Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ dậy thì quá muộn có thể sẽ bị vô sinh? https://meyeucon.org/28018/tre-day-thi-qua-muon-co-the-dan-den-vo-sinh/ https://meyeucon.org/28018/tre-day-thi-qua-muon-co-the-dan-den-vo-sinh/#respond Thu, 06 Jun 2013 23:00:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=28018 Theo các chuyên gia y tế, với hiện tượng dậy thì muộn, đến ngoài 20 tuổi mà nam hay nữ vẫn chưa có hiện tượng dậy thì là điều rất đáng lo, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh về sau.

Trao đổi với chúng tôi, GS. TS Nguyễn Thu Nhạn – Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho hay: Tuổi dậy thì ở bé gái thường được đánh dấu ở độ tuổi từ 9 – 14, bé trai từ 11 – 15. Bên cạnh hiện tượng dậy thì sớm, hiện tượng trẻ dậy thì muộn cũng khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang và lo lắng.

Dậy thì muộn là một dạng bệnh lý và cần được tư vấn sớm từ bác sĩ và có sự can thiệp của y học.

Theo các bác sĩ nội tiết, khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể sẽ bắt đầu có những thay đổi.
Theo các bác sĩ nội tiết, khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể sẽ bắt đầu có những thay đổi.

Những biểu hiện của dậy thì muộn

Theo các bác sĩ nội tiết, khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể sẽ bắt đầu có những thay đổi. Tâm sinh lý cũng biến đổi khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.

Ở nữ, biểu hiện cơ thể dễ nhận thấy nhất là sự phổng phao nhanh chóng của cơ thể, ngực phát triển, các đường cong cơ thể xuất hiện, hông nở nang, mọc lông vùng kín,… và xuất hiện kinh nguyệt.

Nam giới khi bước vào giai đoạn dậy thì, chiều cao, cân nặng sẽ phát triển nhanh, chóng, vai mở rộng, cơ bắp bắt đầu phát triển. Điều dễ nhận thấy nhất là tiếng nói trở nên trầm do thanh quản phát triển to rộng ra, có ria mép, râu cằm, lông nách, lông mu, đặc biệt có hiện tượng phóng tinh lần đầu.

Những thay đổi này là do các hormone giới tính (testosterone ở nam và estrogen ở nữ) khiến cơ thể trẻ phát triển và thay đổi để dần đi đến giai đoạn trưởng thành. Do đó, nếu trẻ trong độ tuổi nói trên vẫn chưa thấy hiện tượng dậy thì xuất hiện thì có thể mắc chứng dậy thì muộn.

Dậy thì muộn do di truyền, bệnh mạn tính, dinh dưỡng…

GS. TS Nguyễn Thu Nhạn cho biết, dậy thì muộn có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân như di truyền, bệnh mạn tính, vấn đề về tuyến yên, tuyến giáp, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý…

Theo đó, trường hợp dậy thì muộn do di truyền khi cha mẹ, chú bác, cô, dì, anh em, chị em, hoặc anh em họ cũng phát triển muộn hơn bình thường. Trường hợp này không cần bất kỳ một điều trị nào, trẻ sẽ dậy thì nhưng chỉ có điều là muộn hơn bình thường.

Một số vấn đề về bệnh mạn tính cũng có thể gây ra sự chậm trễ trong tuổi dậy thì như bệnh: đái tháo đường, bệnh thận, hoặc bệnh suyễn,… Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính dậy thì khi đã nhiều tuổi, do bệnh tật có thể làm cho các cơ quan trong cơ thể phát triển khó hơn.

Với những trường hợp này, các bậc phụ huynh cần cho con đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và có hướng điều trị phù hợp. Những can thiệp sớm này sẽ khiến trẻ đi qua thời kỳ dậy thì một cách bình thường.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là nguyên nhân khiến quá trình dậy thì diễn ra chậm trễ hơn bình thường. Suy dinh dưỡng dẫn đến không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cũng có thể làm cho dậy thì muộn hơn những người cùng tuổi có chế độ ăn uống tốt, khỏe mạnh, cân đối.

Trạng thái chán ăn, rối loạn ăn uống, thường xuyên giảm cân rất nhiều sẽ làm cho cơ thể không thể phát triển được.

Dậy thì muộn cũng có thể xảy ra vì các vấn đề trong các tuyến yên hoặc tuyến giáp. Các tuyến sản xuất hormone quan trọng cho sự tăng trưởng cơ thể và phát triển.

Vấn đề nhiễm sắc thể: Một số người cũng có thể không dậy thì bình thường vì có vấn đề với nhiễm sắc thể. Vấn đề này có thể gây trở ngại cho quá trình tăng trưởng bình thường. Đối với nữ, hội chứng Turner là một ví dụ của một chứng rối loạn nhiễm sắc thể.

“Trẻ có biểu hiện dậy thì muộn cần được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Trường hợp người dậy thì quá muộn đúng trường hợp giới tính không phát triển sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thậm chí là gây vô sinh” GS. Nhạn khuyến cáo.

]]>
https://meyeucon.org/28018/tre-day-thi-qua-muon-co-the-dan-den-vo-sinh/feed/ 0
Làm sao để biết trẻ có dậy thì sớm hay không? https://meyeucon.org/27808/lam-sao-de-biet-tre-co-day-thi-som-hay-khong/ https://meyeucon.org/27808/lam-sao-de-biet-tre-co-day-thi-som-hay-khong/#respond Sat, 25 May 2013 00:00:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=27808 Hỏi: Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ, con gái tôi hiện được 8 tuổi rưỡi, cháu cao 138cm, nặng 42kg. So với các bạn cùng lớp thì cháu cao to hơn nhiều. Hiện tôi đang rất sợ cháu dậy thì sớm. Tôi nên đưa cháu đi khám ở đâu để có thể biết được liệu cháu có dậy thì sớm hay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi?

Xin cám ơn bác sĩ!

Để biết bé có dậy thì sớm hay không, nên khám ở đâu?
Để biết bé có dậy thì sớm hay không, nên khám ở đâu?

Trả lời: Chào bạn!

Tuổi dậy thì bình thường ở bé gái khoảng 10-12 tuổi, nếu bé gái dậy thì sớm sẽ xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước tám tuổi.

Nguyên nhân có thể do khối u buồng trứng, u hoặc tăng sinh tuyến thượng thận, u não hoặc sau nhiễm trùng hệ thần kinh… Ngoài ra, một số trường hợp dậy thì sớm nhưng không xác định được nguyên nhân hay còn gọi là vô căn.

Dù là nguyên nhân nào đi nữa, khi bé có biểu hiện dậy thì sớm gia đình nên quan tâm đưa bé đi khám và làm xét nghiệm tầm soát bệnh sớm để được chữa trị kịp thời. Nếu không các sụn tăng trưởng tăng hoạt động, bé sẽ phát triển rất nhanh nhưng sẽ sớm ngừng tăng trưởng nên làm cho bé bị lùn và dậy thì sớm này có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bé nữa.

Bạn nên đưa bé đến BV Nhi Đồng 1 hoặc 2 khám chuyên khoa nội tiết để được tầm soát nhé!

]]>
https://meyeucon.org/27808/lam-sao-de-biet-tre-co-day-thi-som-hay-khong/feed/ 0
Làm sao để bắt kịp diến biến tâm lý con trẻ? https://meyeucon.org/27556/giup-cha-me-theo-kip-tam-ly-con-tre/ https://meyeucon.org/27556/giup-cha-me-theo-kip-tam-ly-con-tre/#respond Wed, 08 May 2013 23:00:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=27556 Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, làm sao để hiểu, trò chuyện với trẻ và giúp trẻ giải đáp thắc mắc cũng như định hướng cho trẻ tốt nhất?

Những lời trần tình bất ngờ!…

“Cả đời, con không nghĩ là mình sẽ có em”

Trước khi mang thai, người mẹ đã thông báo với đứa con trai 13 tuổi của mình về đứa em tương lai. Nghe tin, cậu rất vui, nhưng đến khi mẹ mang thai được tám tháng thì con trai bỏ nhà đi. Cha mẹ tìm về, cậu chỉ nói đơn giản “con bị cô la”. Nhìn thái độ con buồn buồn, người mẹ để ý vài ngày sau mới hỏi: “Thời gian gần đây điều gì gây khó cho con?”. Câu trả lời khiến người mẹ ngạc nhiên vô cùng: “Cả đời, con không nghĩ là mình sẽ có em”.

Đến lượt người mẹ sốc, chị không ngờ đã báo cho con và con đồng ý rồi lại đổi ý. Thực chất, khi “nắm ngôi vị” con một, cháu đích tôn 13 năm, khi mọi người lo lắng dù em bé chưa xuất hiện vẫn khiến con trai có cảm giác bị bỏ rơi, tổn thương tâm lý nên việc bị cô la chỉ là giọt nước tràn ly.

Cần tiếp cận con tích cực bằng cách lắng nghe để thu nhận toàn bộ thông tin mà trẻ muốn truyền tải.
Cần tiếp cận con tích cực bằng cách lắng nghe để thu nhận toàn bộ thông tin mà trẻ muốn truyền tải.

“Con chỉ cần mẹ thôi”

Trong phòng khám, một cậu con trai 16 tuổi ngồi sát vào lòng người mẹ, và luôn nói: “Từ ngày ấy (con 14 tuổi), mẹ không còn thương con nữa”.

Đây là tình yêu thương của không ít người mẹ, ôm đồm làm hết mọi việc cho con, thậm chí thay cả vai trò người cha, khiến trẻ không có cơ hội tự lập và lớn lên. Lần hai, theo yêu cầu điều trị, người cha đến khám cùng hai mẹ con. Người cha phân trần: “Tôi rủ đi hoài mà con không chịu đi với tôi”. Người mẹ giải thích, vì không gần gũi cha một thời gian nên cha đã trở nên xa lạ với con trai, không thể tách con ra khỏi mẹ để giúp con cứng cáp và mạnh mẽ. Do đó, giai đoạn cha cần kết thân với con trai hay mẹ với con gái nên thực hiện sau sáu tuổi, có vậy sẽ cùng con nhẹ nhàng bước vào tuổi dậy thì. Người cha đã bỏ qua thời gian vàng khiến đứa con không còn cảm giác cha hiện diện và chỉ cần mẹ thôi.

“Ba con là người tốt nhưng không phải là cha tốt”

Đây là tuyên bố của một thanh niên 20 tuổi được cứu sống sau khi tự tử. Ít ai ngờ hành động nông nổi tuổi 20 lại bắt nguồn từ 10 năm trước, khi cha mẹ bắt đầu bận bịu với việc mở cửa hàng mới. Chàng trai trẻ tâm sự: “10 năm nay, con ăn một mình, chơi một mình, cái gì cũng một mình, không bữa cơm gia đình. Sau đó, nhà mình khá hơn, ba cho con cái Ipad, có mình con, con mày mò chơi rồi… bị nghiện game. 15 tuổi con chán học cũng không ai đoái hoài và rồi nghiện phim sex. Con muốn quan hệ tình dục với bất kỳ người phụ nữ nào mà con nhìn thấy. Con muốn thoát khỏi đam mê nhưng không được nên con tìm đến cái chết”.

Làm cha mẹ – “Nghề” rất khó

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, làm sao để hiểu, trò chuyện với trẻ và giúp trẻ giải đáp thắc mắc cũng như định hướng cho trẻ tốt nhất? BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang – Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 1 TP.HCM cho rằng, cần tiếp cận con tích cực bằng cách lắng nghe để thu nhận toàn bộ thông tin mà trẻ muốn truyền tải.

Phụ huynh nào biết lắng nghe sẽ thực sự được nghe và cần chú ý cả ngôn ngữ không lời; không nên cắt ngang cho dù ngược ý, và nên đặt câu hỏi mở để trẻ nói hết ý, nhất là những ý không mong đợi của cha mẹ. Sau đó giải thích để trẻ hiểu suy nghĩ của cha mẹ. Thỉnh thoảng hãy hài hước khi có thể để trẻ thấy được gần gũi cha mẹ hơn. Khi trẻ biểu lộ sự giận dữ, nên đáp trả bằng giọng nhẹ nhàng và chậm rãi, nhưng nhất quán và thống nhất giữa cha mẹ. Hãy kiên nhẫn nhưng cương quyết để luôn là chỗ dựa cho con.

BS Quỳnh Trang hướng dẫn: “Cần giúp trẻ tự lập bằng cách tách dần cha mẹ để trẻ hiểu khả năng bản thân và kiểm soát cảm xúc để xây dựng sự tự tin. Làm việc nhà, giúp đỡ cha mẹ để hoàn thiện dần kỹ năng sống là nhiệm vụ kế tiếp của tuổi dậy thì, không thể bỏ qua. Cha mẹ thay vì ngăn cản con đi chơi nhiều, yêu sớm, hãy bình tĩnh vạch ra cho trẻ cần chuẩn bị gì cho khái niệm về tạo dựng gia đình sau này; hãy mạnh dạn và thẳng thắn bàn với trẻ những kiến thức về giới tính mà trẻ vị thành niên nào cũng quan tâm; giúp trẻ hiểu thấu đáo học tập tốt ngoài việc để có kiến thức cho nghề nghiệp sau này, còn có vai trò hiểu biết đúng sai đôi khi rất khó khăn để phân định…

Tóm lại, trong thời buổi mà cha mẹ luôn than phiền thiếu thời gian bên con để hiểu con thì bữa cơm gia đình có vai trò sống còn của tổ ấm, thời điểm cả nhà cùng ngồi lại trò chuyện, chia sẻ là chỗ dựa yên bình cho trẻ vào những thời điểm mà cha mẹ không hề biết con đang cô đơn và tuyệt vọng. Bữa cơm gia đình còn là nơi cha mẹ dễ dàng nhận ra những thay đổi của trẻ khi ra khỏi quỹ đạo và giải quyết ngay gút khi vừa chớm thắt.

]]>
https://meyeucon.org/27556/giup-cha-me-theo-kip-tam-ly-con-tre/feed/ 0
Tuổi 10-16 và những biến đổi về mặt tâm lý https://meyeucon.org/27461/tuoi-10-16-nhieu-bien-doi-ve-mat-tam-ly/ https://meyeucon.org/27461/tuoi-10-16-nhieu-bien-doi-ve-mat-tam-ly/#respond Wed, 01 May 2013 01:00:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=27461 Bước vào tuổi dậy thì, cơ thể của các em sẽ có những thay đổi rõ ràng về mặt thể chất, kéo theo đó là những biến đổi về mặt tâm lý, tình cảm. Hiểu được những đặc điểm này, các bậc cha mẹ cần phải biết cách giáo dục trẻ và không bị sốc khi thấy con mình bỗng dưng trở nên bướng bỉnh.

Tuổi dậy thì trung bình bắt đầu từ 10 đến 13 tuổi.
Tuổi dậy thì trung bình bắt đầu từ 10 đến 13 tuổi.

Theo chuyên viên tâm lý Trần Đăng Thảo, Văn phòng tư vấn TT&T, Tổng đài 1088 TP HCM, tuổi dậy thì trung bình bắt đầu từ 10 đến 13 tuổi. Lúc này cơ thể các em có những thay đổi rõ ràng về mặt thể chất, kéo theo đó là những biến đổi về mặt tâm lý, tình cảm. Hiểu được những đặc điểm này, cha mẹ sẽ biết cách giáo dục trẻ và không bị sốc khi thấy con mình bỗng dưng trở nên bướng bỉnh.

Về mặt tâm lý, tình cảm, trẻ ở tuổi tuổi vị thành niên sớm (từ 10 đến 13 tuổi) bắt đầu hình thành tư duy trừu tượng và dần trưởng thành trong suy nghĩ. Các em manh nha ý thức được mình không còn là trẻ con nữa nên mong muốn được cha mẹ và người khác tôn trọng mình như một “người lớn thực thụ”. Lúc này trí tò mò thôi thúc trẻ có những hành động vượt ra khỏi khuôn khổ nhằm khám phá những điều mới lạ để khẳng định mình đã lớn.

Vì thế cha mẹ đừng ngạc nhiên khi thấy con bắt đầu quan tâm đến những thay đổi của cơ thể khi so sánh với các bạn cùng trang lứa. Đặc biệt các bé gái thường trở nên nhạy cảm thái quá, dễ lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm trên cơ thể của mình và tự hỏi “sao mình không cao bằng bạn Lan?”, “mình không đẹp bằng bạn Hằng”, “sao mình béo quá”…. Đặc biệt, các em luôn thích khám phá tò mò về cơ quan sinh dục và các hành vi liên quan đến tính dục.

Chính sự thay đổi về hormone và các đặc điểm sinh học của cơ thể đã thôi thúc các em quan tâm nhiều hơn đến bạn bè và nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Nhu cầu mở rộng “quan hệ xã hội” này cho thấy mong muốn tách khỏi sự bảo hộ của bố mẹ, gia đình để từng bước khẳng định bản thân của trẻ.

Ở độ tuổi 14-16, các em dành sự quan tâm đặc biệt hơn đến diện mạo, vóc dáng, ưu nhược điểm trên cơ thể. Lúc này tính cách trẻ phát triển theo xu hướng mưu cầu sự độc lập, tự khẳng định bản thân, muốn tách khỏi kiểm soát của gia đình, mở rộng hơn nữa các mối quan hệ xã hội, đồng thờ muốn tự quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân mình. Khi đó, trẻ rất xem trọng tình bạn và thường chịu ảnh hưởng của bạn bè, dù đó là bạn tốt hay xấu.

Đây là giai đoạn phát triển mạnh về tư duy trừu tượng, kỹ năng phân tích và nhận thức cao hơn về hành vi của mình. Do suy nghĩ còn non nớt nên các em không ý thức được những hậu quả từ hành vi của mình. Vì thế lúc này cha mẹ cần quan tâm sát, dạy con biết chọn bạn mà chơi, không nên giao du với những đối tượng xấu.

Một vấn đề nổi trội ở lứa tuổi này là các em bắt đầu chú ý đặc biệt đến bạn khác giới. Những rung động đầu đời dễ khiến trẻ nhầm lẫn giữa tình bạn và tình yêu. Tuy nhiên dù sao lúc này các em vẫn là trẻ con với những đặc điểm dễ thay đổi tình cảm kiểu sớm nắng chiều mưa, khi mong muốn điều gì các em thường muốn thỏa mãn ngay nhưng sau khi có được lại dễ chán. Do đặc điểm thích tò mò cùng với mong muốn khám khá năng lựa hoạt động tình dục của mình nên các em dễ bốc đồng, hành động theo bản năng, song không ý thức được nguy cơ nên dễ gây hậu quả đáng tiếc.

Chuyên viên tâm lý Đăng Thảo nhìn nhận, nhu cầu tìm hiểu về tâm sinh lý và giới tính của bản thân trẻ giai đoạn này là chính đáng và phù hợp sự phát triển lứa tuổi. Tuy nhiên phụ huynh vẫn còn tâm lý e ngại, tránh nói chuyện với con về những chuyện tế nhị này. Vì thế để thỏa mãn trí tò mò, trẻ thường tự lên mạng tìm hiểu hoặc học hỏi từ bạn bè. Đa phần những thông tin mà trẻ tìm được mang tính “kích thích bản năng” hơn là giáo dục giới tính. Hơn nữa khi tự tìm hiểu trên mạng, trẻ rất dễ sa đà vào những trang web có nội dung xấu, đồi trụy, dẫn đến những nhận thức lệch lạc về tình yêu và tình dục.

“Vì thế cha mẹ cần chủ động cung cấp sách, tài liệu mang tính giáo dục đúng đắn về giới tính, tình dục cũng như những thay đổi về tâm sinh lý phù hợp với lứa tuổi của con trẻ. Tốt nhất cha mẹ nên đọc trước rồi giải thích cho trẻ hiểu hoặc cùng đọc với con. Nếu e ngại, cha mẹ có thể để sách trên bàn cho con tự tìm hiểu và nên nhớ sách phải phù hợp với tuổi của trẻ”, ông Thảo khuyên.

]]>
https://meyeucon.org/27461/tuoi-10-16-nhieu-bien-doi-ve-mat-tam-ly/feed/ 0
Bé 4 tuổi dậy thì sớm vì uống thuốc tránh thai của mẹ https://meyeucon.org/27336/be-4-tuoi-day-thi-som-vi-uong-thuoc-tranh-thai-cua-me/ https://meyeucon.org/27336/be-4-tuoi-day-thi-som-vi-uong-thuoc-tranh-thai-cua-me/#respond Tue, 23 Apr 2013 02:00:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=27336 Bé Nguyễn Thị H. (Hà Nội) mới được hơn 4 tuổi nhưng điều kỳ lạ là bé đã thấy xuất hiện kinh nguyệt, ngực phát triển… khi đến bệnh viện thì bác sĩ kết luận bé dậy thì sớm.

4 tuổi đã dậy thì vì thuốc tránh thai của mẹ.
4 tuổi đã dậy thì vì thuốc tránh thai của mẹ.

Truy tìm nguyên nhân thì mới hay, trước đó một vài tháng, mẹ cháu vô tình bỏ quên vỉ thuốc tránh thai, H. không hiểu vì thấy mẹ uống nên cũng làm theo.

ThS Bùi Phương Thảo, Phó trưởng khoa Nội tiết, BV Nhi T.Ư cho biết, có một số trường hợp trẻ uống nhầm thuốc tránh thai của mẹ hay các thuốc có chứa hormon… chỉ một hoặc hai viên là sau một thời gian ngắn, trẻ sẽ dậy thì sớm.

Vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc, mỹ phẩm… có chứa hormon cần để xa, không cho trẻ tiếp xúc hoặc uống phải gây bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/27336/be-4-tuoi-day-thi-som-vi-uong-thuoc-tranh-thai-cua-me/feed/ 0
Trẻ dậy thì sớm vì bố mẹ xem quá nhiều phim lãng mạn https://meyeucon.org/26693/tre-day-thi-som-vi-bo-me-xem-qua-nhieu-phim-lang-man/ https://meyeucon.org/26693/tre-day-thi-som-vi-bo-me-xem-qua-nhieu-phim-lang-man/#respond Thu, 07 Mar 2013 23:00:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=26693 Theo thông tin mới nhất, gần đây các phóng viên điều tra đã nhận thấy rằng, một trong những nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm là do con cái bị ảnh hưởng khi bố mẹ xem quá nhiều những bộ phim truyền hình lãng mạn.

Nguyên nhân gậy dậy thì sớm ở trẻ nhỏ là vô cùng phức tạp, ngoài yếu tố di truyền thì ô nhiễm môi trường cũng được coi là tác nhân. Ngoài ra, dậy thì sớm còn là do chế độ ăn và việc dùng quá đà thực phẩm chiên. Mới đây nhất thì các các phóng viên điều tra nhận thấy rằng, một trong những nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm là do con cái bị ảnh hưởng khi bố mẹ xem quá nhiều những bộ phim truyền hình lãng mạn.

Dậy thì sớm ở trẻ nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao mà còn gây ra rất nhiều vấn đề về tâm lý.

Khi thường xuyên xem những bộ phim này, trẻ sẽ bị ám ảnh bởi những hình ảnh trong phim và sẽ mất tập trung trong cuộc sống.

Vào năm 2005, Trường Đại học Y tế Công cộng đã phối hợp với bệnh viện Nhi Tế Nam (Trung Quốc) để tiến hành một điều tra. Qua khảo sát lâm sàng thì các chuyên gia đã nhận thấy tỷ lệ trẻ em bị dậy thì sớm đã tăng lên rất nhanh và nguyên nhân chính chiếm tới 60% là do trẻ đã xem các phim ảnh, sách báo người lớn. Sau khi xem những sách báo này thì bộ não sẽ tiết ra hormone gây kích thích đẩy nhanh quá trình chín ở hệ viền của não – vùng quyết định sự dậy thì của trẻ.

Trẻ dậy thì sớm sẽ bị ảnh hưởng đến nội tiết tình dục. Các chuyên gia cho biết, dậy thì sớm được coi là một bệnh và nó không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao của đứa trẻ mà còn mang lại rất nhiều vấn đề về tâm lý, khả năng nhận thức, mức độ phát triển trí tuệ… Nhiều trường hợp còn gây tổn thương đến lòng tự trọng và gây trầm cảm.

Những trẻ dậy thì sớm thường bị dẫn đến ngưng tăng trưởng chiều cao khiến thấp lùn hơn khả năng di truyền cho phép. Trẻ béo phì có thể cao hơn chúng bạn nhưng thường bị dậy thì sớm và ngưng phát triển chiều cao sớm hơn. Cha mẹ, người thân của trẻ cần có sự hiểu biết và kỹ năng tốt để giúp trẻ vượt qua giai đoạn dậy thì sớm hoặc có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia sức khỏe, tâm lý. Nhiều bậc cha mẹ rất phân vân có nên làm chậm lại quá trình dậy thì sớm của con hay không và phải làm gì?

Thực tế thì khó mà can thiệp được vào quá trình này, trừ những trường hợp có bệnh lý thực thể. Điều quan trọng là luôn ở bên cạnh trẻ để sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Bạn hãy nói cho trẻ biết rằng ai cũng phải trải qua những thay đổi này nhưng có người sớm, có người muộn. Hãy thảo luận về sự phát triển của cơ thể sẽ xảy ra như thế nào và trò chuyện cởi mở về những điều trẻ đang lo lắng, quan tâm; khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao đều đặn, tham gia các hoạt động xã hội – những biện pháp giúp các em nhanh chóng vượt qua khó khăn về mặt tâm lý.

]]>
https://meyeucon.org/26693/tre-day-thi-som-vi-bo-me-xem-qua-nhieu-phim-lang-man/feed/ 0
Nguyên nhân khiến trẻ dậy thì muộn https://meyeucon.org/26645/nguyen-nhan-khien-tre-day-thi-muon/ https://meyeucon.org/26645/nguyen-nhan-khien-tre-day-thi-muon/#respond Wed, 06 Mar 2013 01:00:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=26645 Hiện nay, tuổi dậy thì trung bình của bé gái thường ở độ tuổi từ 9 – 14 và của bé trai dậy thì muộn hơn, ở độ tuổi từ 12 -15. Tuy nhiên, có một số bé lại dậy thì quá muộn, gây khó khăn về mặt thể chất và cảm xúc đối với bé và cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vậy thế nào là dậy thì muộn? Nguyên nhân dẫn tới dậy thì muộn?

Thế nào là dậy thì muộn?

Con bạn đang đi qua tuổi dậy thì, những thay đổi sinh lý trên cơ thể là bình thường. Nếu con bạn là gái, bạn sẽ nhận thấy rằng, ngực và lông mu phát triển. Hình dáng cơ thể cũng có thể thay đổi, hông của con bạn sẽ mở rộng ra và bắt đầu xuất hiện những đường cong.

Nếu con bạn là trai, bạn sẽ thấy con cao hơn, nặng cân hơn, vai mở rộng và cơ bắp bắt đầu phát triển, thanh quản (cơ quan phát âm) to rộng ra hơn nên tiếng nói trở nên trầm đục. Hệ thống lông phát triển, có ria mép và mọc râu, có khi còn là râu quai nón… Đặc biệt, có hiện tượng phóng tinh lần đầu.

Trẻ dậy thì muộn có thể do chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Những thay đổi đó là do các hormone giới tính (testosterone ở nam và estrogen ở nữ) mà cơ thể của bé bắt đầu phát triển hơn rất nhiều so với trước đây. Vì vậy, nếu trong độ tuổi trên vẫn chưa thấy quá trình dậy thì ghé thăm thì có thể liệt vào danh sách dậy thì muộn. Khi ấy, các em vẫn trải qua lứa tuổi này mà không thấy bất kỳ dấu hiệu của sự thay đổi cơ thể.

Nguyên nhân

Do di truyền:

Thông thường, nó chỉ đơn giản là do di truyền từ thế hệ trước. Khi bạn thấy rằng, cha mẹ, chú bác, cô, dì, anh em, chị em, hoặc anh em họ cũng phát triển muộn hơn bình thường. Trường hợp này không cần bất kỳ một điều trị nào, bạn sẽ dậy thì nhưng chỉ có điều là muộn hơn bình thường một chút thôi.

Do có bệnh mạn tính:

Một số vấn đề về bệnh mạn tính cũng có thể gây ra sự chậm trễ trong tuổi dậy thì như bệnh đái tháo đường, bệnh thận, hoặc bệnh suyễn, thậm chí có thể sẽ chỉ dậy thì khi đã nhiều tuổi, vì bệnh tật có thể làm cho các cơ quan trong cơ thể phát triển khó hơn. Khi con bạn gặp những bệnh như vậy, gia đình nên cho cháu đi khám để các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị giúp con bạn bạn vượt qua tuổi dậy thì một cách bình thường.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý:

Suy dinh dưỡng dẫn đến không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cũng có thể làm cho dậy thì muộn hơn những người cùng tuổi có chế độ ăn uống tốt, khỏe mạnh, cân đối. Trạng thái chán ăn, rối loạn ăn uống, thường xuyên giảm cân rất nhiều sẽ làm cho cơ thể không thể phát triển được.

Vấn đề về tuyến yên và tuyến giáp:

Dậy thì muộn cũng có thể xảy ra vì các vấn đề trong các tuyến yên hoặc tuyến giáp. Các tuyến sản xuất hormon quan trọng cho sự tăng trưởng cơ thể và phát triển.

Vấn đề nhiễm sắc thể: Một số người cũng có thể không dậy thì bình thường vì có vấn đề với nhiễm sắc thể. Vấn đề này có thể gây trở ngại cho quá trình tăng trưởng bình thường. Đối với nữ, hội chứng Turner là một ví dụ của một chứng rối loạn nhiễm sắc thể.

Những bạn gái có hội chứng Turner thường có cơ thể nhỏ bé hơn bình thường và có thể có những vấn đề về các bệnh mạn tính khác. Đối với phái nam, hội chứng Klinefelter được sinh ra với một nhiễm sắc thể X thêm (XXY thay vì XY). Điều này có thể làm chậm sự phát triển của bộ phận sinh dục.

Đối với những trường hợp không do di truyền, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và giải quyết. Nếu bạn cảm thấy chán nản về những vấn đề khác liên quan đến sự chậm trễ của bạn, hãy nói chuyện với cha hoặc mẹ mình, bác sĩ hoặc người lớn mà bạn tin tưởng để có kế hoạch điều trị kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/26645/nguyen-nhan-khien-tre-day-thi-muon/feed/ 0
Khi bé trai dậy thì https://meyeucon.org/23988/khi-be-trai-day-thi/ https://meyeucon.org/23988/khi-be-trai-day-thi/#respond Sat, 14 Jul 2012 23:00:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=23988 Nhiều bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến việc trẻ gái mà không biết trẻ trai khi dậy thì cũng gặp những bất ổn, hoang mang, rất cần được cha mẹ chia sẻ. Bài viết của BS Phạm Thị Yến Trinh, Khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng 1 (TP HCM) sẽ phần nào giúp các bậc cha mẹ ứng phó khi có con trai bước vào độ tuổi nhạy cảm này.

Đổi giọng

Nhiều trẻ cảm thấy không tự tin khi nói chuyện vì giọng nói “khao khao”, ồm ồm. Các bậc phụ huynh hãy giải thích với trẻ đây là hiện tượng hết sức bình thường, là một phần của tiến trình chuyển từ trẻ con sang người lớn. Lý do là khi thanh quản của trẻ trai phát triển rộng ra, các cơ, hoặc dây thanh âm phát triển, giọng của trẻ như “vỡ” khi chúng nói.

Mộng tinh

Các trẻ trai có thể thức giấc vào buổi sáng với bộ đồ ngủ và chăn mền ẩm ướt. Nhiều em cảm thấy xấu hổ vì không biết có phải mình đái dầm không?

Hiện tượng này có thể xảy ra vào ban đêm hoặc ban ngày, đó là hiện tượng xuất tinh, không phải do trẻ tiểu, nó xảy ra trong suốt thời gian trẻ ngủ. Điều này cũng không chỉ ra rằng trẻ đã có một giấc mơ về tình dục. Hãy giải thích hiện tượng này với trẻ và nói cho trẻ hiểu rằng nó không thể ngăn chặn hiện tượng này xảy ra. Mộng tinh cũng chỉ là một phần của quá trình phát triển thành người lớn.

Cha mẹ nên gần gũi con để tuổi dậy thì đi qua một cách an toàn.

Trạng thái cương

“Thằng nhỏ” của trẻ cứ ngóc đầu dậy trong khi em không hề đụng chạm tới nó. “Nó làm cho con cảm thấy rất khó chịu, bực bội lẫn xấu hổ muốn chui xuống đất trốn mỗi khi có người khác, thậm chí là cha mẹ”- nhiều trẻ khi đến khám tại khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng 1 đã thổ lộ như vậy.

Tại khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng 1 TP HCM thời gian gần đây tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ trai trong lứa tuổi 10 – 12 đến khám với các lý do như: Nóng tính, không tập trung, hay quên… Nhưng trong phòng khám, lý do được các em bí mật trao đổi lại là những mối quan tâm vô cùng quan trọng (dấu hiệu của dậy thì) mà đôi khi người lớn chúng ta đã bỏ sót, bởi tưởng đó chỉ là chuyện nhỏ.

Trong suốt thời kỳ dậy thì, các trẻ trai thường xảy ra hiện tượng cương dương vật tự phát, mặc dù không chạm vào dương vật và cũng không có những suy nghĩ về tình dục. Hiện tượng cương không kiểm soát này có thể gây khó chịu cho trẻ, đặc biệt là khi nó xảy ra ở nơi công cộng như trường học hay trên xe buýt. Các bậc phụ huynh hãy nói với trẻ trai rằng hiện tượng này là bình thường và là một dấu hiệu cho thấy rằng trẻ đang dần trở thành một chàng trai. Hãy giải thích thêm với trẻ rằng nó xảy ra ở tất cả các trẻ trai trong suốt thời kỳ dậy thì và theo thời gian hiện tượng này sẽ thưa dần.

Nở ngực

Thông thường thì trẻ có cảm giác ngực bằng phẳng, có nút giống bướu phía dưới một hoặc hai núm vú. Ngực của trẻ cũng có thể có cảm giác mềm mại nhưng cũng có những trẻ trai khi dậy thì sẽ cảm thấy đau căng 2 bên ngực và hiện tượng này sẽ theo suốt những năm đầu của thời kỳ dậy thì. Sau một vài tháng, đôi khi dài hơn, cảm giác căng ngực sẽ mất, đây không phải là dấu hiệu phát triển ngực thật sự. Cha mẹ hãy giải thích cho trẻ hiểu và trấn an trẻ.

Tôn trọng trẻ

Khi trẻ trai tiếp cận và bắt đầu bước vào thời kỳ dậy thì, trẻ cần được thông cảm, chúng cần có những khoảng không gian riêng. Trẻ vị thành niên sẽ có khuynh hướng nhẹ nhàng hơn khi tắm (ví dụ khi chúng thay đồ). Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý tôn trọng những sở thích riêng không chỉ liên quan đến sự phát triển cơ thể trẻ mà cả những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống, chẳng hạn như không đọc email của trẻ, cũng như cần gõ cửa trước khi vào phòng trẻ.

Trẻ cũng trở nên nhạy cảm hơn về hình ảnh cơ thể chúng trong suốt thời kỳ dậy thì. Sự quan tâm của chúng tập trung vào việc chuẩn bị cho sự phát triển, chúng cũng e dè hơn và bắt đầu săm soi về vẻ ngoài của mình. Các bậc phụ huynh cũng cần tránh chọc ghẹo trẻ vì những thay đổi trong thời kỳ dậy thì của trẻ, bởi phần lớn trẻ cảm thấy thẹn thùng trong suốt thời gian này. Trẻ cảm thấy phiền hà nếu chúng bị cười nhạo về những thay đổi hình dáng cơ thể hay giọng nói của chúng.

]]>
https://meyeucon.org/23988/khi-be-trai-day-thi/feed/ 0