Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Có nên cho móc đờm khi bé biếng ăn không? https://meyeucon.org/27081/co-nen-cho-moc-dom-khi-be-bieng-an-khong/ https://meyeucon.org/27081/co-nen-cho-moc-dom-khi-be-bieng-an-khong/#respond Wed, 08 Feb 2023 00:00:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=27081 Hỏi: Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ, bé nhà em được 6 tháng 20 ngày tuổi. Hiện tại, bé phát triển bình thường chỉ có điều là bé rất biếng ăn. Do phải đi làm và không có người chăm bé nên em cho bé đi gửi trẻ. Người giữ bé rất có kinh nghiệm trong việc chăm sóc vì vậy em rất yên tâm. Lâu lâu khi ngủ em thấy bé thở hơi khò khè.

Do biếng ăn và hay ngậm thức ăn nên thỉnh thoảng bé hay bị ói. Bà giữ bé khuyên em nên cho bé đi móc đờm nhớt để bé hay ăn, chóng lớn, em đã làm theo. Nhưng khi chứng kiến cảnh bé bị vật ra móc cho ói hết, em ko biết đó là đờm hay chỉ là thức ăn bé ăn em xót quá.

Người móc đờm còn nói em là 3 ngày phải cho bé đi móc 1 lần, rồi còn phải mua thêm thuốc bát bửu ở tiệm thuốc Đông y cho bé uống. Sau khi móc xong em thấy bé mệt, không đùa chơi gì nữa. Em thấy mà thương con quá. Em làm vậy có đúng không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em?

Em xin cảm ơn!

Trả lời: Chào em!

Bé biếng ăn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như sai lầm trong chế biến món ăn, thực đơn nhàm chán, ép bé ăn quá nhiều hoặc do nguyên nhân bệnh lý. Do đó, việc cần làm là cần phải đưa bé đi khám bác sĩ nhi để tìm hiểu rõ nguyên nhân do sinh lý hay bệnh lý. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho cha mẹ cách chăm sóc cũng như chế độ ăn uống sao cho phù hợp với bé ở từng độ tuổi.

Còn cách làm trên, em cần ngưng ngay và tuyệt đối không nên lập lại với bé. Với cách làm không có khoa học này, đã không giúp bé cải thiện được việc ăn uống, mà còn tổn hại đến sức khỏe của bé như em đã thấy. Chưa kể trong quá trình móc họng có thể làm tổn thương đến niêm mạc vùng hầu họng nữa em à!

]]>
https://meyeucon.org/27081/co-nen-cho-moc-dom-khi-be-bieng-an-khong/feed/ 0
Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn https://meyeucon.org/45351/chua-ho-cho-tre-hieu-qua/ https://meyeucon.org/45351/chua-ho-cho-tre-hieu-qua/#respond Sat, 02 Apr 2022 01:33:59 +0000 http://meyeucon.org/?p=45351 Tình trạng ho khiến cho trẻ luôn bị mệt mỏi, quấy khóc, điều này sẽ làm cho nhiều phụ huynh lo lắng. Vì thế chữa ho ở trẻ thế nào cho an toàn và hiệu quả là điều mà cha mẹ đặc biệt quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tình trạng ho gây ảnh hưởng thế nào cho trẻ?

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp tống những tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể. Mặc dù đây là biểu hiện rất tốt để bảo vệ cơ thể nhưng nếu để trẻ ho quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe như:

  • Trẻ ăn không ngon, ngủ không yên.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc.
  • Chán ăn, bỏ ăn, nôn mửa.
  • Trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Bên cạnh đó, tình trạng ho kéo dài lâu ngày sẽ có nguy cơ chuyển biến thành các bệnh mãn tính như viêm họng, viêm họng hạt,… hoặc thậm chí gây khó thở, khiến trẻ ho ra máu do niêm mạc họng bị xung huyết.

Chính về điều đó, cha mẹ cần tìm cách chữa dứt điểm để tránh tình trạng ho gây ra những bệnh lý nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ tại nhà để làm cải thiện tình trạng ho của trẻ.

  • Cho trẻ uống đủ nước tùy vào nhu cầu của cơ thể, đặc biệt nên cho trẻ uống nước ấm.
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ, đánh răng tối thiếu 2 lần/ ngày vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời chuyển lạnh hoặc thay đổi thời tiết, đặc biệt là vùng cổ.
  • Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, có gia vị cay nóng, đồ ngọt và uống nước lạnh bởi sẽ làm kích ứng niêm mạc họng gây ho nhiều hơn.
  • Cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, loãng, lỏng, dễ nuốt.
  • Vệ sinh môi trường sống xung quang sạch sẽ, tránh những nơi có nhiều khói bụi, lông động vật,…
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương trong phòng cho trẻ.
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

Phương pháp dân gian giảm ho ở trẻ

Dưới đây là một số phương pháp dân gian chữa ho an toàn tại nhà mà cha mẹ có thể tham khảo:

Củ cải trắng

Theo Đông y, củ cải trắng có tác dụng bổ phế, kiện tỳ, long đờm. Bởi vậy thường được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp rất tốt. Cách làm đơn giản như sau:

  • Củ cải tươi sau khi rửa sạch, cạo vỏ thì cắt nhỏ miếng.
  • Sau đó cho củ cải vào hũ rồi cho đường phèn vào, đậy nắp để qua đêm.
  • Hôm sau chắt lấy nước cốt cho trẻ dùng ngày từ 1-2 lần, mỗi lần 2-3 thìa sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Sử dụng chanh muối

Muối có tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây ho, giúp làm giảm ngứa rát họng. Khi kết hợp với chanh sẽ làm dịu cổ họng, giảm triệu chứng ho. Ngoài ra, trong chanh có chứa nhiều vitamin c và các khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Cách làm như sau:

  • Chanh rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Rắc thêm chút muối lên bề mặt chanh rồi ngậm trực tiếp.
  • Ngậm khoảng 5-10 phút cho tinh chất thẩm thấu vào họng.
  • Sau đó các mẹ có thể cho trẻ nhai và nuốt từ từ.
  • Áp dụng cách này nhiều lần trong ngày sẽ thấy bệnh giảm rõ rệt.

Sử dụng gừng

Theo đông y, gừng có vị cay, tính ấm được sử dụng rất nhiều trong việc chữa các bệnh về đường hô hấp như ho, đau rát họng, viêm họng,… Cách làm đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 3-5 lát gừng mỏng.
  • Cho gừng vào cốc rồi đổ nước sôi vào ủ trong vòng 10 phút.
  • Cho thêm một thìa mật ong vào trà khuấy đều và uống khi còn ấm.
  • Hoặc cha mẹ có thể lấy nước cốt gừng cho vào sữa để trẻ dễ uống.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể nấu nước gừng cho trẻ ngâm chân và tắm để giữ ẩm cho cơ thể, giảm ho vào buổi đêm.

Mật ong

Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có tính kháng khuẩn mạnh, làm dịu cổ họng nhanh chóng. Không chỉ vậy, trong thành phần của mật ong còn có nhiều khoáng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cách chữa ho bằng mật ong như sau:

  • Mẹ có thể cho trẻ ngậm trực tiếp 1 thìa mật ong vào miệng rồi nuốt từ từ để làm dịu họng, giảm ho rất tốt.
  • Hoặc bạn có thể pha nước mật ong với chanh, gừng rồi uống.
  • Áp dụng cách này thường xuyên sẽ thấy được cải thiện.

Lưu ý: Không nên áp dụng cách này cho trẻ dưới 1 tuổi

Lá hẹ hấp đường phèn

Chữa ho bằng lá hẹ là cách chữa rất dân gian không quá xa lạ với nhiều người. Trong thành phần của hẹ có chất allicin hoạt động như chất kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, hẹ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, K, chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể. Cách làm như sau:

  • Bạn chuẩn bị hẹ đã rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi để ráo.
  • Cắt nhỏ hẹ cho vào bát rồi rắc đường phèn lên.
  • Đem đi hấp cách thủy khoảng 20 phút.
  • Sau đó để nguội, chắt lấy nước rồi cho trẻ uống.
  • Áp dụng cách này 2-3 lần/ ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Nước lá hẹ hấp đường có vị ngọt thanh nên trẻ có thể uống dễ dàng.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Khi đó bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây ho và kê một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm ho: Thuốc có tác dụng ức chế ho, từ đó giúp giảm phản xạ ho ở trẻ.
  • Thuốc chống viêm: Thuốc giúp ngăn ngừa phản ứng viêm, nhờ đó làm giảm triệu chứng dị ứng, giảm ho cho trẻ. Các loại thuốc thường chứa các hoạt chất như betamethasone, hydrocortisone, dexamethasone,…
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được kê khi bệnh nhân được xác định ho do vi khuẩn, giúp diệt khuẩn gây hại, giảm ho. Các loại thuốc kháng sinh hay dùng là Amoxicilin, Erythromycin,…
  • Thuốc hạ sốt: Trường hợp trẻ nhỏ ho đi kèm với sốt cao sẽ được bác sĩ kê paracetamol để hạ sốt, giảm thân nhiệt.
  • Siro ho: Một số loại siro ho có thành phần thảo dược giúp làm giảm ho nhanh chóng.

Khi nào trẻ cần thăm khám bác sĩ?

Trẻ bị ho hầu hết thường sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian nên cha mẹ không cần lo lắng. Thế nhưng trường hợp trẻ có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên lấp tức đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Trẻ thở khó, thở rít, mặt môi tím tái.
  • Trẻ thở mệt phải gắng sức.
  • Trẻ chảy dãi nhiều không kiểm soát.
  • Ho nhiều kèm nôn mửa.
  • Tình trạng ho kéo dài hơn 2 tuần không thuyên giảm.
  • Ho kèm màu hoặc dịch nhầy có mùi hôi.
  • Trẻ sốt cao và không hạ sốt dù đã sử dụng thuốc hạ sốt.

Hy vọng qua bài viết trên đã có thể giúp phụ huynh biết thêm những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả. Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ thật chặt chẽ để kịp thời phát hiện những bất thường.

]]>
https://meyeucon.org/45351/chua-ho-cho-tre-hieu-qua/feed/ 0
Phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách https://meyeucon.org/44305/phuong-phap-cho-tre-an-dam-dung-cach-2/ https://meyeucon.org/44305/phuong-phap-cho-tre-an-dam-dung-cach-2/#respond Tue, 27 Feb 2018 05:25:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=44305 Thông thường, trẻ trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng đầu chỉ cần bú sữa mẹ (hoặc sữa công thức) là đỉ. Từ tháng thứ 5 hoặc thứ 6, ngoài sữa mẽ ra, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác nhau. Sau đây là phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách, các mẹ hãy tham khảo qua nhé.

images

1. Những điều nên làm:

  • Đầu tiên, mẹ nên cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều để tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới
  • Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo lứa tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Chế biến các thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại nơi mình sinh sống.
  • Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai và nuốt.
  • Tăng năng lượng của thức ăn bổ sung bằng cách: Có thể thêm dầu, mỡ, lạc… hoặc bổ sung bột men tiêu hóa làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
  • Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.
  • Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi bị ốm.
  • Cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn đặc biệt khi bị ỉa chảy và sốt cao.
  • Cho trẻ ăn bổ sung tăng dần về số lượng và độ đặc.
  • Mỗi khi thử một thức ăn mới thì mẹ phải vừa cho ăn vừa nghe ngóng xem bé có bị trướng vụng, tiêu chảy hay dị ứng không để điều chỉnh.
  • Trẻ được 8-9 tháng tuổi thì mới nên cho ăn chất tanh vì loại thức ăn này dễ gây dị ứng và tiêu chảy.
  • Chỉ nên dùng bột ăn liền khi đi picnic hoặc không có điều kiện nấu nướng, còn hàng ngày mẹ nên chịu khó nấu cho trẻ ăn bởi vì một bát bột tươi sẽ có đủ dinh dưỡng nhất là các nguyên tốt vi lượng hơn là loại chế biến sẵn.

2. Những điều không nên làm

  • Không nên cho trẻ ăn bột ngọt (mì chính) vì không có chất dinh dưỡng lại không có lợi.
  • Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt trong bánh kẹo sẽ làm tăng đường huyết gây ức chế tiết dịch vị làm cho trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.
  • Tuyệt đối không để bát bột có màu trắng mà phải tô màu cho nó: màu xanh của rau, màu vàng của trứng, tôm, cà rốt, màu nâu sẫm của thịt… Bát bột trắng chắc chắn sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng.

Với phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách, mình hy vọng các bé sẽ ăn ngon miệng và mau lớn nhé!

]]>
https://meyeucon.org/44305/phuong-phap-cho-tre-an-dam-dung-cach-2/feed/ 0
Những bài đồng dao rèn luyện trí nhớ cho trẻ https://meyeucon.org/43963/nhung-bai-dong-dao-ren-luyen-tri-nho-cho-tre-2/ https://meyeucon.org/43963/nhung-bai-dong-dao-ren-luyen-tri-nho-cho-tre-2/#respond Thu, 22 Feb 2018 12:15:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=43963 Những bài đồng dao sẽ giúp mẹ luyện trí nhớ cho trẻ nhỏ

Ba bà đi bán lợn con

Giã ơn cái cối cái chày

Rềnh rềnh ràng ràng

Bắc kim thang

Gánh gánh gồng gồng

Tu hú là chú bồ các

Bà còng đi chợ trời mưa

]]>
https://meyeucon.org/43963/nhung-bai-dong-dao-ren-luyen-tri-nho-cho-tre-2/feed/ 0
Những bệnh trẻ dễ gặp khi thời tiết giao mùa https://meyeucon.org/43653/nhung-benh-tre-de-gap-khi-thoi-tiet-giao-mua/ https://meyeucon.org/43653/nhung-benh-tre-de-gap-khi-thoi-tiet-giao-mua/#respond Wed, 21 Feb 2018 08:48:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=43653 Khi trời vào đông thời tiết thay đổi nhanh bất thường không khí lúc khô hanh lúc lại ẩm ướt, thỉnh thoảng lại có những cơn mưa bất chợt và nhiệt độ giảm đột ngột, thay đổi thất thường cả về đêm lẫn ban ngày. Vì thế, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại cho sức khoẻ của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ khi mà hệ miễn dịch của bé còn quá non nớt chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Điều này dễ làm thân nhiệt của trẻ mất ổn định và khả năng đề kháng suy giảm. Sau đây là một số bệnh mà mọi người nên phòng tránh, đặc biệt các bậc cha mẹ nên chú ý cho trẻ.

Bệnh cúm mùa

1

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính xuất hiện hầu như quanh năm nhưng phổ biến khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh do các chủng virus cúm A, cúm B,… có thể lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp,…

Đặc trưng của cúm mùa là khởi phát đột ngột với sốt cao, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và đau khớp, khó chịu, đau họng và chảy nước mũi. Cúm mùa lây lan rất nhanh và dễ dàng vì khi một người bị cúm ho các hạt nhỏ bị nhiễm bắn vào không khí và người khác hít chúng vào và trở nên phơi nhiễm.

Bệnh sốt xuất huyết

3

Theo các chuyên gia, đây là bệnh nguy hiểm hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn tới bùng phát thành dịch.

Bệnh có biểu hiện sốt cao đột ngột 39- 40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, kèm theo đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban… Do đó, khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

 

 

Tiêu chảy

4

Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ tiêu chảy kéo dài: Số lần đi ngoài khi giảm, khi tăng; Phân lỏng, lúc đặc, lổn nhổn, có mùi chua, khẳm, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhầy khi không dung nạp đường; Phân có thể nhầy hồng hoặc có máu, khi đi đại tiện phải rặn, khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài sau lỵ; Trẻ biếng ăn, khó tiêu, ăn thức ăn lạ dễ bị tiêu chảy trở lại… Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng thường hay mắc bệnh này nhất.

Bệnh tay chân miệng

2

Đây  là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các virus khác nhau thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam, bệnh bùng phát nhất vào giai đoạn chuyển mùa.

Biểu hiện như: Loét miệng, ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân. Một số triệu chứng cảnh báo sớm khác có thể xuất hiện kèm theo bao gồm: Sốt cao, chán ăn, ho, đau bụng, đau họng, gây nôn (nhất là nếu do chủng enterovirus 71 gây ra)… Những triệu chứng sớm này có thể kéo dài 12-48 giờ. Đến nay vẫn chưa có vắc xin cho bệnh tay chân miệng, vì thế cha mẹ cần hết sức ngừa bệnh cho con.

]]>
https://meyeucon.org/43653/nhung-benh-tre-de-gap-khi-thoi-tiet-giao-mua/feed/ 0
Táo bón ở trẻ- Nguyên nhân và cách điều trị https://meyeucon.org/43649/tao-bon-o-tre-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2/ https://meyeucon.org/43649/tao-bon-o-tre-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2/#respond Wed, 21 Feb 2018 08:37:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=43649 Táo bón là bệnh thường gặp ở trẻ em. Táo bón dễ dàng chữa trị và không gây nguy hiểm nếu như mẹ có những biện pháp phù hợp. Tuy nhiên nếu mẹ chủ quan, lơ là không khắc phục kịp thời khi trẻ bị táo bón thì sẽ dẫn đến những hậu quả rất nặng nề.

1

 

Táo bón là gì?

Táo bón là hiện tượng ruột co bóp kém hoặc không đủ mạnh để bài tiết phân ra ngoài. Khi bị táo bón, phân thường cứng và khô. Ở trẻ em hiện tượng này diễn ra khá phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Dấu hiệu của trẻ bị táo bón

– Khoảng cách giữa hai lần bài xuất phân dài hơn bình thường theo lứa tuổi lớn hơn 3 ngày;

– Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to; trẻ đi ngoài khó khăn, không tự đi ngoài được, đau, són phân, kêu khóc và rất sợ đi ngoài;

– Kèm theo hoặc không kèm theo các triệu chứng toàn thân như đau bụng (có thể thấy bé quấy khóc, ưỡn bụng lên), lên cân chậm, chán ăn, ăn uống kém, nôn ọe;

– Bụng trướng, sờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng (thường là bác sĩ mới phát hiện ra);

– Khám hậu môn thì tùy theo nguyên nhân táo bón thực thể hay cơ năng mà có các triệu chứng như không có phân hoặc đầy phân trong bóng trực tràng, nứt kẽ hậu môn.

Những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Ít uống nước

1

Cho trẻ uống đủ nước để phòng tránh táo bón ở trẻ

Trẻ thường ham vui và rất ít khi nhớ đến việc uống nước khiến cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Kèm với đó là tình trạng nhịn tiêu do sợ hoặc ngại khiến phân đã quá to, quá rắn, trẻ cố rặn ra lại đau, chảy máu… nên sợ đi cầu và nín lại, cứ như vậy lại càng táo bón nặng nề hơn.

Do vậy, bố mẹ cần thường xuyên nhắc nhở trẻ uống đủ nước cũng như tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Tập cho trẻ có thói quen ngồi bô mỗi sáng là tốt nhất. Nhưng nếu buổi sáng quá bận rộn không có thời gian thì vẫn có thể đi cầu vào buổi tối, sau bữa ăn tối khoảng 30-60 phút, thời điểm này nhu động ruột tăng và trẻ dễ đi cầu

Ăn ít rau

Các kết quả nghiên cứu về những thức ăn trẻ không thích cho thấy rau đứng hàng đầu. Vì thế, tập cho trẻ ăn rau, hoa quả nguyên miếng từ nhỏ rất quan trọng.

Những em bé được nuôi bằng thức ăn xay nhuyễn, ít tập ăn rau hay chỉ uống nước trái cây lúc nhỏ thì thường lười ăn rau và thường xuyên bị táo bón.

 Chế độ ăn giàu đạm, nghèo chất xơ

Mẹ muốn con bụ bẫm và đương nhiên là sẽ tẩm bổ cho con với những món ăn giàu đạm như thịt đỏ, tôm, cá, cua,… trong khẩu phần . Và hệ quả là quá nhiều món ăn giàu đạm sẽ khiến trẻ khó tiêu.

Nguyên tắc thức ăn sau khi tiêu hóa và hấp thu mới được thải ra ngoài. Khi trẻ bị khó tiêu khiến quá trình đào thải bị chậm đi, gây mất nước khiến phân khô, cứng gây khó khăn cho trẻ khi đi ngoài.

Chưa kể đến lượng nito chuyển hóa từ chất đạm dư thừa sẽ đào thải qua đường tiểu sẽ khiến kéo theo nhiều nước làm cơ thể mất nước thêm và gây táo bón trầm trọng hơn.

 Lười vận động

Trẻ táo bón đa phần đều lười vận động. Khi cuộc sống bận rộn, bố mẹ không có nhiều thời gian đưa trẻ đi chơi, vận động cùng bé nên bé ít khi rèn luyện, mà lại thường xuyên quanh quẩn ở nhà để chơi với các phương tiện giải trí dạng tĩnh như tivi, điện thoại thông minh, game,… Điều này khiến nhu động ruột cũng ì ra hơn theo lối sống thụ động và hệ quả dẫn đến là tất yếu.

 Những biến chứng nguy hiểm của bệnh táo bón

Tình trạng táo bón của trẻ sẽ được giải quyết nhanh chóng nếu như mẹ có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên nếu mẹ không khắc phục vấn đề này thì táo bón sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho trẻ đấy. Một số biến chứng có thể xảy ra như:

– Gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa: mẹ có biết táo bón đôi khi là khởi nguồn của một số bệnh về tiêu hóa như: bệnh đại tràng, rối loạn chức năng vận chuyển ruột, …

– Nứt hậu môn, tình trạng táo bó nặng hơn: trẻ bị táo bón thường sợ đi tiêu và thường cố nhịn đến khi nào có thể nhịn được. Phân bị ứ trong ruột lâu sẽ càng mất nước nên khô hơn, và trẻ lại càng bị táo bón nặng hơn.

– Rối loạn thần kinh: phân ở lâu trong đại tràng là nguồn kích thích gây nên những rối loạn thần kinh khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi, biếng ăn, mất tập trung…

– Trẻ dễ bị trĩ, sa trực tràng: phân ứ đọng lâu trong trực tràng ảnh hưởng và cản trở tuần hoàn máu, lâu ngày gây hiện tượng trĩ, sa trực tràng, phình đại tràng, thậm chí là ung thư trực tràng.

Biện pháp phòng ngừa táo bón cho trẻ

Để hạn chế trẻ gặp phải tình trạng táo bón, mẹ cần lưu ý một số bước đơn giản sau

– Cho trẻ uống nhiều nước: Tùy từng độ tuổi mà mẹ cho bé bổ sung nước hợp lý. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bé hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.

– Cho trẻ ăn rau xanh trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nhưng mẹ lưu ý là cho bé ăn với một lượng vừa phải. Mẹ nên chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…

– Đối với trẻ đang bú mẹ bị táo mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày. Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.

– Một vài thao tác matxa của mẹ cũng giúp bé giảm bớt tình trạng khó chịu do táo bón gây ra. Mẹ có thể xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột. Với trẻ lớn thì tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.

– Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ quy định. Nên chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu.

– Trường hợp trẻ bị nứt hậu môn cần rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch natri bạc 2%.

Nếu trẻ có biểu hiện táo bón nặng như: táo bón kéo dài gây nứt hậu môn, táo bón ở trẻ mới sinh gây ra chướng bụng,…mẹ nên cho bé tới gặp bác sĩ để được tư vấn hợp lý.

]]>
https://meyeucon.org/43649/tao-bon-o-tre-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2/feed/ 0
Mật ong- thực phẩm chống chỉ định cho trẻ dưới 1 tuổi, vì sao? https://meyeucon.org/43510/mat-ong-thuc-pham-chong-chi-dinh-cho-tre-duoi-1-tuoi-vi-sao-2/ https://meyeucon.org/43510/mat-ong-thuc-pham-chong-chi-dinh-cho-tre-duoi-1-tuoi-vi-sao-2/#respond Fri, 09 Feb 2018 07:15:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=43510 Trẻ dưới 1 tuổi hệ tiêu hóa còn rất non yếu nên không phải mẹ cho bé dùng cái gì cũng tốt và mật ong là một trong số những thực phẩm tuyệt đối mẹ không nên dùng cho trẻ dưới 01 tuổi để đảm bảo sức khỏe. Bởi vì:

1

  • Trong mật ong có chứa các bào tử vi khuẩn gây ngộ độc, khi xâm nhập vào bụng trẻ sẽ phát triển và sản xuất thành độc tố toxin, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc hoặc có thể là những bệnh lý trầm trọng. Với người lớn hoặc trẻ lớn hơn lại khác, sức đề kháng của cơ thể cao nên ít khi bị nặng. Trẻ sơ sinh bị ngộ độc từ mật ong có thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe trong những năm đầu đời.
  • Ngoài ra đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, do hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện một cách đầy đủ cho nên mật ong có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.
  • Dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi có thể gây

1. Táo bón

  • Ở Mỹ, mỗi năm có 70-90 trường hợp được ghi nhận. Bệnh có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong năm đầu đời, nhưng hay gặp nhất trong 6 tháng đầu. Rất may là trong đa số trường hợp, lượng độc tố hết sức nhỏ nên hậu quả không nghiêm trọng. Triệu chứng đầu tiên của ngộ độc botulism là táo bón, có thể kéo dài 3-30 ngày sau khi ăn phải mật ong chứa bào tử. Trong vòng vài ngày tiếp theo, trẻ trở nên bơ phờ, mệt mỏi, chán ăn, khóc yếu.
  • Sau giai đoạn này, trẻ có thể thèm ăn trở lại, đó là lúc bệnh đã qua đỉnh điểm và bắt đầu thoái lui. Nếu bệnh tiếp tục tiến triển, trẻ sẽ ngày càng ít vận động và có thể bắt đầu chảy nước dãi, phản xạ bú giảm. Một dấu hiệu quan trọng nữa là trẻ bỗng nhiên trở nên mềm oặt, không giữ được đầu như trước. Một số trường hợp bị khó thở vì liệt cơ hoành.
  • Ngừng thở hoàn toàn có thể xuất hiện ngay hoặc từ từ. Những bệnh nhi kể trên cần được chăm sóc đặc biệt về hô hấp và dinh dưỡng. Nếu điều trị đúng, đa số trẻ phục hồi hoàn toàn (thông thường bác sĩ không cần dùng đến kháng sinh hay kháng độc tố). Việc bú mẹ cũng làm giảm độ nặng của bệnh. Để phòng bệnh, cha mẹ không được cho trẻ 12 tháng tuổi dùng mật ong. Ngoài ra, do bào tử clostridium botulinum cũng có trong thực phẩm chưa nấu chín nên phải cẩn trọng khi nấu ăn cho trẻ.

2. Ngộ độc

  • Đúng là mật ong rất có ích đối với sức khoẻ con người. Các nghiên cứu đã chứng minh, mật ong giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây nhiều trường hợp loét dạ dày. Nó cũng làm giảm chứng viêm dạ dày do uống quá nhiều rượu, giảm khả năng gây ung thư của một số tác nhân độc hại. Các nhà khoa học Nga còn cho rằng mật ong là phương thuốc hiệu quả trong phục hồi thị lực ở những người già bắt đầu bị đục thuỷ tinh thể. Tuy vậy, mật ong rất không an toàn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.
  • Để tránh những tác hại do mật ong mang đến cho trẻ, cha mẹ đặc biệt lưu ý khi con mình dưới 1 tuổi thì không nên dùng mật ong nhé. Chúc các bé luôn mạnh khỏe nha!Tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%. Nguyên nhân khiến mật ong bị nhiễm bẩn chưa rõ. Có giả thuyết cho rằng loài vật này bị dính bào tử C từ bụi đất hoặc những thứ khác ở môi trường xung quanh và mang chúng về tổ của mình. Người lớn nuốt phải bào tử clostridium botulinum hầu như không bao giờ bị bệnh bởi hệ tiêu hoá của họ đã trưởng thành, đủ khả năng vô hiệu hoá chúng. Trong khi đó, ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, hệ tiêu hoá còn chưa đủ các vi khuẩn hữu ích, chưa thể tiêu diệt bào tử, ngăn ngừa sự phát triển và sản sinh độc tố của chúng. Vì vậy, khi vào cơ thể trẻ, bào tử có thể giải phóng vi khuẩn và sản sinh độc tố
  • Độc tố botulism là chất tự nhiên độc hại nhất mà con người biết đến. Liều lượng cực nhỏ chất này trong máu có thể làm tê liệt các cơ hô hấp và gây tử vong sau vài phút. Các trường hợp ngộ độc botulism ở trẻ nhỏ đã được phát hiện tại tất cả các châu lục, trừ châu Phi, mà nguyên nhân hàng đầu là mật ong.
]]>
https://meyeucon.org/43510/mat-ong-thuc-pham-chong-chi-dinh-cho-tre-duoi-1-tuoi-vi-sao-2/feed/ 0
Làm thế nào để luyện cho trẻ phương pháp làm việc có kế hoạch? https://meyeucon.org/43478/lam-the-nao-de-luyen-cho-tre-phuong-phap-lam-viec-co-ke-hoach-2/ https://meyeucon.org/43478/lam-the-nao-de-luyen-cho-tre-phuong-phap-lam-viec-co-ke-hoach-2/#respond Fri, 09 Feb 2018 02:49:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=43478 Là một người trưởng thành, có thể bạn sẽ cảm thấy cuộc sống, công việc của mình thường ngày tẻ nhạt và bạn muốn có sự thay đổi. Những đứa trẻ cũng vậy, nhưng một cuộc sống có quy luật rất có lợi cho trẻ.

Dưới đây là những tác dụng tốt của cuộc sống có quy luật hàng ngày đối với sự phát triển của trẻ, chúng ta cùng tạo lập cho bé yêu của mình ngay từ ngày hôm nay nhé:

  1. Chuẩn bị trước kế hoạch

1

Nếu phải đi ra ngoài chơi thì hãy báo trước cho trẻ, để chúng có sự chuẩn bị trước khi ra ngoài chơi (Ảnh minh họa)

Trẻ sẽ tự biết cách sắp xếp cuộc sống hàng ngày của mình, chẳng hạn như: hàng ngày đến nhà trường vào buổi sáng, buổi chiều tan học về nhà được xem tivi, tối phải học bài… như vậy, chúng có thể đưa ra trước các kế hoạch cho công việc của mình, sắp xếp những hoạt động của bản thân xung quanh cuộc sống thường ngày, sử dụng trọn vẹn hết một ngày.

  1. Duy trì tính ổn định:

Trẻ phải ở trong một môi trường ổn định thì mới phát triển toàn diện. Tất nhiên, có thể trẻ sẽ thích sự thay đổi, hưng phấn, nhưng một cuộc sống thường ngày có quy luật sẽ là cơ sở an toàn cho hoạt động thường ngày của chúng.

  1. Học cách kiềm chế, kiểm soát

Nếu trong cuộc sống thường ngày, trẻ có một vài lựa chọn (ví dụ như chúng có thể chọn thời điểm khi nào đi chơi, khi nào xem sách báo…), điều này có thể giúp chúng tự kiểm soát được cuộc sống của mình. Đó là điều rất quan trọng làm tăng sự tự tin của trẻ.

  1. Sự thay đổi đột ngột.

Đứa trẻ đã quen với trình tự cuộc sống hàng ngày, nếu gặp phải sự thay đổi bất ngờ, có thể chúng sẽ trở nên bị động. Chằng hạn như, bỏ những hoạt động ngoại khóa khi gặp thời tiết xấu. Trong trường hợp như thế bạn nên làm trẻ binfht ĩnh lại, biểu hiện rằng bạn hiểu tâm lý và an ủi chúng. Sau đó, bạn cùng chúng chọn lựa hoạt động đó. Học cách đối phó với thay đổi không lường trước được là một phần trong sự phát triển của trẻ thông qua kinh nghiệm chúng sẽ ngày càng tự tin. Trẻ học được cách giải quyết, xử lý những thay đổi nhỏ xuất hiện trong cuộc sống có quy luật hàng ngày.

1

Khi trẻ lớn hơn, trẻ phải tự mình làm một số việc ở một mức độ nhất định (Ảnh minh họa)

  1. Tuân theo những công việc hàng ngày

Quy định cuộc sống hàng ngày hàng ngày là một chuyện, nhưng làm cho 1 đứa trẻ tuân theo công việc hàng ngày lại là một chuyện khác. Cha mẹ có thể giải thích cho trẻ mục đích ẩn bên trong của công việc hàng ngày, làm trẻ tăng cảm giác đó là một sứ mệnh. Ví dụ, cha mẹ có thể nói với trẻ rằng” “Cha (mẹ) hy vọng con làm bài tập như mọi ngày bình thường, vì muộn một chút con sẽ mệt”. Chứ không nên nói với trẻ “Cha (mẹ) yêu cầu con phải làm bài tập ngay bây giờ”. Khi càng hiểu nhiều về công việc hàng ngày, trẻ sẽ càng biết tuân theo nó.

Cha mẹ có thể động viên con chuẩn bị trước để bước vào mắt xích tiếp theo của công việc hàng ngày. Ví dụ như, buổi sáng cha mẹ nên nhắc nhở con về những việc cần làm buổi chiều, khi thảo luận với con bước tiếp theo làm gì bạn nên áp dụng những biện pháp tích cực

Cha mẹ không nên trách móc trẻ. Nếu chúng chán nản trình tự cuốc ống hàng ngày thì bạn phải hỏi trẻ xem bản thân có biện pháp nào khác, để có những thay đổi phù hợp. Ví dụ, không có quy định mỗi ngày trẻ được chỉ chơi với bạn lúc nào. Cha mẹ có thể hỏi xem con có hy vọng hàng ngày được làm gì.

Nếu như bạn đồng ý với cách thay đổi trình tự cuộc sống của trẻ, thì bạn cần duy trì trình tự sau khi đã được thay đổi. Bạn có thể nhấn mạnh với trẻ trình tự đã được thay đổi đó. Khi chúng cảm thấy bản thân có thể tham gia và kiểm soát trinfht ự cuộc sống hàng ngày thì chúng sẽ hài lòng hơn.

]]>
https://meyeucon.org/43478/lam-the-nao-de-luyen-cho-tre-phuong-phap-lam-viec-co-ke-hoach-2/feed/ 0
Chống thấp còi cho bé thời kỳ bú mẹ chưa bao giờ dễ dàng đến thế https://meyeucon.org/43298/chong-thap-coi-cho-be-thoi-ky-bu-me-chua-bao-gio-de-dang-den-the/ https://meyeucon.org/43298/chong-thap-coi-cho-be-thoi-ky-bu-me-chua-bao-gio-de-dang-den-the/#respond Sun, 28 Jan 2018 14:44:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=43298 Trẻ sơ sinh chưa tự bổ sung thêm vitamin D từ thức ăn ngoài sữa mẹ trong 6 – 12 tháng đầu tiên vì vậy trong giai đoạn cho con bú, bổ sung vitamin D cho con cũng phụ thuộc nhiều vào mẹ

1

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi phải có ít nhất 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày, và trẻ em từ 1 đến 18 tuổi nên bổ sung 600 IU vitamin D hàng ngày.

Các chỉ số dưới đây giải thích cho loại vitamin D khác nhau:

  • D3 (nguồn gốc động vật) hoặc
  • D2 (nguồn gốc thực vật) (ít hiệu quả hơn khi bổ sung)

Những người ủng hộ nuôi con bằng sữa mẹ cho rằng sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh và trẻ bú sữa mẹ không cần thêm vitamin D. Điều này chỉ đúng nếu người mẹ có đủ vitamin D. Tuy nhiên, nếu hàm lượng vitamin D thấp trong sữa mẹ mà không được bổ sung thêm thì cả trẻ bú mẹ non tháng hay đủ tháng đều có nguy cơ thiếu vitamin D. Nguy cơ này có thể được giảm thiểu bằng cách bổ sung cho các bà mẹ vitamin D trong thời gian mang thai và cho con bú, để sữa mẹ chứa đủ vitamin D cho nhu cầu của trẻ sơ sinh.

Hoặc bổ sung cho trẻ sơ sinh trực tiếp trong giai đoạn cho con bú như uống vitamin D, các chế phẩm có canxi như canxi B1, B2, B6. Cần có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng phương pháp này.

Ở độ tuổi này bé cũng có thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Hãy để bé hấp thụ một cách tự nhiên nhất. Dù trẻ bị bệnh còi xương hay không đều cần nên tắm nắng. Hấp thụ vitamin D qua ánh nắng mặt trời sẽ phụ thuộc vào diện tích da bé đón nắng. Cần và nên cho bé tắm nắng dưới ánh nắng sáng dịu nhẹ.

1

Tắm nắng là cách tốt để bé hấp thụ được vitamin D (Ảnh minh họa)

Bé cần phơi nắng để bổ sung vitamin D, nhưng chỉ mất 5 đến 30 phút phơi nắng trên mặt, cánh tay, chân ít nhất hai lần mỗi tuần mà không có kem chống nắng để kích thích cơ thể sản xuất đủ vitamin D. Tuy nhiên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư da, vì thế bé cần được che chắn cẩn thận khi ra ngoài.

]]>
https://meyeucon.org/43298/chong-thap-coi-cho-be-thoi-ky-bu-me-chua-bao-gio-de-dang-den-the/feed/ 0
Dạy con kiểu này, thà không dạy còn tốt hơn! https://meyeucon.org/43235/day-con-kieu-nay-tha-khong-day-con-tot-hon/ https://meyeucon.org/43235/day-con-kieu-nay-tha-khong-day-con-tot-hon/#respond Sun, 28 Jan 2018 12:18:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=43235 Không ít phụ huynh vẫn thường dạy con giống như cách mà bà mẹ trong bài viết dưới đây áp dụng. Họ không biết rằng cách dạy này đang vô tình biến con trở thành dần trở thành kẻ bạo lực.

Có lần đến cửa hàng bán dụng cụ thể thao, tôi nhìn thấy cảnh những đứa trẻ đang tự tiện nghịch các vật dụng mà bố mẹ chỉ đứng một bên nhìn rồi cười với chúng. Tôi mới than thở với bạn mình: “Hãi, bố mẹ thời bây giờ không hiểu dạy con kiểu gì!”. Bạn tôi đồng tình đáp: “Vì thế mới có những đứa trẻ không biết nghe lời”.

Một lần khác tôi nhìn thấy một đứa trẻ bị bạn mình vô tình xô ngã, nó loạng choạng sau đó cả 2 đứa cùng ngã nhào. Bạn nhỏ không cẩn thận kia lập tức đứng dậy, mặt lộ vẻ hoang mang vì không biết nên xử lý thế nào. Bạn tôi cũng vội vàng chạy lại đỡ đứa bé đang nằm trên sàn: “Con không sao chứ?”. Và sau đó đứa bé bị ngã sau đã làm một điều khiến mọi người đều kinh ngạc.

Đứa trẻ bị ngã cố gắng đứng dậy, lập tức đuổi theo người bạn đã xô mình khi nãy rồi thẳng tay đấm vài nhát vào mặt, đầu và ngực cậu bé. Đứa trẻ bị đánh này thân hình hơi nhỏ hơn so với bạn đồng trang lứa nên chỉ có cách bỏ chạy. Bé vừa chạy vừa kêu cứu: “Bạn đánh con!”.
Các vị phụ huynh lúc này mới để ý, vội kéo con mình ra và đưa chúng về nhà. Sự việc nhanh chóng kết thúc. Trẻ con chơi với nhau, thỉnh thoảng xảy ra cảnh đuổi đuổi đánh đánh như thế này cũng không phải vấn đề gì to tát. Nhưng những điều xảy ra tiếp đó khiến tôi bắt đầu thấy “có vấn đề”.

Tôi vẫn đứng bên cạnh cậu bé vừa bị ngã cùng với mẹ của cậu, thằng bé vẫn đang dùng mọi cách để thể hiện rằng mình rất bực bội. Người mẹ cũng có vẻ như đang kiềm chế sự giận dữ. Tôi những tưởng rằng cô ấy sẽ nhân lúc này mà “dạy” cho con mình một bài học vì đã ra tay đấm bạn để đáp trả cho việc bạn không may làm mình ngã. Thế nhưng tôi đã rất bất ngờ khi cô ấy nói với con mình: “Thằng bé đó đúng là đáng ăn đòn!” rồi hậm hực nói: “Ai bảo nó động vào mình trước”.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về sự việc này, liệu đứa trẻ ấy khi lớn lên sẽ trở thành người tốt hay người xấu đây? Người lớn làm sai thì có pháp luật trừng phạt, có pháp luật đòi lại công bằng cho người bị hại. Thế nhưng, thường thấy trên các bản tin, người phạm tội tấn công người khác luôn bao biện bằng câu: “Tại người ta ra tay trước nên tôi mới…”. Chẳng hạn như, người ta “lườm” tôi trước nên tôi mới đuổi đánh.

Người ta bấm còi trước, nên tôi mới khó chịu. Vì người ta “mắc nợ” với tôi trước, nên tôi sẽ không để họ sống yên ổn. Tất cả bởi vì người ta gây sự trước, nên tôi mới càng có lý do để trả thù.

Người mẹ vừa rồi gọi đứa trẻ xô ngã con mình là “thằng ranh con” nhưng khi đối diện với một “thằng ranh con”, con trai chị lại dùng bạo lực để “trừng phạt” bạn mình, làm như vậy có thỏa đáng không?

Tôi chỉ biết đau lòng đứng nhìn người mẹ ấy. Chẳng thà cô ấy không dạy còn tốt hơn cách dạy con kiểu này. Khuyến khích con dùng bạo lực để giải quyết sự việc, để đáp trả lại người khác, sẽ chỉ biến con dần trở thành kẻ bạo lực.

Thực tế bây giờ, hầu như ai cũng có tư tưởng đòi quyền lợi theo kiểu: Chỉ cần người khắc đắc tội với mình trước là mình có quyền động chân động tay với người ta. Thế nên bạn cần dạy con biết một điều: mình không có quyền đánh ai cả kể cả người đó đúng hay sai. Cách duy nhất để “trừng phạt” một người chính là nhờ đến pháp luật.

Để thế hệ sau duy trì được điều đó, bố mẹ phải giáo dục con về cách sử dụng bạo lực ngay từ những bước chân đầu tiên trong xã hội. Nếu không một ngày nào đó, thế giới này sẽ vĩnh viễn chẳng còn công lý nữa.

]]>
https://meyeucon.org/43235/day-con-kieu-nay-tha-khong-day-con-tot-hon/feed/ 0