Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những điều nên và không nên làm khi bé bị sốt https://meyeucon.org/9617/nen-va-khong-nen-khi-be-bi-sot/ https://meyeucon.org/9617/nen-va-khong-nen-khi-be-bi-sot/#comments Mon, 20 Oct 2014 01:00:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=9617 Khi bị sốt bé thường có triệu chứng gì? Bố mẹ nên làm gì để hạ sốt cho bé? Trong những trường hợp cẩn cấp phải xử lý như thế nào? Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết đây của chúng tôi nhé!

Cách xử lý khi bé bị sốt

Khi bé sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5 độ C – 38,5 độ C

Lúc này mẹ chưa cần cho bé uống thuốc hạ nhiệt, thay vào đấy mẹ hãy cởi bớt quần áo hoặc nới lỏng ra cho bé, đồng thời nên cho bé uống nhiều nước để tránh bị mất nước. Mẹ nên tiếp tục theo dõi, cứ 3-4 giờ nên đo nhiệt độ lại một lần để xem bé cho hạ nhiệt không.

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C

Mẹ hãy cho bé mặc quần áo mềm mỏng, thoáng, rộng, tuy nhiên cần chú ý tránh để gió lùa vào người bé…

Cho bé uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc ở hậu môn. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc hạ nhiệt nên trước khi dùng thuốc mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa nhi trước nhé.

Bên cạnh việc dùng thuốc, các mẹ nên pha nước ấm để tắm cho bé.

Khi trẻ bị sốt trên 39 độ C:

Lúc này mẹ vẫn cần sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên đồng thời phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Khi bị sốt, bé sẽ bị ra mồi hôi rất nhiều, đây cũng là lý do khiến bé bị mất nước và muối. Mẹ hãy bù năng lượng đã mất cho bé bằng cách thường xuyên cho bé uống nước, nước trái hoa quả giàu vitamin, hoặc là là mẹ có thể cho bé uống thêm vitamin và khoáng chất cần thiết, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú và ăn nhiều lần trong ngày.

Tùy theo tình trạng của bé, bố mẹ cần có việc làm phù hợp để giúp cải thiện sức khỏe cho con

Bố mẹ cần tránh

  • Khi bé sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5 độ C – 38,5 độ C đã cho bé dùng thuốc hạ sốt ngay
  • Cho bé dùng phối hợp nhiều loại thuốc cùng một lúc
  • Mặc nhiều quần áo cho bé
  • Cho bé tắm bằng nước lạnh và quá lâu
  • Khi trẻ sốt cao và đang làm kinh thì cho vài giọt chanh vào trong miệng trẻ.
  • Tự ý mua thuốc Aspirin hay các thuốc kháng viêm nonsteroids hoặc truyền dịch cho bé mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ

Khi nào cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế?

  • Bé khóc liên tục trong vài giờ
  • Bé cảm thấy khó chịu
  • Rơi vào tình trạng hôn mê
  • Bé sốt cao kèm theo một số dấu hiệu như mệt mỏi, thóp của trẻ sơ sinh phồng lên, cổ bị cứng lại, li bì, co giật, bỏ ăn không uống hoặc nôn, đau bụng, xuất huyết, rét run, khó thở…Bị tím môi, lưỡi và móng tay
  • Những trường hợp sốt cao mặc dù mẹ đã dùng thuốc hạ nhiệt và các biện pháp trên mà không giảm.
]]>
https://meyeucon.org/9617/nen-va-khong-nen-khi-be-bi-sot/feed/ 13
Chú ý khi sử dụng thuốc chống sốt co giật ở trẻ em https://meyeucon.org/16164/chu-y-khi-su-dung-thuoc-chong-sot-co-giat-o-tre-em/ https://meyeucon.org/16164/chu-y-khi-su-dung-thuoc-chong-sot-co-giat-o-tre-em/#comments Wed, 16 Mar 2011 22:33:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=16164 Co giật do sốt cao là một bệnh hay gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi (chủ yếu ở lứa tuổi từ 12 – 18 tháng).


Trước hết cần nói rằng: co giật là biểu hiện của trạng thái rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh tự động do luồng điện sinh học đột ngột, quá mức có tính nhất thời của một số tế bào thần kinh. Co giật do sốt là những cơn co giật xảy ra trong khi sốt do một bệnh cấp tính. Cơn co giật có thể toàn thân hay cục bộ, kéo dài dưới 5 phút, 1 cơn/ngày nếu sốt giật đơn thuần hoặc có khi trên 15 phút, trên 2 cơn/ngày khi sốt giật phức tạp.

Để tránh các cơn co giật cho trẻ, phương pháp tốt nhất là tránh cho trẻ không bị sốt. Và nếu trẻ bị sốt thì cần kiểm soát chặt chẽ để thân nhiệt không vượt quá 37,5o C, có thể dùng cho trẻ paracetamol và aspirin (có chỉ định của thầy thuốc) xen kẽ nhau với liều phù hợp lứa tuổi, mặt khác cần điều trị nguyên nhân gây sốt.

Tuy nhiên, trên thực tế việc kiểm soát chặt chẽ thân nhiệt không dễ dàng vì nhiệt độ cơ thể trẻ có thể tăng lên rất nhanh. Do đó trong một số trường hợp, nếu trẻ xuất hiện hai hay nhiều cơn co giật khi sốt cao, có thể cho trẻ uống thuốc chống co giật trong thời gian từ 18 – 24 tháng, có chỉ định và kiểm soát của thầy thuốc. Thuốc hay được sử dụng là: valproate de sodium (depakine) hoặc phenobarbital (gardenal). Việc sử dụng các thuốc này cần hết sức lưu ý:
Cần thận trọng khi dùng thuốc chống co giật cho trẻ em.

– Valproate de sodium: Chia làm 2 lần trong ngày, uống trước bữa ăn, uống vào giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột. Tác dụng không mong muốn: buồn ngủ, lú lẫn (hiếm gặp), rối loạn tiêu hoá gặp trong giai đoạn đầu của điều trị (hạn chế bằng tăng liều dần); tăng cân do ăn ngon miệng; giảm tiểu cầu (mức độ nhẹ); tăng nhẹ men gan; dị ứng da (hiếm); viêm gan huỷ hoại tế bào gan rất nặng nhưng không liên quan đến liều lượng, thường xuất hiện trong 6 tháng đầu của điều trị, hay gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi dùng đa trị liệu (phối hợp nhiều loại thuốc).

– Phenobarbital: Uống 1 lần trong ngày, uống vào một giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột. Tác dụng không mong muốn: ngủ gà, rối loạn chức năng nhận thức, kích động ở trẻ em; còi xương và nhuyễn xương (vì thoái dáng vitamin D); nhiễm độc da.

Ở những trẻ đã có bệnh động kinh đang điều trị, sốt cũng là một yếu tố làm cơn giật tái diễn, do đó ngoài việc tránh cho trẻ không bị sốt thì cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc kháng động kinh theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.

Làm gì khi bé bị co giật do sốt

Phương pháp xử trí khi trẻ bị co giật do sốt gồm: cho trẻ nằm yên, tránh mọi kích thích như gọi, hỏi, tiếng động…; dùng vật mềm đặt giữa hai hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi; đặt đầu trẻ nghiêng sang phải, cởi cúc quần áo để trẻ dễ thở, mùa lạnh nên lưu ý đắp khăn giữ ấm vùng cổ, ngực cho trẻ. Nếu có điều kiện thì cho thở ôxy, đếm mạch, nhịp thở xem bao nhiêu lần/một phút. Khi sốt trên 38oC, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol 15mg/kg cân nặng/1 lần, uống hay đặt hậu môn, dùng nhắc lại sau 5-6 giờ. Sau đó chuyển trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị tiếp.

]]>
https://meyeucon.org/16164/chu-y-khi-su-dung-thuoc-chong-sot-co-giat-o-tre-em/feed/ 1
Tại sao sốt không đáng sợ với trẻ? https://meyeucon.org/16158/tai-sao-sot-khong-dang-so-voi-tre/ https://meyeucon.org/16158/tai-sao-sot-khong-dang-so-voi-tre/#comments Wed, 16 Mar 2011 22:06:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=16158 Đừng cuống lên tìm cách hạ sốt khi trẻ bị ốm, hãy thả lỏng và để cơn sốt làm nhiệm vụ của nó, một nghiên cứu mới vừa cho biết.

Đa số các ông bố bà mẹ sẽ hoảng lên nếu sờ thấy trán con ấm bất thường. Và lẽ tự nhiên là họ sẽ căng thẳng tìm mọi cách để dập cơn sốt của bé.

Nhưng theo báo cáo mới đây của Viện Nhi khoa Mỹ, hạ sốt ngay lập tức bằng ibuprofen hoặc acetaminophen không phải là cách tốt nhất.

Lý do: Cơn sốt là cơ chế sinh lý có hiệu quả trong việc chống lại sự nhiễm trùng, vì thế việc hạ sốt có thể lại cản trở quá trình lành bệnh.

Cũng theo báo cáo này, ngay cả khi trẻ bị sốt nhẹ, nhiều bậc phụ huynh đã muốn cho bé dùng thuốc, bởi họ chỉ muốn kim nhiệt kế ở mức bình thường. Thực tế là, không có bằng chứng cho thấy sốt sẽ làm bệnh tình của bé nặng lên, hoặc gây các biến chứng thần kinh dai dẳng.

“Vì thế, mục tiêu cơ bản nhất khi trẻ sốt là làm cho thể trạng bé thật thoải mái, thay vì nhăm nhăm làm mát”, báo cáo cho biết.

“Chẳng hạn, nếu em bé một tuổi của bạn bị giật giật tai, trông khó ở và thân nhiệt là 39,5 độ C, bạn sẽ muốn cho bé uống thuốc ngay để bé cảm thấy dễ chịu. Nếu thân nhiệt mới hạ xuống 38,3 độ C nhưng bé đã dễ chịu, thế là ổn. Đừng lo lắng về việc phải hạ nhiệt độ của bé xuống 37 độ C”.

“Sau cùng, sốt là bạn của chúng ta”, tiến sĩ Sullivan nói. “Thông thường, đó là phản ứng tích cực. Nó làm giảm khả năng phân chia của virus và vi khuẩn trong cơ thể, và kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều bạch cầu – vũ khí chống lại nhiễm trùng”.

Dưới đây là những lời khuyên cụ thể của tiến sĩ Sullivan khi trẻ ốm, trên rodale.com:

  • Đừng chỉ tập trung vào hiện tượng sốt. Ngay cả khi trẻ không sốt hoặc quấy khóc dễ nhận thấy, thì bé có chơi đùa không? Bé vẫn đang chạy nhảy hay ngủ lịm? Bé có khó thở không? Bé có đau không? Da có ửng đỏ không? Tất cả những đặc điểm này đều là dấu hiệu bé bị ốm, cần điều trị.
  • Cảnh giác với sự mất nước: Thân nhiệt tăng cao sẽ thúc đẩy sự mất nước, và bản thân chuyện này đã là một vấn đề. Hãy xem miệng bé có khô không, có đi tiểu ít hơn bình thường không. Nếu bé ói mửa, cần bổ sung nước bù điện giải. Nếu bé không ói, có thể cho bé uống loại nước nào mà bé thích, như nước trắng, nước hoa quả.
  • Nếu bé bị một loại bệnh mãn tính, thì sốt lúc đó sẽ nguy hiểm hơn nhiều. Chẳng hạn, với trẻ bị bệnh tim mạch, sốt có thể khiến tim làm việc khó nhọc hơn. Khi đó, cần phải xin ý kiến bác sĩ ngay.
  • Để ý đến những điều nhỏ nhất. Một bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi khi tăng cao quá 38 độ C cần phải gặp bác sĩ ngay. Ở tuổi này, các bé quá nhỏ để uống thuốc, và thân nhiệt có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng hơn.
  • Cho bé uống thuốc với liều chính xác. Một phần lớn các ông bố bà mẹ cho trẻ uống thuốc quá liều hoặc không đủ liều, thường là do họ dùng dụng cụ đo không chính xác.
  • Để trẻ ngủ. Đừng đánh thức trẻ dậy để cho uống thuốc. Nếu bé ngủ được, nghĩa là bé thấy thoải mái. Bé sẽ cần nghỉ ngơi hơn.
]]>
https://meyeucon.org/16158/tai-sao-sot-khong-dang-so-voi-tre/feed/ 1
Trẻ bị ho và sốt về đêm, cháu bị bệnh gì? https://meyeucon.org/6941/tre-bi-ho-va-sot-ve-dem-chau-bi-benh-gi/ https://meyeucon.org/6941/tre-bi-ho-va-sot-ve-dem-chau-bi-benh-gi/#comments Fri, 09 Jul 2010 09:41:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=6941 Hỏi: Tôi có 2 bé gái sinh đôi, được gần 10 tháng tuổi. Gần một tuần nay cả 2 cháu đều có hiện tượng sốt, ho vào giữa đêm và gần sáng. Khoảng 9 giờ sáng đến tối các cháu lại bình thường. Tôi đã cho các cháu uống thuốc hạ sốt và thuốc ho nhưng vẫn không khỏi. Xin hỏi cháu bị bệnh gì?

Cần cho trẻ đi khám nếu sốt, ho hơn 3 ngày

Trả lời: Chào bạn, nếu cháu ho mà kèm sốt, đặc biệt là hơn 3 ngày thì không nên tự uống thuốc mà cần phải đi đến cơ quan y tế để khám bệnh. Khi thay đổi thời tiết nhất là vào mùa này trẻ rất dễ bị viêm đường hô hấp. Nếu trẻ sốt cao và kèm khó thở thì nên mang trẻ đến bệnh viện vì cháu có thể bị viêm phổi. Nếu điều trị muộn sẽ rất nguy hiểm.

Muốn tránh cho trẻ ít mắc bệnh vào mùa này cần giữ ấm, tránh sinh hoạt ở những nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cần thực hiện một số biện pháp để tăng sức đề kháng cho trẻ như: dinh dưỡng tốt, ngủ đầy đủ, uống nhiều nước.

]]>
https://meyeucon.org/6941/tre-bi-ho-va-sot-ve-dem-chau-bi-benh-gi/feed/ 7
Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ em https://meyeucon.org/851/nhung-dau-hieu-nguy-hiem-o-tre-em/ https://meyeucon.org/851/nhung-dau-hieu-nguy-hiem-o-tre-em/#respond Fri, 26 Mar 2010 14:33:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=851 Nhiều bác sĩ cho biết, không ít bậc cha mẹ có thói quen chủ quan, lơ là với những biểu hiện sức khỏe bất thường của bé. Kết quả, họ thường đưa các bé đi khám khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng.

Sốt ở bé sơ sinh

Nếu bé dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bị sốt cao thì nhiều khả năng bé bị ốm nặng hơn cha mẹ nghĩ. Cho dù bé bị sốt mà không kèm theo những triệu chứng nào khác thì bạn vẫn nên lưu ý. Giai đoạn này, do hệ miễn dịch của bé còn yếu nên bé có thể dễ dàng mắc một chứng bệnh truyền nhiễm trầm trọng. Nhiều bậc phụ huynh nhầm tưởng bé bị sốt là do cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu mắc cảm lạnh, bé thường không có dấu hiệu bị sốt quá cao.

Bé bị phát ban kèm theo sốt

Nếu bé xuất hiện những đám phát ban nhỏ li ti, màu đỏ (kèm sốt) thì có thể bé mắc chứng bệnh viêm màng não. Những nốt ban trông giống như đốm xuất huyết sẽ giữ nguyên màu sắc nếu bạn dùng tay ấn vào chúng; hoặc nốt ban có xu hướng chuyển sang màu tái trong giây lát khi bạn ấn ngón tay vào chúng; sau đó, chúng sẽ trở lại màu sắc như bình thường. Bé có thể xuất hiện những đốm xuất huyết trên da (không kèm sốt) sau khi bé bị ho hoặc nôn (trớ). Cũng có thể bé bị xuất huyết da sau khi tắm. Trường hợp này, đốm xuất huyết có thể được gây ra bởi sự phá vỡ các mao mạch, bạn nên đưa bé đi khám sớm.

Mí mắt của bé bị sưng đau kèm theo sốt

Sưng mí mắt có thể do bé bị côn trùng cắn; tuy nhiên, nếu kèm theo sốt, có thể bé bị nhiễm trùng xoang.

Dấu hiệu khác là mí mắt bé bị đỏ và sưng phù. Vài giờ đồng hồ sau, mí mắt của bé tiếp tục phồng lên khiến bé khó khăn khi cử động. Bạn nên đưa bé đi khám ngay lập tức.

Bé bị ho liên tục

Nếu bé bị ho nặng kèm dấu hiệu thở khò khè thì nhiều khả năng bé bị chứng hen suyễn tấn công. Trường hợp này, bé cần được khám và dùng thuốc trị hen theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bé tỉnh giấc giữa đêm cùng những tràng ho không ngớt thì có thể bé mắc chứng bệnh về thanh quản. Lúc này, bạn có thể bế bé đến khu vực không khí thoáng hơn như đứng cạnh một khung cửa sổ mở. Bạn nên đưa bé đi khám khẩn cấp nếu bé có dấu hiệu khó thở: xương sườn của bé cử động lên – xuống theo từng nhịp thở, cánh mũi của bé phập phồng…

Bé nôn (trớ) liên tục

Nếu tình trạng nôn (trớ) ở bé lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc bé có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, bạn nên đưa bé đi khám. Trường hợp khẩn cấp khác là khi bé bị nôn (trớ) ra máu hoặc đờm xanh, đờm vàng. Dấu hiệu này có thể là triệu chứng hẹp môn vị ở bé. Bé cần được chỉ định dùng thuốc và phẫu thuật bởi bác sĩ.

Bé đi khập khiễng hoặc mất khả năng leo trèo

Nếu bé khó khăn trong đi lại (không thể đứng bằng một chân); bé đột nhiên bị sốt thì có thể bé bị nhiễm trùng xương đầu gối hoặc xương hông. Trường hợp này, bé cần được bác sĩ khám nhanh chóng, bởi vì sự nhiễm khuẩn có khả năng phá hủy các khớp xương ở bé. Đôi khi, dấu hiệu bệnh ở bé sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu bé không được điều trị bằng kháng sinh (theo chỉ định của bác sĩ) trong vòng 48 giờ sau đó. Dấu hiệu điển hình là bé bị ốm trong ngày đầu tiên. Ngày tiếp theo, bé có khả năng bị sốt cao và đau nghiêm trọng ở một phần xương trên cơ thể. Nếu bé không thể cử động khuỷu tay, chân, vai thì bạn càng nên đưa bé đi khám sớm (đặc biệt là những bé dưới 2 tuổi).

Bé bị đau khuỷu tay

Nếu bạn chạm vào tay bé, bé phản ứng bằng cách khóc thét, kéo tay ra xa thì có thể bé đang bị đau khuỷu tay. Chứng bệnh này có thể gặp ở bé dưới 6 tuổi. Nguyên nhân có khả năng do bé bị trật khớp khuỷu tay. Trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác nắn, chỉnh để khớp khuỷu của bé trở về đúng vị trí. Bạn nên đưa bé đi khám trước khi khuỷu tay bé có dấu hiệu bị sưng phù.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
https://meyeucon.org/851/nhung-dau-hieu-nguy-hiem-o-tre-em/feed/ 0
Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị sốt? https://meyeucon.org/351/vi-sao-tre-so-sinh-de-bi-sot/ https://meyeucon.org/351/vi-sao-tre-so-sinh-de-bi-sot/#comments Sun, 21 Mar 2010 07:24:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=351 Do thân nhiệt ở bé chưa ổn định như người lớn nên nguyên nhân gây sốt ở bé, đôi khi, là do mẹ ủ quá ấm hoặc mất nước. Cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay nếu thấy bé dưới 3 tháng tuổi bị sốt.

1. Nhiễm trùng

Sốt là phản ứng tự nhiên khi bị nhiễm trùng ở người lớn, nhưng chỉ một nửa số bé sơ sinh bị sốt khi nhiễm trùng. Đặc biệt, với những bé sinh non, nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, nhất là khi bé sốt kèm những triệu chứng khác như thay đổi hành vi, tần suất bú và cả màu sắc trên da.

2. Quá nóng

Nhiều người mẹ “ra sức” ủ ấm cho bé bằng chăn ấm, khăn cotton và những bộ quần áo kín mít. Nếu nhiệt độ trong phòng quá cao thì bé có thể bị nóng quá, dù đó là thời tiết mùa đông. Tình trạng tương tự xảy đến khi bé bị ủ nóng và ngồi cùng mẹ trong ôtô. Nếu cho bé tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời thì bé cũng bị nóng quá. Tất cả những yếu tố trên có khả năng gây sốt cho bé sơ sinh. Nguy hiểm hơn, khi thân nhiệt tăng cao, bé có thể rơi vào trạng thái đột quỵ và dẫn tới tử vong.
Nếu để bé sốt cao dễ dẫn tới bị co giật

Để tránh bé nóng quá, nếu nhiệt độ trong phòng ở mức bình thường, bạn hãy mặc cho bé giống như cách bạn và những người xung quanh đang mặc.

3. Mất nước

Một số bé không nhận đủ sữa mẹ sẽ khiến thân nhiệt tăng cao, gây sốt. Điều này thường xuất hiện ở ngày thứ 2-3 sau khi chào đời. Nếu cơ thể không được bổ sung thêm sữa mẹ bằng cách tăng cường những cữ bú thì bé có thể bị mất nước.

]]>
https://meyeucon.org/351/vi-sao-tre-so-sinh-de-bi-sot/feed/ 1