Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 3 bài tập dành cho trẻ 3 tuổi https://meyeucon.org/24387/3-bai-tap-danh-cho-tre-3-tuoi/ https://meyeucon.org/24387/3-bai-tap-danh-cho-tre-3-tuoi/#respond Mon, 13 Aug 2012 23:00:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=24387 Bạn hãy tập hợp một nhóm chơi có từ 8 đến 12 trẻ từ 3 đến 4 tuổi tham gia các bài tập này. Bạn cần hướng dẫn các bé biết cách chơi để rèn luyện cho trẻ kĩ năng đi, chạy theo đường thẳng, phát triển sự nhanh nhẹn, linh hoạt… của bé.

1. Mục đích yêu cầu

– Củng cố, rèn luyện kỹ năng đi – chạy theo đường thẳng.

– Giáo dục tính nhanh nhẹn, linh hoạt, phát triển khả năng định hướng theo đường thẳng.

– Củng cố khả năng nhận biết hình tròn và hình vuông.

– Rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin. Biết phản ứng theo khẩu lệnh của người điều hành.

– Giáo dục trẻ khi chơi không tranh giành với bạn, biết tham gia hoạt động theo thứ tự.

2. Chuẩn bị

– Mỗi trẻ một dải lụa thể dục.

– Miếng bitis hình tròn và hình vuông.

– Băng keo nhựa màu đỏ và màu xanh, dán băng keo trên nền nhà thành 2 đường màu xanh và đỏ song song nhau. Mỗi đường dài 1,5 – 2m.

– Bảng nỉ trên đó chia làm 2 ô, một ô dán khung vuông và một ô dán khung vòng tròn thể dục và mũ chim sẻ (có thể dùng dải lụa làm cánh chim thay cho mũ chim sẻ).

3. Tiến trình thực hiện

Khởi động

Trước khi thực hiện bài tập, người điều hành phát học cụ rồi cho trẻ đi theo mình từ chậm đến nhanh, sau đó chạy rồi chậm dần. Nghe hiệu lệnh của người điều hành, trẻ đứng đội hình giống như quân cờ.

Hoạt động

Bài tập phát triển chung: “tập với dải lụa”

– Động tác 1: Trẻ đứng, chân hơi dạng, hai tay cầm hai đầu dải lụa. Nâng dải lụa lên cao trên đầu, ngửa đầu mắt nhìn theo dải lụa. 1 lần/8 nhịp.

– Động tác 2: Trẻ đứng khép chân, hay tay nắm hai đầu dải lụa căng ra. Cúi người sao cho chân thẳng, chạm dải lụa vào các đầu ngón chân rồi đứng dậy. 1 lần/8 nhịp.

– Động tác 3: Trẻ quỳ trên hai đầu gối, hai tay nắm hai đầu dải lụa căng ra và giơ trước mặt. Ngồi xuống sao cho mông đặt trên hai chân, tay hạ xuống để dải lụa sát đùi rồi quỳ thẳng dậy. 1 lần/8 nhịp.

– Động tác 4: Nhảy chụm chân, một tay cầm dải lụa, đến đích thì cất dải lụa đi.

Vận động cơ bản: “Đi – chạy theo đường thẳng”

– Người hướng dẫn dán sẵn 2 đường thẳng song song một đường màu xanh, một đường màu đỏ, mỗi đường rộng 40cm, dài khoảng 150 – 200cm, hai đường cách nhau 50 – 80cm.

– Cách thực hiện: Khi đi theo đường thẳng trẻ đi bình thường, mắt nhìn thẳng phía trước, giữ vai thẳng. Khi đi hết đường thẳng, trẻ tới rổ nhặt một hình dán lên bảng. Hình vuông thì dán bên ô hình vuông, hình tròn thì dán bên ô hình tròn. Dán xong, quay về đường màu đỏ và chạy thẳng theo đường màu đỏ về lại vạch xuất phát.

Trò chơi vận động “chim sẻ và ô tô”

– Chuẩn bị: Vòng thể dục, mũ chim sẻ

– Cách thực hiện: Người hướng dẫn cho trẻ đứng thành 2 hàng nối đuôi nhau, một hàng dùng vòng thể dục làm hàng ôtô, một hàng đội mũ chim sẻ làm hàng chim sẻ. Khi người hướng dẫn hô “ô tô chạy” các trẻ làm ô tô vừa chạy vừa làm cử điệu như ô tô đi theo đường thẳng về đích. Khi người hướng dẫn hô “chim sẻ bay” các trẻ đội mũ chim sẻ vừa chạy vừa làm cử điệu chim bay. Sau đó cho các trẻ đi và làm theo hướng ngược lại.

]]>
https://meyeucon.org/24387/3-bai-tap-danh-cho-tre-3-tuoi/feed/ 0
Trò chơi yên tĩnh cho trẻ 0 đến 6 tuổi https://meyeucon.org/22986/tro-choi-yen-tinh-cho-tre-0-den-6-tuoi/ https://meyeucon.org/22986/tro-choi-yen-tinh-cho-tre-0-den-6-tuoi/#respond Wed, 16 May 2012 00:58:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=22986 Có đôi khi bạn muốn trẻ ngồi yên tĩnh sau một ngày dài chơi đùa vui vẻ. Và những lúc đó bạn có thể khuyến khích trẻ tham gia những trò chơi yên tĩnh. Các trò chơi này có thể giúp trẻ học được những kỹ năng mới.

Công việc của bạn là chuẩn bị đồ chơi. Khi trẻ cần, bạn nên ở bên giúp đỡ và động viên trẻ. Chúng tôi xin được giới thiệu tới bạn những trò chơi đơn giản, đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Những trò chơi này có thể giúp trẻ:

  • Tham gia vào trò chơi.
  • Tập trung chú ý.
  • Tận dụng những nhân tố ở môi trường xung quanh.
  • Tận dụng những nguyên liệu sẵn có để chơi trò chơi.
  • Học cách tự quyết định và chơi đùa độc lập.

Những trò chơi đơn giản

Dù chơi một mình hay chơi cùng với các bạn, trẻ cũng sẽ học được rất nhiều điều từ trò chơi đó. Dù đồ chơi bạn tự làm hay đồ chơi mua tại cửa hàng đều có thể giúp trẻ yên tĩnh và thư giãn trở lại.

Một số trò chơi thích hợp để bạn cùng chơi với trẻ

Câu cá

Dụng cụ: Túi nhựa (hoặc bìa dày), kẹp sắt, dây cước, cần trúc, nam châm.

Chuẩn bị: Cắt túi nhựa hoặc bìa cứng thành hình con cá. Gắn một miếng sắt vào con cá đó. Mắc dây cước vào cần, đầu còn lại buộc vào miếng nam châm để làm cần câu.

Cách chơi: Cho trẻ dùng cần câu để câu cá. Nếu làm nhiều cần câu và cá, bạn có thể mời bạn của trẻ cùng chơi trò chơi này.

Làm trò chơi phong phú hơn: Trên mỗi con cá, bạn có thể viết một chữ cái hoặc chữ số. Khi câu cá xong, bạn có thể để trẻ xếp các con cá này theo thứ tự hoặc xếp thành tên mình.

Nhận biết

Chuẩn bị: Một cái túi to hoặc một cái hộp, một số đồ vật nhỏ như: bóng bay, búp bê, cốc, thìa nhỏ, khăn tay.

Cách chơi: Dùng khăn bịt mắt trẻ lại, để trẻ lấy các đồ đựng từ trong túi hoặc trong hộp ra. Lấy đến đồ vật nào, trẻ phải gọi tên đồ vật đó. Khi chơi, khuyến khích trẻ miêu tả lại các cảm giác khi sờ vào vật đó.

Ai giành được nhiều màu sắc nhất?

Dụng cụ: xúc xắc, bút màu, bộ xếp hình có nhiều màu khác nhau, bộ bài.

Chuẩn bị: Vẽ các điểm chấm có màu sắc khác nhau lên 6 mặt của xúc xắc.

Cách chơi: Tung xúc xắc, sau đó lấy các miếng xếp hình hoặc cây tú có màu sắc giống như màu sắc trên mặt xúc xắc đã tung được. Cứ vài vòng, người chơi lại xem lại số miếng xếp hình hoặc cây bài của mình xem màu nào nhiều nhất.

Cách chơi khác: Để trẻ tự tung xúc xắc và tìm những sự vật trong nhà có màu sắc giống với màu sắc trên mặt của con súc sắc đó.

Đua xe

Dụng cụ: Một tấm bìa to, bút màu, 3 chiếc ô tô đồ chơi, 1 con xúc xắc.

Chuẩn bị: Vẽ 3 đường đua trên tấm bìa, dùng bút màu chia đường đua thành 20 đoạn nhỏ.

Cách chơi: Để trẻ tung xúc xắc, cho xe chạy theo số trên xúc xắc trẻ tung được. Xe của ai về đích trước thì người đó thắng.

Ghép hình

Dụng cụ: Tạp chí (hoặc bưu thiếp cũ), kéo, keo dán, bìa cứng.

Chuẩn bị: Cắt từ các tạp chí, hoặc bưu thiếp những bức hình ngộ nghĩnh như: hình các con vật, hình các kiến trúc hoặc các món ăn. Dán các hình đó lên những miếng bìa cứng, tự làm thành những tấm thiệp chúc mừng. Làm 10 tấm thiệp tương tự như vậy rồi chia thành hai phần.

Cách chơi: Trộn tất cả các tấm thiệp vào với nhau để trẻ tìm ra những tấm thiệp có hình giống nhau, hoặc những hình ngộ nghĩnh nhất.

Cách chơi khác: Có thể để trẻ lần lượt tìm ra các hình tương ứng có thể ghép với nhau. Ai ghép được nhiều hình nhất, người đó sẽ thắng.

Thử trí nhớ

Dụng cụ: Khay đựng, khăn tay, một số đồ vật nhỏ (như: cốc, thìa, bóng, bút chì…)

Chuẩn bị: Đặt tất cả các đồ vật đã chuẩn bị vào khay.

Cách chơi: Cho trẻ nhìn khay đựng trong vài giây, sau đó dùng khăn tay phủ lên khay đựng. Để trẻ kể tên những vật đựng trong khay. Tùy vào khả năng của trẻ mà thêm hoặc bớt số lượng đồ vật trong khay đựng.

Cách chơi khác: Cho trẻ quan sát vài giây, sau đó cho trẻ nhắm mắt lại, bạn nhẹ nhàng giấu đi một số đồ vật bất kỳ để trẻ đoán xem đồ vật nào đã bị giấu.

Những phương pháp trên có tác dụng gì?

  • Thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
  • Rèn khả năng giải quyết các vấn đề của trẻ.
  • Tăng cường khả năng nhận biết về khái niệm số.
  • Nâng cao nhận thức của trẻ về hình dạng và màu sắc.

Lưu ý:

– Đựng đồ chơi tự làm vào một chiếc hộp, như thế bạn có thể cất giữ những đồ chơi này trong thời gian dài.

– Khuyến khích trẻ tham gia thiết kế các trò chơi. Đối với trẻ, đây là phương pháp rèn luyện rất tốt. Trong quá trình thiết kế các trò chơi, bạn có thể vận dụng những kiến thức đã học được từ trước.

]]>
https://meyeucon.org/22986/tro-choi-yen-tinh-cho-tre-0-den-6-tuoi/feed/ 0
“Trò chơi” nhận diện các loại quả dành cho bé https://meyeucon.org/21470/tro-choi-nhan-dien-cac-loai-qua-danh-cho-be/ Tue, 28 Feb 2012 00:13:10 +0000 https://meyeucon.org/?p=21470 Hoa quả là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe mọi người và cha mẹ thường muốn khuyến khích bé sử dụng hoa quả nhiều hơn. “Trò chơi” nhận diện các loại quả vừa giúp bé biết nhận diện các loại quả vừa có tác dụng khuyến khích sở thích ăn hoa quả của bé.

Giúp bé nhận diện hoa quả theo màu sắc

Trước tiên, bạn có thể chọn cùng một loại quả nhưng có màu sắc khác nhau; chẳng hạn, táo xanh – táo đỏ, dưa vàng – dưa đỏ, nho xanh – nho tím… Đồng thời, bạn cũng có thể chọn những loại quả khác nhau nhưng có màu sắc tương đồng như quả cam và quả quýt, quả mận đỏ và quả nho đỏ… Sau đó, bạn xếp các loại quả này trên cùng một đĩa.

Bạn yêu cầu bé “Lấy cho mẹ quả táo” hoặc “Lấy cho mẹ những quả có màu đỏ”… Bé sẽ phân biệt được hai khái niệm:

– Khái niệm thứ nhất, cùng một loại quả nhưng có nhiều màu sắc khác nhau.

– Khái niệm thứ hai, cùng một màu nhưng có nhiều loại quả khác nhau.

Trò chơi cầu vồng sắc màu: Bạn có thể sử dụng màu vàng của dứa, xoài; màu cam của cam, quýt, carrot; màu đỏ của dâu tây, dưa hấu; màu xanh của quả kiwi; màu trắng của sữa chua. Bạn xếp các loại quả đã được cắt miếng thành hình cầu vồng trên một chiếc đĩa thật lớn. Sau đó, bạn đưa cho bé một miếng hoa quả và yêu cầu bé gọi tên. Nếu bé trả lời chính xác, bé sẽ được phép “măm măm” món quả này.

Bé sẽ biết cách nhận diện hoa quả cho dù chúng được thái lát. Ngoài ra, bé còn được làm quen với món sữa chua nhúng hoa quả ngon miệng.

Trò chơi ghép hoa quả theo tranh: Trước tiên, bạn chuẩn bị một giỏ hoa quả với nhiều loại khác nhau như cam, táo, lê, dưa hấu, dâu tây… Đồng thời, bạn để sẵn một quyển sách có hình minh họa các loại quả bên cạnh. Khi bạn chỉ tay vào một hình trong sách, bé sẽ tự chọn một loại quả trong giỏ sao cho phù hợp.

Bé sẽ nhận diện được những loại hoa quả có trong sách và những loại hoa quả ngoài đời thực.

Giúp bé nhận diện hoa quả theo mùi vị

Bạn có thể chế biến cam theo 2 kiểu: cắt thành miếng và vắt thành nước cam để cho bé uống. Tiếp đến, bạn pha thêm một cốc nước chanh (hoặc một cốc nước hoa quả khác) và để cạnh nhau.

Bạn có thể gợi ý với bé: “Mẹ con mình cùng chơi trò bí mật với hoa quả nhé”. Sau đó, bạn gợi ý để bé uống một ngụm nước cam và một ngụm nước chanh. Cuối cùng, bạn mới cho bé ăn cam và đưa ra câu hỏi trắc nghiệm với bé: “Đố con biết, mùi vị của miếng cam này giống với cốc nước nào con vừa uống nhất?”.

Cách này cũng có tác dụng lớn trong việc kích thích bé ăn hoa quả. Nhiều cha mẹ tin việc chế biến hoa quả thành những món đẹp mắt sẽ lôi cuốn được bé mà họ quên rằng, dạy bé cách phân biệt mùi vị thực phẩm cũng khiến bé thích thú.

]]>
Chăm sóc bé từ những hành động đơn giản https://meyeucon.org/17667/cham-soc-be-tu-nhung-hanh-dong-don-gian/ https://meyeucon.org/17667/cham-soc-be-tu-nhung-hanh-dong-don-gian/#respond Thu, 23 Jun 2011 23:42:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=17667 Mát-xa, nhìn vào mắt bé hay cho bé học đi, học lẫy là những hành động rất đơn giản, nhưng nó đem lại những hiệu quả không ngờ. Bạn hãy cùng tận hưởng những giây phút vui vẻ bên con bằng những cách chăm sóc rất đơn giản đó nhé.

1. Nằm sấp

Nằm sấp là khoảng thời gian vô cùng quan trọng cho kỹ năng vận động của bé. Nằm sấp khi vui chơi giúp bé nhanh biết bò, biết đi sớm hơn, do khả năng cân bằng được rèn luyện. Hãy đặt bé yêu của bạn nằm sấp trên một tấm thảm hoặc thảm đồ chơi mỗi ngày ngay khi bé biết nâng đầu. Bắt đầu 4 lần một ngày, mỗi lần một vài giây cho đến vài phút, thời gian nâng dần khi bé nhiều tuổi hơn.

2. Nhìn vào mắt con

Hãy lại gần em bé của bạn để bé có thể nhìn thấy khuôn mặt bạn trong khi bạn nói chuyện, vui cười với con. Bạn càng nhìn con chăm chú khi bé nhìn chăm chú và nói chuyện với bé thì bé càng muốn “ê a” với bạn nhiều hơn nữa. Điều này giúp xây dựng các kết nối trong bộ não, thúc đẩy giải phóng các hormone endorphin hạnh phúc. Đồng thời, khuyến khích sự phát triển toàn diện cho bé.

3. Đơn giản khi chăm sóc da bé

Rất nhiều sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm nhưng lại không tốt cho làn da mỏng manh của bé. Hãy tránh dùng xà phòng và hạn chế kem dưỡng ẩm ở mức cần thiết. Nếu em bé bị khô da, nhất là trong những ngày hanh khô, có thể thoa kem giữ ẩm một vài lần mỗi ngày. Khi thay tã cho con, chỉ cần dùng bông y tế hoặc khăn mềm, cộng với nước ấm để vệ sinh là đủ.

4. Cùng đọc với con từ sớm

Khi em bé được 6-8 tuần tuổi, bạn chọn một cuốn sách đơn giản với ngôn từ rõ ràng, có hình minh họa để đọc cho bé. Có thể chọn cuốn sách mà bạn thích bởi bạn sẽ đọc cho bé nghe trong một thời gian dài mà không chán. Nghiên cứu cho thấy, đọc sách có tác dụng tích cực trong phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội.

5. Thư giãn và chữa bệnh

Nếu bé của bạn bị đầy hơi hoặc có sự thay đổi trong phân của bé, bạn hãy massage bụng nhẹ nhàng cho con. Thử vận động hai chân của bé như người đi xe đạp, uốn cong chân của con về phía bụng rồi trở lại.

Dạ dày của bé cực kỳ nhạy cảm trong 3 tháng đầu tiên và những kỹ thuật đơn giản này giúp bé “xì hơi” tốt và không gây khó chịu.

6. Học lẫy

Khi bé yêu 3-4 tháng tuổi, đặt bé lên nằm ngửa trên chiếu và nhẹ nhàng xoay bé theo thế lật úp xuống từ phía bên này rồi đổi lại theo hướng bên kia. Bạn hãy vỗ tay và làm cho nó trở thành điều thú vị. Học lẫy là một phần quan trọng để học bò. Do đó, bằng cách khuyến khích con bạn lẫy tức là bạn đã giúp đỡ bé phát triển tổng thể.

7. Các va chạm

Hãy massage nhẹ nhàng với dầu hạnh nhân cho con và coi đó là một phần của những thói quen hàng ngày. Cần chọn thời gian khi bé thư giãn và nghỉ ngơi để massage từ trên ngực tới các ngón chân cho bé.

Bạn đừng lo mình massage sai cách bởi bất kỳ tiếp xúc làn da nào giữa mẹ và bé đều có những giá trị đặc biệt. Massage là cách tuyệt vời để kích thích hệ thống miễn dịch cua bé, giúp hệ tiêu hóa lưu thông và thoát khỏi chướng bụng. Ngoài ra, nó cũng là một hoạt động liên kết tình cảm đáng yêu.

8. Ngồi

Khoảng 5-6 tháng tuổi, có thể đặt bé yêu của bạn ngồi trên sàn với hai chân ở vị trí chữ V. Nhiều bé có xu hướng co hai chân lại khi ngồi và như thế rất dễ bị ngã. Đặt hai chân bé ở vị trí chữ V với món đồ chơi ở giữa sẽ giúp bé tập trung để cân bằng. Bạn có thể làm điều này một vài phút, vài lần mỗi ngày. Trong một tuần, em bé sẽ có khả năng cân bằng tốt hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần voàng tay đỡ eo của bé để bé không bị ngã nhưng đừng ôm con quá chặt.

9. Học đi

Khi bé yêu bắt đầu cố gắng di chuyển trên bụng mẹ, hãy đặt chân của bé xuống để bé có thể đẩy về phía trước. Học đi không chỉ giúp bé sớm vững vàng hơn mà còn là một niềm hạnh phúc mới của bố mẹ khi thấy bé yêu đã biết chập chững.

]]>
https://meyeucon.org/17667/cham-soc-be-tu-nhung-hanh-dong-don-gian/feed/ 0
Cách chơi giúp bé phát triển kỹ năng vận động https://meyeucon.org/17391/cach-choi-giup-be-phat-trien-ky-nang-van-dong/ https://meyeucon.org/17391/cach-choi-giup-be-phat-trien-ky-nang-van-dong/#respond Sat, 11 Jun 2011 23:38:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=17391 Kỹ năng vận động rất quan trọng đối với bé, giúp cho bé khỏe, nhanh nhẹn và khéo léo hơn. Chỉ cần bố mẹ biết cách hướng dẫn bé chơi hợp lý, bé sẽ có sự phát triển rất tốt trong các kỹ năng vận động.

Luyện cho bé kỹ năng vận động rất quan trọng

Đừng sợ bé ngậm đồ chơi

Cha mẹ thường lo lắng khi thấy các bé đưa đồ chơi vào miệng. Tuy nhiên, nếu đó là đồ chơi an toàn thì điều này giúp bé cải thiện kỹ năng linh hoạt của các ngón tay.

An toàn với những đồ chơi nhỏ

Để tránh cho con bị hóc, nghẹn, khi chơi với đồ chơi nhỏ, cha mẹ cần giám sát liên tục. Chẳng hạn, có thể cho bé nhặt và phân loại từng loại hạt đậu như đậu xanh – đậu đen – đậu đỏ… Màu sắc khác nhau của từng loại hạt đậu cũng giúp bé học về màu hiệu quả. Trộn các loại đậu ra một hộp to, rồi cùng bé nhặt từng loại ra những hộp bé hơn.

Ngoài ra, có thể chơi với những loại hạt khác nhau như hạt ngô, hạt vừng… để tăng cường kỹ năng phối hợp tay mắt và nhận thức cho bé.

Chơi với bao tải hay vỏ gối

Chơi với bao tải hay vỏ gối cũng rất thú vị. Bạn dạy con nhặt vào vỏ gối những đồ vật khác nhau về hình dạng và kích cỡ. Chọn những đồ chơi không có cạnh sắc và an toàn để bé cầm, nắm.

Đồ chơi có thể chơi được gồm chìa khóa, các khối hình, xe hơi đồ chơi, qua bóng tennis, bóng cao su… Ban đầu, bạn có thể nhờ bé nhặt một đồ vật bên trong vỏ gối. Hoặc bạn có thể thò tay vào vỏ gối, nắm chặt một đồ vật trong tay và hỏi bé xem đó là thứ gì…

]]>
https://meyeucon.org/17391/cach-choi-giup-be-phat-trien-ky-nang-van-dong/feed/ 0
Những trò chơi giúp trẻ thông minh hơn https://meyeucon.org/16624/nhung-tro-choi-giup-tre-thong-minh-hon/ https://meyeucon.org/16624/nhung-tro-choi-giup-tre-thong-minh-hon/#respond Thu, 07 Apr 2011 22:17:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=16624 Trẻ em ngày càng trở nên thông minh hơn nhờ sự phát triển của xã hội và sự đầu tư chăm sóc chu đáo của cha mẹ. Những định hướng tốt từ những năm đầu đời sẽ tạo dựng cho con một tương lai tốt đẹp, vì vậy các bậc cha mẹ hãy quan tâm tới các trò chơi giáo dục cho bé nhé.

Dưới đây là một số trò chơi giáo dục cho trẻ em, mà các bậc cha mẹ có thể chơi vui vẻ cùng con.

Lựa chọn màu sắc

Nguyên liệu: một số màu nước, một cây bút vẽ, giấy và khăn để lau khô sau khi trò chơi kết thúc.

Hãy hỏi xem con chọn màu gì và bạn có thể vẽ những bàn tay hoặc bàn chân nhỏ xinh bằng chính màu đó. Một lúc sau lại vẽ ra giấy màu sắc mà con đã chọn và hỏi con xem đó là màu gì.

Bạn sẽ có một kỷ niệm tuyệt khi giúp con học phân biệt các màu sắc.

Tay to, tay nhỏ

Dưới đây là một trò chơi giáo dục dành cho những đứa trẻ mới bắt đầu học về khái niệm thời gian.

Vì thời gian học tập là một khái niệm nên trẻ mẫu giáo cần được giải thích và cần một chút thời gian để hiểu về nó. Để thành công trong trò chơi này, bạn cần cùng con lặp đi lặp lại.

Đặt tên cho các bàn tay theo cái đồng hồ. Kim chỉ giờ được đặt tên là bàn tay nhỏ, kim chỉ phút được đặt là bàn tay to.

Ngoài ra, hãy giúp con nhận biết chính xác về thời điểm nhất định trong ngày khi bắt đầu một chương trình truyền hình đặc biệt mà con yêu thích hoặc các hoạt động khác. Bạn có thể hỏi con mình để kiểm tra các vị trí của bàn tay lớn và bàn tay nhỏ (kim chỉ phút và kim chỉ giờ) mỗi khi đến chương trình yêu thích của con. Lặp đi lặp lại những lần như ậy, con sẽ có khái niệm về thời gian.

Đếm tiền trong ví của cha mẹ

Đây có thể là một trò chơi tuyệt vời để giúp con bắt đầu hiểu về tiền. Đếm các đồng tiền trong ví của bố mỗi tối có thể là một niềm vui cũng như trò chơi bổ ích mà cha mẹ có thể cũng chơi với con.

Giải thích cho con sự khác nhau về tên gọi và giá trị của từng loại tiền, kể cả về màu sắc, kích thước của chúng. Bạn có thể bắt đầu với những đồng xu, sau đó chuyển sang tiền giấy.

Trò chơi này đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc giúp con hiểu khái niệm về tiền, phân biệt các mệnh giá tiền. Đồng thời, cha mẹ nên hướng dẫn và giải thích cho con chuyện ai cũng cần lao động chân chính để kiếm ra tiền, làm việc có ích cho xã hội và tiền không phải là để chi tiêu một cách bữa bãi.

]]>
https://meyeucon.org/16624/nhung-tro-choi-giup-tre-thong-minh-hon/feed/ 0
Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ từ 9-12 tháng tuổi https://meyeucon.org/7351/hoat-dong-phat-trien-nhan-thuc-cho-tre-tu-9-12-thang-tuoi/ https://meyeucon.org/7351/hoat-dong-phat-trien-nhan-thuc-cho-tre-tu-9-12-thang-tuoi/#respond Sat, 10 Jul 2010 15:01:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=7351 Cho con xem bộ đồ chơi lắp ghép hình. Mặc dù con vẫn chưa thể tự mình lắp ghép được thì cũng rất thích thú với màu sắc và các hình thù dễ thương. Cuối cùng, con sẽ học được cách làm sao để ghép chúng lại với nhau.

Hỏi những câu hỏi đơn giản

Hãy hỏi bé những câu hỏi đơn giản mà bé có thể dùng tay để chỉ như: Mũi con ở đâu thế? Bố đang đứng ở đâu nào?

Sắp xếp các miếng ghép hình

Cho con xem bộ đồ chơi lắp ghép hình. Mặc dù con vẫn chưa thể tự mình lắp ghép được thì cũng rất thích thú với màu sắc và các hình thù dễ thương. Cuối cùng, con sẽ học được cách làm sao để ghép chúng lại với nhau.

Cho trẻ học chơi xếp hình

Chơi đồ chơi có thể nấp ở trong nhau

Mẹ có thể mua các đồ chơi giống như con búp bê Nga, con ngoài lớn hơn và có thể đựng được con nhỏ hơn. Hãy chỉ cho con cách tách chúng ra và lắp ghép vào. Con sẽ rất thích thú đấy!

Dạy con về chuyển động

Tìm một đồ chơi có các phần chuyển động như các lớp xếp lên nhau, cửa. Con sẽ học được các khái niệm về lên, xuống, đóng, mở, trong, ngoài khi cho với các bộ phận khác nhau.

Cho trẻ tìm đồ chơi trong chăn

Giấu đồ chơi của con

Hãy để cho con nhìn thấy mẹ đặt một đồ vật lớn bên dưới chăn. Khi mẹ yêu cầu con tìm đồ chơi thì con sẽ nhận ra cái chăn không hề bằng phẳng và sẽ nhớ ra là mẹ đã để đồ chơi bên dưới chăn. Con sẽ kéo chăn ra để tìm đồ chơi. Sau đó, mẹ có thể không cho con nhìn thấy lúc mẹ giấu đồ chơi và bảo con tìm để xem con có tìm thấy hay không.

Chơi với mùi hương

Mẹ có thể giữ lại những lọ nhựa đựng kẹo, thạch hay đồ ăn gì có mùi hấp dẫn và để cho con chơi với chúng.

]]>
https://meyeucon.org/7351/hoat-dong-phat-trien-nhan-thuc-cho-tre-tu-9-12-thang-tuoi/feed/ 0
Dạy bé chập chững về hình khối https://meyeucon.org/6565/day-be-chap-chung-ve-hinh-khoi/ https://meyeucon.org/6565/day-be-chap-chung-ve-hinh-khoi/#respond Mon, 05 Jul 2010 14:22:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=6565 Có thể bắt đầu dạy bé mới biết đi của bạn kiến thức về hình học. Hãy tận dụng mọi lúc để gọi tên và chỉ cho bé thấy những hình dạng khác nhau.

– Hãy mua và đọc cho bé những cuốn sách về hình khối. Bé có thể nhận ra sự khác biệt về hình dạng lúc được 18 tháng tuổi. Bạn càng chỉ cho bé nhiều hình, bé càng sớm hiểu được những hình đó.

Hình khối có ở khắp mọi nơi.

– Mua đồ chơi có hình dạng khác nhau hoặc đồ chơi dạy bé về hình khối. Có rất nhiều đồ chơi giúp bạn vừa dạy bé về hình khối, vừa dạy bé về màu sắc. Những miếng lót sàn nhà dạng xốp cũng thúc đẩy việc học về hình khối ở bé.

– Nói chuyện với con về hình dạng. Có rất nhiều ví dụ trong cuộc sống hàng ngày bạn có thể dạy con, cả hình khối và màu sắc. Nói với bé những câu như: “Ồ, con có một quyển sách hình vuông hay hình chữ nhật?”, “Con thích ăn bánh sandwich tam giác phải không?”, “Con muốn mẹ bổ quả táo này theo hình vuông hay hình tròn?”… Cách này giúp bạn vừa luyện kỹ năng ngôn ngữ cho con, vừa dạy con về sự khác nhau của hình khối.

– Chỉ các hình dạng khi hai mẹ con ra khỏi nhà. Cuộc sống xung quanh có vô số hình khối mà bạn có thể chỉ cho bé chập chững của bạn. Chỉ cho bé hoa quả hình tròn ở cửa hàng tạp hóa. Hãy để bé xem tiền xu hình tròn, tiền giấy hình chữ nhật khi bạn mua hàng. Chỉ cho bé những lốp xe tròn của ôtô. So sánh hình dạng khác nhau giữa ngôi nhà nhà bạn và ngôi nhà hàng xóm.

– Chơi những trò chơi hình dạng. Mua những khối hình khác nhau và xây thành tháp. Hỏi bé xem tháp mới xây có hình gì và để bé thêm một khối hình vuông vào đỉnh của tháp. Khi tháp bị đổ, hãy yêu cầu bé phân loại hình vuông và hình tam giác.

– Bạn hãy chuẩn bị: bút vẽ, giấy màu, keo dán và kéo thủ công. Vẽ là cách tốt nhất dạy bé về hình khối lại giúp bé tăng sáng tạo. Bé tô màu theo khối hình của mẹ hoặc bé vẽ khối hình, bạn giúp con cắt dán.

– Khi đi công viên, có thể giúp bé tạo hình trên cát bằng ngón tay hay một cái que. Hoặc bạn hướng dẫn bé vẽ hình với phấn trên bảng.

Lưu ý: Bé mới biết đi đang học kỹ năng mới và rất dễ nhầm lẫn; chẳng hạn, bé có thể gọi một hình tam giác là hình tròn. Bạn không nên khiển trách hay quát mắng con. Chẳng bao lâu nữa, bé sẽ biết phân biệt hình khối.

]]>
https://meyeucon.org/6565/day-be-chap-chung-ve-hinh-khoi/feed/ 0
Dạy bé học qua đồ chơi https://meyeucon.org/6270/day-be-hoc-qua-do-choi/ https://meyeucon.org/6270/day-be-hoc-qua-do-choi/#respond Fri, 02 Jul 2010 02:33:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=6270 Lợi ích chính của đồ chơi là giúp bé học hỏi và hoàn thiện các kỹ năng, trong đó có kỹ năng ứng xử, học toán, tính tiết kiệm…

Đồ chơi hợp với bé dưới 3 tuổi, tham khảo từ hãng sản xuất đồ chơi trẻ em Fisher-price:

1. Bộ ấm chén pha trà

Sản phầm gồm một chiếc ấm, 2 chiếc chén xinh xắn, 3 miếng bánh ngọt tráng miệng và rất nhiều âm nhạc, âm thanh khi bé chạm vào ấm trà. Ngoài việc giúp bé học đếm số, hình dạng, đối lập… bạn có thể hướng dẫn bé ứng xử qua chơi trò phân vai: bé là chủ nhà – mẹ là khách. Qua đó, có thể dạy bé cách chào hỏi và câu nói: “Mời mẹ dùng trà”.

2. Lợn tiết kiệm

Đếm xu nhiều màu là hoạt động chính của chú lợn nhựa đồ chơi này. Sản phẩm còn giúp bé nhận diện màu sắc, hình dạng, con vật với những bài hát vui nhộn mỗi khi bé bật nắp cửa đồ chơi.

Có 10 đồng xu nhiều màu trong ngân hàng lợn. Bạn có thể hướng dẫn bé đếm đồng xu rồi nhét đồng xu vào một khe nhỏ phía trên lợn nhựa. Đó là bài học về sự tiết kiệm cho bé.

3. Điện thoại đồ chơi

Bé được lắng nghe âm nhạc khi bấm một nút bất kỳ, được nghe lời chào, học về chữ cái, con số, màu sắc… Bạn hãy dạy con bấm số điện thoại nhà mình, số di động của bố, mẹ và đưa lên tai để bắt đầu một cuộc điện thoại giả vờ.

]]>
https://meyeucon.org/6270/day-be-hoc-qua-do-choi/feed/ 0
Kích thích thính giác cho bé https://meyeucon.org/6265/kich-thich-thinh-giac-cho-be/ https://meyeucon.org/6265/kich-thich-thinh-giac-cho-be/#respond Fri, 02 Jul 2010 02:29:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=6265 Giọng nói của cha mẹ là một trong những âm thanh quan trọng nhất đối với bé. Nên nói chuyện và hát cho bé càng nhiều càng tốt. Hãy đọc truyện cho bé, kể cho con nghe một ngày của bạn hoặc ‘ê a’ bằng chính giọng bập bẹ của bé. Khi con bạn tạo ra tiếng ồn, hãy phản hồi lại theo giọng điệu của bé.

Dưới đây là một số gợi ý khác giúp bạn khuyến khích bé phát triển thính giác, từ Ehow:

  • Cho bé tiếp xúc với những âm thanh trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều bé thấy hấp dẫn và dễ chịu bởi hàng loạt tiếng động quen thuộc như tiếng tivi, rửa bát đũa hay tiếng máy hút bụi. Hãy để bé làm quen với những âm thanh cuộc sống ngay khi có thể.
  • Chơi với bé với một chiếc lục lạc hoặc những đồ chơi tạo âm thanh. Tự rung lục lạc hoặc bạn đặt lục lạc vào tay bé và nhẹ nhàng giúp bé lắc.

Kích thích thính giác giúp bé học được ngôn ngữ và cảm xúc từ bên ngoài

  • Cho bé chơi với một hộp âm nhạc. Ngay cả khi bé chỉ nhận diện được những giai điệu đơn giản thì hộp âm nhạc vẫn là món quà kỳ diệu với bé.
  • Sử dụng đồ chơi nhạc cụ. Đồ chơi nhiều màu sắc, lại phát ra âm nhạc giúp kích thích đồng thời thị giác và thính giác cho bé. Nếu đồ chơi chuyển động thì tốt cả cho kỹ năng vận động của bé.
  • Mua CD, DVD dành cho các bé. Có thể bắt đầu cho bé nghe nhạc cổ điển. Nhiều bé thích cả nhạc Rock, Pop hay nhạc đồng quê. Có thể bật một đĩa nhạc êm dịu để ru bé vào giấc ngủ.
  • Nuôi dưỡng tự nhiên: Nói chuyện như thể bé hiểu hết những gì bạn nói. Nói cho bé biết bạn sắp đưa bé đi tắm và kể cho bé những gì bạn đang làm trong suốt quá trình tắm. Nói cho bé những gì bạn thực hiện khi thay tã, mặc quần áo cho bé hoặc giải thích, nói to những món bạn đang chuẩn bị cho bữa tối.

Lưu ý:

  • Cho bé chơi đồ chơi rung lắc, giúp bé phát triển thính giác và thị giác vì bé phải quay người về nơi có tiếng ồn.
  • Bé phản ứng tốt hơn với những giọng nói được luyến láy. Chắc chắn rằng, đồ chơi, âm nhạc và những âm thanh thường ngày không quá lớn. Âm thanh quá to sẽ gây hại cho thính giác của bé.
  • Hãy xem xét khi bạn mở nhạc cho con. Nếu bé khó chịu hay mệt mỏi, bạn hãy tắt nó đi.
]]>
https://meyeucon.org/6265/kich-thich-thinh-giac-cho-be/feed/ 0