Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những điều nên và không nên làm khi bé bị sốt https://meyeucon.org/9617/nen-va-khong-nen-khi-be-bi-sot/ https://meyeucon.org/9617/nen-va-khong-nen-khi-be-bi-sot/#comments Mon, 20 Oct 2014 01:00:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=9617 Khi bị sốt bé thường có triệu chứng gì? Bố mẹ nên làm gì để hạ sốt cho bé? Trong những trường hợp cẩn cấp phải xử lý như thế nào? Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết đây của chúng tôi nhé!

Cách xử lý khi bé bị sốt

Khi bé sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5 độ C – 38,5 độ C

Lúc này mẹ chưa cần cho bé uống thuốc hạ nhiệt, thay vào đấy mẹ hãy cởi bớt quần áo hoặc nới lỏng ra cho bé, đồng thời nên cho bé uống nhiều nước để tránh bị mất nước. Mẹ nên tiếp tục theo dõi, cứ 3-4 giờ nên đo nhiệt độ lại một lần để xem bé cho hạ nhiệt không.

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C

Mẹ hãy cho bé mặc quần áo mềm mỏng, thoáng, rộng, tuy nhiên cần chú ý tránh để gió lùa vào người bé…

Cho bé uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc ở hậu môn. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc hạ nhiệt nên trước khi dùng thuốc mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa nhi trước nhé.

Bên cạnh việc dùng thuốc, các mẹ nên pha nước ấm để tắm cho bé.

Khi trẻ bị sốt trên 39 độ C:

Lúc này mẹ vẫn cần sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên đồng thời phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Khi bị sốt, bé sẽ bị ra mồi hôi rất nhiều, đây cũng là lý do khiến bé bị mất nước và muối. Mẹ hãy bù năng lượng đã mất cho bé bằng cách thường xuyên cho bé uống nước, nước trái hoa quả giàu vitamin, hoặc là là mẹ có thể cho bé uống thêm vitamin và khoáng chất cần thiết, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú và ăn nhiều lần trong ngày.

Tùy theo tình trạng của bé, bố mẹ cần có việc làm phù hợp để giúp cải thiện sức khỏe cho con

Bố mẹ cần tránh

  • Khi bé sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5 độ C – 38,5 độ C đã cho bé dùng thuốc hạ sốt ngay
  • Cho bé dùng phối hợp nhiều loại thuốc cùng một lúc
  • Mặc nhiều quần áo cho bé
  • Cho bé tắm bằng nước lạnh và quá lâu
  • Khi trẻ sốt cao và đang làm kinh thì cho vài giọt chanh vào trong miệng trẻ.
  • Tự ý mua thuốc Aspirin hay các thuốc kháng viêm nonsteroids hoặc truyền dịch cho bé mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ

Khi nào cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế?

  • Bé khóc liên tục trong vài giờ
  • Bé cảm thấy khó chịu
  • Rơi vào tình trạng hôn mê
  • Bé sốt cao kèm theo một số dấu hiệu như mệt mỏi, thóp của trẻ sơ sinh phồng lên, cổ bị cứng lại, li bì, co giật, bỏ ăn không uống hoặc nôn, đau bụng, xuất huyết, rét run, khó thở…Bị tím môi, lưỡi và móng tay
  • Những trường hợp sốt cao mặc dù mẹ đã dùng thuốc hạ nhiệt và các biện pháp trên mà không giảm.
]]>
https://meyeucon.org/9617/nen-va-khong-nen-khi-be-bi-sot/feed/ 13
Các bước đơn giản giúp hạ sốt cho bé tại nhà https://meyeucon.org/33522/cac-buoc-don-gian-giup-ha-sot-cho-be-tai-nha/ https://meyeucon.org/33522/cac-buoc-don-gian-giup-ha-sot-cho-be-tai-nha/#respond Fri, 14 Mar 2014 02:00:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=33522 Theo BS.CKI Nguyễn Thị Phương Thúy – Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho biết: Với mức sốt vừa (38-38,5 độ C), cơ thể trẻ có thể chịu đựng được. Sốt cao (từ 39 đến 40 độ C trở lên) trong thời gian dài có thể làm bé bị co giật, dẫn đến thiếu oxy não. Nhiều bé có hệ thần kinh rất nhạy cảm, chỉ cần sốt trên 38 độ C là đã bị làm kinh (co giật).

Hiện tượng sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi trẻ sốt trên 39 độ C, cơn co giật thường xuất hiện và sẽ mất đi khi thân nhiệt hạ xuống dưới 39 độ C. Vì vậy, các mẹ cần nhanh chóng thực hiện các bước đơn giản giúp bé hạ sốt.

Khi trẻ bị sốt các mẹ thường tìm cách để hạ sốt cho trẻ nhưng các mẹ cũng phải chú ý để hạ sốt cho trẻ đúng cách, không làm tình trạng thêm tồi tệ.
Khi trẻ bị sốt các mẹ thường tìm cách để hạ sốt cho trẻ nhưng các mẹ cũng phải chú ý để hạ sốt cho trẻ đúng cách, không làm tình trạng thêm tồi tệ.

Một số gợi ý dưới đây giúp hạ sốt cho bé tại nhà:

– Đắp một chiếc khăn ướt, mát lên trán của bé trong khi bé nằm nghỉ.

– Cho bé tắm nước ấm. Do hơi nước bốc hơi khỏi bề mặt da nên sẽ khiến bé mát và hạ được nhiệt độ. Nhưng tránh tắm nước lạnh. Nước lạnh chỉ khiến nhiệt độ tăng cao và làm bé ớn lạnh. Ngoài ra, cũng không nên xoa bóp cho bé với rượu (cồn) bởi vì rượu có thể gây ngộ độc.

– Cho bé đồ ăn và nước uống mát như sữa chua giúp thân nhiệt ổn định lại tránh được nguy cơ mất nước.

– Sử dụng một cái quạt. Nhưng phải bật quạt ở số nhỏ và giữ quạt ở chế độ quay thay vì quạt thẳng vào người bé.

– Cởi bỏ áo khoác (áo dày) cho bé vì bé dễ bị mất nước nhanh hơn qua thoát mồ hôi. Chỉ nên mặc một lớp áo cho con. Nếu bé lạnh, có thể đắp cho bé một chiếc chăn mỏng.

– Cho bé ở trong nhà và ở nơi mát mẻ. Hoặc nếu đang ở ngoài trời thì phải chọn chỗ bóng râm.

– Cỏ nhọ nồi ngâm rửa sạch, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml. Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể đun sôi lên để nguội rồi mới cho bé uống cho yên tâm hơn. Bã nhọ nồi có thể cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân.

– Đưa bé vào nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo và dùng khăn ấm lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, hạch, bẹn… Không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng. Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn ngày thường để dễ tiêu và uống các loại nước như orezol, nước chanh, nước cam. Không chườm cho bé bằng nước lạnh, nước đá, cũng không được xoa dầu gió cho bé.

– Tắm cho bé: Trước đây, các cụ nhà ta thường kiêng kị việc tắm táp mỗi khi bị sốt, nhất là với trẻ con. Nhưng ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tắm chính là cách hạ nhiệt cơ thể rất nhanh nhưng phải tuân thủ các kĩ thuật. Việc hạ nhiệt cho bé khi sốt là cực kì quan trọng vì não trẻ còn yếu nên rất dễ bị tổn thương. Tắm là cách chủ yếu để hạ nhiệt cho não.

Đưa bé vào phòng kín, đóng hết các cửa để tránh gió và cởi bỏ hết quần áo của trẻ. Nước tắm phải đảm bảo thấp hơn 2 độ so với nhiệt độ cơ thể trẻ (không thấp hơn quá nhiều để tránh sốc nhiệt, bé bị lạnh). Để bé vào chậu nước và tắm bình thường, tắm cả đầu trong khoảng 5-10 phút mà vẫn phải giữ sao cho nhiệt độ của nước tắm chỉ kém 2 độ so với thân nhiệt bé. Sau khi tắm, lau thật khô người cho bé và cho bé mặc quần áo mỏng. Vài tiếng sau có thể cho bé tắm lần nữa để hạ nhiệt độ. Khi tắm cho bé, điều quan trọng nhất là phải tránh gió để bé không bị lạnh.

– Xông cho bé: Đổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa dầu khuynh diệp hoặc benjoin vào. Phòng tắm phải đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế bé trên tay hoặc để ngồi dưới sàn có trải khăn. Khoác một khăn tắm quanh người bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được bé thở hít vào phổi.

]]>
https://meyeucon.org/33522/cac-buoc-don-gian-giup-ha-sot-cho-be-tai-nha/feed/ 0
Thanh Hóa vừa cứu sống một bé trai bị nhiễm độc máu https://meyeucon.org/27757/thanh-hoa-vua-cuu-song-mot-be-trai-bi-nhiem-doc-mau/ https://meyeucon.org/27757/thanh-hoa-vua-cuu-song-mot-be-trai-bi-nhiem-doc-mau/#respond Mon, 20 May 2013 02:00:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=27757 Ngày 17/5, bác sĩ Hà Hoàng Minh, Trường khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhi là Nguyễn Viết Cường (27 tháng tuổi, quê Ninh Giang, Hải Dương) bị nhiễm độc máu bằng phương pháp lọc máu giải độc. Cháu bé ngộ độc thuốc hạ sốt, nhập viện khi đã sốt cao liên tục, người tím tái, co giật.

Cháu Cường đang được theo dõi sát sau lọc máu.
Cháu Cường đang được theo dõi sát sau lọc máu.

Cháu Cường bị suy gan cấp do gia đình cho dùng quá liều thuốc hạ sốt, men gan nhiễm độc rất cao ở mức 9.000 U/lít. “Trường hợp cháu Cường nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhi sẽ bị suy gan dẫn đến hôn mê và nguy cơ tử vong rất cao”, bác sĩ Minh nói.

Các bác sĩ đã lấy máu từ tĩnh mạch của bệnh nhi đưa vào máy lọc hấp thụ các chất độc, sau đó đưa trở lại vào người bệnh qua đường tĩnh mạch. Trải qua 40 giờ, nồng độ độc tố trong men gan bé Cường đã giảm xuống còn dưới 1.000 U/lít. Trong thời gian tới, bệnh nhi tiếp tục được lọc máu, ngoài ra các bác sĩ còn dùng các chất đối kháng để giải độc hỗ trợ tế bào gan.

Cùng lúc, Bệnh viện cũng đang cấp cứu cho cháu Đỗ Đình Định (quê Thanh Hóa) suy đa tạng sau nhiễm khuẩn huyết. Cháu cũng được lọc máu để cứu chữa thành công. Hiện cả hai bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và được theo dõi sát sao.

Theo đánh giá của các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, lọc máu là một phương pháp khó thực hiện đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, bởi phương tiện đắt tiền, các công đoạn khá kỳ công và rất dễ xảy ra tai biến. “Quá trình lọc máu được thực hiện theo một chu trình khép kín và hết sức cẩn trọng”, bác sĩ Minh nói và cho biết, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên ở khu vực phía Bắc áp dụng thành công công nghệ lọc độc máu cho các bệnh nhân.

]]>
https://meyeucon.org/27757/thanh-hoa-vua-cuu-song-mot-be-trai-bi-nhiem-doc-mau/feed/ 0
Hạ sốt an toàn cho bé nhờ lá ngải cứu https://meyeucon.org/26539/ha-sot-an-toan-cho-be-nho-la-ngai-cuu/ https://meyeucon.org/26539/ha-sot-an-toan-cho-be-nho-la-ngai-cuu/#respond Wed, 20 Feb 2013 23:00:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=26539 Nếu bé yêu của bạn hay bị sốt thì bạn hãy tham khảo và áp dụng bài thuốc đơn giản dưới đây để giúp hạ sốt cho con nhé!

Chào các mẹ,

Dạo này thời tiết ấm áp hơn thích thật các mẹ nhỉ! Mẹ Híp thì như trút được gánh nặng nỗi lo con ốm. Các mẹ không biết chứ Híp nhà mình hay bị ốm lắm. Có lẽ sức đề kháng của con còn yếu nên những ngày trái gió trở trời là Híp rất dễ bị cảm, sốt. Đợt lạnh vừa rồi Híp cũng ốm tới hai lần đấy, tội nghiệp lắm! Cũng may mẹ Híp học được bài thuốc trị cảm sốt cho bé từ ngải cứu, nên con cũng nhanh hết mà đỡ hại người nữa. Chứ uống thuốc tây nhiều mình sợ bé bị ảnh hưởng không tốt.

Hôm đó mẹ Híp đón con ở trường về thì thấy bé hơi nóng, mặt cứ ỉu xìu. Mẹ đâm lo vì đi đường gió lạnh, sợ con nhiễm lạnh rồi lại bị cảm. Thực ra buổi sáng thấy trời gió mẹ định cho con ở nhà rồi, nhưng vì bố mẹ có việc quan trọng nên đành đưa Híp đi nhà trẻ. Dù cố gắng ‘che-be-bịt-bọc’ mà Híp vẫn nhiễm lạnh. Ai bảo ngồi sau lưng mẹ, con cứ nghịch giật khẩu trang với khăn ra!

Nhờ có ngải cứu mà con hết cảm sốt.

Vậy là Híp ôm thật rồi! Mẹ pha sữa ấm mà con nằm bẹp không chịu uống, bữa tối mẹ dỗ dành mãi mới ăn được tí cháo. Chả bù cho mọi hôm Híp của mẹ ăn ngoan ơi là ngoan. Ba sờ trán Híp thấy nóng ran, vậy mà Híp vẫn ngọng nghịu: “Ba ơi, Híp “hốtttt”. Người con nóng hầm hập trên 38 độ nên mẹ vội lấy nước ấm lau người cho con. Thế mà chả thấy con bớt nóng chút nào. Mẹ giục ba gọi cho dì Xuân hỏi xem uống thuốc gì để mua cho con, vì dì ấy là dược sĩ mà. Nhưng đang bấm số chợt ba dừng lại, bảo: “Lần trước anh nghe bác Thủy hàng xóm nói có bài thuốc nam trị sốt cho trẻ con tốt lắm, để anh qua hỏi”. Ba vội vã đi, lát sau bác Thủy tất tả chạy sang, hỏi mẹ: “Thế cháu nó cảm lạnh à, sốt có cao không?”, mẹ bảo: “Gần 39 độ rồi bác ạ, em đang định cho cháu đi viện mà trời thì mưa quá…”. Bác Thủy chau mày: “Mưa gió thế này ra ngoài cũng không ổn, hay cô chú cho cháu uống nước ngải cứu sắc xem thế nào. Thằng Cún cháu tôi lần nào cảm sốt cũng uống, khỏi ngay, chứ đến viện bây giờ thì cũng được uống hạ sốt rồi nằm chờ theo dõi thôi”.

Mẹ nhìn ba, hơi lo lắng nhưng bác Thủy bảo: “Uống cái đó hiệu nghiệm lắm”. Vậy là ba đành nhờ bác sắc “thuốc” cho con, vì bác nói bên nhà lúc nào cũng sẵn ngải cứu phơi khô.

Quả thật, uống xong bát ngải cứu của bác Thủy rồi nằm đắp chăn, mồ hôi con vã ra. Gần sáng mẹ đo thử thấy nhiệt kế còn hơn 37 độ một chút, tới hôm sau trán con đã “mát” trở lại. Mừng quá, ba mẹ vội sang cảm ơn bác Thủy, vì hôm qua mải trông con, lại lo lắng, căng thẳng nên chưa kịp cảm ơn bác. Nhân tiện mẹ hỏi luôn cách làm “thuốc” trị sốt cho con. Bác Thủy cười: “Ôi giời, dễ lắm, cô cứ lấy một nắm lá ngải khô rồi cho một bát nước vào sắc, khi nào cạn còn một nửa thì cho con uống”. Ba Híp trố mắt ngạc nhiên: “Chỉ có thế thôi hả bác?” – “Vâng, chỉ có thế thôi. Ngày trước tôi cũng hay cảm lắm, mà chỉ uống thế là đỡ chứ có bao giờ đi bệnh viện đâu…”, bác Thủy cười tủm trả lời.

Học bác Thủy, ba mẹ cũng đi mua ngải cứu về rửa sạch, phơi khô để có thuốc dự phòng cho Híp khi bị cảm sốt. Mùa đông lạnh thế này cứ phòng trước cho đỡ lo, mẹ tự nhủ! Lần sau chẳng may Híp có bị cảm là mẹ chỉ cần sắc một nắm ngải cứu khô cho con uống.

Chắc các bé khác không hay ốm như Híp nhà mình đâu nhỉ? Hi vọng là thế. Nhưng các mẹ ơi, đợt tới miền Bắc lại có đợt lạnh nữa đấy! Mẹ nào cẩn thận thì có thể phơi ít ngải cứu khô để dùng khi cần thiết như mẹ Híp nhé!

Bài thuốc này rất đơn giản và dễ nhớ, mẹ chỉ cần cho một bát nước vào sắc tới khi còn một nửa là được. Cho con uống xong mẹ nhớ đắp chăn để bé ra mồ hôi nhé. Chỉ đơn giản vậy thôi, có điều nước ngải cứu đắng nên hơi khó uống, mẹ phải thật khéo léo để nịnh con uống đấy.

]]>
https://meyeucon.org/26539/ha-sot-an-toan-cho-be-nho-la-ngai-cuu/feed/ 0
Biện pháp xử trí khi trẻ bị sốt co giật https://meyeucon.org/25511/bien-phap-xu-tri-khi-tre-bi-sot-co-giat/ https://meyeucon.org/25511/bien-phap-xu-tri-khi-tre-bi-sot-co-giat/#respond Fri, 16 Nov 2012 23:00:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=25511 Trẻ bị sốt co giật khiến các bậc cha mẹ lo lắng và lúng túng. Vậy làm thế nào để xử trí khi trẻ bị co giật và phòng ngừa bằng cách nào? Thuốc dự phòng cơn co giật khi sốt cao?

Thế nào là sốt co giật?

Sốt cao co giật là cơn giật xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể > 38oC (đo ở hậu môn), do nhiễm khuẩn hoặc virut nhưng không có tổn thương ở não cũng như không có rối loạn chuyển hoá và ở trẻ chưa từng có cơn co giật không kèm theo sốt bao giờ. Đại đa số bệnh khỏi hoàn toàn, không tái phát và không trở thành bệnh động kinh sau này. Tuy nhiên, bệnh nhi cần được sự quan tâm của gia đình và đưa đi khám bệnh để được điều trị đúng, tránh những sơ suất đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ.

Cần phân biệt giữa sốt co giật và bệnh động kinh. Trong trường hợp sốt co giật, cơn giật chỉ xuất hiện khi có sốt cao, cơn thường ngắn, tạm thời và không có biến chứng, có thể có một cơn duy nhất hoặc vài cơn tùy từng trường hợp. Ngược lại, ở bệnh nhân động kinh, một số cơn đầu tiên xuất hiện khi sốt nhưng những cơn sau đó xuất hiện ngay cả khi không sốt.

Nếu trẻ bị sốt thì cần kiểm soát chặt chẽ để thân nhiệt không vượt quá 37,5oC.

Sốt co giật được chia làm 2 loại: sốt co giật đơn giản và phức tạp.

Sốt co giật đơn giản:

Biểu hiện bằng cơn co cứng, co giật hai bên cơ thể; thời gian ngắn (dưới 15 phút); không liệt vận động sau cơn; xuất hiện ở những trẻ bình thường; không có dấu hiệu kịch phát trên điện não đồ ngoài cơn (điện não đồ ngoài cơn bình thường).

Sốt co giật phức tạp:

Biểu hiện bằng co giật 1 bên; thời gian kéo dài quá 15 phút hoặc tái phát với khoảng cách giữa các cơn ngắn; thiếu sót thần kinh sau cơn (có liệt sau cơn); xuất hiện ở những trẻ phát triển thần kinh không bình thường; có bất thường kịch phát trên điện não đồ ngoài cơn.

Cấp cứu trong cơn co giật do sốt?

Cần phải ngay lập tức bằng mọi cách hạ thân nhiệt cho trẻ: nới rộng quần áo; đặt trẻ ở trong phòng thoáng khí, tránh gió lùa; chườm mát toàn thân; đặt viên đạn hạ sốt vào hậu môn cho trẻ để dự phòng sốt tăng lên. Viên đạn đặt hậu môn này có thành phần là paracetamol, liều lượng tùy vào tuổi và cân nặng của trẻ. Ngày dùng không quá 4 lần đặt.

Nếu với tất cả các phương pháp trên đều không có hiệu quả, cơn giật kéo dài > 5 phút, cần đưa trẻ đến bác sĩ khám để dùng thuốc cắt cơn giật.

Thuốc dự phòng cơn co giật khi sốt cao

Phương pháp tốt nhất là tránh cho trẻ không bị sốt. Nếu trẻ bị sốt thì cần kiểm soát chặt chẽ để thân nhiệt không vượt quá 37,5oC, có thể dùng cho trẻ paracetamol và aspirin xen kẽ nhau với liều phù hợp lứa tuổi, mặt khác, cần điều trị nguyên nhân gây sốt.

Trên thực tế, việc kiểm soát chặt chẽ thân nhiệt không dễ dàng vì nhiệt độ có thể tăng lên rất nhanh. Do đó, trong một số trường hợp, nếu trẻ xuất hiện 2 hay nhiều cơn co giật khi sốt cao, có thể cho trẻ uống thuốc chống co giật trong thời gian từ 18 – 24 tháng. Thuốc hay được sử dụng là: valproate de sodium (depakine) hoặc phenobarbital (gardenal).

Valproate de sodium uống trước bữa ăn, uống vào giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột.

Thuốc có tác dụng không mong muốn là buồn ngủ, lú lẫn (hiếm gặp), rối loạn tiêu hóa gặp trong giai đoạn đầu của điều trị (hạn chế bằng tăng liều dần); tăng cân do ăn ngon miệng; giảm tiểu cầu (mức độ nhẹ); tăng nhẹ men gan; dị ứng da (hiếm gặp); viêm gan, hủy hoại tế bào gan rất nặng nhưng không liên quan đến liều lượng, thường xuất hiện trong 6 tháng đầu của điều trị, hay gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi dùng đa trị liệu (phối hợp nhiều loại thuốc).

Phenobarbital uống 1 lần trong ngày, uống vào một giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột.

Tác dụng không mong muốn của thuốc là ngủ gà, rối loạn chức năng nhận thức, kích động ở trẻ em; còi xương và nhuyễn xương (vì thoái giáng vitamin D); nhiễm độc da.

Ở những trẻ đã có bệnh động kinh đang điều trị, sốt cũng là một yếu tố làm cơn giật tái diễn, do đó, ngoài việc tránh cho trẻ không bị sốt thì cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc kháng động kinh theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.

Co giật khi sốt cao có phải bệnh động kinh?

Ðại đa số các cơn co giật do sốt cao đều khỏi hoàn toàn, không tái phát khi trẻ > 5 tuổi, không để lại di chứng và không gây biến chứng động kinh. Chỉ có khoảng 4% các trường hợp có nguy cơ trở thành bệnh động kinh sau này, thường gặp ở thể sốt co giật phức tạp, có bất thường về phát triển tâm thần vận động hoặc gia đình có tiền sử bệnh động kinh.

]]>
https://meyeucon.org/25511/bien-phap-xu-tri-khi-tre-bi-sot-co-giat/feed/ 0
Cách chăm sóc trẻ bị sốt https://meyeucon.org/21465/cach-cham-soc-tre-bi-sot/ Mon, 05 Mar 2012 02:48:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=21465 Hầu hết trẻ em rồi sẽ trải qua những cơn sốt trong thời thơ ấu. Đó là lúc nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Nó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động để chống lại những căn bệnh đang diễn biến trong cơ thể. Sốt cũng có thể là những phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sỹ

– Nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc-xin, sau 2-3 ngày trẻ sẽ trở lại bình thường. Bạn chỉ cần quan tâm theo giõi nhiệt độ cơ thể và bình tĩnh kiểm soát cơn sốt của trẻ ở nhà.

– Khi trẻ bị sốt không phải sau khi tiêm vắc-xin, bạn nên đưa trẻ đến bác sỹ để tìm ra nguyên nhân. Những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ thường không phổ biến. Tuy nhiên, nếu trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống, có vấn đề với hệ miễn dịch, hoặc những vấn đề đặc biệt khác về sức khoẻ, bạn nên đưa trẻ đến bác sỹ ngay lập tức vì có thể bệnh sẽ nguy kịch hơn rất nhanh.

– Cho dù với lý do gì, nếu bất kỳ một dấu hiệu nào dưới đây xuất hiện, bạn nên đưa trẻ đến bác sỹ ngay. Những dấu hiệu gồm: Sốt triền miên, nhiệt độ cơ thể từ 40 độ trở lên, ăn không tốt, hoặc lên cơn co giật.

Nếu trẻ bị sốt triền miên, nhiệt độ cơ thể từ 40 độ trở lên, ăn không tốt, hoặc lên cơn co giật thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Chăm sóc trẻ sốt tại nhà

Ngoài việc tuân theo những phương pháp và quy định điều trị của bác sỹ, biết cách kiểm soát cơn sốt ở trẻ cũng là một điều rất quan trọng.

Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ

Nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ thay đổi theo độ tuổi, hoạt động, điều kiện sức khoẻ, thời gian trong ngày và tuỳ thuộc vào việc đo nhiệt độ ở từng bộ phận trên cơ thể.

– Đo nhiệt độ ở trực tràng

  • Đây là phương pháp được xem là chính xác hơn cả để đo nhiệt độ của trẻ.
  • Có thể dùng nhiệt kế thuỷ ngân hoặc nhiệt kế điện tử.
  • Nếu nhiệt kế chỉ 37,5 độ thì được xem là bình thường.

– Phương pháp đo tai giữa

  • Phương pháp này đo nhiệt độ từ màng tai. Độ nóng được đo bằng thiết bị cảm ứng hồng ngoại của nhiệt kế đo tai được đặt cách ống tai một khoảng cách nhỏ.
  • Phương pháp này dễ và nhanh, có thể sử dụng cho trẻ hay om sòm hoặc đang khó chịu. Tuy nhiên cảm biến phải được đặt đúng vị trí trong ống tai để lấy được nhiệt độ chính xác. Cách này cũng không thích hợp nếu ống tai của bé có nhiều rỉ tai và các chất lưu.

Giảm thân nhiệt cho trẻ

– Sử dụng thuốc được kê đơn

Khi nhiệt độ trực tràng chỉ trên 38 độ và trẻ cảm thấy khó chịu, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc hạ sốt đã được kê đơn cho trẻ. Chỉ sử dụng thuốc khi trẻ bị sốt trong khoảng 4-6 tiếng giữa mỗi lần uống thuốc. Hãy kiểm tra nhãn thuốc cẩn thận, chú ý các chỉ dẫn, và đảm bảo rằng liều thuốc và thời gian không quá độ bởi quá liều thuốc có thể rất nguy hiểm cho trẻ.

– Mặc đồ thoải mái cho trẻ

Hãy mặc cho bé các đồ nhẹ nhàng để tránh làm bé quá nóng. Các đồ cotton là tốt nhất vì chúng có thể thấm mồ hôi. Hãy thay những đồ ẩm ướt hoặc những bộ đồ khô ráp sẽ làm bé cảm thấy dễ chịu hơn.

– Giữ phòng ốc thông thoáng

Giữ phòng ốc thông thoáng và mát mẻ giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Bạn có thể mở cửa sổ, mở điều hoà nhiệt độ, hoặc mở quạt.

– Lau chùi cho bé bằng nước ấm

Khi trẻ có nhiệt độ trực tràng trên 40 độ, đã từng bị sốt co giật hoặc không thể uống thuốc, lau chùi cho trẻ bằng nước ấm có thể giúp làm giảm sốt. Đặt trẻ ngồi trong một bồn tắm nước ấm và dùng khăn mềm dấp nước lên người bé trong khoảng 5-10 phút. Đừng dùng nước lạnh vì điều này chỉ làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu nước bị lạnh đi hoặc trẻ bắt đầu run rẩy, hãy nhấc trẻ ra khỏi nước ngay.

Bổ sung nước cho cơ thể bé

Việc đổ mồ hôi trong quá trình bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng sẽ dẫn tới việc mất nước của cơ thể trẻ. Cố gắng cho trẻ uống thêm nhiều nước để bổ sung lượng đã mất đi. Đối với những trẻ nuôi bằng sữa mẹ, đơn giản chỉ cần tăng thời lượng cho trẻ bú vì sữa mẹ có chứa rất nhiều nước.

Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ

Khi bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, hãy để trẻ nghỉ ngơi. Bị sốt cũng sẽ làm giảm các hoạt động tiêu hoá của dạ dày, vì thế hãy cố gắng tránh cho bé ăn những đồ ăn khó tiêu hoá, không có lý do nào để giảm bữa ăn thường ngày khi bé không từ chối ăn.

Chăm sóc bé bị sốt có thể là công việc mệt mỏi và khắt khe. Vì thế, hãy chuẩn bị tinh thần và chia sẻ việc chăm sóc trẻ với mọi thành viên khác trong gia đình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến trẻ sốt, hãy thử nói chuyện với ai đó có kinh nghiệm hoặc những người tư vấn chăm sóc sức khoẻ cá nhân.

]]>
Cách hạ sốt hiệu quả cho bé theo dân gian https://meyeucon.org/21355/cach-ha-sot-hieu-qua-cho-be-theo-dan-gian/ Sat, 18 Feb 2012 18:32:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=21355 Vì có một số trẻ không uống được thuốc tân dược để hạ sốt, cứ uống vào là nôn ra hết, và cũng có những bé lại nhất quyết không chịu uống thuốc. Các bậc cha mẹ của những đứa trẻ luôn mang trong mình một câu hỏi: Có cách nào hạ sốt cho bé đơn giản mà hiệu quả không? Có nhiều biện pháp dân gian giúp hạ sốt cho bé hay mà lại đơn giản, không khiến bé phải khó chịu như khi uống thuốc hạ sốt.

Hai hôm nay bị sốt, Nuna không chơi đùa, hét hò ầm ĩ như mọi hôm. Nhìn con thiêm thiếp nằm trên giường mà mẹ Nuna thấy thương con vô cùng. Hôm qua đi làm về, bà giúp việc nói là Nuna sốt từ lúc còn ở lớp làm mẹ lo lắm. Hôm nay mẹ ở nhà chăm sóc Nuna. Đưa Nuna đi khám, bác sĩ nói Nuna sốt do mọc răng mà thôi, mẹ chỉ cần cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ là được. Nhưng Nuna cứ uống thuốc này vào là lại ọe hết ra và khóc ầm lên với vẻ rất mệt mỏi. Chờ cho con nghỉ ngơi vài tiếng, mẹ Nuna lại pha đợt thuốc khác cho con nhưng uống rồi Nuna lại tiếp tục nôn ra làm cả mẹ cả con đều mệt.

Nhìn con khóc, mẹ Nuna cũng muốn rơm rớm nước mắt khóc theo vì thương con. Đắp khăn ấm lên trán cho con, chờ con thiêm thiếp ngủ rồi, mẹ Nuna mới gọi điện cầu cứu bạn bè, họ hàng, những người đã từng có con nhỏ để xem có cách nào hạ sốt cho con mà không cần dùng đến thuốc không, vì Nuna không uống được thuốc hạ sốt, uống vào là nôn ra.

Và cuối cùng, mẹ Nuna “thu thập” được một loạt các biện pháp dân gian giúp hạ sốt cho em bé khá hiệu quả mà lại dễ, không khiến bé phải khó chịu như khi uống thuốc hạ sốt.

Dân gian có rất nhiều cách hạ sốt cho trẻ em đơn giản mà hiệu quả.

Dùng cây cỏ nhọ nồi:

Cỏ nhọ nồi ngâm rửa sạch, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml. Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể đun sôi lên để nguội rồi mới cho bé uống cho yên tâm hơn. Bã nhọ nồi có thể cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân.

Lau người cho bé:

Đưa bé vào nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo và dùng khăn ấm lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, hạch, bẹn… Không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng. Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn ngày thường để dễ tiêu và uống các loại nước như orezol, nước chanh, nước cam. Không chườm cho bé bằng nước lạnh, nước đá, cũng không được xoa dầu gió cho bé.

Tắm cho bé:

Trước đây, các cụ nhà ta thường kiêng kị việc tắm táp mỗi khi bị sốt, nhất là với trẻ con. Nhưng ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tắm chính là cách hạ nhiệt cơ thể rất nhanh nhưng phải tuân thủ các kĩ thuật. Việc hạ nhiệt cho bé khi sốt là cực kì quan trọng vì não trẻ còn yếu nên rất dễ bị tổn thương. Tắm là cách chủ yếu để hạ nhiệt cho não.

Đưa bé vào phòng kín, đóng hết các cửa để tránh gió và cởi bỏ hết quần áo của trẻ. Nước tắm phải đảm bảo thấp hơn 2 độ so với nhiệt độ cơ thể trẻ (không thấp hơn quá nhiều để tránh sốc nhiệt, bé bị lạnh). Để bé vào chậu nước và tắm bình thường, tắm cả đầu trong khoảng 5-10 phút mà vẫn phải giữ sao cho nhiệt độ của nước tắm chỉ kém 2 độ so với thân nhiệt bé. Sau khi tắm, lau thật khô người cho bé và cho bé mặc quần áo mỏng. Vài tiếng sau có thể cho bé tắm lần nữa để hạ nhiệt độ. Khi tắm cho bé, điều quan trọng nhất là phải tránh gió để bé không bị lạnh.

Xông cho bé:

Đổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa benjoin vào. Phòng tắm phải đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế bé trên tay hoặc để ngồi dưới sàn có trải khăn. Khoác một khăn tắm quanh người bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được bé thở hít vào phổi.

Ngoài ra, có một số lưu ý mà cha mẹ cần nhớ mỗi khi hạ sốt cho con:

– Trong quá trình hạ sốt, tuyệt đối không bật quạt, bật điều hoà. Làm như thế, da bé khô sẽ mất nước và khó hạ sốt. Hãy để cho bé tự ra mồi hôi.

– Mặc quần áo thoáng cho bé, lau sạch mồ hôi và thay quần áo cho bé. Dùng quạt nan quạt nhẹ bằng tay cho bé được thoáng nếu cần thiết.

– Cho bé ở trong nhà và ở nơi mát mẻ. Hoặc nếu đang ở ngoài trời thì phải chọn chỗ bóng râm.

– Cho bé uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch oresol để bù nước, tránh tình trạng mất nước quá nhiều.

– Cho bé ăn đồ ăn lỏng, uống nước mát như sữa chua, cháo, súp…

Trong trường hợp bé sốt quá 3 ngày mà không đỡ dù đã áp dụng mọi cách thì nên đưa bé đi khám sớm. Với bé dưới 3 tháng tuổi thì nên đưa bé đi khám ngay khi bị sốt. Nếu bé khó thở, nổi nốt trên da kèm sốt thì càng nên đưa đi khám vì có thể bé đang mắc bệnh truyền nhiễm nặng.

]]>
Dinh dưỡng bồi bổ khi bé bị sốt https://meyeucon.org/17904/dinh-duong-boi-bo-khi-be-bi-sot/ https://meyeucon.org/17904/dinh-duong-boi-bo-khi-be-bi-sot/#respond Fri, 15 Jul 2011 12:48:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=17904 Trẻ em thường bị ốm, sốt vài lần trong năm kể cả đối với những trẻ khỏe mạnh, vì cơ thể trẻ vẫn còn trong giai đoạn phát triển và chưa hoàn toàn thích nghi với những biến đổi của khí hậu, môi trường.

Bất kỳ cha mẹ nào cũng lo lắng khi con bị sốt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chăm sóc trẻ đúng cách. Ngoài việc điều trị và cho bé uống thuốc mẹ còn có thể chế biến một số thức ăn, nước uống dưới đây để “tăng lực” cho trẻ.

1. Cháo đậu xanh

Đây là món ăn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bồi bổ sức khỏe, rất tốt cho trẻ bị sốt.

Nguyên liệu: đậu xanh 30g, dưa hấu 100g, đường trắng 20g.

Cách làm: Dưa hấu gọt bỏ vỏ xanh cứng, ép lấy 200ml nước. Đậu xanh xay thành bột, cho vào nước dưa hấu, quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi chín cho đường, đun sôi lại là được.

Cho trẻ ăn ngày 2 lần, ăn liền 3-4 ngày.

2. Canh mướp nấu thịt

Món canh mướp vừa ngon, vừa mát rất hợp cho những ngày hè nóng bức và ‘hạ nhiệt’ cho trẻ. Bạn nên mua loại mướp non và giữ nguyên phần vỏ khi chế biến để món ăn cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng hơn

Nguyên Liệu:

2 quả mướp (khoảng 350g); 100g thịt nạc lợn; 1 quả trứng muối; vài nhánh hành lá và rau mùi; gia vị: hạt nêm, đường, muối.

Cách làm:

– Mướp rửa bằng nước muối rồi rửa lại nước lạnh, để nguyên vỏ, thái khoanh dày 0,7cm. Thịt lợn rửa sạch, băm nhuyễn. Trứng muối luộc chín, để riêng lòng trắng và lòng đỏ, thái nhuyễn. Hành lá, rau mùi nhặt, rửa sạch, thái nhuyễn.

– Đun sôi 850ml nước, cho thịt lợn vào nấu, nêm 1/2 thìa cà-phê muối, 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1 thìa cà-phê đường, 1 thìa cà-phê dầu ăn. Thêm mướp vào nấu thêm 2 phút nữa, tắt bếp. Múc canh ra tô, cho ít hành lá và rau mùi thái nhuyễn.

Cho trẻ ăn với cơm 1 lần/ngày.

3. Nước bí xanh

Nước bí xanh chứa nhiều vitamin, đồng thời cũng giúp bé hạ nhiệt nhanh chóng.

Nguyên liệu: Bí xanh 150g, lá sen to 1/4 lá.

Cách làm: Bí xanh để cả vỏ, rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng. Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho bí và lá sen vào nồi, thêm 300ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã.

Cho trẻ uống 2 – 3 lần/ngày

4. Nước cải trắng

Cải trắng ngoài tác dụng phòng chống các bệnh về mắt, còn giúp tăng cường sức sống cho các tế bào.

Nguyên liệu: Cải trắng 1 cây 50g, giá đậu xanh 30g.

Cách làm: Rửa sạch cải trắng, cắt miếng; giá đậu xanh rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, thêm 300ml nước đun sôi kỹ, rồi chắt lấy nước cho trẻ uống.

Cho trẻ uống 2 – 3 lần/ngày.

]]>
https://meyeucon.org/17904/dinh-duong-boi-bo-khi-be-bi-sot/feed/ 0
Xử trí đúng khi trẻ co giật do sốt cao https://meyeucon.org/17525/xu-tri-dung-khi-tre-co-giat-do-sot-cao/ https://meyeucon.org/17525/xu-tri-dung-khi-tre-co-giat-do-sot-cao/#comments Mon, 20 Jun 2011 22:33:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=17525 Co giật do sốt cao là hiện tượng chỉ xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên rất nhanh trong một thời gian ngắn, thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi. Hiện tượng co giật rất có hại cho cơ thể và não của trẻ do thiếu oxy não, nhất là nếu cơ cơn co giật trẻ thường kèm nôn mửa. Nếu người lớn không biết xử trí kịp thời và đúng cách thì trẻ có thể bị tử vong do tắc thở vì ngạt, vì hít phải chất nôn hoặc bị viêm phổi nặng do chất nôn từ dạ dày trào ngược lên thực quản và đường thở gây tổn thương ở phổi.

Nhận biết cơn co giật do sốt cao và cách sơ cứu

Cơn co giật xuất hiện khi trẻ đang sốt cao trên 39oC, có tính chất lan tỏa toàn thân (hai tay, hai chân, mình và đầu). Thời gian co giật ngắn dưới

40 phút. Sau cơn co giật trẻ sẽ ngủ. Nên đánh thức trẻ tỉnh dậy ngay nếu không sẽ rơi vào trạng thái li bì, mê man, hôn mê, gọi hỏi không biết.

Cách sơ cứu lại trẻ co giật sốt cao: đặt trẻ nằm xuống giường hoặc phản bằng phẳng để đề phòng khi co giật trẻ có thể bị ngã hoặc va đập vào vật cứng. Tốt nhất là nên cởi bỏ hết quần áo cho trẻ, nếu không được thì nên nới rộng quần áo, nhất là vùng cổ.

Dùng khăn bông mềm nhúng vào nước ấm, vắt hết nước, lau khô khắp người cho trẻ, nhất là vùng nách, bẹn, trán, lau đi lau lại nhiều lần như thế cho đến khi trẻ hết giật. Vì trẻ co giật không uống được thuốc nên càng nhanh chóng đặt thuốc hạ nhiệt đường hậu môn: trẻ dưới 12 tuổi dùng viên paracetamol 80mg, trẻ lớn hơn dùng viên 150mg. Đợi khi trẻ ngừng co giật thì lật trẻ nằm nghiêng sang một bên ngay đầu trẻ ở vị trí an toàn, hơi ngửa ra sau để tránh trào ngược dịch nôn trớ của trẻ vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay để tìm và điều trị nguyên nhân, tránh co giật tái phát do sốt cao trở lại.

Một số điều cần tránh

Không nên tìm cách chống lại cơn co giật của trẻ bằng cách ghì thật chặt vì có thể sẽ gây tổn thương ở một số bộ phận của cơ thể hoặc có thể làm gãy xương trẻ. Không được cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì vì có thể gây sặc cho trẻ. Không được dùng vật cứng để ngang mồm trẻ vì sợ trẻ cắn vào lưỡi bởi trẻ rất ít khi cắn vào lưỡi trong cơn co giật. Nếu trẻ cắn vào lưỡi cũng không gây nguy hiểm bằng việc gang vào mồm trẻ bằng vật cứng sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, làm gãy răng, sụt lợi trẻ. Không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ mặc dù trong cơn sốt cao trẻ có thể bị rét run, cần phải tìm cách hạ nhiệt nhanh chóng bằng cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh. Đó là biện pháp tốt nhất và an toàn nhất để đề phòng và cắt cơn co giật cho trẻ.

Phòng chống cơn co giật khi trẻ bị sốt cao

Thông thường khi trẻ bị nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virút, ký sinh trùng…), cơ thể trẻ bị sốt nóng. Ở trẻ em thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37 – 37,5oC, khi lên đến 38oC là có sốt. Với mức sốt 38 – 38,5oC, cơ thể chịu đựng nhưng khó có thể chịu đựng nổi khi nhiệt độ trên 39 – 40oC gây mất nước và các chất điện giải, gây rối loạn thần kinh và co giật. Khi cơn co giật do sốt cao ở trẻ nếu đã xảy ra thì rất hay tái phát. Điều này gây hoang mang rất nhiều cho các bậc cha mẹ, đồng thời cũng gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Vì thế, khi trẻ có biểu hiện sốt cao cần đưa trẻ đi khám ngay để tìm nguyên nhân điều trị kịp thời.

Trong khi trẻ bị sốt cần cho uống nhiều nước, tốt nhất là nước ORS hoặc cho trẻ bú nhiều hơn, cởi bớt quần áo, đặt trẻ nằm nơi thoáng mát và không bao giờ được bọc kín hay ủ ấm trẻ. Phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ, bằng cách đo nhiệt độ cho trẻ khi trẻ sốt. Có 4 vị trí có thể đo nhiệt độ cho trẻ: nếu kẹp nhiệt kế vào nách trẻ thì phải cộng thêm 0,5oC nữa. Nếu đặt nhiệt kế trong hậu môn, cách này chính xác nhất, chỉ cần 1 – 2 phút là đọc được kết quả. Nếu cho nhiệt kế ngậm trong miệng, cách này dễ đặt nhưng phải để 7 – 10 phút mới đọc kết quả; nếu lấy nhiệt độ ở tai có thể đọc kết quả nhanh nhưng nếu có viêm tai thì khó chính xác.

]]>
https://meyeucon.org/17525/xu-tri-dung-khi-tre-co-giat-do-sot-cao/feed/ 3
Trẻ bị sốt cao, cần biết xử trí đúng và kịp thời https://meyeucon.org/16642/tre-bi-sot-cao-can-biet-xu-tri-dung-va-kip-thoi/ https://meyeucon.org/16642/tre-bi-sot-cao-can-biet-xu-tri-dung-va-kip-thoi/#comments Fri, 08 Apr 2011 21:27:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=16642 Khi trẻ bị sốt có nghĩa là cơ thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng…) chủ yếu là các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy… Với mức sốt vừa 38-38,5 độ C thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng khi trẻ bị sốt cao ở nhiệt độ 39-40 độ C, thậm chí trong thời gian dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh, co giật, thiếu ô xy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê hoặc tử vong….

Do đó cách xử trí đúng và kịp thời khi trẻ bị sốt cao trước khi đưa được trẻ đến cơ sở y tế để thầy thuốc khám xác định nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc là quan trọng, tránh được những hậu quả nặng nề, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cách xử trí đúng

Khi thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, dễ nổi cáu, ngủ lơ mơ, mặt đỏ hoặc tái mét, rùng mình, thân nhiệt tăng có nghĩa là trẻ đang lên cơn sốt. Cha mẹ hoặc người thân của trẻ cần làm như sau:

– Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ.

– Cặp nhiệt độ: Có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của trẻ. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số hiện trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0,3 – 0,4 độ. Ví dụ: nhiệt kế ghi 38 độ C thì thân nhiệt thực sự của bé khoảng 38,3 – 38,4 độ C.

– Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38 độ C: cởi bớt quần áo, không đắp chăn, chỉ mặc quần áo mỏng cho trẻ và theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần.

– Nếu thân nhiệt của trẻ khoảng 38 – 38,5 độ C: Chườm mát để hạ sốt cho trẻ: Cách làm: Cho ít nước lạnh vào trong chậu. Cho thêm nước nóng vào, bằng 1/2 lượng nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5 độ C, mặc lại quần áo cho trẻ. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.

– Nếu thân nhiệt của trẻ 38,5 độ C trở lên: Cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữ hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng. Nếu trẻ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.

– Cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Bù nước và điện giải cho trẻ bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.

– Cho trẻ ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp,… uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh,…

– Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Cần lưu ý không được làm như sau

– Mặc nhiều quần áo ấm hoặc đắp chăn khi trẻ đang sốt vì sẽ càng làm tăng thân nhiệt, rất nguy hiểm nếu trẻ sẽ sốt cao hơn gây co giật, thiếu ô xy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê và tử vong.

– Tuyệt đối không dùng nước đá để chườm cho trẻ sẽ khiến trẻ bị sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại vi.

– Không xát chanh hay đánh gió cho trẻ.

– Không dùng nhiều loại thuốc có chung một thành phần để hạ sốt sẽ dẫn đến quá liều có thể gây ngộ độc.

]]>
https://meyeucon.org/16642/tre-bi-sot-cao-can-biet-xu-tri-dung-va-kip-thoi/feed/ 4