Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Lợi ích thần kỳ mà giấc ngủ trưa mang lại https://meyeucon.org/44179/loi-ich-than-ky-ma-giac-ngu-trua-mang-lai/ https://meyeucon.org/44179/loi-ich-than-ky-ma-giac-ngu-trua-mang-lai/#respond Sun, 25 Feb 2018 13:35:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=44179 Ngoài việc giúp não nghỉ ngơi, phục hồi chức năng và cải thiện trí nhớ thì một giấc ngủ trưa ngắn khoảng 15-20p sẽ giảm đáng kể mức độ căng thẳng của bạn và làm cho bạn giảm cả sự khó chịu, tức giận vì khi ngủ, hormone serotonin được sản sinh ra làm dịu thần kinh của bạn và mang lại cho bạn sự sảng khoái về tinh thần.

images (2)

Chúng ta cùng xem những lợi ích của giấc ngủ trưa nhé

Giúp cân bằng hoocmon

Mất cân bằng hóc-môn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất cho các rắc rối về sắc đẹp xảy ra ở phái nữ. Tạo điều kiện để cơ thể có một khoảng thời gian nghỉ ngơi trong giấc ngủ trưa dù ngắn ngủi nhưng cũng đủ để phục hồi lại trạng thái cân bằng của lượng hóc-môn. Bạn sẽ thấy rõ hiệu quả của giấc ngủ trưa thông qua những biểu hiện trên da như giảm bớt sự xuất hiện của mụn và các vết nám. Một giấc ngủ trưa vừa đủ sẽ giúp đảm bảo chức năng hoạt động bình thường của các hóc-môn và hạn chế hiệu quả các rắc rối thường gặp trên da.

Giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc

Ngủ trưa dễ dàng giúp bạn lấy lại năng lượng cho cơ thể, loại bỏ căng thẳng và mệt mỏi. Nhờ tác dụng giảm căng thẳng, đầu óc bạn có thể tập trung tốt hơn. Nhờ đó, hiệu quả làm việc cũng tăng lên rõ rệt.

Tăng cường tiết nước mắt, nâng cao hiệu quả chăm sóc mắt

Khi bạn ngủ trưa, quá trình nhắm mắt sẽ giúp cho các cơ mắt nghỉ ngơi sau một buổi sáng căng mắt để làm việc. Giấc ngủ ngắn sẽ giúp làm chậm quá trình suy giảm thị lực mà bạn rất khó để nhận ra những tổn hại mà mắt phải gánh chịu.

Hơn nữa, khi bạn làm việc liên tục vào ban ngày tạo ra sự ức chế bài tiết nước mắt, tuyến lệ không sản xuất ra độ ẩm cần thiết, làm việc trong một thời gian dài gây khô mắt; giác mạc tăng nhiệt độ, đẩy nhanh sự trao đổi chất giữa các tế bào, tăng nhanh lão hóa.

Khi nào có thể bắt đầu một giấc ngủ trưa?

Sau khi ăn trưa khoảng 30 phút, bạn có thể bắt đầu một giấc ngủ trưa.

Cần làm gì để tạo ra giấc ngủ ngắn hiệu quả?

Khi ăn xong bạn nên đi lại nhẹ nhàng một chút để thức ăn được tiêu hóa, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Tùy thời gian của mình, bạn hãy tự sắp xếp giờ ngủ trưa ngắn sao cho phù hợp và thuận tiện nhất.

Nếu tiện lợi, bạn có thể mua giường hoặc ghế xếp, hay các tấm đệm có thể xếp gọn sau khi ngủ, không chiếm nhiều không gian của bạn.

Bất kỳ ở không gian nào, bạn đều nên tìm cho mình một cơ hội để chợp mắt một chút vào buổi trưa.

]]>
https://meyeucon.org/44179/loi-ich-than-ky-ma-giac-ngu-trua-mang-lai/feed/ 0
Uống nước chanh có thể giảm mức huyết áp, giúp mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. https://meyeucon.org/44049/uong-nuoc-chanh-co-the-giam-muc-huyet-ap-giup-me-bau-co-duoc-mot-thai-ky-khoe-manh-va-an-toan-2/ https://meyeucon.org/44049/uong-nuoc-chanh-co-the-giam-muc-huyet-ap-giup-me-bau-co-duoc-mot-thai-ky-khoe-manh-va-an-toan-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 03:39:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=44049 Chanh là loại quả rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Nó là loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất, đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi trong bụng mà chúng ta không ngờ tới.

1

1. Tăng sức đề kháng

Vitamin C trong chanh là một chất chống oxy hóa rất mạnh. Vì vậy, nước chanh có thể giúp tăng khả năng “vệ sinh” cơ thể, đẩy các độc tố ra ngoài. Bên cạnh đó, nước chanh giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, giúp phòng bệnh cảm cúm, các căn bệnh lây nhiễm khác cho thai nhi.

Tác dụng chống vi khuẩn của chanh giúp phòng tránh sốt và nhiễm trùng cho thai phụ, tiêu diệt giun trong ruột.

2. Trị ốm nghén

2 3

 

 

 

 

 

 

Phụ nữ khi mới mang thai thường xuất hiện triệu chứng ốm nghén với những cảm giác rất mệt mỏi và khó chịu đặc biệt là buồn nôn, thậm chí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chanh kích thích tiết nước bọt, nhờ thế mà có tác dụng làm sạch miệng. Điều này giúp giảm cảm giác ghê cổ, buồn nôn cho người mẹ.

Bà bầu có thể lấy 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong, ướp trong khoảng một ngày, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng vào. Đổ tất cả vào lọ thuỷ tinh, dùng dần. Khi có cảm giác buồn nôn thì xúc 1- 2 thìa canh để ăn rất tốt.

3. Bổ sung nguồn vitamin dồi dào

Chanh còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin và chất khoáng như vitamin A, C, thiamin, niacin, canxi, folate, phốt pho, magiê, đồng, mangan, axit panthothenic, vitamin B6, riboflavin và không chứa chất béo. Những chất này tăng cường mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết bên trong, đồng thời có vai trò lớn trong việc duy trì huyết áp ổn định khi mang thai.

Uống nước chanh hàng ngày là nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên rất hữu hiệu. Các bà mẹ mang thai nên cố gắng uống nước chanh đều đặn để bổ sung vitamin C cho cơ thể.

4. Giảm nguy cơ sinh non

Kiểm soát huyết áp là một trong những vấn đề quan trọng mà các bác sĩ sản khoa luôn yêu cầu thai phụ phải lưu tâm. Huyết áp tăng cao trong suốt thai kỳ sẽ dẫn tới nguy cơ bị tiền sản giật – một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất của những phụ nữ đang mang thai – có thể gây sinh non hoặc những tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.

5. Cải thiện tình trạng phù chân

Phù chân cũng là một trong những rắc rối thường gặp của các bà bầu. Đôi chân sưng phồng sẽ làm bạn di chuyển chậm chạp và nặng nề hơn do bị đau.

Để giải quyết khó khăn này, chỉ cần cho khoảng 15ml nước chanh vào 1 ly nước ấm và uống mỗi ngày 1 lần. Nước chanh sẽ cải thiện tình trạng phù chân, giúp bạn đi lại dễ dàng hơn.

6. Làm dịu các cơn đau do chuyển dạ

Thật bất ngờ là chanh mật ong có thể làm dịu cơn đau chuyển dạ cho thai phụ. Đối mặt với các cơn đau chuyển dạ luôn là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu uống nước chanh pha với mật ong mỗi ngày kể từ tháng thứ 5 trở đi, bạn sẽ có cơ hội chuyển dạ dễ dàng và ít đau hơn.

7. Giúp an thai

Trong nước chanh chứa nhiều kali, rất có lợi cho sự hình thành và phát triển xương của bào thai. Khoáng chất này còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển não bộ và các tế bào thần kinh của em bé. Ngoài ra, chanh có tác dụng hoà vị, lý khí, an thai rất tốt.

8. Giúp mẹ bầu có làn da khỏe, đẹp

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai dễ bị nổi mụn nám, tàn nhang, ảnh hưởng đến vẻ ngoài. Mẹ bầu có thể dùng 20ml nước chanh vắt, 100g dưa bở (đã bỏ vỏ và hạt), ép lấy nước, trộn đều tất cả với một chút đường trắng để ăn. Loại thức ăn này giúp làm mờ những nốt tàn nhang và các sắc tố đen trên da mặt, giúp da sáng và khoẻ đẹp.

9. Chữa táo bón và khó tiêu

Táo bón và khó tiêu là một trong những triệu chứng mà các mẹ bầu thường gặp trong quá trình mang thai. Chanh có tác dụng kích thích hoạt động của gan, giúp kiểm soát những chuyển động trong đường ruột, giúp loại bỏ đờm trong đường tiêu hóa, ngăn ngừa tắc nghẽn đường tiêu hóa. Nhờ đó, sẽ ngăn chặn những rắc rối về vấn đề tiêu hóa hay xảy ra khi mang thai như táo bón, khó tiêu, ợ nóng hay đầy hơi….

Những  lưu ý bà bầu cần biết khi uống nước chanh:

– Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa khi khám thai định kỳ về việc bổ sung bất cứ loại trái cây, thực phẩm hay thuốc nào.

– Nếu bà bầu bị viêm loét dạ dày thì không nên uống nước chanh, nhất là khi đói

– Nên dùng quả chanh tươi, không nên dùng chanh đã bảo quản trong tủ lạnh quá lâu.

– Khi mang thai, răng miệng của trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích. Axit citric từ quả chanh có thể làm tổn hại men răng.

– Không nên uống nước chanh vào buổi sáng hoặc khi đói.

– Không nên pha chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng và uống quá chua.

– Nếu bị ợ nóng thì uống nước chanh sẽ làm cho triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn và trầm trọng hơn.

]]>
https://meyeucon.org/44049/uong-nuoc-chanh-co-the-giam-muc-huyet-ap-giup-me-bau-co-duoc-mot-thai-ky-khoe-manh-va-an-toan-2/feed/ 0
Bí ngô – thực phẩm vàng cho phụ nữ mang thai https://meyeucon.org/44013/bi-ngo-thuc-pham-vang-cho-phu-nu-mang-thai-2/ https://meyeucon.org/44013/bi-ngo-thuc-pham-vang-cho-phu-nu-mang-thai-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 02:02:41 +0000 https://meyeucon.org/?p=44013 Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, bên cạnh các biện pháp chăm sóc đặc biệt khác thì chế độ dinh dưỡng đóng vi trò vô cùng quan trọng bởi đây là thời gian cơ thể người mẹ và  thai nhi cần rất nhiều dưỡng chất quý để bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện. Do đó, trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần biết cách để lựa chọn cho mình những thực phẩm tốt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn, thai nhi an toàn và phát triển tốt hơn chính là biện pháp để có một thai kỳ thật sự an toàn, khỏe mạnh đấy nhé. Và Bí ngô – thực phẩm vàng cho phụ nữ mang thai cũng là một sự lựa chọn vô cùng khôn ngoan cho mẹ bầu đấy.

2

Bí ngô ngăn ngừa phù nề, táo bón và chứng thiếu máu cực tốt

  1. Bí ngô hạn chế tình trạng phù nề đối với mẹ bầu

Khi thai lớn, bắt đầu từ tháng thứ 5 trở lên rất nhiều mẹ bầu phải đối mặt với chứng phù nề khá khó chịu và chính bí ngô sẽ là “cứu tinh’ giúp bạn hạn chế tình trạng này đấy. Bên cạnh việc ăn bí ngô thường xuyên, khi thấy những triệu chứng ban đầu của chứng phù nề, bạn nên bóc lấy nhân hạt bí (giã lại lớp màng xanh mỏng nhé), nghiền nát hòa cùng nước sôi và đường trắng, uống liên tục trong 3 ngày sẽ thấy tác dụng chữa phù nề bất ngờ  của bí ngô đấy.

  1. Bí ngô giúp da bà bầu trắng hồng tự nhiên

Trong thời gian mang thai, do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể nên da mẹ bầu thường sẫm màu, khô sần, nổi nhiều mụn, thậm chí xuất hiện các vết nám…Do đó việc ăn bí ngô mỗi ngày sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho da giúp da mẹ bầu trắng hồng từ bên trong, hạn chế các sắc tố làm da sẫm màu. Đồng thời với bí ngô, mẹ bầu cũng có thể tự chế nên các loại mặt nạ dưỡng da rất hiệu quả nữa đấy nhé.

  1. Bí ngô ngăn chặn tình trạng thiếu máu trong thai kỳ

Ngăn chặn tình trạng thiếu máu trong thai kỳ là một trong những tác dụng chữa bệnh cực tốt của bí ngô đối với mẹ bầu vì bí ngô có chứa một hàm lượng sắt rất phong phú, chính vì vậy ăn bí ngô đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa chứng thiếu máu trong thai kỳ rất tốt. Mẹ bầu có thể chế biến bí ngô thành các món luộc, hấp, xào, nấu canh, nấu chè đều rất thơm ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe của mẹ và bé nhé.

  1. Bí ngô ngăn ngừa chứng táo bón, bệnh trĩ cho mẹ bầu

Rất nhiều mẹ bầu trong thời gian mang thai đã phải khổ sở với chứng táo bón, khiến cho việc ăn uống, tiêu hóa thức ăn càng trở nên khó khăn hơn, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Để giải quyết hiệu quả vấn đề này bên cạnh việc ăn uống điều độ, uống nhiều nước, bổ sung thêm nhiều trái cây tươi, rau xanh, sữa chua,…mẹ bầu cũng nên thường xuyên ăn bí ngô nữa nhé. Với hàm lượng chất xơ rất phong phú, tác dụng của bí ngô là giúp bạn ngăn ngừa chứng táo bón và nguy cơ bệnh trĩ rất tốt đấy.

 

]]>
https://meyeucon.org/44013/bi-ngo-thuc-pham-vang-cho-phu-nu-mang-thai-2/feed/ 0
Những lợi ích giảm cân từ trứng gà bạn đã biết chưa? https://meyeucon.org/43786/nhung-loi-ich-giam-can-tu-trung-ga-ban-da-biet-chua/ https://meyeucon.org/43786/nhung-loi-ich-giam-can-tu-trung-ga-ban-da-biet-chua/#respond Thu, 22 Feb 2018 02:18:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=43786 Trứng gà có hàm lượng chất dinh dưỡng nhiều hơn so với trứng vịt, trong trứng gà chứa nhiều vitamin A, D, B1, B6, B12, E, canxi, magie, sắt, kẽm… Ngoài ra, trong trứng gà còn giàu protein, nhiều loại axit quan trọng cho sự phát triển của cơ thể, tăng cường sức đề kháng, lòng trắng trứng có khả năng chống lão hóa, giúp cơ bắp dẻo dai. Đặc biệt, ăn trứng sẽ duy trì cảm giác no bụng lâu hơn nên mọi người vẫn thường ưa chuộng sử dụng trứng trong việc thực hiện quá trình giảm cân của mình.

tải xuống (56)

Thực đơn giảm cân trong 7 ngày với trứng

Ngày thứ 1:

Sáng: Trứng luộc, bánh mì, ly cà phê.

Trưa: Cơm dùng chung với canh gà, cà chua.

Tối: Cơm ăn cùng rau luộc, 1 hộp sữa chua.

Ngày thứ 2:

Sáng: Trứng luộc, bánh mì nướng, salad trái cây.

Trưa: Cháo dùng chung với rau luộc, 1 trái táo.

Tối: Bò bít tết, hỗn hợp salad và cà chua.

Ngày thứ 3

Sáng: Trứng luộc, 1 hộp sữa chua, trái cây tráng miệng.

Trưa: Cơm dùng cùng rau luộc, cà chua.

Tối: Thịt bò, salad, cà chua.

Ngày thứ 4:

Sáng: Trứng chiên, 1 cốc sữa, tráng miệng bằng trái cây.

Trưa: xà lách, cà chua, nước cam.

Tối: Trứng luộc, thịt dê, cà chua, xà lách.

Ngày thứ 5:

Sáng: Cháo dùng kèm trứng chiên, cà chua.

Trưa: Cơm, rau luộc, cà chua.

Tối: cá, xà lách, cháo bắp.

Ngày thứ 6:

Sáng: Trứng luộc, bánh mì, sữa chua.

Trưa: Cơm trắng dùng cùng rau luộc, trái cây.

Tối: Ăn cơm cùng gà kho, rau xanh, sữa chua.

Ngày thứ 7:

Sáng: Trứng luộc, bánh mì nướng, cà chua, cà phê đen.

Trưa: Cơm dùng chung với rau luộc, 1 quả táo.

Buổi tối: Cháo thịt băm, xà lách, dưa chua.

 

]]>
https://meyeucon.org/43786/nhung-loi-ich-giam-can-tu-trung-ga-ban-da-biet-chua/feed/ 0
18 nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở phụ nữ mà bạn cần biết. https://meyeucon.org/43712/18-nguyen-nhan-dan-den-vo-sinh-o-phu-nu-ma-ban-can-biet/ https://meyeucon.org/43712/18-nguyen-nhan-dan-den-vo-sinh-o-phu-nu-ma-ban-can-biet/#respond Wed, 21 Feb 2018 15:19:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=43712 Chế độ ăn uống không điều độ, sinh hoạt tình dục không lành mạnh hay làm việc trong môi trường căng thẳng là những nhân tố khiến chị em khó có thể thụ thai. Để thoát khỏi tình trạng hiếm muộn, chị em chúng ta nên tránh 18 nguyên nhân dưới đây nhé

1

CHẾ ĐỘC ĂN CHỨA NHIỀU GLUTEN

  • Gluten có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm được chế biến công nghiệp như bánh mì, bột mì, bánh pizza, bánh quy, bánh ngọt và đồ ăn nhẹ nướng…Chúng có thể kích hoạt một phản ứng tiêu cực về thể chất ở nhiều người.
  • Đại học Columbia đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy 6% phụ nữ vô sinh không rõ nguyên nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày sau khi thực hiện chế độ ăn không có gluten, họ đã có thể thụ thai trong vòng 1 năm.

ĂN UỐNG KHÔNG ĐIỀU ĐỘ

  • Do yêu cầu công việc nên nhiều người thường ăn uống không điều độ và không đúng giờ, có khi vì quá tập trung vào công việc mà bỏ qua bữa ăn, ăn không đủ chất, ăn qua loa nên dễ dẫn đến các bệnh viêm loét dạ dày, tiểu đường,…
  • Khi uống thuốc điều trị các bệnh này, sẽ ảnh hưởng đến cơ chế rụng trứng và thụ thai, ảnh hưởng đến khả năng có con.

TIẾP XÚC ÁNH SÁNG ĐỘC HẠI VÀO BAN ĐÊM

  • Việc tiếp xúc với ánh sáng từ điện thoại thông minh hoặc laptop có thể gây hại đến khả năng thụ thai ở nữ giới cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.
  • Ánh sáng từ các thiết bị thông minh sẽ ngăn chặn việc sản sinh ra melatonin hay còn gọi là hormone ngủ. Hormone này cũng được sản xuất trong đường sinh sản, Vì vậy nó sẽ ngăn chặn hoạt động của trứng, đặc biệt trong quá trình rụng trứng.
  • Việc sản xuất melatonin không đủ có thể phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể bạn và gây ra những vấn đề nghiêm trọng sau này.

QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÔNG AN TOÀN

  • Không sử dụng bao cao su trong khi quan hệ tình dục với nhiều đối tác, bạn có nguy cơ đặt mình vào hoàn cảnh khó khăn. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) có thể dẫn đến vô sinh.
  • Trong thực tế, STDs là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh. Chlamydia và bệnh lậu, nếu không chữa trị, có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (PID). PID có thể gây vô sinh ở phụ nữ, thường là bằng cách làm tắt nghẽn ống dẫn trứng. Phụ nữ, có thể bị nhiễm trùng trong một thời gian dài mà không có bất kỳ triệu chứng. Và nhiễm trùng tàn phá hệ thống sinh sản của họ.

GIẢM CÂN QUÁ MỨC

  • Bên cạnh béo phì, giảm cân quá mức cũng có thể dẫn đến rối loạn nội tiết, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và dừng khả năng rụng trứng.
  • Việc mất cân bằng dinh dưỡng do ăn kiêng quá mức sẽ khiến cơ thể bạn bị thiếu trầm trọng các nguyên tố vi lượng và ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản. Vì vậy, bạn không nên giảm cân quá nhiều trong quá trình thụ thai.

BÉO PHÌ

  • Theo Tiến sĩ William Schlaff, Trưởng khoa Sản và Phụ khoa, Đại học Y khoa Jefferson (Philadelphia, Mỹ), thừa cân có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến sản xuất hormone và quá trình rụng trứng, cản trở khả năng thụ thai của nữ giới.
  • Một nghiên cứu về khả năng sinh sản và vô sinh cho thấy những người phụ nữ béo phì ở độ tuổi 18 có nguy cơ cao phát triển hội chứng buồng trứng đa nang, nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh.

NGỒI MỘT CHỖ QUÁ LÂU

  • Xương chậu của người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc sinh sản, việc ngồi quá lâu một chỗ sẽ dễ dẫn đến sung huyết, tắc nghẽn khung xương chậu, khiến máu lưu thông kém ở tử cung và các vùng lân cận, đặc biệt là buồng trứng, gây ra tình trạng thiếu oxy ở buồng trứng, tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
  • Thêm vào đó, việc ngồi quá lâu một chỗ sẽ làm cho vùng kín bị bức bí, không được thông thoáng, dễ nhiễm các bệnh phụ khoa, đặc biệt là trong kỳ kinh. Việc ngồi quá lâu một chỗ khiến cho máu không được lưu thông, lâu dần gây ra sung huyết, dẫn đến lạc nội mạc tử cung.

CĂNG THẲNG VÌ CÔNG VIỆC

  • Phụ nữ phải chịu áp lực trong thời gian dài sẽ khiến cho buồng trứng không tiếp tục bài tiết hormone nữ, rụng trứng, kinh nguyệt thất tường, thậm chí tắc kinh. Điều đó khiến quá trình thụ thai gặp khó khăn.
  • Những người làm việc trong môi trường cạnh tranh ác liệt, lượng công việc luôn chồng chất, căng thẳng, khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng cao.

SỬ DỤNG MỸ PHẨM CÓ CHỨA CHẤT PHTHALATES

  • Làm đẹp là công việc không thể thiếu của mỗi chị em trong ngày. Bởi vậy nếu chọn mỹ phẩm không chất lượng có chứa chất phthalates thì bạn sẽ rất khó có con.
  • Đây được xem là một hóa chất tổng hợp có khả năng ảnh hưởng xấu đền khả năng mang thai ở phụ nữ. Còn đối với đàn ông, chất này có thể gây rối loạn sinh sản.

CHỖ ĐỂ ĐIỆN THOẠI

  • Không để điện thoại di động trong túi quần hoặc thắt lưng.
  • Nhiều nghiên cứu đã phát hiện những người đàn ông dắt điện thoại di động ở thắt lưng hoặc trong túi quần có số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường, nguyên nhân có thể là do sóng điện từ từ thiết bị di động này phát ra.

THƯỜNG XUYÊN SỬ DỤNG MÁY LẠNH

  • Tử cung của phụ nữ vốn không thích hợp với môi trường lạnh, do đó với những người có thể chất yếu, nếu ngồi trong không gian máy lạnh quá lâu có thể làm rối loạn chức năng hoạt động của tử cung, điển hình là rối loạn kinh nguyệt, máu kinh thay đổi thất thường, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và nuôi dưỡng thai nhi trong bụng mẹ.
  • Đồng thời, khi từ môi trường máy lạnh bước ra môi trường bên ngoài, sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột ở vùng kín sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, khiến chị em dễ mắc các bệnh phụ khoa.

THỨC KHUYA

  • Các phụ nữ trải qua phương pháp điều trị thụ tinh ống nghiệm sẽ đạt kết quả tốt nhất khi họ ngủ đủ giấc từ 7-8h.
  • Giấc ngủ đúng chuẩn nên bắt đầu từ lúc 10h đếm đến 6h sáng, tốt hơn hết bạn cần sắp đặt công việc hàng ngày cho phù hợp với nhịp sinh học này.

CHUYỆN VỆ SINH RĂNG MIỆNG

  • Các bệnh liên quan đến nướu răng có thể là một trong những yếu tố giảm khả năng thụ thai. Việc kiểm tra răng miệng định kỳ là lời khuyên sức khỏe không chỉ cho người bình thường mà các phụ nữ muốn có con cũng cần chú ý.

HÚT THUỐC LÁ

  • Hút thuốc lá không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, mà còn cản trở quá trình thụ thai của người phụ nữ. Theo Hiệp hội Y học sinh sản Mỹ, hút thuốc chiếm 13% nguyên nhân của các trường hợp vô sinh. Tỷ lệ sảy thai cao hơn ở những người phụ nữ hút thuốc.
  • Hơn thế, khói thuốc còn gây rối loạn hormone và tiêu diệt AND ở cả nam và nữ giới. Khi phụ nữ tiếp xúc với khói thuốc, chức năng nội tiết bị phá vỡ, ảnh hưởng đến sự rụng trứng, gây vô sinh.

UỐNG RƯỢU

  • Các bác sĩ cảnh báo một ly rượu mỗi ngày tăng nguy cơ rối loạn rụng trứng ở nữ giới. Thậm chí, phụ nữ mang thai uống rượu trong giai đoạn đầu của thai kỳ có khả năng sinh non. 
    Nhiều bác sĩ cho rằng một lượng nhỏ rượu trong giai đoạn sau của thai kỳ vẫn được chấp nhận, nhưng phụ nữ mang thai nên tránh xa rượu vì chưa có bằng chứng khẳng định nó không gây hại cho thai nhi.

TIÊM THUỐC TRÁNH THAI

  • Khi dừng các biện pháp tránh thai nội tiết tố, bạn có thể mang bầu trong vòng một tháng. Tuy nhiên, tránh thai bằng cách tiêm lại là ngoại lệ. Mỗi mũi tiêm có thể phòng ngừa thụ thai từ 12-14 tuần. Bởi vậy, sau khi dừng tiêm thuốc, bạn phải mất một năm mới có thể thụ thai.

    Do đó, các bác sĩ khuyên phụ nữ nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm khoảng vài tháng trước khi lên kế hoạch có thai.

TẬP THỂ DỤC QUÁ SỨC

  • Tập luyện quá nhiều có thể có tác động tiêu cực đến sự rụng trứng của phụ nữ. Một nghiên cứu về khả năng sinh sản và vô sinh cho biết phụ nữ tập luyện quá độ khó thụ thai gấp 3 lần so với những người rèn luyện vừa sức.

GẶP CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE

  • Hội chứng đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung có thể ảnh hưởng đến cơ hội mang thai của người phụ nữ. Ngoài ra, những người bị rối loạn tự miễn dịch (như lupus, viêm khớp dạng thấp) cũng khó có thai vì quá trình gặp nhau giữa trứng và tinh trùng không thể diễn ra.
]]>
https://meyeucon.org/43712/18-nguyen-nhan-dan-den-vo-sinh-o-phu-nu-ma-ban-can-biet/feed/ 0
Những thực phẩm chống chỉ định với mẹ đang cho con bú https://meyeucon.org/43694/nhung-thuc-pham-chong-chi-dinh-voi-me-dang-cho-con-bu-2/ https://meyeucon.org/43694/nhung-thuc-pham-chong-chi-dinh-voi-me-dang-cho-con-bu-2/#respond Wed, 21 Feb 2018 15:02:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=43694 Khi đang cho con bú thì mẹ cần có một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất vì bé sẽ nhận được nguồn thức ăn thông qua sữa mẹ. Chính vì vậy, có những món ăn mà mẹ rất yêu thích nhưng lại không nên ăn bởi nếu thức ăn không phù hợp với hệ tiêu hóa của bé, bé có thể sẽ bị đau bụng, táo bón, phát ban, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng hơn thế nữa. Vì thế, để đảm bảo sự phát triển sức khỏe của bé, các mẹ không những cần cung cấp đầy đủ các vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nhất định là phải tránh những thực phẩm dưới đây nhé.

1. Rượu, bia:

1

Các mẹ nên tránh các đồ uống chứa cồn như bia rượu…bởi cồn có thể sẽ hấp thụ vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến bé. Nhưng nếu lỡ mẹ có lỡ uống vượt mức cho phép, để tránh ảnh hưởng đến bé, mẹ có thể dùng dụng cụ hút sữa mẹ ra bình và để khoảng 2 tiếng ngoài không khi có thể sẽ giúp bay hơi lượng cồn có trong sữa mẹ rồi mới cho bé bú.

2. Nước soda:

2

Nước soda có chứa nhiều natri sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Các mẹ chỉ nên uống nhiều nước lọc, nước tinh khiết để có nguồn sữa dồi dào và an toàn hơn cho bé nhé.

3. Thực phẩm có chứa caffeine:

3

Caffeine được biết như 1 chất kích thích giúp sảng khoái tinh thần, minh mẫn hơn, nhưng nếu uống nhiều sẽ gây nghiện và khó ngủ. Vì thế, đối với những mẹ hay có thói quen uống cafe mỗi ngày và cảm thấy khó dứt nổi, thì có thể uống 1-2 ly mỗi ngày nhưng không quá liều lượng. Vì chất caffeine sẽ khiến bé trở nên khó ngủ và cáu gắt đấy nhé.

4. Chocolate:

5

Chất caffeine và đường có trong chocolate chính là nguyên nhân dẫn đến rối loại tiêu hóa của bé, vì thế nếu mẹ là 1 tín đồ của những món ăn hãy nên cố gắng tránh xa ra nhé.

5. Thức ăn quá ngọt:

4

Các mẹ nên tránh các thực phẩm quá ngọt, vì nó sẽ khiến nồng độ đường trong máu bé tăng cao và thậm chí còn ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe sau này của bé nữa đấy.

6. Thức ăn cay nóng:

6

Những món ăn cay nóng vốn dĩ nổi tiếng gây ra tình trạng đầy hơi dạ dày và nóng trong cơ thể ở trẻ nhỏ. Mẹ nên tránh ăn các thực phẩm như ớt, hạt tiêu, hành hay gừng bởi chúng sẽ khiến bé bị táo bón hoặc đau bụng.

Hy vọng qua bài chia sẻ này các mẹ sẽ tích lũy được những kinh nghiệm để nuôi dạy con tốt hơn và giúp con phát triển 1 cách toàn diện. Chúc các bé luôn khỏe mạnhnhé!

]]>
https://meyeucon.org/43694/nhung-thuc-pham-chong-chi-dinh-voi-me-dang-cho-con-bu-2/feed/ 0
Đau cổ tay khi mang thai và cách khắc phục https://meyeucon.org/43681/dau-co-tay-khi-mang-thai-va-cach-khac-phuc/ https://meyeucon.org/43681/dau-co-tay-khi-mang-thai-va-cach-khac-phuc/#respond Wed, 21 Feb 2018 14:39:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=43681 Đau cổ tay khi mang thai phần lớn có liên quan đến hội chứng ống cổ tay, xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ. Triệu chứng này xuất hiện chủ yếu là do sự tiết dịch quanh các dây thần kinh ở cổ tay tăng nhanh dẫn đến ngứa, đau và tê ngón tay và bàn tay khi mang thai.

4

1/ Triệu chứng thường thấy

  • Các triệu chứng thông thường bao gồm: tê, ngứa hoặc đau âm ỉ ở đầu ngón tay, cổ tay hoặc bàn tay.
  • Mẹ bầu sẽ cảm thấy những triệu chứng này có thể trở nên nặng hơn khi về đêm. Thậm chí nhiều trường hợp, cơn đau có thể lan rộng ra vùng bắp tay và cẳng tay. Trường hợp nghiêm trọng hơn, tay bạn sẽ trở nên yếu hơn và gặp khó khăn khi sử dụng sức ở tay.
  • Hội chứng ống cổ tay thường ảnh hưởng đến cả hai tay và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhất là khi mẹ bắt đầu bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Các triệu chứng sẽ giảm hẳn và biến mất ngay khi bạn sinh con, lúc hormone và chất dịch trong cơ thể quay trở về “nguyên trạng”.

2/ Các biện pháp khắc phục

  • Tư thế ngủ thích hợp: Nếu những cơn đau làm phiền bạn lúc nửa đêm, cố định tay ở một vị trí trung lập với một thanh nẹp tay. Tránh nằm đè lên tay lúc ngủ và thay đổi tư thế ngủ, kê tay trên gối nếu bạn cảm thấy bắt đầu tê, nhức.
  • Thay đổi thói quen: Mẹ bầu cần hạn chế những hoạt động làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn. Chỉ một số điều chỉnh nhỏ đôi khi lại mang đến những thay đổi lớn cho đôi bàn tay bạn. Chẳng hạn như nếu phải làm việc nhiều với máy tính, mẹ bầu nên điều chỉnh ghế cao hơn để tay không phải hướng mỗi khi gõ bàn phím. Sử dụng hai tay khi đánh máy hoặc mẹ có thể sử dụng bàn phím Ergonomic keyboard, với thiết kế đặc biệt mang lại sự thoải mái cho người dùng. Dành thời gian nghỉ ngắn cho đôi tay và làm một vài động tác kéo căng cơ tay.
  • Tập thể dục: Các bài tập yoga sẽ làm tăng sức mạnh của bàn tay và giúp hạn chế những triệu chứng khó chịu này.
]]>
https://meyeucon.org/43681/dau-co-tay-khi-mang-thai-va-cach-khac-phuc/feed/ 0
Những điều mẹ bầu nên tránh trong thai kỳ. https://meyeucon.org/43614/nhung-dieu-me-bau-nen-tranh-trong-thai-ky/ https://meyeucon.org/43614/nhung-dieu-me-bau-nen-tranh-trong-thai-ky/#respond Tue, 20 Feb 2018 15:18:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=43614 Sức khỏe là vốn quý, nhất là trong thời kỳ mẹ mang bầu. Để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho chính mình và thai nhi, để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, mẹ bầu nên tham khảo những điều cần tránh trong thời kỳ mang thai nhé!

ba bau mua he

  1. Trong thời kỳ mang bầu đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ không nên tiếp xúc với các chất độc hại như: thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay, móng chân vì các loại hoá chất đó có thể gây dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng đến chỉ số IQ ở trẻ sau này. (Lưu ý: Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu)
  2. Không nên leo trèo cao hoặc nâng, bê, xách vật nặng.
  3. Không nên chạy nhảy, xoay người, gập người quá mạnh hoặc tập luyện thể thao quá sức với những bộ môn nguy hiểm.
  4. Không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, tránh uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc thành phần thuốc có hại cho thai nhi.
  5. Không nên đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột. Nếu công việc yêu cầu phải đứng, hãy tranh thủ đi lại và dành thời gian nghỉ ngơi 30 phút/lần. Việc đứng quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và có thể gây sảy thai.
  6. Hạn chế sử dụng nước lạnh để tắm, gội đầu và cũng không nên sử dụng nước quá nóng vì việc tăng nhiệt độ đột ngột trong cơ thể có thể khiến thai nhi bị dị tật.
  7. Không nên tập chung ở chỗ đông người đặc biệt nơi công cộng khi đang có dịch bệnh bởi có thể dễ dàng lây bệnh do sức đề kháng trong giai đoạn đầu thai nhi còn yếu.
  8. Không nên ăn những thực phẩm không tốt cho cơ thể như thực phẩm tái sống, thực phẩm đóng hộp, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chưa tiệt trùng hoặc các thực phẩm gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, rau sam, ngải cứu… (Tìm hiểu chi tiết: 3 tháng đầu nên kiêng gì)
  9. Không uống rượu bia và các loại nước uống có caffein, có cồn, có ga…

Chúc các mẹ có một thai kì an toàn, khỏe mạnh để vượt cạn thành công!

]]>
https://meyeucon.org/43614/nhung-dieu-me-bau-nen-tranh-trong-thai-ky/feed/ 0
Dấu hiệu nhận biết thời điểm sinh con của bạn sắp đến https://meyeucon.org/43507/dau-hieu-nhan-biet-thoi-diem-sinh-con-cua-ban-sap-den-2/ https://meyeucon.org/43507/dau-hieu-nhan-biet-thoi-diem-sinh-con-cua-ban-sap-den-2/#respond Fri, 09 Feb 2018 03:20:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=43507 Mỗi một phụ nữ đều có những trải nghiệm sinh con khác nhau. Sau đây là một vài dấu hiệu nhận biết thời điểm sinh con của bạn sắp đến:

1

  • Ra “máu hồng”: Trước khi sinh một thời gian, âm đạo của thai phụ thường chảy ra chất màu hồng như máu hoặc chất nhờn màu vàng. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trước khi sinh một ngày, hoặc vài ngày thậm chí vài tuần. Bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ của mình khi thấy dấu hiệu này nhé!
  • Vỡ nước ối: thai nhi trong bụng bạn được nằm trong bọc nước ối. Khi chuyển dạ, màng thai rách ra dẫn đến nước ối chảy ra ngoài. Sau khi vỡ nước ối khoảng 24 tiếng đồng hồ thì bạn sẽ sinh con. Nhưng nếu như nước ối vỡ sớm thì có thể nguy hiểm đến thai nhi. Vì vậy bạn hãy gọi điện cho bác sĩ của mình ngay khi nước ối vỡ nhé!
  • Các cơn co thắt: Bạn có thể cảm thấy những co thắt nhẹ cộng thêm hiện tượng đau lưng. Hãy ghi lại thời gian các cơn co thắt, độ dài của mỗi cơn và tần suất xuất hiện của chúng. Nếu như các cơn co thắt kéo dài và dồn dập hơn, nghĩa là thời điểm sinh con của bạn sắp tới đấy.
  • Các cơn co thắt xảy ra khi các cơ trong tử cung căng lên và giãn ra, tạo nên hiện tượng tử cung cứng và siết chặt rồi mở ra dần để chuẩn bị đón em bé chào đời.
  • Mỗi thai phụ sẽ cảm thấy khác nhau khi gặp những cơn co thắt. Có người sẽ cảm thấy rất đau vì cơ thể của bạn đang phải hoạt động để giúp cổ tử cung mở rộng.
  • Nhìn chung, cảm giác khi gặp các cơn co thắt như khi bạn bị đau bụng kinh nhưng mạnh hơn khá nhiều. Những cơn co thắt này sẽ từ từ dồn dập hơn.
  • Co thắt tử cung “thật” (để phân biệt với những cơn co thắt giả hay cơn gò) thường làm bạn khó di chuyển cho tới khi chúng kết thúc. Hãy để ý đến tần suất những cơn co thắt để chắc rằng bạn sắp chuyển dạ nhé.
  • Khi dấu hiệu chuyển dạ sớm đến, các cơn co thắt sẽ kéo dài khoảng 40 giây và cách nhau khoảng 10 phút. Khi cổ tử cung của bạn đã sẵn sàng để em bé chào đời, mỗi cơn co thắt thường kéo dài hơn 1 phút và cách nhau khoảng 1 phút.

Giai đoạn chờ sinh

  • Thông thường đây là giai đoạn lâu nhất, đặc biệt khi bạn sinh “con so” (sinh con lần đầu). Quá trình này có thể kéo dài từ 12 đến 14 tiếng, hoặc kéo dài cả ngày.
  • Giai đoạn này có thể chia ra làm 3 thời kỳ:

Thời kỳ đầu tiên

  • Trong thời kỳ này, các cơn co thắt thường xuất hiện cách nhau ba mươi phút và không phải quá đau đớn. Dần dần, bạn sẽ cảm nhận các cơn co thắt mạnh hơn và thường xuyên hơn, đến khi chúng cách nhau khoảng 5 phút.
  • Phần lớn sản phụ đều trải qua giai đoạn này tại nhà. Giữa các kỳ co thắt, bạn sẽ có đủ thời gian để chuẩn bị di chuyển đến bệnh viện. Hãy thông báo với bác sĩ của bạn và giữ liên lạc cho đến khi bạn nhập viện an toàn nhé!
  • Trong lúc này, bạn hãy cố gắng đi lại xung quanh và điều tiết hơi thở của mình. Việc này có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và dễ sinh hơn.
  • Có một số trường hợp, thời kỳ này diễn ra khá lâu. Bạn có thể tranh thủ nghỉ ngơi, nằm nghiêng một bên người sẽ giúp bạn thoải mái hơn đấy.
  • Bạn cũng có thể ăn một ít thức ăn nhẹ nhàng, hãy tránh ăn những đồ dầu mỡ. Bạn nên uống nhiều nước lọc hay các loại nước không có đường để tránh gây ra buồn nôn.

Thời kỳ cổ tử cung mở ra

  • Thời điểm này, các cơn co thắt cách nhau khoảng 4-5 phút và kéo dài khoảng một phút. Bạn nên di chuyển đến bệnh viện để chuẩn bị sinh con.
  • Sau khoảng vài tiếng đồng hồ, cổ tử cung của bạn có thể mở từ 4 đến 8cm.
  • Nếu bạn thấy đau, hãy thử thay đổi tư thế của mình. Có đôi khi bạn phải thay đổi tư thế vài lần để có thể thoải mái hơn với các cơn co thắt. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoay chuyển hông, động tác này giúp em bé di chuyển xuống tử cung nhanh chóng hơn.
  • Thông thường, các sản phụ không thể di chuyển hay nói chuyện vì các cơn co thắt lúc này khá mạnh. Hãy tranh thủ thời gian giữa các lần co thắt để giữ sức.
  • Điều tiết hơi thở có thể giúp ích phần nào khi gặp các cơn co thắt. Bạn hãy thử hít sâu khi cơn co thắt bắt đầu, và thở nhẹ ra theo mỗi lần co thắt. Cố hít thở đều đặn và nhẹ nhàng nhé!

 Chuẩn bị chuyển dạ sắp sinh

  • Lúc này, các cơn co thắt của bạn sẽ kéo dài hơn, thường xuyên và mạnh hơn. Thông thường mỗi cơn co thắt kéo dài khoảng 90 giây và cách nhau từ 2 đến 3 phút. Các bà bầu có thể cảm thấy sợ hãi hay cáu giận. Nếu thấy người run rẩy hoặc buồn nôn, cảm giác cơ thể mình quá nóng hay quá lạnh, hãy báo ngay cho bác sĩ vì đây không phải là dấu hiệu thông thường.
  • Mười phút hoặc một tiếng sau đó, có thể là thời điểm chuyển dạ của bạn. Lúc này, cổ tử cung đã mở hoàn toàn đến 10cm và cơ thể bạn đã sẵn sàng đón em bé chào đời.
  • Khoảng thời gian tử cung giãn từ 5cm đến lúc đạt 10cm sẽ kéo dài nhanh hơn nhiều so với thời gian đầu.
  • Trong quá trình sinh con, các y tá sẽ quan sát tình trạng của bé bằng cách đo nhịp tim. Các y tá sẽ dùng một thiết bị đặc biệt hoặc để bạn đeo một dây đai quanh bụng có liên kết với máy hiển thị nhịp tim của bé. Trừ khi bác sĩ e ngại về tình trạng sức khỏe của bé và cần theo dõi trong suốt quá trình sinh con, việc lấy nhịp tim có thể thực hiện trong khoảng 30 phút.
  • Trong giai đoạn chờ sinh, bạn hãy cố gắng thư giãn, tìm một tư thế thoải mái và tránh hoảng sợ hay lo lắng quá.
  • Có chồng hay người thân bệnh cạnh cũng giúp ích rất lớn trong giai đoạn này, đặc biệt là khi họ đã từng tham gia những khóa huấn luyện tiền sinh sản.
]]>
https://meyeucon.org/43507/dau-hieu-nhan-biet-thoi-diem-sinh-con-cua-ban-sap-den-2/feed/ 0
Những biện pháp khắc phục tình trạng đau đầu ti khi mẹ cho con bú https://meyeucon.org/43482/nhung-bien-phap-khac-phuc-tinh-trang-dau-dau-ti-khi-me-cho-con-bu-2/ https://meyeucon.org/43482/nhung-bien-phap-khac-phuc-tinh-trang-dau-dau-ti-khi-me-cho-con-bu-2/#respond Fri, 09 Feb 2018 03:02:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=43482 Một trong những khó khăn mà các sản phụ thường gặp phải khi lần đầu cho con bú đó là hiện tượng đau nhức đầu ti. Đã có nhiều lời khuyên dành cho bà mẹ rằng nên chuẩn bị đầu ti sẵn sàng trước khi cho trẻ bú. Chẳng hạn như bôi mỡ cừu hay lanolin để làm mềm và tránh bong tróc đầu ti. Tuy nhiên, các bà mẹ không nên quá căng thẳng vì đầu ti đã được “thiết kế” một cách tự nhiên và phù hợp cho bé ngậm và bú. Dưới đây là một số điểm lưu ý quan trọng để giúp mẹ khắc phục được tình trạng đau đầu ti khi cho con bú.

1

Cách chăm sóc đầu ti trước khi cho con bú:

  • Nên kiểm tra bầu ngực và đầu ti để xem các dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến việc cho bé bú. Các trường hợp như núm vú chìm, đặc biệt đối với những bà mẹ có bộ ngực lớn, có tiền sử phẫu thuật ngực hoặc ung thư vú đều cần phải có sự quan sát theo dõi.
  • Nên cho bé bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp kích hoạt dòng sữa và tăng mối liên kết giữa mẹ và bé thông qua sự tiếp xúc da thịt. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa cũng thường đặt em bé lên bụng người mẹ ngay sau khi sinh. Tư thế này giúp bé bước đầu có phương hướng trong việc tìm núm vú của mẹ.
  • Không nên sử dụng bất kỳ loại kem hoặc thuốc mỡ nào để thoa trên núm vú của mẹ.
  • Nên mặc áo ngực sạch và vừa vặn với kích thước bộ ngực thay đổi khi mang thai và sinh bé.
  • Nên thực hiện các động tác massage đơn giản như sử dụng đầu ngón tay cái và tay trỏ kéo nhẹ đầu ti và lăn đều. Đây cũng như là hành động mô phỏng lúc em bé ti mẹ.
  • Trường hợp mẹ bị rò rỉ sữa non trong quá trình mang thai, có thể sử dụng thêm miếng bông/vải lót trong áo ngực. Nhớ phải thay thường xuyên khi bông/vải bị ướt.
  • Một số mẹ gặp phải các tình huống khó khăn khi bắt đầu cho con bú. Nguyên nhân phần lớn là do cách bé ngậm ti chưa đúng. Cách ti mẹ không đúng sẽ gây khó chịu cho núm vú của mẹ. Do đó ngay từ đầu mẹ cần phải học các kỹ thuật cho con bú và kiểm tra xem con bú có đúng cách hay không. Tránh mụn nước, gây xước và tổn thương đầu ti. Những tổn thương này không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng xấu tới việc ăn uống của bé.

Để tránh bị đau nhức đầu ti mẹ nên làm theo hướng dẫn sau

  • Hãy nhờ các nữ hộ sinh kiểm tra xem cách bé ti mẹ đã đúng hay chưa. Bé mở to miệng, lực hút đều và mạnh, không gây đau đớn là những dấu hiệu tốt.
  • Cho bé ti mỗi khi bé đói, thường là khi bé thức. Lúc này bé sẽ mở miệng và chủ động tìm ti mẹ.
  • Khi tắm tránh sử dụng xà bông, dầu gội hay chà mạnh vào đầu núm vú.
  • Hãy để bé tự rời ti mẹ khi bé cảm thấy no. Nếu bạn muốn ngừng cho bé ti giữa chừng thì hãy nhẹ nhàng đút một ngón tay vào miệng bé và từ từ kéo nhẹ núm vú ra.
  • Nặn một ít sữa từ ti và xoa nhẹ lên đầu ti sau khi bé bú xong.
  • Nên để đầu ti khô tự nhiên.
  • Thay áo ngực sạch hằng ngày.
  • Sự căng tức ở ngực vào những ngày đầu cho bé bú là bình thường. Tuy nhiên nếu bầu ngực và đầu ti bị đau quá mức có thể là một dấu hiệu bất ổn cần được kiểm tra và theo dõi.

Bị đau đầu ti mẹ phải làm gì?

  • Hạn chế thời gian cho bé ngậm ti chơi. Chỉ cho bé ngậm khi bé đói.
  • Trường hợp bạn quá đau và không thể cho bé bú, hãy tạm ngưng và nặn sữa ra ngoài. Nặn sữa bằng tay sẽ nhẹ nhàng và ít đau hơn nặn bằng bình hút sữa. Khi cho bé ti lại, mẹ có thể rút ngắn thời gian ti cho đến khi đầu ti trở lại bình thường.
  • Cho bé bú bên ngực ít căng trước. Khi bé đói sẽ ti rất mạnh. Do đó sẽ dễ làm mẹ bị đau.
  • Sử dụng miếng lót ngực nhựa giữa các lần cho bé ti để giúp bầu ngực thông thoáng. Miếng lót này cũng giúp hạn chế cọ xát gây khó chịu giữa áo ngực và bầu vú.
  • Tránh để ngực quá căng sữa gây khó khăn trong việc cho bé bú.
  • Mẹ nên tắm nước ấm hoặc dùng khăn ấm lau sạch bầu vú giữa các lần cho bé bú.
  • Thay đổi tư thế bồng bé trong thời gian cho bé ti. Vị trí có thể gây ảnh hưởng đến cách ti. Đặt gối phía dưới tay đỡ bé để giúp mẹ thấy thoải mái trong cả quá trình bé ti mẹ.
  • Hiện có một số loại kem đặc trị để giảm đau đầu ti. Tuy nhiên khi sử dụng phải tuân thủ nghiêm túc chỉ dẫn của nhà sản xuất và nhớ rửa sạch trước khi cho trẻ bú.
  • Bạn có thể xoa nắn nhẹ bầu vú trước khi cho bé bú. Việc này sẽ giúp kích hoạt dòng sữa chảy ra dễ dàng hơn.
  • Khi bạn thấy đầu ti vẫn đau hoặc có dấu hiệu trầm trọng hơn.

Khi bạn không chắc về thời gian hay số lần cho con bú. Thường khi có sự tư vấn hoặc đảm bảo sẽ giúp người mẹ lấy lại sự tự tin và cho con bú đúng cách.
Khi bạn không thể tiếp tục cho con bú vì đau đầu ti.
Khi bạn nhận thấy dấu hiệu bầu vú bị viêm, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Triệu chứng thường là ngực bị đau, sưng, đỏ tấy, hoặc sốt. Lúc này các mô vú bị nhiễm trùng và cần phải điều trị bằng kháng sinh.
Khi bạn không thấy thoải mái khi cho con bú hoặc bé không chịu bú. Việc cho con bú đôi khi gây sự chán nản hay ám ảnh cho bà mẹ.

]]>
https://meyeucon.org/43482/nhung-bien-phap-khac-phuc-tinh-trang-dau-dau-ti-khi-me-cho-con-bu-2/feed/ 0