Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Phát minh hữu ích: túi giữ nhiệt cho trẻ sinh non https://meyeucon.org/35041/phat-minh-huu-ich-tui-giu-nhiet-cho-tre-sinh-non/ https://meyeucon.org/35041/phat-minh-huu-ich-tui-giu-nhiet-cho-tre-sinh-non/#respond Wed, 23 Jul 2014 16:00:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=35041 Đôi khi những phát minh y học đơn giản lại có thể góp phần bảo vệ hàng ngàn sinh mạng. Ở đây, chúng tôi muốn nhắc tới một phát minh của Jane Chen và Rajan Patel, đó chính là túi ủ ấm dành cho trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 20 triệu trẻ sơ sinh thiếu tháng được sinh ra. Chúng phải đấu tranh để giành giật sự sống và sự chăm sóc y tế là rất cần thiết. Những cơ thể bé bỏng này khó có thể duy trì được nhiệt độ cơ thể với sự yếu ớt và làn da mỏng manh của mình. Trong số đó, có khoảng 14% trẻ sơ sinh được coi là nhẹ cân, những đứa trẻ này chiếm tới 60-80% số ca tử vong ở trẻ sơ sinh.

Túi ủ trẻ sinh non
Túi ủ trẻ sinh non

Giải pháp là phải giữ ấm cho trẻ sinh non trong một lồng ấp ở bệnh viện với chi phí rất cao và sẽ vô cùng khó khăn cho các bậc phụ huynh ở những nước đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Ở đó, người ta phải tìm mọi biện pháp để duy trì nhiệt độ cơ thể cho những đứa trẻ sơ sinh. Họ có thể dùng những chai nước nóng để gần trẻ hoặc đặt chúng dưới bóng đèn, những giải pháp đó là không những không hiệu quả mà còn không an toàn. Kết quả là, có đến 4 triệu trẻ sinh non bị tử vong mỗi năm. Có 2/3 các ca tử vong xảy ra trong mười quốc gia khác nhau nhưng có đến 1/3 tổng số ca này xảy ra ở Ấn Độ!

Những trẻ sống sót thường phải chịu đựng những vấn đề nghiêm trọng, lâu dài về sức khỏe (bệnh tiểu đường, bệnh tim, rối loạn chức năng tâm thần…) bởi vì chúng phải ‘chiến đấu’ chống lại quá trình suy giảm thân nhiệt thay vì phát triển.

Để giải quyết vấn đề này Jane và Rajan, sinh viên tốt nghiệp của Đại học Stanford, đã tạo ra một sản phẩm đơn giản, có tính cơ động cao, có thể tái sử dụng, không cần điện và giá thành hạ. Sản phẩm này là túi ủ ấm, nó rất an toàn và dễ sử dụng. Nó không có bộ phận chuyển động và có thể được khử trùng rất dễ dàng. Nó trông giống như một túi ngủ nhỏ nhưng có thiết kế rất thông minh.

Nó có một túi chứa một loại vật liệu có thể tỏa nhiệt để duy trì nhiệt độ 37 độ C (98oF) – nhiệt độ lý tưởng cho sự sống của trẻ sơ sinh. Túi này có thể được lấy ra khỏi tấm mền cách nhiệt và khôi phục lại khả năng tỏa nhiệt bằng cách đặt nó trong nước nóng khoảng 15 phút.

Vật liệu biến đổi pha này có thể duy trì một nhiệt độ ổn định trong vòng 4 giờ bằng cách hấp thụ nhiệt nếu bé quá nóng hoặc tỏa nhiệt nếu em bé quá lạnh.

]]>
https://meyeucon.org/35041/phat-minh-huu-ich-tui-giu-nhiet-cho-tre-sinh-non/feed/ 0
Nguyên nhân và cách phòng tránh sinh non https://meyeucon.org/31771/nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-sinh-non/ https://meyeucon.org/31771/nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-sinh-non/#respond Wed, 25 Dec 2013 04:00:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=31771 Sinh non là khi trẻ được sinh ra từ hết 22 tuần đến trước khi hết 36 tuần. Sinh cực non là khi thai dưới 28 tuần. Sinh rất non là khi thai từ 28 tuần đến 33 tuần 6 ngày. Sinh non muộn là khi thai nhi từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày. Vậy nguyên nhân và cách phòng tránh như thế nào?

Có trên 50% trường hợp chuyển dạ sinh non không tìm được nguyên nhân.
Có trên 50% trường hợp chuyển dạ sinh non không tìm được nguyên nhân.

Ths.BSPhạm Thị Thu Hương, Trưởng Khoa Sanh, BVNhân dân Gia Định cho biết, trên 50% trường hợp chuyển dạ sinh non không tìm được nguyên nhân nhưng vẫn có một số yếu tố có thể gây ra như sau:

1. Do thai

  • Vỡ ối non: Chiếm 30% các cuộc chuyển dạ sinh non, 80% các trường hợp vỡ ối non không xác định được nguyên nhân.
  • Đa thai: Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày đối với đơn thai, song thai là 261,5 ngày và 3 thai là 246,5 ngày.
  • Đa ối: Chiếm 0,4-1,6% các thai. Khoảng 1/3 trường hợp đa ối có thể gây chuyển dạ sinh non.
  • Thai dị dạng: Cũng thường gây chuyển dạ sinh non nhất là khi kết hợp với đa ối (thai vô sọ), hoặc thiểu ối (không có thận).
  • Viêm màng ối do nhiễm trùng.

2. Do bệnh lý của mẹ

  • Cao huyết áp do thai đôi khi cần chấm dứt thai kỳ sớm do tình trạng bất ổn của mẹ và thai nhi.
  • Viêm đài bể thận, nhất là khi kết hợp với sốt.
  • Viêm ruột thừa thường đi kèm với chuyển dạ sinh non. Có 2 giả thuyết giải thích tình trạng này, một là tử cung bị kích thích do các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm, hai là sự phóng thích nội độc tố của vi trùng cùng với sự tăng nhiệt độ.
  • Tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển.
  • Hở eo tử cung.
  • Tiền căn sinh non, nguy cơ tái phát sinh non chiếm 25-50%. Nguy cơ càng cao nếu càng có nhiều lần sinh non trước đó.
  • Tiền căn sẩy, nạo thai ảnh hưởng lên sinh non nhưng chưa được chứng minh.
  • Tỷ lệ sinh non cao ở những sản phụ có tình trạng kinh tế xã hội thấp. Những yếu tố quan trọng nhất trong nhóm này gồm dinh dưỡng kém, không được chăm sóc tiền sản đầy đủ, mẹ quá trẻ dưới 20 tuổi hoặc lớn hơn trên 40 tuổi và lao động nặng nhọc quá sức.
  • Mẹ hút thuốc, uống rượu.
  • Mẹ bị stress trầm trọng.

3. Do nhau

  • Nhau tiền đạo, nhau bong non.
  • Thiểu năng nhau làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ.

Dấu hiệu sinh non

  • Có 4 cơn gò trong 20 phút hay 8 cơn gò trong 60 phút.
  • Cổ tử cung mở từ 2 cm trở lên hoặc xóa ít nhất 80%.
  • Có sự thay đổi ở cổ tử cung được nhận định trong nhiều lần khám liên tiếp.
  • Vỡ ối.

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu và triệu chứng giúp chẩn đoán sớm chuyển dạ sinh non như ra nhớt hồng hoặc dịch nhầy cổ tử cung, đau thắt lưng, trì nặng bụng, chuột rút, đau quặn ruột có thể kèm tiêu chảy…

Một số biện pháp dự phòng sinh non

Mặc dù có nhiều loại thuốc ngăn chặn chuyển dạ sinh non đã được đưa vào sử dụng, nhưng kết quả không phải lúc nào cũng thành công, do đó phòng bệnh vẫn tốt hơn là điều trị.

Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như ngưng hút thuốc, điều trị viêm nhiễm như viêm nha chu, viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo…

Xác định nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao là bước đầu trong việc ngừa chuyển dạ sinh non, cần chú ý tiền căn sinh non và các trường hợp cổ tử cung mở sớm.

Các biện pháp phòng tránh tổng quát

  • Chăm sóc tiền sản, đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân của chuyển dạ sinh non.
  • Tập thể dục nhẹ không có hại, tuy nhiên cần tránh sự tập luyện quá sức trong lúc mang thai và ở những thai phụ có nguy cơ cao.
  • Thuốc lá là nguyên nhân của sinh non và chậm tăng trưởng trong tử cung nên thai phụ phải được khuyến khích bỏ thuốc lá.
  • Không uống rượu.
  • Tinh dịch chứa nhiều prostaglandins và sự hiện diện của nó trong âm đạo có thể gây cơn co tử cung. Những cơn co tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm. Vì vậy không cần kiêng giao hợp trong thai kỳ bình thường nhưng cần phải tránh giao hợp trong thai kỳ có nguy cơ sinh non.
  • Thai phụ nên đến khám khi có những triệu chứng báo hiệu chuyển dạ sinh non như đau lưng, thoát dịch âm đạo bất thường hoặc tiêu chảy. Chẩn đoán sớm là cơ hội tốt để điều trị thành công.
  • Viêm âm đạo và cổ tử cung – nhiễm trùng tại chỗ có thể là nguyên nhân của sinh non và vỡ ối non, vì thế thai phụ cần xét nghiệm khí hư và điều trị thích hợp.
  • Nhiễm trùng đường tiểu như viêm bể thận thường kết hợp với gia tăng tần số sinh non.
  • Sốt cao cấp tính do bất kỳ bệnh lý nào cũng có thể gây sinh non nên phải được điều trị nhanh chóng và tích cực.

Những biến chứng nội khoa như các bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường nếu được theo dõi và xử trí thích hợp sẽ tránh được nhiều trường hợp phải chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm.

Những biện pháp phòng tránh đặc biệt:

  • Hiện nay chưa có bằng chứng nào chắc chắn cho thai phụ nằm nghỉ có thể ngăn ngừa khởi phát chuyển dạ sinh non. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy nằm nghỉ có tác dụng tốt trong đa thai và là một biện pháp vô hại. Do đó thai phụ có nguy cơ sinh non cần được khuyến khích nghỉ ngơi hợp lý.
  • Thuốc giảm co beta – adrenergic được sử dụng ngày càng nhiều để ngăn chặn sinh non ở những thai phụ có nguy cơ cao. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng tốt trong đa thai.
  • Chế độ chăm sóc tiền sản đặc biệt cho những thai phụ có nguy cơ sinh non. Thai phụ sẽ được theo dõi và thăm khám hàng tuần.
  • Dự phòng sinh non bằng cách khâu eo tử cung trong trường hợp hở eo tử cung, progesterone đặt âm đạo.
]]>
https://meyeucon.org/31771/nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-sinh-non/feed/ 0
Biện pháp giúp cho não của trẻ sinh thiếu tháng phát triển bình thường https://meyeucon.org/26393/giup-khuyen-khich-nao-tre-sinh-non-phat-trien-binh-thuong/ https://meyeucon.org/26393/giup-khuyen-khich-nao-tre-sinh-non-phat-trien-binh-thuong/#respond Sat, 02 Feb 2013 01:00:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=26393 Theo một nghiên cứu mới đây thì việc chăm sóc tích cực tại bệnh viện những trẻ sinh non sẽ giúp giảm thiểu những ảnh hưởng đến khả năng nhận thức về sau của trẻ.

Trẻ sinh non được nuôi dưỡng trong lồng ấp.

Trẻ sinh non, tức sinh sớm từ 3 tuần trở lên, thường gặp khó khăn trong học tập khi đến tuổi đi học.

Đó là nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học từ Trường đại học British Columbia (Canada) vừa được xuất bản trên tạp chí Science Translational Medicine.

Nhóm nghiên cứu đã chụp cộng hưởng từ (MRI) não của 95 trẻ sinh trước từ 8 đến 16 tuần so với bình thường (40 tuần) và được nuôi trong lồng ấp.

Sau đó, họ so sánh với kích cỡ đầu, cân nặng và chiều dài cơ thể của trẻ.

Họ nhận thấy những trẻ nào càng tăng trưởng nhanh thì sự phát triển của chất xám trong não càng diễn ra nhanh chóng và bình thường.

Nhóm nghiên cứu cho rằng sự tăng cường dưỡng chất và giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sinh non có thể giúp khuyến khích sự phát triển thần kinh bình thường của trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/26393/giup-khuyen-khich-nao-tre-sinh-non-phat-trien-binh-thuong/feed/ 0
Xét nghiệm máu có thể dự báo nguy cơ sinh con thiếu tháng https://meyeucon.org/25055/xet-nghiem-mau-co-the-du-bao-nguy-co-sinh-con-thieu-thang/ https://meyeucon.org/25055/xet-nghiem-mau-co-the-du-bao-nguy-co-sinh-con-thieu-thang/#respond Tue, 16 Oct 2012 03:00:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=25055 Sinh thiếu tháng (sinh non) hiện đang là vấn đề lớn nhất đối với y học chu sinh, vì nó làm tăng nguy cơ sinh ra đứa trẻ bị bệnh nặng. Vậy có phương pháp nào có thể dự  đoán thai phụ có nguy cơ sinh con thiếu tháng?

Sinh con thiếu tháng làm tăng nguy cơ sinh ra đứa trẻ bị bệnh nặng.

Vấn đề là thực sự chỉ 30% số phụ nữ có những cơn co tử cung sớm khiến họ sinh con thiếu tháng.

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Sahlgrenska, Trường đại học Gothenburg, Thụy Điển, đã nghiên cứu 142 thai phụ đến Bệnh viện Trường đại học Sahlgrenska trong khoảng thời gian 1995-2005 do có những cơn co tử cung sớm nhưng không vỡ ối.

Họ đã triển khai một phương pháp dự báo thai phụ có những cơn co tử cung để sinh con trong vòng 7 ngày. Phương pháp này tạo ra những cơ hội mới để trì hoãn đẻ và chuẩn bị chăm sóc cho trẻ sinh thiếu tháng.

Tác giả nghiên cứu Panagiotis Tsiartas cho biết: để có thời gian cung cấp cortison cho thai phụ, giúp tăng cường sự phát triển phổi của thai nhi, thực hành phổ biến là trì hoãn sinh con 2 ngày để điều trị. Dự báo những thai phụ nhập viện vì có cơn co tử cung sớm khiến sinh con thiếu tháng, theo dõi và điều trị là rất quan trọng.

Phương pháp này dựa vào một xét nghiệm máu mới được triển khai, xem xét 2 protein đặc trưng trong máu thai phụ kết hợp với siêu âm để đo chiều dài cổ tử cung.

Về mặt thống kê thì phương pháp này có thể dự báo chính xác 75-80% phụ nữ sẽ sinh con thiếu tháng.

Tác giả hy vọng xét nghiệm này có thể mang lại cách điều trị mới giúp ngăn ngừa sinh non và điều trị những biến chứng nghiêm trọng do sinh non.

]]>
https://meyeucon.org/25055/xet-nghiem-mau-co-the-du-bao-nguy-co-sinh-con-thieu-thang/feed/ 0
Trẻ sinh non cần bổ sung những chất dinh dưỡng nào? https://meyeucon.org/24898/tre-sinh-non-can-bo-sung-nhung-chat-dinh-duong-nao/ https://meyeucon.org/24898/tre-sinh-non-can-bo-sung-nhung-chat-dinh-duong-nao/#comments Wed, 03 Oct 2012 02:00:10 +0000 https://meyeucon.org/?p=24898 Sữa mẹ là nguồn thức ăn quí giá, là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển và còn là nguồn kháng thể để giúp trẻ chống lại nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời.

Nhưng do đặc điểm sinh lý đặc thù của trẻ sinh non, một vài nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm) và vitamin (D, C, B) trong sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của chúng, mà những yếu tố dinh dưỡng này đảm bảo nhu cầu cần thiết cho sự phát triển trí lực và thể cách của trẻ sinh non, nếu không kịp thời bổ sung thì sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, bất lợi cho sự phát triển trí lực của trẻ sinh thiếu tháng.

Đảm bảo nhu cầu cần thiết cho sự phát triển trí lực và thể cách của trẻ sinh non.

Trẻ sinh non dễ bị thiếu những chất dinh dưỡng nào?

Canxi

Hàm lượng canxi, phốt-pho trong sữa mẹ ở trẻ sinh thiếu tháng ít, cho dù đủ sữa cho con bú thì lượng hấp thụ canxi cũng chỉ chiếm 1/3 – ½ thời kỳ cuối của thai nhi. Trong khi đó lượng tích lũy sắt, phốt-pho cuối thai kỳ chiếm 80% tổng lượng tích lũy, cộng thêm dịch tiết acid không đủ, lượng hấp thụ vitamin D tan trong chất béo quá thấp, khiến trẻ sinh thiếu tháng có tuổi thai càng nhỏ thì càng dễ bị thiếu sắt, hơn nữa nếu tốc độ tăng trưởng của trẻ sinh thiếu tháng nhanh hơn trẻ sinh đủ tháng thì chúng lại dễ mắc bệnh còi xương do thiếu canxi.

Thiếu sắt

Thông thường, việc tái hấp thụ sắt diễn ra khi thai gần đủ tháng, do đó những trẻ sinh thiếu tháng thường không dự trù đủ lượng sắt cần thiết.

Thiếu kẽm

Với những trẻ sinh đủ tháng giá trị kẽm trong máu thường cao, do đó rất ít trẻ bị thiếu kẽm. Còn những trẻ sinh thiếu tháng do tuổi thai chưa đủ, dự trữ kẽm ít, kết hợp với hàm lượng kẽm trong sữa mẹ ở trẻ sinh non không thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nên rất dễ bị thiếu kẽm.

Thiếu vitamin

Hàm lượng vitamin nhóm E, C, B và axit folic trong sữa mẹ không đủ, nếu tốc độ tăng trưởng của trẻ sinh non nhanh thì lượng nhu cầu đối với những vitamin này là tương đối lớn. Nếu sữa mẹ không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của trẻ sinh non đối với những nguyên tố vi lượng và vitamin này thì cần bổ sung thích hợp.

Có thể thấy, sở dĩ trẻ sinh thiếu tháng dễ thiếu chất dinh dưỡng là bởi vì chúng bị sinh ra quá sớm khiến thai nhi kông thể nhận được lượng tích trữ đầy đủ trong cơ thể của người mẹ ở thời kỳ cuối của thai kỳ. Thời kỳ này lại chính là giai đoạn quan trọng bắt buộc phải trải qua để hoàn thành việc trù bị các nguyên tố vi lượng thông thường cho cơ thể.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sinh thiếu tháng

Thông thường người ta cho rằng trẻ sinh thiếu tháng có nhu cầu nhiệt lượng cao hơn trẻ đã thành thục, lượng calo cần thiết hàng ngày cho mỗi kg trọng lượng cơ thể là 110 kcal -150 kcal. Bởi tỉ lệ trao đổi chất ở trẻ sinh thiếu tháng lớn hơn trẻ thành thục, nhưng khả năng hấp thụ lại thấp hơn những trẻ thành thục, do đó việc cung cấp nhiệt năng nên bắt đầu ở mức tương đối thấp là thích hợp. Tùy tình hình rồi tăng dần lên.

Bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng thiếu hụt cho trẻ sinh non.

Nhu cầu dinh dưỡng như sau:

Protein:

Lượng protein mà trẻ thành thục hấp thu được từ sữa mẹ chiếm 6%-7% tổng nhiệt lượng, lượng protein mà trẻ sinh thiếu tháng hấp thu chiếm 10,2% tổng nhiệt lượng, cao hơn trẻ bình thường.

Acid amin

Trẻ bình thường cần 9 loại axit amin, trẻ thiếu tháng cần 11 loại, bởi chúng thiếu men chuyển hóa có liên quan, không thể chuyển hóa methionine (giúp phân hủy và đốt cháy chất béo, tăng thêm lượng testosterone sinh dục nam) sang cystine, phelynanaline (có chức năng bồi bổ não, tăng cường trí nhớ, và tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của não) sang tyrosine, bởi cystine và tyrosine là những axit amin thiết yếu, bắt buộc phải được hấp thụ từ thức ăn.

Muối vô cơ

Trẻ thiếu tháng cần nhiều muối vô cơ hơn trẻ trưởng thành. Ví dụ: Cần phải tăng cường cả canxi, kẽm, sắt, không đủ tháng, cơ thể trẻ sinh non sẽ thiếu muối vô cơ.

Vitamin:

Trẻ sinh thiếu tháng thiếu vitamin E dễ bị thiếu máu, tỉ lệ hấp thụ chất béo của chúng cũng không bằng trẻ thành thục nên có thể thiếu các loại vitamin hòa tan trong chất béo và một số chất dinh dưỡng khác. Thực phẩm công thức tốt nhất dành cho trẻ thiếu tháng vẫn là sữa mẹ. Tóm lại, dinh dưỡng ở trẻ sinh non mỗi bé một khác, do tình hình khác nhau, cơ thể khác nhau, nên trong vấn đề dinh dưỡng cần kết hợp xem xét cẩn thận tình hình cá nhân.

]]>
https://meyeucon.org/24898/tre-sinh-non-can-bo-sung-nhung-chat-dinh-duong-nao/feed/ 1
Sinh non khiến xu hướng bị loạn thần ở trẻ tăng gấp đôi https://meyeucon.org/23329/sinh-non-khien-xu-huong-bi-loan-than-o-tre-tang-gap-doi/ https://meyeucon.org/23329/sinh-non-khien-xu-huong-bi-loan-than-o-tre-tang-gap-doi/#respond Tue, 05 Jun 2012 03:41:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=23329 Những nghiên cứu trước kia đã chỉ ra rằng trẻ sinh non dễ có những trục trặc hành vi khi còn ngồi ghế nhà trường. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất trên 1,3 triệu hồ sơ y học ở Thụy Điển còn tìm thấy nguy cơ đó kéo dài cho đến tận tuổi trưởng thành.

Sinh non khiến xu hướng bị loạn thần ở trẻ tăng gấp đôi

Các bé chào đời lúc 36 tuần thai hoặc sớm hơn thì khi trưởng thành có nguy cơ cao gấp đôi mắc các rối loạn tâm thần nghiêm trọng như trầm cảm, so với trẻ sinh đủ ngày đủ tháng, một nghiên cứu vừa phát hiện điều đó.

Chưa hết, các trẻ sinh non ở tuần 32 hoặc sớm hơn thì có nguy cơ phải nhập viện vì rối loạn tâm thần khi trưởng thành cao gấp 3 so với trẻ bình thường.

Những nghiên cứu trước kia đã chỉ ra rằng trẻ sinh non dễ có những trục trặc hành vi khi còn ngồi ghế nhà trường. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất trên 1,3 triệu hồ sơ y học ở Thụy Điển còn tìm thấy nguy cơ đó kéo dài cho đến tận tuổi trưởng thành.

Các chuyên gia từ Đại học Hoàng gia London đã kiểm tra các hồ sơ y tế của 10.000 người từng phải nhập viện vì trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn phân ly, rối loạn ăn uống, nghiện rượu hoặc nghiện ma túy…

Họ phát hiện ở tuổi trưởng thành, những người từng bị sinh quá sớm (chưa đầy 32 tuần thai) thì có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 3 lần, tỷ lệ bị rối loạn phân ly cao gấp 7,4 lần, tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần cao gấp 2,5 lần và tỷ lệ bị rối loạn ăn uống cao gấp 3,5 lần.

Nhóm sinh sớm vừa (từ 33 đến 36 tuần thai) thì có nguy cơ bị trầm cảm gấp 1,3 lần, rối loạn phân ly cao gấp 2,7 lần, và nguy cơ mắc rối loạn tâm thần cao gấp 1,6 lần.

Theo các nhà nghiên cứu, não của các em bé sinh non nhạy cảm hơn trước những tổn thương ở vùng này, do hệ thần kinh của các bé còn kém phát triển. Điều đó lý giải cho sự gia tăng nguy cơ rối loạn tâm thần ở giai đoạn sau của cuộc đời.

Trên cơ sở nghiên cứu này, các chuyên gia đề nghị nên đưa các xét nghiệm định kỳ về rối loạn hành vi với nhóm trẻ 5 tuổi, từ đó phát hiện sớm các vấn đề về tâm thần.

Tiến sĩ Chiara Nosarti, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Vì chúng tôi chỉ xem xét đến những trường hợp nặng nhất – tức là đã phải nhập viện – vì thế có thể trong thực tế số ca mắc còn cao hơn nhiều, tức là mối liên hệ giữa sinh non và rối loạn tâm thần còn mạnh hơn nhiều”.

]]>
https://meyeucon.org/23329/sinh-non-khien-xu-huong-bi-loan-than-o-tre-tang-gap-doi/feed/ 0
Sinh non: nguyên nhân và cách phòng tránh https://meyeucon.org/21305/sinh-non-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh/ Wed, 15 Feb 2012 15:50:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=21305 Nếu trẻ được sinh ra từ tuần thai thứ 28 đến trước tuần thai thứ 37 sẽ được coi là sinh non. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu sinh non.

Nguyên nhân dẫn đến sinh non

– Có tiền sử sinh non.

– Có tiền sử sảy thai.

– Mang thai quá sớm (18 tuổi) hoặc mang thai ở độ tuổi 40.

– Có thể chất không tốt hoặc có tiền sử bệnh tật.

– Thai phụ bị thiếu cân.

– Thai phụ không có điều kiện để chăm sóc bản thân tốt.

– Người nghiện ma túy hoặc nghiện rượu.

– Thường xuyên phải đứng trong quá trình mang thai. Thông thường, những thai phụ có thời gian đứng tên 40 giờ mỗi tuần thì có nguy cơ sinh non rất cao.

– Có tiền sử nhiễm trùng đường sinh sản hoặc có nguy cơ mắc bệnh lây lan qua đường tình dục.

– Mang thai nhiều lần.

– Cơ quan sinh sản có dị tật.

– Có sự tác động của công nghệ tới cơ quan sinh sản.

Trẻ được sinh ra trong giai đoạn từ 28 tuần đến trước tuần thứ 37 được coi là sinh non.

Làm thế nào để tránh tình trạng sinh non?

Nếu biết cách đề phòng và bảo vệ, thai phụ hoàn toàn có thể tránh được tình trạng sinh non. Khi nhận thấy cơ thể mình có 3 dấu hiệu sau, thai phụ cần lập tức tới bệnh viện để khám và điều trị kịp thời:

1. Vùng bụng dưới thường xuyên bị cứng lại. Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ thấy vùng bụng dưới bị sưng, thỉnh thoảng xuất hiện đau từng cơn vào ban đêm hoặc sáng sớm thì nên tới bệnh viện để khám. Đây rất có thể là dấu hiệu bạn có thể bị sinh non.

2. Chảy máu âm đạo. Trong thời kỳ mang thai nếu lao động nặng cũng có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, nếu thấy máu chảy nhiều và có dấu hiệu không bình thường thì thai phụ cần đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

3. Vỡ ối. Nếu thai phụ bị vỡ ối sớm hơn so với dự kiến, trong tình huống này, thai phụ cần nằm ngửa, tránh di chuyển và vận động mạnh. Người thân cần đưa thai phụ tới bệnh viện càng nhanh càng tốt.

Bắt đầu từ tuần thứ 28 trở đi, có một số công việc mà thai phụ nên tránh hoặc hạn chế làm để ngừa tình trạng sinh non.

– Thai phụ không nên vận động nặng, tuyệt đối không được hút thuốc, không được uống rượu. Chế độ dinh dưỡng cần được tăng cường và bổ sung nhiều hơn.

– Không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn này vì sự tiếp xúc của tinh dịch có thể tác động khiến tử cung co thắt và thúc đẩy sinh non.

– Nếu thấy cơ thể mệt mỏi, thai phụ cần nghỉ ngơi, không nên thức khuya, suy nghĩ nhiều và nếu bị ốm thì cần phải làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự điều trị theo lời truyền miệng.

Những điều cần lưu ý để tránh sinh non

– Chú ý đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Tránh bị tổn thương tâm lý. Thai phụ cố gắng duy trì cảm xúc ổn định và giữ tâm trạng luôn vui vẻ.

– Phụ nữ mang thai nên chú ý khi di chuyển và vận động. Tránh tối đa các va chạm mạnh, hạn chế ăn những thực phẩm có thể khiến bong rau.

– Phụ nữ mang thai có tiền sử bị u xơ tử cung nên chú ý điều trị. Hạn chế tối đa quan hệ tình dục trong giai đoạn cuối thai kỳ.

– Luôn giữ âm đạo sạch sẽ để ngăn ngừa các loại nấm và bệnh âm đạo.

– Phụ nữ mang thai nhiều lần nên chú ý tới chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng.

]]>
Làm gì khi trẻ bị vàng da? https://meyeucon.org/11152/lam-gi-khi-tre-bi-vang-da/ https://meyeucon.org/11152/lam-gi-khi-tre-bi-vang-da/#comments Tue, 10 Aug 2010 11:10:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=11152 Hỏi: Em gái tôi mới sinh cháu đầu lòng được 2 ngày, nhưng bị sinh thiếu tháng. Tôi nghe nói, trẻ sinh non rất dễ mắc bệnh vàng da. Xin hỏi quý báo cách nhận biết trẻ bị vàng da và cách điều trị như thế nào?

Trả lời: Vàng da sơ sinh gặp tương đối nhiều ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sinh non tháng, trẻ có bướu máu dưới da đầu, trẻ và mẹ không cùng nhóm máu hoặc trong quá trình sinh phải can thiệp. Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ là do lượng bilirubin trong máu tăng cao. Nhận biết trẻ bị vàng da không khó, chỉ cần quan sát kỹ trẻ ở nơi đủ ánh sáng sẽ nhận thấy da trẻ có bị vàng hay không. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen) thì có thể lấy ngón tay ấn vào phần da phía trong đùi hoặc trên trán, mũi trẻ rồi bỏ tay ra, dấu hiệu vàng da sẽ hiện rõ trên phần ngón tay ấn. Ngoài ra, cũng cần quan sát thêm một số hiện tượng khác của trẻ như trẻ có bú tốt không, đi tiểu mấy lần/ngày, nước tiểu có màu vàng không, nếu câu trả lời là có thì không cần lo lắng vì đây là dấu hiệu bình thường, lượng bilirubin trong máu đang được đào thải tốt qua đường tự nhiên của bé. Nhưng khi trẻ có những dấu hiệu khác thường như bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu trong thì chị nên báo lại với bác sĩ để có biện pháp điều trị sớm, tránh biến chứng. Hiện nay, biện pháp điều trị chủ yếu là sử dụng đèn chiếu, ánh sáng của đèn sẽ biến bilirubin thành chất không độc và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa và nước tiểu.

BS. Trịnh Văn Tùng

]]>
https://meyeucon.org/11152/lam-gi-khi-tre-bi-vang-da/feed/ 3
Chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng https://meyeucon.org/425/cham-soc-tre-sinh-thieu-thang/ https://meyeucon.org/425/cham-soc-tre-sinh-thieu-thang/#respond Mon, 22 Mar 2010 08:37:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=425 Bé sinh thiếu tháng là một em bé sinh ra dưới 36 tuần tuổi thai. Các em bé sinh thiếu tháng bắp thịt có trường lực rất yếu và không cử động được nhiều.

Thông thường, trẻ sinh non sẽ bị thiếu canxi và sắt cũng như có mức đường huyết thấp, trong trường hợp thiếu tháng nhiều, mắt các bé có thể nhắm nghiền. Da các bé rất nhăn, so với các phần còn lại của cơ thể, đầu của trẻ thiếu tháng to, thiếu cân đối, hay bị vàng da. Trẻ sinh thiếu tháng hay gặp phải những vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng hệ miễn dịch, sự phát triển các phản xạ chưa hoàn thiện, khó tiêu hóa thức ăn nên hay bị ói mửa. Do trẻ sinh thiếu tháng thường yếu, khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài bụng mẹ kém nên mọi trẻ sinh non cần được chăm sóc đặc biệt.

http://dieuduong.com.vn/images/news/26420092216137065d0cham-soc-tre-so-sinh-vang-da.jpg

Một em bé thiếu tháng cần được bú mẹ thường xuyên hơn em bé sinh đủ ngày và thời gian ngủ cũng cần nhiều hơn. Tuy nhiên, có những em bé sinh thiếu tháng yếu đến mức không đủ sức để bú được sữa mẹ hay bú bình. Trong trường hợp này phải áp dụng cách nuôi thay thế như: nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, được sử dụng cho các bé còn quá yếu hoặc thiếu tháng đến độ không có khả năng nuốt hoặc tự tiêu hóa được thức ăn. Cách thứ hai là nuôi dưỡng bằng ống. Một cái ống sẽ được luồn từ mũi đưa vào tận bao tử hay ruột non của bé. Khi em bé đã lớn hơn, kết hợp cho bú mẹ, bú bình và nuôi dưỡng bằng đường ống sẽ đáp ứng được nhu cầu của bé.

Quá trình phát triển của một bé thiếu tháng có thể chậm chạp và thất thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, đa số các bé sinh ra sau 32 tuần tuổi đều phát triển bình thường.

Theo Báo Biên Phòng

]]>
https://meyeucon.org/425/cham-soc-tre-sinh-thieu-thang/feed/ 0