, đồng thời thường xuyên làm thông thoáng đường thở, vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn thêm các loại trái cây, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng.

Siro ho cảm Ích Nhi là thuốc ho từ thảo dược giúp điều trị đồng thời triệu chứng cảm và ho, đặc chế dành riêng cho trẻ. Mùi vị thơm ngon, dễ uống nên trẻ thích dùng, giúp mẹ không vất vả khi cho trẻ uống thuốc mà đảm bảo trẻ uống đủ liều điều trị. Sản phẩm tốt cho sức khỏe, có thể dùng cho trẻ nhỏ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Thành phần: Xuyên khung: 8g, Cát cánh: 8g. Kinh giới: 8g, Tử uyển: 8g, Bách bộ: 8g, Xuyên bối mẫu: 8g, Hương phụ: 8g, Cam thảo: 8g, Trần bì: 8g, Mật ong: 15g, Phụ liệu vừa đủ: 100ml.

Tác dụng: Giải biểu, trừ ho, trừ đờm.

Chỉ định: Thuốc được sử dụng trong các trường hợp sau: Điều trị các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi. Trị các chứng ho do lạnh, ho đờm nhiều.

Liều lượng và cách dùng:

  • Trẻ sơ sinh – dưới 3 tuổi: Uống 3 ml/ lần x 2-3 lần/ ngày.
  • Trẻ em 3 – 7 tuổi: Uống 5 ml/ lần x 2-3 lần/ ngày.
  • Trẻ em 7 – 12 tuổi: Uống 7,5 ml/ lần x 2-3 lần/ ngày.
  • Từ 12 tuổi trở lên: Uống 10 ml/ lần x 2-3 lần/ ngày.

Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống.

Chống chỉ định: Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Phụ nữ có thai.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:

  • Thời kỳ mang thai: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai.
  • Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Tác dụng không mong muốn của thuốc: Chưa có báo cáo.

Chú ý: Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Bảo quản: Trong bao gói kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng.

Tiêu chuẩn sản phẩm: Tiêu chuẩn cơ sở.

Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml.

Điện thoại tư vấn sản phẩm: 043.9953901

Website: www.chamsoctre.vn

Hồ sơ đăng ký quảng cáo số: 1322/10/QLD-TT

]]>
https://meyeucon.org/26464/thoi-tiet-lanh-gia-tre-de-bi-ho-cam/feed/ 0
Củ cải + lê: trị ho đờm cho bé hiệu quả https://meyeucon.org/25793/cu-cai-le-tri-ho-dom-cho-be-hieu-qua/ https://meyeucon.org/25793/cu-cai-le-tri-ho-dom-cho-be-hieu-qua/#comments Thu, 13 Dec 2012 01:00:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=25793 Mỗi lần con bị ho là mẹ chỉ chăm chăm chọn mua loại thuốc đặc trị tốt nhất cho con uống. Tuy nhiên, sau mỗi đợt bị ho thế nào con cũng sút cân, ho đến rụt cổ vào còn gì, có lúc còn nôn cả thức ăn ra. Xin mách cho các mẹ bài thuốc trị ho đờm đơn giản và hiệu quả, an toàn hơn cho sức khỏe của bé.

Trời lạnh thế này là SuSu nhà mình hay bị ho lắm! Bình thường cu cậu chơi ngoan nhưng cứ bị ho là quấy khóc cả ngày, không chịu ăn uống gì. Mẹ đi làm thì xót con mà ở nhà thì sốt ruột về công việc. Sau mỗi đợt bị ho thế nào con cũng sút cân, ho đến rụt cổ vào còn gì, có lúc còn nôn cả thức ăn ra.

Củ cải + Lê trị ho đờm hiệu quả.

Mẹ chỉ ước có loại thuốc nào trị ho cho Su thật nhanh thôi. Chứ uống kháng sinh thì con lâu khỏi quá! Cho con uống nhiều thuốc mẹ cũng lo, vì Su còn bé mà tháng nào cũng ho như vậy.

Hôm qua lại thấy con húng hắng, mẹ lo thắt cả ruột. Đợt này công việc gấp rút, mẹ không thể nghỉ ở nhà với con được. Thương Su quá, mẹ đành điện cho dì Hòa qua với con vài hôm. Chứ mình cô giúp việc trông con thì vất vả quá. Dì Hòa mới tốt nghiệp, chưa đi làm nên còn rảnh rang. Có dì mẹ đi làm cũng yên tâm hơn.

Mẹ kể tình trạng của con rồi nhờ dì Hòa đi mua thuốc giùm. Ai ngờ vừa nghe xong dì bảo: “Chị lạc hậu thế, thời nào rồi mà chả chịu cập nhật thông tin gì hết. Có bao nhiêu bài thuốc dân gian chữa ho cho trẻ con, mà lúc nào cũng chỉ nghĩ đến thuốc tây. Uống nhiều thuốc hại lắm đấy chị ạ. Mà thôi, em mang ít lê sang đây rồi, chị ra ngõ mua cho em cân củ cải với ít gừng rồi em chế thuốc cho. Xong chị cứ đi làm để em trông bé Su”. Mẹ bán tín bán nghi đi mua củ cải, nghĩ dì Hòa đã có con cái gì đâu mà có kinh nghiệm. Nhưng tại dì cứ khẳng định như đinh đóng cột là bài thuốc của dì chữa được ho đờm, nên mẹ đành làm theo. Mẹ chỉ mong con khỏi bệnh thật nhanh là mẹ mừng rồi.

Chiều đi làm về, thấy Su ngọng ngịu khoe: “Mẹ ơi Su uống thuốc đó, dì Hòa, ngọt lắm! cay lắm!”. Mẹ nghe mà phì cười, trêu dì Hòa: “Nhà mình lại sắp có cả thầy lang rồi đấy!”. Dì vùng vằng: “Khỏi chị nhớ trả công em!”.

Chẳng thể ngờ, buổi tối, Su đỡ ho hẳn. Đêm ngủ con cũng không bị đờm bít vào cổ tới mức không thở được phải khóc ré lên nữa. Qua ngày hôm sau thì chỉ ho chút chút rồi dứt luôn. Mẹ mừng rỡ, không ngờ dì Hòa lại biết nhiều thế! Dì bảo, dì đọc ở trên mạng. Còn trách mẹ có con nhỏ mà chả chịu tìm hiểu gì hết. Mẹ vội nhờ dì hướng dẫn để lần sau lỡ Su ho thì mẹ cứ thế mà làm. Hóa ra bài thuốc khá là đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị 1 kg quả lê tươi, 1 kg củ cải trắng, thêm vài củ gừng và mật ong (khoảng 250g mỗi loại). Cách làm như sau: Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt. Củ cải và gừng rửa thật sạch. Sau đó ép lấy nước từng thứ để riêng. Cho nước lê và củ cải vào đun sôi, sau đó bớt lửa và quấy đến đặc dính lại. Thêm nước gừng và mật ong vào, quấy đều và đun sôi trở lại. Tắt bếp, chờ hỗn hợp nguội thì cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày hai lần, pha 1 thìa nhỏ với nước nóng cho bé uống.

Chỉ thế thôi mà mẹ chẳng biết. Lâu nay mỗi lần Su ho, mẹ chỉ chăm chăm chọn mua loại thuốc đặc trị tốt nhất cho con uống. Thật là, chăm con đôi khi chỉ cần quan sát một chút, học hỏi một chút thì đã có nhiều thật nhiều bài thuốc và bí quyết hay.

]]>
https://meyeucon.org/25793/cu-cai-le-tri-ho-dom-cho-be-hieu-qua/feed/ 1
Những sai lầm cha mẹ cần tránh khi con ho https://meyeucon.org/25136/nhung-sai-lam-cha-me-can-tranh-khi-con-ho/ https://meyeucon.org/25136/nhung-sai-lam-cha-me-can-tranh-khi-con-ho/#comments Mon, 22 Oct 2012 00:00:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=25136 Trẻ bị ho, sốt, chảy nước mũi… nguyên nhân chính là do virus. Vì vậy, cha mẹ không nên phụ thuộc quá vào kháng sinh. Sau đây mà một số sai lầm thường gặp mà cha mẹ cần tránh khi con bị ho.

Thời tiết chuyển sang hanh, bé 2 tuổi nhà chị Như (Hà Nội) ho, uống thuốc một tuần thì khỏi, nhưng 3 ngày sau cháu lại ho tiếp. Tình trạng này kéo dài trong 2 tháng liền, lần nào chị cũng cho con uống kháng sinh.

Giống như chị Như, nhiều bà mẹ có con nhỏ đang thực hiện theo “công thức” cứ ho là phải dùng kháng sinh, nhất là khi kèm theo sốt cao. Tuy nhiên, cha mẹ không biết ho là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau ở trẻ và không phải lúc nào những thuốc này cũng có tác dụng.

Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, không chỉ người dân mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng lạm dụng thuốc kháng sinh. Ho ở trẻ là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiều nhất.

Viêm mũi họng cấp hoặc nhiễm khuẩn hô hấp trên là bệnh hay gặp trẻ, với hai biểu hiện chính: Ho và sốt. Bệnh hay xảy ra lúc chuyển mùa: khí hậu nóng – ẩm, chênh lệch nhiệt độ sáng chiều quá lớn, mật độ virus nhiều, cơ thể trẻ không thích nghi kịp.

Cha mẹ cần chú ý cẩn thận khi con bị ho.

Nguyên nhân gây bệnh thường do virus, trong đó chủ yếu là adenovirus, cúm A và B, rhinovirus… Kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với virus, vì thế trong trường hợp này không nên dùng kháng sinh. Theo phó giáo sư Dũng, trường hợp nào uống mà khỏi nhanh thực chất là cảm giác của bà mẹ, chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này.

“Nhiều bà mẹ đến khám thắc mắc không hiểu vì sao con uống bao nhiêu kháng sinh mà mãi không thấy khỏi. Thực tế, việc uống kháng sinh nhiều làm trẻ kém ăn, chán ăn, có thể dẫn đến tiêu chảy, sức đề kháng của trẻ kém đi nhiều, làm bệnh lâu khỏi”, phó giáo sư Dũng nói.

Ngoài thuốc kháng sinh, các bác sĩ cũng không khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus vì không có sự thay đổi rõ. Bên cạnh đó, cũng theo bác sĩ, nhiều cha mẹ cho rằng cứ viêm họng thì mới ho, điều này không hoàn toàn đúng. Nhiều trẻ viêm mũi, nhưng ho dữ dội. Thực tế là virus xâm nhập vào mũi trước, nếu trẻ chảy nước mũi nhiều sẽ ít ho. Ngược lại, sẽ xảy ra một hiện tượng gọi là chảy mũi sau, nước mũi chảy xuống họng, gây ho kinh khủng. Trẻ đặc biệt hay ho khi nằm ngủ do khi đó dịch đã chảy đủ vào họng, kích thích gây ho.

Cha mẹ cũng cần lưu ý, ho hay sổ mũi, sốt đều là triệu chứng có lợi của cơ thể. Ho nhiều là phản xạ khạc nhổ các dịch chất tiết (đờm), chất nhày từ mũi xuống họng, nếu trẻ ho được thì lại nhanh khỏi bệnh. Sốt cũng vậy, nó là một phản xạ của cơ thể, huy động cả hệ thống miễn dịch loại trừ virus ra ngoài.

“Nhưng cái gì quá cũng không được, sốt quá cao thì gây nguy hiểm, biến chứng co giật nên phải uống thuốc hạ sốt; ho quá nhiều khiến trẻ mệt, không ăn uống được. Vì thế, cha mẹ chỉ chữa khi các triệu chứng nhiều lên, như ho quá nhiều, đặc biệt là nôn sau ho, có thể uống thuốc giảm ho… Có thể nói chữa ho do viêm đường hô hấp trên là chữa triệu chứng, có mạnh lên thì mới dùng thuốc”, phó giáo sư Dũng chia sẻ.

Theo ông, cha mẹ có thể sử dụng các thuốc hạ sốt như paracetamol khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ trở lên. Dùng các loại thuốc ho Tây y hoặc Đông y nếu trẻ ho nhiều. Cũng có thể dùng mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho. Nếu trẻ chảy mũi hoặc tắc mũi nhiều thì có thể sử dụng thuốc có các chế phẩm chống tắc mũi.

Bệnh do virus nên thường tự khỏi sau 3-7 ngày, cơ thể có cơ chế tự bảo vệ để tự thải loại virus. Cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng giúp trẻ chống bệnh tật, ăn uống tốt, phòng sạch sẽ, cải tạo môi trường, thoáng, đỡ bụi bặm… Nếu trẻ ho tái đi tái lại thì cha mẹ cần hiểu nguyên nhân vì sao: trẻ kén ăn, sức đề kháng kém, nhà cửa bụi bặm, ẩm thấp, trong nhà có người hút thuốc lá, trẻ bị suy dinh dưỡng

Bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Triệu chứng ho kéo dài dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay nôn trớ, giấc ngủ không ngon thì có thể trẻ đang bị bệnh, cần đưa đi khám.

]]>
https://meyeucon.org/25136/nhung-sai-lam-cha-me-can-tranh-khi-con-ho/feed/ 1
Cánh hồng bạch trị ho cho bé dưới 1 tuổi https://meyeucon.org/25027/canh-hong-bach-tri-ho-cho-be-duoi-1-tuoi/ https://meyeucon.org/25027/canh-hong-bach-tri-ho-cho-be-duoi-1-tuoi/#comments Sun, 14 Oct 2012 02:00:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=25027 Khi trẻ dưới 1 tuổi húng hắng ho, cha mẹ có thể tự làm bác sĩ cho con bằng cách rửa sạch cánh hoa hồng bạch, trộn với lượng đường phèn vừa đủ.  Sau đó, cho thêm một ít nước lọc, đem hấp cách thủy rồi lấy nước cho bé uống 3 – 4 lần/ngày, 1 thìa/ lần.

Cánh hồng bạch trị ho cho bé sơ sinh rất hiệu quả.

Nhiều bà mẹ hay dùng mật ong để rơ lưỡi hoặc chữa táo bón, chữa ho cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, theo mình được biết thì trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong vì hệ tiêu hóa còn yếu, chức năng giải độc của gan cũng hạn chế nên rất dễ bị dị ứng. Thậm chí, trẻ trúng độc do mật ong sẽ xuất hiện táo bón 1- 3 tuần. Sau đó, bị liệt cơ, tiếng khóc yếu, bú kém kèm theo khó thở… vì thế mình có lời khuyên là không nên áp dụng bài thuốc mật ong hấp tỏi để trị ho cho bé dưới 1 tuổi.

Khi trẻ dưới 1 tuổi húng hắng ho, cha mẹ có thể tự làm bác sĩ cho con bằng cách rửa sạch cánh hoa hồng bạch, trộn với lượng đường phèn vừa đủ. Sau đó, cho thêm một ít nước lọc, đem hấp cách thủy rồi lấy nước cho bé uống 3 – 4 lần/ngày, 1 thìa/ lần.

Ngoài ra, quả phật thủ cũng có công hiệu chữa ho hiệu quả cho trẻ mà không được nhiều mẹ biết đến. Mình thường dùng cách này chữa ho cho bé nhà mình khi còn nhỏ. Đơn giản lắm, chị em chỉ cần ngâm quả phật thủ với nước muối, rửa sạch vỏ bên ngoài, gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột rồi trộn với mạch nha (mua ở hàng khô). Tiếp theo, cho vào hấp cách thủy khoảng trên dưới 30 phút. Lấy ra để nguội, cho vào tủ lạnh dùng dần.

Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con, ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho con uống.

Cả 2 cách chữa ho này đều có thể dùng cho bé trên 1 tuổi và người lớn. Cũng có thể dùng kết hợp với kháng sinh (có chỉ thị của bác sĩ) sẽ nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên trong trường hợp bé bị ho liên tục thì nên đưa đến bác sĩ có trình độ để khám và nhận lời khuyên tốt nhất.

Lưu ý là nên cho bé uống dần dần để quen với vị thuốc. Khi cho bé uống nên giữ tư thế đầu hơi cao so với bụng để tránh bị trớ hay nôn sặc.

Chữa ho cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý:

– Nên giữ cho đầu bé cao lên, khi nằm hãy đặt cho bé 1 chiếc gối sao cho phần đầu của bé được nâng cao một chút, tư thế này sẽ giúp bé dễ thở hơn.

– Cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp trẻ dịu họng và giảm ho. Khoa học cũng đã chứng minh việc cho trẻ uống nhiều nước còn có hiệu quả làm loãng đờm cao.

Hi vọng, một vài chia sẻ của mình sẽ giúp chị em chữa ho cho bé (đặc biệt là bé dưới 1 tuổi) hiệu quả nhất.

]]>
https://meyeucon.org/25027/canh-hong-bach-tri-ho-cho-be-duoi-1-tuoi/feed/ 1
Chữa ho cho trẻ mà không cần dùng kháng sinh https://meyeucon.org/22719/chua-ho-cho-tre-ma-khong-can-dung-khang-sinh/ https://meyeucon.org/22719/chua-ho-cho-tre-ma-khong-can-dung-khang-sinh/#respond Thu, 03 May 2012 01:47:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=22719 Khi bé bị ho, các mẹ thường hay cho con uống rất nhiều loại kháng sinh để ngăn chặn tình trạng này. Xin mách cho các mẹ một vài loại thuốc thông dụng, sẵn có, vừa hiệu quả, vừa an toàn hơn cho sức khỏe của bé.

Mùa hè đã đến, tiết trời có nhiều thay đổi, đây là thời điểm các bé dễ mắc các bệnh vế đường hô hấp như: ho, sốt, lở, ngứa nhưng phổ biến nhất cũng là bệnh ho. Các mẹ cần chú ý đến các bé nhiều hơn. Buổi sáng thường hay có sương, các mẹ không nên cho bé ra chơi ngoài sân vào mỗi buổi sáng sớm vì rất dễ bị cảm, ho kéo dài.

Sau đây mình mách nhỏ cho các mẹ một vài loại thuốc thông dụng vừa hiệu quả, vừa tốt cho sức khỏe của bé nữa:

Mẹ không nhất thiết phải cho bé uống kháng sinh khi bị ho

– Vào mỗi buổi sáng ngủ dậy, cho bé đánh răng, rửa mặt xong mẹ lấy 01 thìa cà phê mật ong cho bé uống rất tốt, mỗi ngày 01 lần cho đến khi bé lành ho. Cách này chỉ áp dụng với bé trên 1 tuổi các mẹ nhé vì bé dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong.

– Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

– Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

– Lá hẹ, ta lấy 10- 15 lá hẹ đem xay nhuyễn, bỏ vào bát sứ, thêm một ít đường phèn đem chưng cách thủy cỡ 15 phút đưa ra cho bé uống mỗi lần 2 thía cà phê, ngày uống 3-4 lần.

– Hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 15g, đường phèn. Cho tất cả ba loại vào bát sứ cho vào ít nước lọc hấp cách thủy 10-15 phút. Sau đó cho uồng mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê, ngày 3 lần.

– Hạt chanh xay nhuyễn hòa mật ong, thêm một ít nước lọc, khi cơm sôi vừa cạn ta hấp vào cho tới khi cơm chín là đủ, lấy ra cho bé uống mỗi lần 2-3 thìa cà phê, cứ nhứ thế ngày uống 3 lần cho đến khi bé khỏi bệnh.

Bé nhà mình nhờ có những bài thuốc đó mà cả năm bé không ho hen gì đó các mẹ, mà lại giúp các mẹ rất nhiều trong khoản kinh tế đó.

]]>
https://meyeucon.org/22719/chua-ho-cho-tre-ma-khong-can-dung-khang-sinh/feed/ 0
Trẻ 2 tuổi có thể nạo VA được không? https://meyeucon.org/15288/tre-2-tuoi-co-the-nao-va-duoc-khong/ https://meyeucon.org/15288/tre-2-tuoi-co-the-nao-va-duoc-khong/#comments Sat, 01 Jan 2011 13:27:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=15288 Hỏi: Con tôi được 2 tuổi, thời tiết năm nay thay đổi nhiều nên cháu hay bị ho, có đờm và sổ mũi, mỗi lần ho thường kéo dài khoảng 1 tuần thì hết ho nhưng vẫn còn có đờm khò khè. Đi khám bác sĩ nói cháu bị viêm VA nên thời tiết thay đổi là dễ bị ho. Cháu được 2 tuổi và chưa biết nói thì có nạo VA được không có nguy hiểm gì không ạ?

Trả lời: VA là viết tắt phổ biến của một thuật ngữ Pháp (Végétation Adénoїde) để chỉ một tổ chức bạch huyết nằm ở vòm họng có vai trò bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng (tương tự như amiđan). Vì vậy, khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, tổ chức VA này cũng thường bị viêm.

Thường chỉ nạo VA trong một số trường hợp cần thiết mà thôi:

  • VA quá to làm trẻ khó thở.
  • VA quá phát có biến chứng viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm thanh quản cấp, viêm phổi nhiều lần.
  • Trẻ trên 12 tháng tuổi.
]]>
https://meyeucon.org/15288/tre-2-tuoi-co-the-nao-va-duoc-khong/feed/ 1
Trẻ bị ho và nôn có khả năng do bị viêm họng https://meyeucon.org/15235/tre-bi-ho-va-non-co-kha-nang-do-bi-viem-hong/ https://meyeucon.org/15235/tre-bi-ho-va-non-co-kha-nang-do-bi-viem-hong/#comments Wed, 29 Dec 2010 22:23:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=15235 Hỏi: Thưa bác sỹ, trước đây con em không bị nôn, nhưng bắt đầu được 10 tháng thì cháu mọc răng, sổ mũi và ho. Em cho cháu uống kháng sinh sau khi đã ăn no, do thuốc quá đắng nên cháu bị nôn. Giờ em không cho uống thuốc nữa và chỉ cho cháu ăn vừa phải chứ không ăn no, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày nhưng sau lần đấy (cách đây 3 tuần) cháu rất dễ bị nôn lúc đang ăn hoặc sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

Tuy cháu không nôn thường xuyên (trong 3 tuần nôn khoảng 4 – 5 lần) nhưng em rất lo. Em xin chi tiết thêm, Cháu phát triển bình thường (10 tháng 10kg), cháu mọc chiếc răng đầu tiên lúc tròn 10 tháng tuổi đúng lúc cháu mọc răng thì cháu bị sổ mũi và ho vài tiếng. Cháu bị như vậy khoảng 2 tuần, sau khi khỏi bệnh được mấy ngày em lại thấy cháu mọc chiếc răng thứ 2 và lại bị sổ mũi. Vậy xin hỏi bác sỹ con em bị gì ạ? Cháu bị sổ mũi và nôn có phải do mọc răng hay do cháu bị viêm tai giữa hoặc viêm màng não… không? Em có cần cho con đi khám không ạ? Chân thành cảm ơn bác sỹ!

Trả lời: Nôn, trớ là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, nhất là khi trẻ bị viêm mũi – họng. Con em có triệu chứng chảy mũi, ho như vậy có khả năng cháu bị viêm họng, các triệu chứng này không liên quan gì đến mọc răng cả, cháu cũng không bị viêm tai giữa hay viêm não gì cả, vì viêm tai giữa thường kèm theo sốt cao, nếu không điều trị kịp thời trẻ có thể bị chảy mủ tai, còn viêm não lại càng không phải vì viêm não trẻ nôn vọt, kèm theo co giật, nếu không điều trị kịp thừi trẻ có thể bị hôn mê. Nếu trong 3 tuần mà chỉ nôn có 4 – 5 lần thì chẳng có gì phải lo ngại cả.

Tuy nhiên nếu quá lo lắng em cũng có thể cho bé đi khám BS để xem mức độ viêm họng của cháu thế nào, nếu cần dùng thuốc BS sẽ kê đơn. Còn chế độ ăn em nên chia nhỏ nhiều bữa, không ép khi trẻ không muốn ăn, vì con em hiện tại cũng đang bị thừa cân rồi, không cần ép cháu ăn nhiều nữa.

Bác sỹ Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng Quốc gia

]]>
https://meyeucon.org/15235/tre-bi-ho-va-non-co-kha-nang-do-bi-viem-hong/feed/ 3
Trẻ bị ho, uống thuốc gì và điều trị thế nào? https://meyeucon.org/14348/tre-bi-ho-uong-thuoc-gi-va-dieu-tri-the-nao/ https://meyeucon.org/14348/tre-bi-ho-uong-thuoc-gi-va-dieu-tri-the-nao/#comments Sun, 05 Dec 2010 18:02:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=14348 Hỏi: Con tôi 8 tháng tuổi, gần đây cháu bị ho nhiều, đặc biệt về ban đêm, cháu ho sáu, bảy hơi liền, ban ngày ít ho hơn, không sốt. Xin hỏi bác sĩ, tôi phải làm gì, cho cháu uống thuốc gì, điều trị như thế nào? Mong Bác sĩ tư vấn giúp cách cho cháu uống thuốc hiệu quả nhất

Trả lời: Ho là một phản xạ tốt của bé để bảo vệ đường hô hấp. Nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó khi mới bắt đầu. Bé bị ho thì có nhiều nguyên nhân, có thể do dị ứng thời tiết, viêm họng, viêm phế quản… Nếu không tìm ra nguyên nhân chính xác thì tốt nhất không nên tự ý điều trị. Chị nên đưa cháu đến khám bác sĩ nhi khoa để khám. Không nên tự động cho cháu uống thuốc, nhất là kháng sinh. Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bạn có thể dùng những dung dịch nhỏ mũi có thành phần nước muối, nước biển bổ sung nhiều khoáng chất như đồng, kẽm sẽ giúp tăng hiệu quả của các thuốc đi kèm.

Bạn nên có biện pháp giữ ấm cổ và họng của bé để tránh viêm mũi họng, trong nhà cần tránh gió lùa và cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

]]>
https://meyeucon.org/14348/tre-bi-ho-uong-thuoc-gi-va-dieu-tri-the-nao/feed/ 1