Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Fri, 28 Mar 2025 01:31:29 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Khi nào bé nôn là bất bình thường? https://meyeucon.org/27289/khi-nao-be-non-la-bat-binh-thuong/ https://meyeucon.org/27289/khi-nao-be-non-la-bat-binh-thuong/#respond Fri, 19 Apr 2013 23:00:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=27289 Nôn là hiện tượng bình thường và khá phổ biển ở trẻ trong giai đoạn đầu đời. Bởi vì, thời gian này bé đang dần thích nghi với mùi vị, với thức ăn, các cơ quan trong cơ thể bé đang dần phát triển để “hòa hợp” với đồ ăn mà bé nạp hàng ngày. Vậy khi nào bé nôn là bất bình thường? Đối phó khi bé nôn như thế nào?

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé bị nôn: Do bé mệt mỏi, căng thẳng, ăn quá no, đầy bụng, nô nghịch, ngộ độc thực phẩm, do bị ho, bị bệnh…
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé bị nôn: Do bé mệt mỏi,
căng thẳng, ăn quá no, đầy bụng, nô nghịch, ngộ độc thực phẩm, do bị ho, bị bệnh…

Khi ăn xong, nhiều bé bị nôn ra một chút sữa (ọc sữa). Bé sẽ sợ và khóc… đó là điều hoàn toàn bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng. Ở đây, nôn trớ không quá nguy hiểm, bạn cần theo dõi bé thêm, bạn cần yên tâm về sức khỏe của con miễn là bé khỏe mạnh, chơi đùa, tăng cân đều đặn.

Tuy nhiên, buồn nôn và nôn mửa là triệu chứng vô cùng khó chịu không chỉ đối với người lớn mà nó cũng gây sự khó chịu ngay cả với trẻ em.

Bạn cần phân biệt được giữa nôn mửa và ọc ra. Nôn mửa là nôn tất cả những gì con vừa nạp vào người, với số lượng không nhỏ.

Ọc ra thức ăn với một số ít, đi kèm với hiện tượng ợ hơi. Hiện tượng ọc sữa sẽ ít hẳn đi với điều kiện bé bớt nghịch hơn sau khi ăn. Hiện tượng này không cản trở cho việc tăng cân của trẻ.

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này: Do bé mệt mỏi, căng thẳng, ăn quá no, đầy bụng, nô nghịch, ngộ độc thực phẩm, do bị ho, bị bệnh…

Khi nào nôn là bất bình thường?

Trong vài tháng đầu tiên của bé, nôn có thể gây ra bởi các vấn đề liên quan tới đồ ăn của bé, hoặc bé bị đầy bụng. Khi bé gặp phải những triệu chứng sau, bạn hãy đừng ngần ngại gọi ngay cho bác sĩ của bé:

  • Bé bị nôn kèm theo dấu hiệu mất nước: bao gồm khô miệng, mắt khô, thóp chìm và bé ít đi tè hơn bình thường.
  • Sốt với nhiệt độ trên 38 độ C.
  • Từ chối sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Nôn mửa liên tục, nôn thành vòi.
  • Buồn ngủ, quấy khóc hoặc khó chịu nghiêm trọng.
  • Thóp phồng, tim đập nhanh.
  • Khó thở, co giật.
  • Nôn mửa kéo dài 24 giờ đồng hồ.
  • Nôn ra máu hoặc mật xanh.
  • Nôn liên tục kèm tiêu chảy có thể là do các chứng hẹp môn vị, nhiễm trùng nước tiểu, nhiễm trùng tai… các bệnh mà bé có khả năng mắc phải.

Đối phó khi bé bị nôn

  • Bé nôn nhiều thường có một vấn đề về bệnh lý nào đó. Việc cần làm lúc này là bạn hãy đừng để bé bị mất nước thêm nữa.
  • Tránh ép bé ăn nhiều một lúc. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn của bé ra làm nhiều bữa một ngày. Cho bé ăn thật nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức, nước lọc. Tuyệt đối không cho bé uống nước ép trái cây. Thực đơn của bé nên nhiều chất lỏng hơn, dễ tiêu hóa hơn.
  • Sau khi ăn, cha mẹ nên thường xuyên vỗ lưng cho con.
  • Để bé ở vị trí an toàn, không chạy đùa ít nhất là 20 phút sau khi ăn.
  • Nếu sau 12 tiếng đến 24 tiếng, bạn thấy cơ thể bé ổn định trở lại, không còn nôn trớ, bạn có thể cho bé quay trở lại chế độ ăn uống như bình thường và hãy nhớ một điều rằng nên cho bé uống càng nhiều nước càng tốt.
  • Nếu bé trên 12 tháng tuổi, bạn có thể cho bé tập ăn những loại thực phẩm như ngũ cốc hay sữa chua dễ tiêu hóa.
  • Cho bé được nghỉ ngơi nhiều: Đi ngủ cũng có thể giúp giải quyết được tình trạng khó chịu này trong em bé của bạn.
  • Tuyệt đối không cho bé uống thuốc chống buồn nôn trừ phi đó là yêu cầu của bác sĩ.
  • Trong đồ ăn của bé, bạn có thể chế biến thêm một chút gừng để cải thiện tình trạng khó chịu này. Cho đến nay người ta vẫn không thể phủ nhận công dụng của gừng đối với những cơn buồn nôn. Gừng còn được coi là một phương thuốc chống nôn tuyệt vời và vô cùng hiệu quả.
]]>
https://meyeucon.org/27289/khi-nao-be-non-la-bat-binh-thuong/feed/ 0
Vì sao bé hay bị nôn trớ https://meyeucon.org/18143/vi-sao-be-hay-bi-non-tro/ https://meyeucon.org/18143/vi-sao-be-hay-bi-non-tro/#comments Wed, 27 Jul 2011 20:04:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=18143 Trẻ rất dễ bị nôn trớ đặc biệt là quá trình cho bú, cho ăn, đây là điều hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên nếu bé có biểu hiện nôn thường xuyên và khó chịu thì bạn phải lưu ý tới các nguyên nhân sau đây và sớm đưa bé đi khám bác sĩ

1. Trào ngược

Hay còn gọi là chứng trào ngược dạ dày, thực quản. Các bé thường bị trào ngược do van cơ (ở cuối đường ống dẫn thức ăn, có chức năng giữ thức ăn trong dạ dày) chưa hoàn thiện. Điều này thường do bụng của bé no, thực phẩm và axit có thể chạy trở lại đường ống dẫn thức ăn.

Trào ngược còn có thể khiến bé bị trớ sữa sau khi bú hoặc bị nấc. Hoặc khi bé ho, sữa (hay thức ăn) cũng có thể xuống “sai đường”. Trường hợp này phần lớn cũng là bình thường với em bé của bạn và không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp nghiêm trọng hơn của trào ngược có thể làm bé thường xuyên bị nôn sau khi ăn, khiến bé khóc và ho rất nhiều.

Nếu em bé của bạn ăn uống không tốt và có vẻ khó chịu, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể kê toa một chất làm đặc thức ăn, có thể thêm vào sữa mẹ hoặc sữa công thức hoặc thuống kháng axit.

2. Dị ứng hoặc không dung nạp sữa

Dị ứng có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bé phản ứng với protein trong sữa mẹ hoặc sữa bột. Còn không dung nạp nghĩa là bé gặp khó khăn trong việc tiêu hóa protein có trong sữa. Nếu con bạn bị dị ứng hoặc không dung nạp sữa, bé có thể bị nôn sau khi ăn. Các dấu hiệu này có thể rất giống với trào ngược.

Em bé của bạn cũng có thể mắc bệnh chàm, đau bụng , tiêu chảy hoặc táo bón và không đạt trọng lượng đủ (không phát triển mạnh) nếu bị dị ứng hay bất dung nạp protein có trong sữa.

Nếu bạn lo lắng con bạn bị dị ứng hoặc không dung nạp đạm trong sữa, hãy hỏi bác sĩ về việc cắt giảm sữa bò trong chế độ ăn uống của người mẹ đang cho con bú. Hoặc nếu bé ăn sữa công thức, nên đổi cho bé sang loại sữa ít gây dị ứng.

3. Virus trong dạ dày

Nếu bé đột ngột bị nôn, bé có thể mang một loại virus như viêm ruột, viêm dạ dày, thường kèm theo tiêu chảy. Hãy đưa bé đi khám nếu bạn nghi ngờ con nhiễm virus trong dạ dày. Một số loại virus có thể được điều trị bằng kháng sinh.

Nôn trớ và tiêu chảy có thể khiến bé bị mất nước. Điều quan trọng là cần bù nước cho bé. Để làm điều này, có thể cho bé uống từng ngụm nước bù điện giải, cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tránh cho bé uống nước quả hay đồ uống có gas.

4. Hẹp môn vị

Đây là tình trạng hiếm, có thể xuất hiện ở bé chỉ vài tuần tuổi. Hẹp môn vị khiến bé nôn liên tục trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Hẹp môn vị xảy ra vì các cơ (điều khiển van từ dạ dày vào ruột) dày lên và không mở đủ để thức ăn đi qua. Hẹp môn vị có thể khắc phục đơn giản bằng phẫu thuật nhỏ. Hãy đưa bé đi khám nếu bạn nghi ngờ con bị hẹp môn vị.

5. Một bệnh hoặc nhiễm trùng

Em bé của bạn bị nôn có thể do nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Bạn có thể quan sát các dấu hiệu khác của bệnh, chẳng hạn: bị sốt, mất cảm giác ngon miệng, dễ bị kích thích, phát ban, ho, nghẹt mũi… Nôn trớ có thể là một trong những dấu hiệu của cúm, sốt ban đỏ, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng tai hoặc bệnh nghiêm trọng như viêm màng não. Hãy đưa bé đi khám nếu bé bị nôn kèm triệu chứng khác.

]]>
https://meyeucon.org/18143/vi-sao-be-hay-bi-non-tro/feed/ 2
Hẹp môn vị ở trẻ https://meyeucon.org/17861/hep-mon-vi-o-tre/ https://meyeucon.org/17861/hep-mon-vi-o-tre/#respond Fri, 08 Jul 2011 11:51:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=17861 Hẹp môn vị là một căn bệnh bẩm sinh – có nghĩa là một bệnh có ngay từ khi mới sinh. Cơ vòng (môn hạ vị) nối liền bao tử với tá tràng, dầy lên và hẹp lại, ngăn cản không cho những gì chứa đựng trong bao tử thông qua nó mà đi vào ruột non.


Tổng quan bệnh

Hẹp môn vị là một căn bệnh bẩm sinh – có nghĩa là một bệnh có ngay từ khi mới sinh. Cơ vòng (môn hạ vị) nối liền bao tử với tá tràng, dầy lên và hẹp lại, ngăn cản không cho những gì chứa đựng trong bao tử thông qua nó mà đi vào ruột non.

Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi em bé được khoảng một tháng tuổi. Thức ăn tích lại trong bao tử trong khi bao tử co bóp mạnh mẽ để cổ đẩy thức ăn lọt qua môn hạ vị đang dầy cộm lên. Vì thức ăn không đi qua được nên sữa ói vọt mạnh ra sau cữ bú và các lợn cợn sữa kết tủa mùi ngửi khó chịu cùng với chất nhớt có thể vọt ra xa tới một hay hai thước.

Hẹp môn vị là một căn bệnh nghiêm trọng. Chứng nôn ói có thể dẫn tới tình trạng mất nước và không tăng cân.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là bệnh khá thường gặp, khoảng 2-4 trẻ mắc bệnh này/1.000 trẻ sinh ra và có xu hướng nổi trội ở bé nam so với bé nữ với tỉ lệ 4/1, tỉ lệ này tăng cao ở con so.

Khi cha mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh đối với con trai là 5,5% và con gái là 2,4%. Nếu mẹ mắc bệnh thì nguy cơ còn cao hơn nữa, với con trai là 19% và con gái là 7%.

Triệu chứng có thể gặp

  • Nôn ói bắn vọt sau bú, bắt đầu khi bé được khoảng bốn tuần tuổi.
  • Không tăng cân.
  • Yếu đuối và mệt mỏi.
  • Không đi cầu.

Điều bạn cần làm

– Trong trường hợp con bạn nôn mạnh, nôn ói bắn vọt sau ba cữ bú liên tiếp, bạn hãy đưa con đi khám bác sĩ ngay lập tức.

– Trong khi chờ đợi bác sĩ khám, bạn hãy cho con bú làm nhiều lần những lượng sữa nhỏ để duy trì cho trẻ khỏi thiếu nước.

– Nếu nghi ngờ bị hẹp môn vị, bác sĩ chuyên khoa nhi sẽ khám bụng trẻ trong khi bú để xem có nắn thấy môn hạ vị nở lớn lên không.

– Bác sĩ sẽ thực hiện một phẫu thuật đơn giản để làm rộng môn vị dầy cộm, chữa khỏi hẳn bệnh.

Chăm sóc trẻ

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cho bé bú tăng dần số lượng sữa. Bốn mươi tám giờ sau phẫu thuật, việc cho con bú đã cần phải trở lại bình thường như cũ.

]]>
https://meyeucon.org/17861/hep-mon-vi-o-tre/feed/ 0
Bé hay bị nôn ói, nguyên nhân gì? https://meyeucon.org/15285/be-hay-bi-non-oi-nguyen-nhan-gi/ https://meyeucon.org/15285/be-hay-bi-non-oi-nguyen-nhan-gi/#respond Sat, 01 Jan 2011 13:17:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=15285 Hỏi: Thưa bác sĩ, bé nhà tôi nay được 12 tháng, cân nặng 13kg, ăn uống bình thường, nhưng gần đây, buổi tối đang ngủ, tự nhiên bé ho và nôn ói. Khi ngủ thì hơi thở bình thường, không khò khè. Như vậy có phải bé bị sặc khi ngủ và dẫn đến ho rồi nôn ói hay không?

Trả lời: Có khả năng cháu bị chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Nếu không điều trị đúng mức, bệnh này có khả năng đưa đến nhiều biến chứng hô hấp. Vì vậy, bạn cần cho cháu đi khám chuyên khoa nhi và nhiều khả năng sẽ cần siêu âm bụng để xác định chẩn đoán để có hướng điều trị thích hợp. Trước mắt, bạn không nên cho bé bú hay ăn no ngay trước khi đi ngủ (tốt nhất ăn, bú trước khi ngủ 1 giờ). Bạn cũng nên tránh cho cháu uống các thức uống có ga, cacao, cam quít nếu đúng là cháu bị chứng này.

]]>
https://meyeucon.org/15285/be-hay-bi-non-oi-nguyen-nhan-gi/feed/ 0
Lưu ý trẻ bị nôn khi ăn no https://meyeucon.org/12352/luu-y-tre-bi-non-khi-an-no/ https://meyeucon.org/12352/luu-y-tre-bi-non-khi-an-no/#respond Fri, 17 Sep 2010 06:49:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=12352 Hỏi: Cháu nhà tôi được gần 4 tuổi, thỉnh thoảng sau khi uống sữa hộp, nhất là sau khi ăn no, cháu kêu đau bụng và nôn hết thức ăn ra (khoảng 3 tuổi trở về trước cháu không bị như vậy). Vậy đó có phải là dấu hiệu của việc không dung nạp sữa không? Rất mong bác sĩ trả lời.

Trả lời: Trong 3 năm trước cháu đã uống nhiều sữa bò mà không bị nôn ói, bây giờ cháu 4 tuổi mới bị thì không phải do dị ứng sữa bò, bởi vì hiện tượng bất dung nạp sữa bò thường xảy ra ở trẻ nhỏ và bớt đi khi trẻ lớn dần. Trong trường hợp này có thể là do cháu ăn quá no mà còn cho uống thêm sữa thì cháu sẽ dễ bị nôn. Vì thế nên cho cháu ăn uống đúng giờ và đừng quá no.

]]>
https://meyeucon.org/12352/luu-y-tre-bi-non-khi-an-no/feed/ 0
Trẻ biếng ăn & hay nôn, xin BS tư vấn giải pháp https://meyeucon.org/11504/tre-bieng-an-hay-non-xin-bs-tu-van-giai-phap/ https://meyeucon.org/11504/tre-bieng-an-hay-non-xin-bs-tu-van-giai-phap/#comments Thu, 19 Aug 2010 08:47:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=11504 Hỏi: Con gái em đã 20 tháng tuổi nhưng cháu chỉ cân nặng 8kg. Cháu rất hay nôn, cho ăn no tí cũng nôn, lợn cợn tí thịt cũng bị nôn hết. Làm thế nào để cho cháu hết tình trạng này? Hàng ngày em cho cháu ăn cháo xay nhuyễn, 1 hộp váng sữa, 1 hộp sữa chua và uống sữa tươi, hoa quả. Cháu uống được rất ít sữa bột và hầu như phải dùng thìa đút ép uống. Cháu rất lười ăn và toàn phải ép. Khi mới sinh cháu chỉ năng 1,8kg (sinh sớm 1 tháng) nên em nuôi cháu rất vất vả, tuy nhiên cháu cũng không ốm đau nhiều. Từ khi sinh tới giờ chỉ sốt và ho 4 lần. Vậy cho em hỏi tình trạng của con em như vậy phải làm thế nào?có cách nào cho cháu tăng cân được không và cân nặng của cháu như vậy so với lúc sinh có bị suy dinh dưỡng quá nặng không? Em đang rất lo mong nhận được lời khuyên của bác sĩ. Em cảm ơn!

Trả lời: 20 tháng tuổi, nặng 8 kg thì cháu bị suy dinh dưỡng. Vì thế, khả năng tiêu hóa ảnh hưởng đến tiết dịch, tiêu hóa cũng như khả năng nghiền, nhai vì thế mà cháu khó ăn những thức ăn bị lợn cợn. dễ bị nôn.

Để khắc phục tình trạng này, trước hết chị phải cho cháu ăn nhiều bữa. Mỗi bữa lượng ít hơn so với các cháu khác. Chị có thể cho cháu ăn thành 6 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 150ml bột hoặc cháo nghiền nhuyễn phù hợp với khả năng nuốt và tiêu hóa của cháu.

Ngoài ra, mỗi ngày cháu cần uống thêm khoảng 500ml sữa. Chị cho cháu ăn sữa chua là rất tốt bởi sữa chua sẽ hỗ trợ cháu tăng khả năng tiêu hóa và tiếp thụ tốt hơn. Nên chú ý chọn các loại sữa chua có tăng cường lysin và probiotic.

Tình trạng lười ăn của cháu có thể được hỗ trợ và khắc phục bằng bổ sung men tiêu hóa như các men enzym và phối hợp với men vi sinh.

Về chế độ ăn chị nên sử dụng đủ 4 nhóm thực phẩm chính: chất đạm, chất béo, chất bột đường và rau quả.

Chị nên cho cháu đến khám tư vấn dinh dưỡng để tình trạng suy dinh dưỡng của cháu sớm được khắc phục.

]]>
https://meyeucon.org/11504/tre-bieng-an-hay-non-xin-bs-tu-van-giai-phap/feed/ 10
Trẻ nôn trớ và biếng ăn, tôi phải làm thế nào? https://meyeucon.org/10930/tre-non-tro-va-bieng-an-toi-phai-lam-the-nao/ https://meyeucon.org/10930/tre-non-tro-va-bieng-an-toi-phai-lam-the-nao/#comments Thu, 05 Aug 2010 15:25:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=10930 Hỏi: Con tôi 39 tháng, nặng 13kg, rất hay bị nôn trớ và biếng ăn. Cháu ăn một ngày được 3 lưng bát cơm và 600 ml sữa. Tôi nên cho cháu uống thêm loại thuốc bổ nào để kích thích khả năng hấp thụ thức ăn của cháu?

Trả lời: Tình trạng cân nặng con bạn như vậy là đang ở mức có nguy cơ suy dinh dưỡng (tốt nhất là cân nặng ở mức 14,6-18,7 kg). Để tăng cường khả năng hấp thu của cháu, bạn nên cho cháu uống thêm các loại men tiêu hóa kết hợp với chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nhiều rau xanh, quả chín, có thể bổ sung đa vitamin và khoáng chất.

]]>
https://meyeucon.org/10930/tre-non-tro-va-bieng-an-toi-phai-lam-the-nao/feed/ 1
Có nên uống thuốc Bắc để chữa nôn trớ cho trẻ? https://meyeucon.org/10875/co-nen-uong-thuoc-bac-de-chua-non-tro-cho-tre/ https://meyeucon.org/10875/co-nen-uong-thuoc-bac-de-chua-non-tro-cho-tre/#respond Thu, 05 Aug 2010 03:45:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=10875 Hỏi: Thưa bác sĩ, có người khuyên tôi cho con uống thuốc bắc để chữa nôn trớ quá nhiều. Con tôi đã 4 tuổi thì đã uống được loại thuốc này chưa?

Cần tìm nguyên nhân nôn trớ cho trẻ trước khi điều trị bằng thuốc Bắc

Trả lời: Con chị 4 tuổi, nôn trớ không còn là sinh lý nữa, chị cần phải đưa cháu tới các cơ sở y tế để chẩn đoán và tìm nguyên nhân. Còn việc dùng thuốc bắc để ức chế nôn chỉ là biện pháp tạm thời, chữa triệu chứng. Mặt khác, tôi không biết rõ loại thuốc chị định dùng cho con là thuốc gì, thành phần ra sao nên không thể khuyên chị cho cháu uống hay không được.

]]>
https://meyeucon.org/10875/co-nen-uong-thuoc-bac-de-chua-non-tro-cho-tre/feed/ 0
Cháu 20 tháng tuổi, rất hay nôn trớ https://meyeucon.org/10865/chau-20-thang-tuoi-rat-hay-non-tro/ https://meyeucon.org/10865/chau-20-thang-tuoi-rat-hay-non-tro/#respond Thu, 05 Aug 2010 03:15:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=10865 Hỏi: Con tôi đã 20 tháng tuổi, ngay từ nhỏ đã rất hay bị nôn trớ và đến nay vẫn vậy, mặc dù tôi chỉ bón từng miếng nhỏ. Có cách nào khắc phục tình trạng trên?

Trả lời: Con chị đã 20 tháng mà vẫn bị nôn và nôn này xuất hiện từ nhỏ, chị cần đưa cháu đến bệnh viện để khám và chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản, để có hướng điều trị. Trong trường hợp chưa có chẩn đoán, chị nên cho cháu ăn thức ăn nhừ, nghiền và ít một.

]]>
https://meyeucon.org/10865/chau-20-thang-tuoi-rat-hay-non-tro/feed/ 0
Thuốc chống nôn cho trẻ: Những tác dụng phụ https://meyeucon.org/10832/thuoc-chong-non-cho-tre-nhung-tac-dung-phu/ https://meyeucon.org/10832/thuoc-chong-non-cho-tre-nhung-tac-dung-phu/#respond Wed, 04 Aug 2010 08:12:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=10832 Vừa qua, một cuộc khảo sát ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho thấy trong các loại ngộ độc được đưa vào cấp cứu, ngộ độc thuốc chiếm 50%, trong số đó thuốc chống nôn chiếm tới 30%. Nguyên nhân là do nhiều người cho con dùng thuốc này mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Theo các bác sĩ cho biết, nôn là triệu chứng đi kèm với một số bệnh lý như rối loạn tiêu hoá, rối loạn tâm lý, viêm họng, cảm cúm, ho có đờm… Cho bé ăn không đúng cách cũng có thể gây nôn. Ngoài ra, nôn còn là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm màng não… Thế nhưng, nhiều phụ huynh lại không ý thức được điều này. Cứ thấy con nôn là họ ra hiệu mua ngay thuốc chống nôn về “nạp”, không cần biết trẻ mắc bệnh gì. Việc dùng thuốc tuỳ tiện như vậy rất dễ dẫn đến ngộ độc. Ngoài ra, với những trường hợp trẻ mắc bệnh nặng, thuốc sẽ làm lu mờ triệu chứng bệnh, khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Trong phạm vi bài này cung cấp thông tin về 2 loại thuốc chống nôn thường sử dụng cho trẻ, những tác dụng, tác dụng phụ và mức độ nguy hiểm.

Domperidone

Domperidone (Motilium M) là thuốc chống nôn do sự phối hợp của tác động ngoại biên (kích thích nhu động ruột, làm tăng lực co thắt một số cơ giúp thức ăn không chạy ngược trở ra miệng) và ức chế vùng cảm ứng CTZ truyền tín hiệu về trung tâm nôn ở não.

Do không thấm qua hàng rào máu não nên tác động ngoại biên là chủ yếu, do đó tác dụng chống nôn không bằng metoclopramide và ít có khả năng gây tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh trung ương như (loạn trương lực cơ, trợn mắt nhìn lên, ưỡn người, chứng ngồi, nằm không yên, đi lại chậm chạp, mất thăng bằng, nhai chậm, nói chậm..), buồn ngủ, đây là một ưu điểm so với metoclopramide.

Tuy nhiên rối loạn và buồn ngủ vẫn xảy ra dù với tỷ lệ rất thấp và thường do rối loạn tính thấm của hàng rào máu não (trẻ đẻ non, trẻ có tổn thương màng não) hay hàng rào máu não phát triển chưa hoàn chỉnh (trẻ nhỏ dưới 1 tuổi) hoặc do quá liều.

Thuốc dùng trị triệu chứng buồn nôn, nôn, cảm giác chướng và nặng bụng, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột, trào ngược dạ dày thực quản.

Metoclopramide

Ngoài tác động ngoại biên và ức chế vùng cảm ứng CTZ, metoclopramide tác động trực tiếp ngay trung tâm gây nôn ở não nên được dùng để điều trị một số dạng nôn nặng, đã biết nguyên nhân, do điều trị ung thư bằng hóa trị liệu hoặc nôn sau phẫu thuật.

Do làm dạ dày rỗng nhanh và giảm trào ngược từ tá tràng và dạ dày lên thực quản nên còn sử dụng metoclopramide như một thuốc hỗ trợ nhu động ( khi trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản hoặc ứ đọng dạ dày,..).

Do đi được vào não nên metoclopramide có thể gây ra phản ứng rối loạn ở trẻ, ngay cả khi dùng liều bình thường. Phải chú ý bất cứ động tác không tự chủ nào xảy ra (thí dụ co cứng cơ, động tác co giật bất thường nào ở đầu và mặt). Nhìn chung những phản ứng này xảy ra khi bắt đầu dùng thuốc, khoảng 1-3 giờ sau liều cuối cùng hoặc cũng có thể xảy ra sau khi chỉ dùng một liều.

Thuốc có thể gây ra hội chứng an thần ác tính (sốt không rõ nguyên nhân có hoặc không kèm theo xanh xao, cứng cơ,..). Metoclopramide chống chỉ định đối với trẻ động kinh vì có thể làm cơn động kinh nặng hơn và nhanh hơn. Thận trọng dùng metoclopramide đối với trẻ bệnh hen do có thể tăng nguy cơ co thắt phế quản.

Trong Y văn với những trường hợp đặc biệt vẫn cho phép sử dụng cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên mọi trẻ chỉ được sử dụng với sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc. Dạng thuốc viên thì không thích hợp sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi (hay dưới 20 kg).

Nên lưu ý rằng liều dùng của metoclopramide là rất nhỏ chính vì vậy đã có những trường hợp quá liều do tự ý dùng thuốc này.

Một số lời khuyên

Nếu trẻ bị nôn nhiều lần, trẻ sẽ bị mất nước và các chất điện giải nên phải cho trẻ bù lại bằng thức ăn lỏng hoặc các dung dịch bù nước như Oresol, Hydrite.

Khi trẻ dùng thuốc chống nôn, nếu phụ huynh thấy có những triệu chứng bất thường như đã kể trên thì phải dừng thuốc ngay và báo cho bác sĩ.

Không tự ý cho trẻ dùng thuốc chống nôn, vì sao?

Khi phụ huynh tự ý sử dụng các thuốc chống nôn có thể làm che lấp triệu chứng của bệnh nguy hiểm, hoặc làm cho trẻ bị những tác dụng phụ rất phức tạp của các thuốc chống nôn gây ra. Bởi vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, chỉ có bác sĩ mới có thể xác định được nguyên nhân trẻ bị nôn, và loại trừ được các bệnh lý nguy hiểm mà nôn chỉ là một biểu hiện và có sử dụng thuốc chống nôn hay không? dùng loại nào, liều lượng…?

DS. Thúy Nga

]]>
https://meyeucon.org/10832/thuoc-chong-non-cho-tre-nhung-tac-dung-phu/feed/ 0