Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi https://meyeucon.org/10768/cham-soc-tre-so-sinh-1-thang-tuoi/ https://meyeucon.org/10768/cham-soc-tre-so-sinh-1-thang-tuoi/#comments Wed, 19 Nov 2014 06:30:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=10768 Khi mới chào đời, tất cả các bé yêu đều cần hơi ấm và tình thương của cha mẹ để có thể sinh tồn và phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết cách chăm sóc con trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Vậy làm thế nào để có thể chăm sóc tốt cho con yêu của mình? Mời các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm kinh nghiệm nhé!

Cho bé bú như thế nào?

Ở giai đoạn này, nếu bé được nuôi bằng sữa ngoài thì mẹ cần cho bé yêu bú ít nhất 6 lần trong vòng 24 tiếng. Còn nếu bé được nuôi bằng sữa mẹ thì số lần bú có thể lên đến 12 lần. Các mẹ hãy nhớ rằng tuyệt đối không nên kiểm soát số lần bé bú mà hãy để bé tự quyết định thời gian và số lần bú. Một số điều mẹ nên biết khi cho bé bú sữa:

  • Để sớm có sữa non thì mẹ hãy cho bé bú ngay sau khi sinh khoảng nữa tiếng
  • Trước khi cho bé bú mẹ hãy thay tã lót hoặc vệ sinh sạch sẽ cho bé
  • Xoa nhẹ lưng cho bé thấy dễ chịu khi bú
  • Cho bé bú tới lâu tới chừng nào bé còn thích bú
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong giai đoạn này, nên mẹ hãy cố gắng bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Nếu bé không muốn bú nữa thì mẹ không nên ép.
  • Khi cho bé bú mẹ nên chú ý tránh trường hợp mệt quá mà ngủ quên dẫn đến nằm đè lên bé.
  • Nếu bé có vẻ khó chịu khi bú, hoặc không muốn bú thì mẹ hãy kiểm tra xem bé có nằm đúng tư thế và có ngậm bú đúng cách hay không.
  • Hãy cho bé bú ở tư thế có thể nhìn thấy rõ mặt mẹ và mẹ có thể cười và nói chuyện với bé.

be bu me

Cách giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé

  • Sau khi ra đời từ 24-48 tiếng, hàng ngày bé phải được tắm sạch, tuy nhiên mẹ hãy nhớ không được cho bé tắm lâu quá đâu nhé.
  • Mẹ cần thường xuyên thay tã lót cho bé.
  • Trước khi chăm sóc bé mẹ cần chú ý rửa tay sạch sẽ.

Chăm sóc rốn cho bé đúng cách

Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh nên các mẹ cần chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên.
Cần phải luôn giữ cho rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể.
Mẹ cần lưu ý khi tắm cho bé, tuyệt đối không ngâm cuống rốn của bé trong khi tắm.
Cần phải làm sạch vùng bụng và vùng rốn của bé ít nhất một lần/ ngày.

Mẹ không sử dụng được nước thơm, dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé. Tránh cho bé tiếp xúc chất độc hại như khói thuốc lá, bụi bẩn…

Một lưu ý nữa là khoảng 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của bé sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có tái chảy máu hoặc nhiễm trùng, hay có bất cứ bất thường nào mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nhé.

Giữ an toàn cho bé

  • Các mẹ hãy tập cho mình thói quen đóng cửa cũi trước khi muốn đi làm chuyện khác .
  • Đặt bé nằm ở vị trí cố định như trên giường, bàn, hoặc trong cũi. Tuy nhiên, với những bé hiếu động thì mẹ cần chú ý quan sát.
  • Giai đoạn này, tốt nhất mẹ không nên cho bé đi chơi xa nhiều.
  • Hàng ngày, mẹ nên tắm cho bé vào buổi sáng, tránh để bé bị lạnh hoặc bị nắng gắt chiếu vào người, bởi vì lúc này da của bé vẫn con rất mỏng.
  • Quan sát các biểu hiện khác thường của bé, trường hợp đặc biệt hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn.

Chơi đùa và giao tiếp với bé yêu

  • Bố mẹ và người thân hãy cùng nhau nói chuyện và chơi đùa với bé.
  • Hãy chơi nhạc và tập cho bé làm quen với âm thanh.
  • Cho bé ra ngoài đi dạo để bé thích nghi mới môi trường xung quanh.
  • Quanh nôi của bé yêu mẹ hãy trang trí bằng những vật quay nho nhỏ hay là những đồ chơi có màu sáng.
  • Thể hiện tình yêu của mình với bé bằng cách âu yếm, hôn bé hoặc vuốt ve quanh mặt bé.
]]>
https://meyeucon.org/10768/cham-soc-tre-so-sinh-1-thang-tuoi/feed/ 53
Nhờ biện pháp ướp lạnh, các bác sỹ đã cứu sống một trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/27542/cuu-song-mot-tre-so-sinh-nho-uop-lanh-3-ngay/ https://meyeucon.org/27542/cuu-song-mot-tre-so-sinh-nho-uop-lanh-3-ngay/#respond Tue, 07 May 2013 02:00:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=27542 Bé gái Lilly Cracknell (Anh) đã hồi phục sau 3 ngày nằm trong túi lạnh dù đã ngừng thở 30 phút và có thể xuất viện sau 2 tuần nữa.

Bé gái Lilly Cracknell (Anh) được các bác sĩ cứu sống dù đã ngừng thở 30 phút nhờ được ủ lạnh trong ba ngày sau khi chào đời.
Bé gái Lilly Cracknell (Anh) được các bác sĩ cứu sống dù đã ngừng thở 30 phút nhờ được ủ lạnh trong ba ngày sau khi chào đời.

Phương pháp điều trị hạ thân nhiệt này giúp ngăn chặn não bộ của trẻ sơ sinh bị sưng. Nhiệt độ cơ thể của Lilly đã hạ từ 37 xuống còn 35,5oC. Các bác sĩ vẫn chưa biết lý do tại sao sự thay đổi nhiệt độ cơ thể lại có tác dụng như vậy. Tuy nhiên, họ đã lo ngại rằng não của Lilly quá nóng, sưng lên, và có thể bị tổn thương.

Mẹ của Lilly, Rebecca Hasler cho biết: “Đây thật sự là một điều kỳ diệu. Chúng tôi đã rất lo lắng khi bác sĩ làm lạnh cơ thể của Lilly như vậy, nhưng chúng tôi biết rằng đó là cơ hội duy nhất để cứu sống con bé”.

Cô nói thêm: “Tôi đã rất hoảng loạn khi không hề nghe thấy tiếng con bé khóc khi chào đời“.

Trước đó, Hasler đã đến BV Princess Alexandra để siêu âm ở tuần thứ 36 của thai kỳ. Bác sĩ đã chẩn đoán cô mắc chứng tiền sản giật, căn bệnh đe dọa tính mạng gây ra các cơn động kinh trong khi mang thai và có thể khiến nhịp tim của thai nhi không bình thường. Hasler biết rằng con cô đang gặp nguy hiểm vì hầu như Lilly không hề cử động trong bụng mẹ.

Sau khi chào đời, cô bé đã được chuyển đến BV Addenbrooke ở Cambridge để điều trị đặc biệt. Lilly đã hồi phục sau 3 ngày nằm trong túi lạnh và có thể xuất viện sau 2 tuần. Hiện giờ, cô bé Lilly 3 tuổi đang sống rất hạnh phúc và khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường khác.

Bà mẹ Hasler chia sẻ thêm rất nhiều người đã không tin rằng Lilly đã được cứu sống nhờ nằm trong túi lạnh.

]]>
https://meyeucon.org/27542/cuu-song-mot-tre-so-sinh-nho-uop-lanh-3-ngay/feed/ 0
Tiếng khóc của trẻ sơ sinh mang đặc trưng ngôn ngữ của bố mẹ https://meyeucon.org/17872/tieng-khoc-cua-tre-so-sinh-mang-dac-trung-ngon-ngu-cua-bo-me/ https://meyeucon.org/17872/tieng-khoc-cua-tre-so-sinh-mang-dac-trung-ngon-ngu-cua-bo-me/#respond Thu, 14 Jul 2011 12:05:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=17872 Trẻ sơ sinh khóc chào đời là điều hết sức tự nhiên, nhưng bạn có biết rằng tiếng khóc của trẻ sơ sinh luôn luôn mang những sắc thái ngôn ngữ đặc trưng của bố mẹ chúng.

Đó là kết luận của một nhóm các nhà khoa học Pháp và Đức cùng hợp tác trong đề tài nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ của trẻ sơ sinh. Khi nghiên cứu, họ phát hiện những yếu tố ngôn ngữ của trẻ hình thành từ khi chúng còn nằm trong bụng mẹ.

Tiếng khóc của trẻ sơ sinh mang đặc trưng ngôn ngữ của bố mẹ

Nhóm nghiên cứu đã ghi âm và phân tích tiếng khóc của 60 đứa trẻ sơ sinh từ 3 đến 5 ngày tuổi. Trong số những đứa trẻ này, 30 cháu sinh trong các gia đình nói tiếng Đức và 30 cháu trong gia đình nói tiếng Pháp.

Thật lạ lùng và bất ngờ là nếu nhìn vào những đặc điểm trên nét mặt hoặc so sánh tất cả các chỉ số sinh học của cơ thể thì người ta không thể phân biệt chúng thuộc dân tộc nào (nói chính xác hơn là bố mẹ chúng nói tiếng nước nào), nhưng chỉ cần ghi âm lại tiếng “oe oe” của chúng và phân tích (thậm chí có thể chỉ nghe thôi), thì các nhà khoa học biết ngay chúng được sinh ra do các ông bố bà mẹ hàng ngày nói với nhau bằng ngôn ngữ gì.

Phải chăng khi nằm trong bụng, chúng đã “nghe được” giọng nói, cách nói của bố mẹ và ghi nhận khi phát triển bộ máy phát âm của chúng.

Các nhà khoa học cho biết, tiếng khóc của các cháu bé có bố mẹ người Pháp, âm điệu cứ cao lên dần ở cuối tiếng khóc. Trong khi đó, các cháu có bố mẹ người Đức thì ngược lại, âm điệu lại hạ dần. Họ đã thử nhiều lần và thấy chẳng bao giờ nhầm lẫn.

]]>
https://meyeucon.org/17872/tieng-khoc-cua-tre-so-sinh-mang-dac-trung-ngon-ngu-cua-bo-me/feed/ 0
Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt https://meyeucon.org/16871/tre-so-sinh-bi-chay-nuoc-mat/ https://meyeucon.org/16871/tre-so-sinh-bi-chay-nuoc-mat/#comments Wed, 27 Apr 2011 15:43:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=16871 Một hiện tượng thường gặp là dù các em bé mới chào đời “gào” rất to nhưng không hềg có chút nước mắt nào. Trong khi đó, có một số trẻ lại có hiện tượng chảy nước mắt ngay cả khi không khóc. Vì sao vậy nhỉ?

Theo Jennifer Shu, tác giả của nhiều cuốn sách về trẻ sơ sinh cho hay: Khi mới chào đời, tuyến nước mắt của trẻ sơ sinh chỉ sản xuất với số lượng nhỏ đủ để giúp bôi trơn và bảo vệ đôi mắt của trẻ. Vì thế, trẻ sơ sinh sẽ không có nước mắt dư thừa để có thể tạo thành những giọt nước mắt trào ra trên khóe mắt mỗi khi chúng khóc.

Nước mắt của trẻ sơ sinh được sản xuất khi chúng ở độ tuổi từ 1-3 tháng tuổi. Cùng với sự phát triển của tuyến nước mắt này, sự sản xuất nước mắt ở mắt trẻ sơ sinh cũng gia tăng.

Vậy nên nếu bé mới sinh cứ chảy nước mắt dù không hề khóc thì nhiều khả năng là tắc tuyến lệ. Thông thường các rối loạn này tự nó sẽ trở lại trạng thái bình thường nhưng nếu giác mạc của em bé sơ sinh có màu đỏ kèm theo triệu chứng sưng thì có thể báo hiệu một sự nhiễm trùng. Trong trường hợp này, cha mẹ trẻ nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nhé.

]]>
https://meyeucon.org/16871/tre-so-sinh-bi-chay-nuoc-mat/feed/ 3
Mơ hồ về giới tính https://meyeucon.org/14583/mo-ho-ve-gioi-tinh/ https://meyeucon.org/14583/mo-ho-ve-gioi-tinh/#respond Sun, 12 Dec 2010 15:51:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=14583 Mơ hồ về giới tính là sự xuất hiện bất thường của cơ quan sinh dục bên ngoài khi em bé được sinh ra, nghi ngờ về giới tính của em bé và gây ra nhiều lo lắng cho cha mẹ về những đứa trẻ này.

Vấn đê của cơ quan sinh dục không rõ ràng, về nguyên tắc, được điều trị bởi một đội ngũ chuyên gia tiết niệu để được chẩn đoán kịp thời và chính xác, và có sự hợp tác chặt chẽ cùng với chuyên gia sơ sinh, nội tiết nhi khoa và di truyền học, để có thể điều trị tốt nhất.

Sự biệt hóa thành buồng trứng và tinh hoàn xảy ra như thế nào?

Vào tuần lễ thứ 6 của bào thai, ụ sinh dục được biệt hóa, sự hiện diện của nhiễm sắc thể Y và các chất liệu di truyền trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể Y sẽ làm cho ụ sinh dục biệt hóa thành tinh hoàn. Nếu không có nhiễm sắc thể Y thì ụ sinh dục biệt hóa thành buồng trứng.

Các nội tiết tố nào do tinh hoàn sản xuất quyết định sự biệt hóa giới tính?

Testosterone và các chất ức chế Muller.

Testosterone kích thích cơ quan sinh duc trong và ống Wolff phát triển . Ở nam, ống Wolff biệt hóa thành mào tinh hoàn, ống dẫn tinh và túi tinh.

Ở nữ, ống Wolff biệt hóa thành ống Gartner và ống cận trung thận.

Chất ức chế ống Muller là một nội tiết tố ức chế sự phát triển của ống Muller. Ở nữ, ống Muller sẽ trở thành vòi trứng và 1/3 trên âm đạo. Ở nam, ống Muller thoái hóa thành mỏm phụ tinh hoàn và xoang tuyến tiền liệt.

Các kiểu loại về rối loạn giới tính

Theo Allen gồm có các kiểu loại: rối loạn di truyền giới tính như hội chứng Turner (45,OX), hội chứng Kleinefelter (47,XXY), dị san sinh duc hỗn hợp (46XX/46XY). Rối loạn giới tính cơ quan sinh dục như dị sản ụ sinh dục, hội chứng biến mất tinh hoàn. Rối loạn kiểu hình. Đối với nữ: tăng sinh thượng thận bẩm sinh chiếm 30% trong rối loạn giới tính và gặp ở trẻ sơ sinh, đối với nam bất thường tổng hợp androgen gây nữ hóa tinh hoàn.

Các nội tiết tố nữ giúp biệt hóa giới tính

Ở nữ không có sự sản xuất androgen và chất ức chế ống Muller, vì vậy ống Wolff không phát triển mà ống Muller phát triển. Một em bé không có buồng trứng hoặc không có tinh hoàn thì kiểu hình của trẻ sẽ phát triển như một người nữ và cơ quan sinh dục trong cũng là người nữ

Xác định rối loạn giới tính khác biệt dựa vào:

  • Tiền căn gia đình và quá trình mang thai.
  • Xác định kích thước dương vật, âm vật, vị trí niệu đạo, các nếp môi lớn, môi bé ở bé gái và bìu, tinh hoàn ở bé trai.
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ, định lượng 17 – hydroxy progesterone.
  • Siêu âm bụng khảo sát vùng chậu để hình dung cơ quan sinh dục.
  • Nội soi ổ bụng xác định cơ quan sinh dục, nội soi đường niệu.
  • Sinh thiết tinh hoàn.

Vấn đề điều trị rối loạn giới tính

Tùy thuộc vào các nguyên nhân có cách thức điều trị khác nhau và có sự phối hợp chặt chẽ các nhà sơ sinh, nội tiết nhi khoa và di truyền học như: tạo hình bộ phận sinh dục theo giới tính, điều trị nội tiết, cân bằng điện giải. Được quản lý và theo dõi chặt chẽ từ lúc trẻ sinh ra đến tuổi dậy thì.

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

]]>
https://meyeucon.org/14583/mo-ho-ve-gioi-tinh/feed/ 0
Tháng đầu đời của bé yêu https://meyeucon.org/14421/thang-dau-doi-cua-be-yeu/ https://meyeucon.org/14421/thang-dau-doi-cua-be-yeu/#comments Mon, 06 Dec 2010 14:39:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=14421 Hãy nhìn toàn bộ chặng đường mà một đứa trẻ trải qua trong những tháng đầu đời. Bắt đầu từ cuộc sống của một sinh linh trong nước với nguồn thức ăn và oxy được truyền trực tiếp vào cơ thể, giờ đây bé phải thích nghi với cuộc sống bên ngoài với việc học ăn học thở bằng cơ thể mình. Bé cũng phải tập gắn kết với mẹ và bố – những người bé cần nhất, không chỉ để tồn tại mà còn để học hỏi và lớn lên.

Chưa hết, nhiều hệ cơ quan quan trọng trong cơ thể vẫn chưa được vận hành đầy đủ tại thời điểm bé được sinh ra, như não bộ, hệ thần kinh và mắt vẫn đang tiếp tục hoàn thiện. Trên thực tế, những thay đổi thú vị của bé trong 12 tuần đầu đời là cả một tiến trình không thể tin nổi; những gì bạn quan sát được chỉ là bề nổi mà thôi. Hãy xem điều gì xảy ra với bé cả bên ngoài và bên trong cơ thể bé từ lúc sinh ra đến khi được 3 tháng tuổi.

Cơ thể

Nếu bé được sinh ra đủ tháng, cơ thể bé sẽ cuộn tròn lại giống như khi bé đang nằm trong bụng mẹ do cơ thể của bé bị ép trong không gian hẹp của tử cung trong những ngày tháng cuối của thai kỳ, các dây chằng và khớp lúc này chưa thể ngay tức thì nới lỏng ra (ngược lại, các bé sinh non lại nằm duỗi thẳng trên mặt phẳng ngay khi sinh ra). Những cử động thông thường và trọng lực sẽ giúp kéo dài và mô cơ và nới lỏng các khớp.

Trẻ sơ sinh có trương lực cơ rất yếu, vì vậy cơ thể chúng có xu hướng mềm như một con búp bê vải. Điều này cũng có nghĩa rằng các cơ ở cổ bé chưa thể kiểm soát hoặc thậm chí giữ được đầu của bé, lúc này có tỉ lệ tương quan khá lớn với cơ thể bé so với người lớn. Chính vì vậy, bạn cần đỡ nhẹ nhàng đầu bé khi bế bé lên để tránh cho não bé bị va đập mạnh bên trong hộp sọ. Nếu bạn đặt bé sơ sinh nằm sấp, bé cũng không thể tự nhấc đầu mình lên khỏi mặt giường hoặc sàn nhà.

Dù vậy, nếu chăn nệm cản không khí đến mũi của bé, bé sẽ tự động quay mặt sang một phía. Đây chỉ là một ví dụ về một vài phản xạ nguyên thủy – một loại phần mềm kiểm soát hầu hết các chuyển động của bé cho đến khi các liên kết trong não bộ và hệ thần kinh của bé trở nên tinh vi hơn. Một vài ví dụ khác:

  • Vuốt nhẹ ngón tay lên má bé để giúp kích thích các rễ phản xạ. Khuôn mặt của bé sẽ phản ứng lại sự tiếp xúc của bạn, dường như là để tìm kiếm núm vú mẹ.
  • Đặt một vật an toàn vào miệng bé để kích thích phản xạ bú mút.
  • Bé sẽ quay đầu về phía phát ra âm thanh.
  • Một tiếng động hay chuyển động đột ngột có thể khiến bé giật mình, thình lình giật tay và chân, sau đó quắp tay chân lại như thể đang bắt lấy một quả bóng to. Bố mẹ cũng thường hay giật mình với những phản xạ tương tự.
  • Bé cũng sẽ nắm tay lại khi bạn luồn một ngón tay vào lòng bàn tay của bé.

Đôi lúc, có lẽ do những trục trặc nhỏ trong “chương trình” sinh học, một đứa trẻ sơ sinh có thể có những cú giật mình đơn lẻ hoặc những cử động bồn chồn khiến bố mẹ lầm tưởng với tật máy giật hoặc chứng co giật thể nhẹ. Phần lớn những trường hợp này là bình thường; nếu cơn co giật chấm dứt khi bạn giữ phần cơ thể bị ảnh hưởng thì chẳng có vấn đề gì phải lo lắng cả.

Giác quan

Một số giác quan của bé đã phát triển khi bé được sinh ra. Chẳng hạn, trẻ sơ sinh phản ứng với mùi hôi rất giống với cách người lớn chúng ta phản ứng. Trong khi trải nghiệm vị giác đầu tiên của bé là việc nhấm nháp tí ti nước muối (nước ối), bé được sinh ra bẩm sinh ưa ngọt với hương vị yêu thích chính là sữa mẹ.

Trẻ sơ sinh cũng có thể nghe – trên thực tế, bé đã có thể “nghe lỏm” được từ thế giới bên ngoài bụng mẹ được 3 tháng rồi cơ đấy. Tuy nhiên, khả năng nghe của bé không nhạy bằng người lớn, trẻ sơ sinh không nghe được các âm có tần số thấp và cũng không phải là quá nhạy với những âm thanh nhỏ như tiếng thì thầm. Có thể nói là bé hơi “lãng tai” một chút nên bạn không nhất thiết phải đi đứng rón rén vì sợ đánh thức bé đâu. Bé có thể nghe được âm thanh bổng tốt hơn là âm thấp và trầm.

Thị giác là giác quan kém phát triển nhất khi bé mới ra đời. Thị lực của trẻ sơ sinh rất mờ mịt với độ sắc nét chỉ bằng 1/40 thị lực người trưởng thành bình thường. Lúc này hai mắt của bé cũng chưa tìm được cách hoạt động phối hợp với nhau nên bé dường như sẽ thấy những hình ảnh chập đôi so với một hình ảnh đơn nhất. Hiện tượng lé (hay còn gọi là lác hoặc hiếng) là khá phổ biến trong khoảng 1-2 tháng đầu đời.

Tiêu cự nhìn rõ nhất của mắt bé nằm trong khoảng cách từ 20-25cm (tương đương với khoảng cách từ mặt bé đến khuôn mặt của mẹ khi mẹ cho bé bú) và bé có thể nhìn tốt nhất các hình ảnh có độ tương phản rõ nét như các sọc đen trắng và đường nét mái tóc của bạn. Thị giác về màu sắc của bé vẫn đang tiếp tục hoàn thiện – bé có thể nhìn màu lá cây ra màu đỏ cũng như không thể phân biệt được giữa màu xám với xanh biển hay vàng với đỏ. Bé cũng không thể nhìn được toàn cảnh – khi nhìn vào một thứ gì đó, bé không thể bắt được hình ảnh của cả vật thể đó mà chỉ tập trung vào một chi tiết nào đó, như là một điểm trên mái tóc của bạn. Dù vậy, bé có thể dõi theo một vật thể chuyển động ngang qua tầm mắt trong một quãng ngắn và bất chợt.

Não bộ

Em bé của bạn vừa chào đời đã rất chú ý đến những người xung quanh nói chung và đặc biệt là bạn. Mặc dù thị lực còn mờ ảo, bé cũng đã bị thu hút bởi những khuôn mặt và sẽ nhìn chằm chằm một cách thích thú khi bé yên lặng và tỉnh táo. Điều này có nghĩa là tình trạng tốt nhất để bé học hỏi và khám phá thế giới xung quanh chính là lúc bé tỉnh táo và thư giãn.

Một trong những điều bé yêu đang ghi nhận chính là về bạn. Bé bắt đầu ghi nhớ từng phần hình ảnh của bạn vào bộ nhớ; khi được vài ngày tuổi, bé sẽ nhìn những bức ảnh của mẹ lâu hơn ảnh của những người xa lạ khác. Dù vậy, sự thể có thể thay đổi nếu mái tóc của mẹ bị che phủ hoặc thay đổi, vì vậy có lẽ bạn cũng nên cân nhắc việc thay đổi kiểu tóc trong mấy tháng đầu này.

Bé cũng có thể nhận biết được bạn theo nhiều cách khác. Vài ngày sau khi ra đời, bé sẽ nhận biết được, và yêu thích mùi hương tự nhiên của bạn so với những người khác. Nghiên cứu cũng cho thấy thiên thần nhỏ xíu của bạn cũng đã nhận được giọng nói của bạn từ những ngày còn nằm trong bụng mẹ.

Trò chuyện và hát cho con nghe giúp thúc đẩy mối liên kết giữa hai mẹ con, và cũng giúp xoa dịu bé khi bé khó chịu (ôm ấp và đu đưa bé nhẹ nhàng cũng là một cách trấn an bé hiệu quả). Bạn không biết nói gì với bé ư? Hãy nói về những việc bạn đang làm, chẳng hạn “mẹ đang chuẩn bị thay tã cho con đây” hoặc thậm chí chia sẻ những cảm xúc vui buồn với bé bằng một giọng vui vẻ.

Bé rõ ràng là không thể hiểu những gì bạn nói, nhưng bé sẽ nắm bắt giọng điệu của bạn. Đó là lý do vì sao bố mẹ không nên tranh cãi khi có con ở cạnh, dù là bé còn rất nhỏ để hiểu nhưng những âm thanh giận dữ của bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách của bé.

Và bạn có tin hay không, bé đã bắt đầu cố giao tiếp với bạn từ rất sớm. Trong khoảng từ 2 ngày tuổi đến 1 tháng tuổi, bé đã biết sử dụng tiếng kêu đặc biệt của mình để giao tiếp. Và đây là những câu mà bé muốn nói với bạn: “Con đói,” “Con khó chịu” và “Bế con đi”. Tất nhiên là bạn phải mất một thời gian ngắn để học được ngôn ngữ đặc biệt của bé.

]]>
https://meyeucon.org/14421/thang-dau-doi-cua-be-yeu/feed/ 17
Bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/14121/benh-mang-trong-o-tre-so-sinh/ https://meyeucon.org/14121/benh-mang-trong-o-tre-so-sinh/#respond Sat, 27 Nov 2010 14:15:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=14121 Bệnh màng trong (hay còn gọi là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh) thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng, gây suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành, thiếu hoạt chất tạo tính bề mặt (surfactant) đưa đến giảm diện tích bề mặt phế nang dành cho việc trao đổi khí. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong hàng đầu ở trẻ sinh non.

Màng trong là gì?

Ở phổi người bình thường, bên trong phế nang có chứa một chất Surfactant – là chất giảm hoạt bề mặt có tác dụng duy trì tính ổn định của phế nang, giúp cho các phế nang không bị xẹp. Chất giảm hoạt bề mặt ở phổi của bào thai xuất hiện tương đối vào tuần thứ 20. Nó phủ vách trong của phế nang và có trong nước ối vào tuần thứ 28-36.

Ở trẻ đẻ non khi phổi chưa thực sự trưởng thành chất giảm hoạt bề mặt sẽ chưa hoàn thiện. Khi thiếu chất này, phế nang sẽ bị xẹp, dẫn đến hiện tượng huyết tương tràn vào phế nang, chất fibrin của huyết tương lắng đọng phía trong của các phế nang và các tiểu phế quản, tạo thành một lớp màng. Màng này cản trở sự lưu thông khí và sự trao đổi ôxy, lúc này CO2 từ phế nang qua các mao mạch dẫn đến suy hô hấp và gây tử vong nhanh.

Biểu hiện khi mắc bệnh

Thông thường, sau khi sinh khoảng vài phút hoặc vài giờ sau khi sinh trẻ xuất hiện hội chứng suy hô hấp nặng mà không tìm thấy các nguyên nhân như nhiễm khuẩn, ngạt nước ối, hít phải phân su… với biểu hiện là khó thở nhanh nông, nhịp thở trên 60 lần/phút. Các khoang liên sườn, hõm trên ức, co kéo, cánh mũi phập phồng, toàn thân tím tái. Cho thở ôxy không đỡ… Nếu nhẹ và điều trị đúng thì sau khoảng 72 giờ các triệu chứng giảm dần và trẻ có thể được cứu sống. Nếu nặng, các dấu hiệu tím tái, khó thở tăng lên, huyết áp hạ, thân nhiệt hạ, trẻ sẽ tử vong sau vài giờ. Tuy nhiên đối với trẻ được cứu sống, sau khi khỏi bệnh có thể để lại các di chứng như thiếu ôxy não, xuất huyết não, hạ đường huyết…

Bệnh có thể phòng được không?

Để phòng tránh trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh màng trong, điều đầu tiên và quan trọng là thai phụ phải đảm bảo sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lao động phù hợp, khám theo dõi thai đều đặn để hạn chế tối đa tình trạng đẻ non, đẻ con nhẹ cân. Ngoài ra ở các thai phụ có nguy cơ như phải mổ lấy thai, thời gian chuyển dạ quá lâu, bị băng huyết, sinh đôi, bị bệnh đái tháo đường, sử dụng chất corticoid kéo dài trong thời gian mang thai, tiền sử gia đình có trẻ bị bệnh màng trong,… cần được các bác sĩ chuyên khoa khám quản lý theo dõi chặt chẽ để phòng bệnh.

BS. Thu Lan

]]>
https://meyeucon.org/14121/benh-mang-trong-o-tre-so-sinh/feed/ 0
Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/13920/dieu-tri-vang-da-o-tre-so-sinh/ https://meyeucon.org/13920/dieu-tri-vang-da-o-tre-so-sinh/#comments Sun, 21 Nov 2010 14:59:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=13920 Một em bé trong bụng mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào bà mẹ về thức ăn và oxy qua dây rốn. Việc phân phối oxy qua cơ thể trẻ là sự trợ giúp của các tế bào máu đỏ có nhiều trong máu của em bé. Sau khi sinh, em bé bắt đầu thở bằng phổi của mình và do đó, không cần các tế bào máu đỏ bổ sung. Cơ thể trẻ lúc này sẽ bắt đầu xử lý ra các tế bào thêm, ngay sau khi sinh. Những tế bào hồng cầu bị phá hủy ở lách. Một sản phẩm được sản xuất là bilirubin. Gan loại bỏ bilirubin trong máu và chuyển nó vào ruột của em bé.

Gan của trẻ vẫn còn trong giai đoạn phát triển nên không thể quản lý sự gia tăng đột ngột của bilirubin, trong vài ngày sau sinh. Kết quả là, có một lượng lớn hỗn hợp bilirubin trong máu, do đó, làm cho làn da của em bé xuất hiện màu vàng, là một triệu chứng của bệnh vàng da.

Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Cho con bú: Cho con bú là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm lượng bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh, vì sữa mẹ có chứa một số các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan chức năng của bé. Cần cho bé bú sữa mẹ em bé 2 giờ/lần. Thường xuyên bú mẹ có thể giúp bé giảm bilirubin do đó, làm giảm các triệu chứng vàng da.

Tắm nắng: Tắm nắng cũng là một phương thuốc hiệu quả để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Hãy cởi bớt quần áo của bé cho bé tắm nắng dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc trong một căn phòng ấm khoảng 10 phút sao cho tia nắng mặt trời rọi được xuống toàn bộ cơ thể bé. Thời gian tốt nhất để tắm nắng cho bé là sáng sớm, 07:00-08:00 sáng.

Đèn chiếu: Trong trường hợp mức độ bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh cao, bác sĩ sẽ sử dụng đèn chiếu để điều trị. Trong thời gian điều trị, bé sẽ được theo dõi ‘đèn đặc biệt’ trong bệnh viện, trong 24 giờ hoặc 2 ngày. Các đèn chiếu sáng đặc biệt này sẽ loại trừ vàng da bằng cách giảm mức bilirubin.

Cho trẻ uống sữa công thức: Một cách khác để điều trị vàng da sơ sinh là cho trẻ ăn thêm sữa công thức. Tùy thuộc vào mức độ bilirubin trong máu của em bé, các bác sĩ có thể đề xuất cho bé uống một loại sữa công thức (tương tự như sữa mẹ), trong khoảng 48 giờ. Sau khi các mức bilirubin trở lại bình thường, mẹ có thể cho bé bú mẹ hoàn toàn.

]]>
https://meyeucon.org/13920/dieu-tri-vang-da-o-tre-so-sinh/feed/ 2
Dấu hiệu của vàng da bệnh lý? https://meyeucon.org/13343/dau-hieu-cua-vang-da-benh-ly/ https://meyeucon.org/13343/dau-hieu-cua-vang-da-benh-ly/#comments Tue, 26 Oct 2010 16:34:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=13343 Hỏi: Em gái tôi vừa sinh con được 2 ngày tuổi. Quan sát kỹ bé tôi thấy có nhiều nốt sần sùi trên mặt và da có màu hơi ngả vàng. Tôi nghe nói nếu bị vàng da nặng em bé có thể bị tổn thương não không phục hồi… Tuy nhiên, những người lớn tuổi khẳng định, em bé nào sinh ra cũng vậy, chỉ vài ngày là khỏi. Vậy xin hỏi, có dấu hiệu sớm nào để phân biệt giữa vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý để chúng tôi có thể kịp thời đưa bé đi khám?

Nếu được xác định vàng da bệnh lý, em bé sẽ được điều trị bằng phương pháp chiếu đèn và tình trạng vàng da sẽ lui hoàn toàn, không để lại di chứng gì cho sức khỏe bé.

Trả lời: Đúng là ở trẻ sơ sinh, hiện tượng vàng da rất phổ biến. Hầu hết trẻ sơ sinh sau sinh từ 2 – 3 ngày là bị vàng da, sau đó mức độ tăng dần cho đến ngày thứ 7 – 10 rồi hết. Nguyên nhân là do các hồng cầu trong máu bị vỡ quá nhanh, chuyển hoá thành Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng. Bilirubin càng nhiều trong máu, mức độ vàng da càng nặng hơn.

Với vàng da sinh lý, chất Bilirubin ở giới hạn thấp nên không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ. Còn với vàng da bệnh lý, chất bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, gan không đào thải kịp, bilirubin có nguy cơ thấm vào não (vàng da nhân) gây tổn thương não không hồi phục được. Vì thế, nếu xác định vàng da bệnh lý phải điều trị trước 7 ngày sau sinh để phòng nguy cơ tổn thương não.

Việc phân biệt được vàng da sinh lý và bệnh lý có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng ranh giới giữa bệnh lý và sinh lý rất mong manh. Vậy nên, cha mẹ cần quan sát kỹ trẻ với các dấu hiệu sau:

– Hầu hết trẻ sơ sinh sau 2 – 3 ngày là bị vàng da sinh lý, còn nếu bị vàng da trong 1- 2 ngày sau sinh thì gần như 80 – 90% là vàng da bệnh lý. Còn trẻ sơ sinh sau ngày thứ 3 mới bị vàng da thì ít nguy hiểm hơn nhưng vẫn phải luôn quan sát để ý. Đặc biệt phải quan tâm đến vàng da ở trẻ sinh non vì não của những trẻ này chưa hoàn thiện nên dù lượng bilirubin dù thấp hơn ngưỡng cho phép thì đã phải chiếu đèn điều trị.

– Trẻ sẽ bị vàng da toàn thân, nhưng quan sát bằng mắt thường thì vàng da biểu hiện ở phần đầu nhiều nhất. Nếu chỉ vàng da ở trên đầu, nói chung là mức độ nhẹ. Nhưng nếu thấy vàng da ở bụng, rồi xuống tới chân thì mức độ bệnh đã rất nặng, cần phải đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa nhi để được khám, xác định. Tốt nhất, thấy da vàng rõ ràng đến phần ngực, bụng thì cần đưa bé tới viện ngay.

Để phát hiện vàng da sớm, nên cho trẻ nằm ở phòng đủ ánh sáng tự nhiên, thường xuyên bế trẻ ra chỗ sáng để kiểm tra da toàn thân. Cũng có thể kiểm tra độ vàng da khi tắm cho trẻ, nhưng cần lưu ý kiểm tra trước khi cho bé xuống nước. Với trẻ sơ sinh, do da trẻ đỏ hồng hoặc đen khó nhận biết nên có thể dùng mẹo, lấy một ngón tay đè xuống vùng da của bé để làm giãn các mạch máu. Sau khi bỏ tay lên, vùng da đó trắng thì không sao, còn nếu thấy hơi có màu vàng thì cần theo dõi….

– Nếu trẻ vàng da chỉ ở phần đầu, nhưng là trẻ sinh non, hoặc vàng da phần đầu, ngực nhưng lại có các triệu chứng nôn trớ, bú khó khăn, bú kém, hay quấy, khóc, ngủ li bì hay có bất cứ những dấu hiệu nghi ngờ khác thì hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Mức độ nặng hơn trẻ có thể bị co giật, li bì, hôn mê, bỏ bú nhưng thường ít số. Đây là những biểu hiện sớm cho thấy vàng da đã có thể ảnh hưởng đến não.

Các bà mẹ luôn cần ghi nhớ, giữa ngưỡng vàng da sinh lý đến bệnh lý rất mong manh. Hơn nữa, có những bé dù không có triệu chứng của vàng da, không nôn, vẫn chơi bình thường nhưng chất Bilirubin đã thấm vào não. Vì thế, có điều kiện, tốt nhất cho con tới viện khám để được lấy máu kiểm tra. Nếu bilirubin đến ngưỡng quy định bé sẽ được chiếu đèn điều trị. Được điều trị đúng cách, trẻ sẽ hết vàng da và không để lại bất cứ di chứng gì cho sức khoẻ của trẻ sau này.

]]>
https://meyeucon.org/13343/dau-hieu-cua-vang-da-benh-ly/feed/ 11
Bé sơ sinh toát nhiều mồ hôi không phải do… nóng https://meyeucon.org/13282/be-so-sinh-toat-nhieu-mo-hoi-khong-phai-do-nong/ https://meyeucon.org/13282/be-so-sinh-toat-nhieu-mo-hoi-khong-phai-do-nong/#comments Wed, 20 Oct 2010 16:09:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=13282 Sinh con được 4 ngày, chị Thanh cứ cằn nhằn mẹ chồng suốt ngày ủ con, để cháu toát mồ hôi. Chị chê bà có cách nuôi dạy con không hiện đại. Khăng khăng thấy cháu toát mồ hôi nhiều, chị bật điều hòa 25 độ C, thêm một cái quạt phe phẩy cho mát và bỏ khăn ủ của con ra.

Quay đi quay lại một lúc, chị bế cho con bú, thấy con toàn thân lạnh toát, cử động ít và khóc yếu. Chị vội lấy chăn quấn cho con và cầu cứu bà nội. Tức tốc mời bác sỹ về nhà khám, chị mới biết con bị hạ thân nhiệt do lạnh. Mẹ phải ủ ấm cho con và cho bú ngay.

Mẹ phải luôn giữ ấm cho con

Hầu hết các mẹ trẻ hiện nay ít kiêng khem cho con kỹ như trước. Thấy con đổ mồ hôi là tức tốc bật điều hòa, bỏ hết khăn chòng của con. Theo bác sỹ Nguyễn Văn Lộc – BV Nhi Trung ương khuyến cáo: Bé sơ sinh toát mồ hôi là do hệ thần kinh chưa ổn định. Nếu cha mẹ không làm mát cho con đúng cách, sẽ khiến con bị phù cứng bì sơ sinh và hạ thân nhiệt nhanh. Nguy hiểm nhất có thể dẫn tới việc con bị tử vong.

Khi sinh trẻ được đủ tháng và chăm sóc đúng cách, thân nhiệt của bé ở khoảng từ 36,5 – 37,5 độ C. Thân nhiệt hạ sẽ còn 32 – 35 độ C. Nhiệt độ phòng tốt nhất cho trẻ sơ sinh là 29 độ.

Triệu trứng con bị hạ thân nhiệt là người con rất lạnh, ít cử động, bú yếu, khóc yếu. Con thở nông không đều, hạ đường huyết,… Những bé sinh non và suy sinh dưỡng khả năng điều chỉnh thân nhiệt kém hơn. Khi gặp trường hợp con bị hạ thân nhiệt, cách tốt nhất là cho con bú/ăn sữa, tăng nhiệt độ, kịp thời ủ ấm.

Nếu sau hai giờ bé bị hạ thân nhiệt, mẹ đã ủ ấm nhưng cơ thể bé vẫn chưa đạt được 36 độ, cần đưa bé đi bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

Giữ cho bé thân nhiệt ổn định

Thân nhiệt bé ổn định sẽ giúp con phát triển toàn diện và hoàn toàn khỏe mạnh. Các mẹ mới sinh con lưu ý: không được để con tè dầm ra tã quá lâu, phải luôn để ý thay tã và lau khô cho con. Vì nhiệt lượng mất đi do bay hơi sẽ cao gấp 10 lần nhiệt lượng được sản sinh.

Không để bé ở trong phòng lạnh dưới 26 độ. Không để quạt thổi thốc vào bé hoặc nơi có gió lùa. Tuần đầu sau sinh, nhiệt độ phòng của bé nên ở 30 – 32 độ C, tuần tiếp theo từ 28 – 29 độ C.

Khi bà và mẹ thay tã, tắm cho con, lau người, vệ sinh vùng kín cho con cần phải thực hiện nhanh chóng. Vào mùa đông hay mùa hè, cần có phòng kín gió, nước thay cho bé vừa ấm, không nóng hay lạnh quá.

Nếu trẻ sơ sinh được mặt quần áo, mang bao tay báo chân, đội mũ, đắp chăn, thì có thể nằm ở phòng điều hòa từ 26 – 28 độ C. Ở nhiệt độ này, với người lớn có thể là nóng, nhưng với bé sơ sinh là lạnh. Không để bé nằm ở ngay nơi hơi lạnh được thổi ra từ máy điều hòa. Không để thêm quạt máy khi có điều hòa. Phòng của bé cần phải thoáng, sạch sẽ và ít đồ. Mẹ cũng không nên bế bé ra vào thường xuyên nơi có sự chênh lệch nhiệt độ phòng điều hòa và bên ngoài. Điều đó có thể làm bé bị tăng tiết dịch ở mũi và họng.

]]>
https://meyeucon.org/13282/be-so-sinh-toat-nhieu-mo-hoi-khong-phai-do-nong/feed/ 2