Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn, làm cách nào? https://meyeucon.org/10917/tre-3-thang-tuoi-bieng-an-lam-cach-nao/ https://meyeucon.org/10917/tre-3-thang-tuoi-bieng-an-lam-cach-nao/#comments Sun, 25 Jun 2023 08:43:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=10917 Hỏi: Con tôi 3 tháng tuổi, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ cho tới vài ngày gần đây tôi mới cho bú thêm ngoài. Tuy nhiên cháu bú mẹ rất ít, chỉ khoảng 2-3 phút là nhả ra, bú ngoài cũng chỉ 30-40ml là thôi không chịu bú nữa. Xin bác sĩ tư vấn giúp xem có cách nào để cháu bú được nhiều hơn? Xin cám ơn bác sĩ.

Trả lời: Chào bạn. Trước hết bạn cần theo dõi kỹ cân nặng của bé, đây là điều rất quan trọng bởi nếu bé không lên cân thì thường là có vấn đề. Khi cháu không lên cân (hay lên ít) và bỏ bú, bạn cần xem lại một số việc cơ bản sau:

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn

Bạn có cho trẻ bú đúng cách?

Thường thì các bà mẹ sinh con đầu lòng không có kinh nghiệm cho trẻ bú, có khi cho trẻ bú quá thưa hoặc quá nhiều khiến trẻ không thích. Cũng có khi trẻ không thích núm vú của mẹ. Cách cho bú không đúng dẫn tới lượng sữa cung cấp cho trẻ không phù hợp (thiếu hoặc thừa) gây nên biếng ăn. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì cho bé bú theo nhu cầu.

Nếu trẻ bú ngoài thì bạn cần xem lại mình cho trẻ bú có đúng lượng sữa được pha không? Đặc, loãng, nhiều, ít đều ảnh hưởng tới trẻ. Cũng có khi trẻ không thích loại sữa đó (có loại ngọt hơn, có loại béo hơn…), vì vậy nếu trẻ có biểu hiện không thích uống sữa ngoài thì cần kiểm tra thông qua bú sữa mẹ hoặc đổi sữa cho cháu. Nếu trẻ thường bú sữa ngoài thì nên cách khoảng 3 tiếng cho bú 1 lần.

Ngoài các vấn đề về sữa và cách cho bú cũng có những nguy cơ bệnh khiến cho bé biếng ăn. Bạn cần kết hợp việc theo dõi cân nặng và khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Nếu mẹ đủ sữa thì giai đoạn này nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ bởi bé chưa có nhu cầu nhiều hơn.

Do bị biếng ăn sinh lý

Đây là tình trạng trẻ có dấu hiệu chán ăn khi bước vào giai đoạn chuyển tiếp trong quá trình phát triển cơ thể, như mọc răng, tập lẫy, lật, bò… Lúc này trẻ có thể tập làm quen với các kỹ năng mới mà quên đi việc ăn uống.

Trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa

Những triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, nôn trớ, tiêu chảy… làm trẻ khó chịu và mất cảm giác thèm ăn.

Trẻ bị nấm lưỡi

Nấm lưỡi là một loại nhiễm trùng nấm Candida gây ra các vết trắng trên lưỡi và miệng của trẻ, làm trẻ đau rát và khó bú từ đó dẫn tới bỏ ăn, chán ăn.

Chất lượng sữa mẹ thay đổi

Nếu mẹ ăn uống không cân bằng hoặc sử dụng các loại thực phẩm có mùi vị khác thường, sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng và làm trẻ không chịu bú.

Trẻ thiếu chất

Trẻ thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, canxi, vitamin D… gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu, biếng ăn.

☛ Đọc thêm: Trẻ biếng ăn kéo dài có nguy hiểm?

Khắc phục biếng ăn ở trẻ 3 tháng tuổi

Tùy theo nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ mà có các biện pháp khắc phục phù hợp, cụ thể:

Cho trẻ bú đúng cách

Bố mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức theo nhu cầu và thời gian phù hợp, không nên ép bé bú quá nhiều hoặc quá ít. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chọn núm vú bình sữa phù hợp với bé, để bé bú dễ dàng và hiệu quả.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng của mẹ

Nếu bé bú sữa mẹ, chất lượng sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị của bé. Do đó, mẹ nên ăn uống cân bằng và đa dạng, tránh các loại thực phẩm có mùi vị khác thường hoặc gây dị ứng cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có mùi lạ khi cho bé bú .

Sử dụng sữa công thức phù hợp

Nếu bé bú sữa công thức, bố mẹ nên chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên pha sữa đúng tỷ lệ và nhiệt độ, để tránh làm bé khó tiêu hoặc ngán sữa.

Giúp bé thoải mái nhất khi bú

Bố mẹ nên tạo cho bé một không gian yên tĩnh và thoải mái khi bú, không nên làm bé giật mình hoặc quấy rầy bởi tiếng ồn hay ánh sáng. Bố mẹ cũng nên ôm ấp và vuốt ve bé khi cho bé bú, để tăng cảm giác gần gũi, an toàn cho bé.

Tránh sử dụng thuốc khi không cần thiết

Một số loại thuốc có thể gây ra biến đổi vị giác hoặc làm giảm cảm giác đói của trẻ. Do đó, bố mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc cho bé khi không cần thiết, nếu có sử dụng thì nên theo chỉ định của bác sĩ.

☛ Đọc thêm: Mẹ nên làm gì khi trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn?

Kết luận

Sau khi xem xét các vấn đề và khắc phục, bạn cần theo dõi xem tình trạng của bé có tiến triển hay không. Nếu bé vẫn biếng ăn, lười ăn bạn có thể đưa bé đi thăm khám bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra nguyên nhân khác, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời. Chúc bạn thành công!

]]>
https://meyeucon.org/10917/tre-3-thang-tuoi-bieng-an-lam-cach-nao/feed/ 55
Trẻ biếng ăn có phải do thời gian ăn cháo quá dài? https://meyeucon.org/8801/tre-bieng-an-co-phai-do-thoi-gian-an-chao-qua-dai/ https://meyeucon.org/8801/tre-bieng-an-co-phai-do-thoi-gian-an-chao-qua-dai/#respond Wed, 21 Jun 2023 06:02:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=8801 Hỏi: Một số người cho rằng, nhiều trẻ em biếng ăn là do phải trải qua quãng thời gian ăn cháo quá dài, từ 1 tuổi đến 2-3 tuổi, theo bác sĩ, nhận định này có đúng không?

Trả lời:

Nhận định này rất hợp lý, bởi thức ăn phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Trẻ nhỏ chưa đủ răng phải chọn thức ăn loãng, trẻ lớn đủ răng thì chỉ thích thức ăn cứng để nhai như người lớn. Nếu cho ăn cháo kéo dài, thường xuyên thì trẻ chán ăn, thậm chí có thể tạo ra tâm lý sợ thức ăn loãng.

Ngoài ra, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn cũng như một vài giải pháp khắc phục tình trạng này nhé:

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Trẻ có thể bị biếng ăn do một số nguyên nhân như:

Gặp vấn đề về sức khỏe: Trẻ mắc một số bệnh lý như nhiễm trùng đường tiêu hóa, bệnh đường ruột, vi khuẩn, virus, vấn đề về răng miệng cũng khiến trẻ trở nên biếng ăn.

Trẻ biếng ăn sinh lý do sự thay đổi thể chất như mọc răng, tập lẫy, tập đi. Đây là một dạng biếng ăn rất phổ biến và thường chỉ kéo dài trong khoảng 1-2 tuần.

Môi trường ăn uống không thuận lợi: Không gian ăn uống không thoải mái, trẻ luôn cảm thấy căng thẳng, áp lực, hoặc mất quyền tự chủ trong việc chọn thức ăn cũng là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ.

Thay đổi trong cuộc sống: Các thay đổi lớn trong cuộc sống của trẻ như chuyển nhà, chuyển trường, gia đình có thêm thành viên mới, sự thay đổi trong lịch trình hàng ngày có thể làm trẻ biếng ăn do sự không ổn định và căng thẳng tâm lý.

Trẻ mắc chứng rối loạn ăn uống: Một số trẻ có thể gặp phải chứng rối loạn ăn uống như biếng ăn, lo âu ăn hoặc trở nên chán ăn, gây ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng.

Thức ăn không đa dạng: Trẻ biếng ăn do món ăn không được chế biến hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày. Điều này khiến trẻ chán ngán và không còn hứng thú với thức ăn.

Cách khắc phục biếng ăn ở trẻ

Tùy theo nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn mà các mẹ có những cách khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số cách tham khảo:

– Nếu nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ là do bệnh lý thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cùng với đó chỉ nên cho trẻ ăn những món nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa, không cay nóng và và uống nhiều nước để giải độc, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

– Nếu trẻ biếng ăn sinh lý do sự thay đổi thể chất, nên cho trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ, không ép buộc hay dụ dỗ quá nhiều. Ngoài ra, nên cho trẻ uống sữa hoặc các loại nước ép để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

– Nếu nguyên nhân do tâm lý, thì cần tạo cho trẻ một bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn. Ngoài ra, mẹ nên khen ngợi và khuyến khích trẻ khi trẻ ăn tốt hoặc thử những món mới.

– Nếu trẻ biếng ăn do món ăn không được chế biến hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày, nên đa dạng hóa các loại thực phẩm và cách chế biến. Ngoài ra, nên trang trí thức ăn một cách bắt mắt và hấp dẫn để kích thích vị giác của trẻ.

– Cấn thiết lập lịch trình ăn uống đều đặn hàng ngày cho trẻ. Điều này giúp cơ thể trẻ hiểu rằng đã đến thời gian ăn và giúp tạo ra thói quen ăn đều đặn.

– Nên tìm hiểu những món ăn mà trẻ thích và cố gắng tích hợp chúng vào thực đơn hàng ngày. Điều này giúp tạo sự hứng thú và khích lệ trẻ ăn nhiều hơn.

Kết luận

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, ăn một loại thức ăn trong một thời gian quá dài đều sẽ gây nên sự nhàm chán. Việc cho trẻ ăn cháo kéo dài gây nên tình trạng biếng ăn là điều dễ hiểu. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần thay đổi các món ăn thường xuyên, cho trẻ tiếp xúc với đa dạng loại thực phẩm, từ lỏng đến mềm rồi đến rắn tùy vào từng độ tuổi. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức trong hành trình nuôi con khỏe mạnh.

]]>
https://meyeucon.org/8801/tre-bieng-an-co-phai-do-thoi-gian-an-chao-qua-dai/feed/ 0
Không nên tạo thói quen vừa ăn vừa xem TV cho trẻ https://meyeucon.org/9041/khong-nen-tao-thoi-quen-vua-an-vua-xem-tv-cho-tre/ https://meyeucon.org/9041/khong-nen-tao-thoi-quen-vua-an-vua-xem-tv-cho-tre/#respond Mon, 23 Jan 2023 06:39:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=9041 Hỏi: Thưa bác sỹ, bé nhà cháu chỉ ăn khi bật đĩa bé Xuân Mai 3 tuối, bé vừa ăn vừa xem. Đây là thói quen của bé, nếu không bật đĩa Xuân Mai hát thì bé ăn không tập trung, mất rất nhiều thời gian. Cháu làm như vậy có đúng không? Bé gái được 16 tháng, 11kg, cao 80cm.

Trả lời: Bạn thân mến, cháu vừa ăn vừa xem ti vi là không đúng. Có rất nhiều cha mẹ có thói quen cho con ăn bằng cách xem các chương trình trên tivi hay điện thoại… Thực tế, đây là thói quen rất có hại đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Những tác hại phải kể tới như:

Tăng nguy cơ béo phì: Thói quen vừa ăn vừa xem khiến bé có xu hướng ăn vặt khi xem tivi ngoài các bữa chính. Việc ăn trong lúc xem tivi khiến trẻ không nhận được khi nào cảm thấy no vì trẻ bị thu hút bởi các chương trình truyền hình khiến tín hiệu báo no trong não bị vô hiệu hóa, trẻ ăn nhiều hơn so với nhu cầu thực tế và hệ quả dẫn tới béo phì.

Mất cảm giác ngon miệng: Trẻ sẽ còn để ý tới việc thưởng thức vị ngon của các món ăn. Thói quen xem tivi khi ăn khiến bé phân tán tư tưởng, vị giác lẫn cảm giác ngon miệng giảm dần, lâu ngày dẫn tới biếng ăn.

Rối loạn tiêu hóa: Vừa ăn vừa xem tivi khiến khả năng tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng. Dạ dày không sản xuất đủ dịch vị và men tiêu hóa thức ăn được kỹ càng, lâu dần hệ tiêu hóa bị rối loạn khiến trẻ thiếu dưỡng chất và các vấn đề sức khỏe khác.

Gây ra nhiều bệnh lý:

Đau dạ dày là vấn đề thường gặp nhất. Thói quen xem tivi khi ăn uống khiến việc tiêu hóa thức ăn gặp cản trở, thức ăn chưa tiêu hóa hết tồn đọng lại và trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra các bệnh lý ở dạ dày.

Ngoài ra, trẻ xem quá nhiều chương trình truyền hình sẽ không hứng thú tham gia vào các hoạt động thể chất dẫn tới béo phì và các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Xem tivi khi ăn uống là thói quen xấu gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, suy yếu hoạt động của não, tăng động ở trẻ em, tăng nguy cơ gặp các vấn đề về thị lực.

Do đó, chị nên tập dần cho cháu có thói quen tập trung vào bữa ăn, giúp cho hệ tiêu hóa tiết ra đầy đủ các men tiêu hóa, giúp dễ tiêu, trẻ sẽ ngon miệng hơn trong khi ăn.

Cháu được 16 tháng, nặng 11kg và cao 80cm là đã đạt “vượt tiêu chuẩn” rồi, chị có thể xem thêm Bảng tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của trẻ dưới 5 tuổi để biết cháu có đủ cân không nhé. Chị có thể tham khảo thêm các thông tin về chăm sóc sức khỏe của trẻ tại website Meyeucon.org để hành trình nuôi dạy bé trở nên dễ dàng hơn.

]]>
https://meyeucon.org/9041/khong-nen-tao-thoi-quen-vua-an-vua-xem-tv-cho-tre/feed/ 0
Tăng sức đề kháng cho bé ngày lạnh chưa bao giờ dễ dàng như thế! https://meyeucon.org/44230/tang-suc-de-khang-cho-be-ngay-lanh-chua-bao-gio-de-dang-nhu-the/ https://meyeucon.org/44230/tang-suc-de-khang-cho-be-ngay-lanh-chua-bao-gio-de-dang-nhu-the/#respond Sun, 25 Feb 2018 14:50:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=44230 Thời tiết mùa đông thất thường với những đợt lạnh rét, hửng nắng, ấm áp đan xen khiến cho những người sức đề kháng yếu khó có thể thích nghi, nhất là trẻ em. Trẻ em là đối tượng dễ bị cảm cúm, viêm phổi nếu phụ huynh lơ là. Tuy nhiên, không thể “mất bò mới lo làm chuồng” mà phụ huynh phải có cách nâng cao sức đề kháng cho trẻ để thoát khỏi ám ảnh những lần cảm cúm, sốt cao khi gió mùa về.

1

1. Bổ sung vitamin

1 2

Bổ sung vitamin cũng vô cùng quan trọng, trong đó cần thiết nhất là vitamin A. Bởi vitamin A đi vào cơ thể sẽ giúp đường hô hấp hoạt động tốt hơn, đặc biệt các chất nhầy ở đường hô hấp. Những chất nhầy này giúp hạn chế các tác nhân có thể gây bệnh ở đường hô hấp có thể xâm nhập.

Ngoài vitamin A thì vitamin C cũng rất cần thiết. Nó có trong các loại trái cây như cam, chanh, quýt, táo… phù hợp để nâng cao sức đề kháng”.

2. Cho trẻ ăn sữa chua vào mỗi tối

3

Sữa chua từ lâu được xem là thực phẩm dinh dưỡng cực tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho con người nói chung và cho trẻ em nói riêng vì trong thực phẩm này có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi đặc biệt là probiotic, chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh tật hiệu quả đặc biệt là những bệnh phổ biến như bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng đấy nhé. Với những tác dụng nâng cao sức đề kháng cực tốt như thế, các bạn hãy cho bé ăn sữa chua đều đặn hàng ngày với liều lượng phù hợp với độ tuổi, thể chất của các bé nhé.
3. Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc

4

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và sức khỏe của trẻ. Thiếu ngủ khiến trẻ dễ bị ốm hơn, do bị giảm các tế bào xung kích tự nhiên – vũ khí của hệ miễn dịch có tác dụng tấn công vi khuẩn và các tế bào ung thư. Bởi vậy, cha mẹ nên hỗ trợ và giúp trẻ sớm hình thành thói quen ngủ đủ giấc từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày.

4. Rèn luyện cơ thể thường xuyên

Đây là cách tốt để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh vì việc tập thể dục làm tăng số lượng tế bào giết tự nhiên (một thành phần chính của hệ thống miễn dịch, trong đó có chức năng để tiêu diệt các khối u và các tế bào bị nhiễm virus trong cơ thể) ở người lớn. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng sẽ mang lại lợi ích tương tự như trẻ em. Vì vậy, ba mẹ hãy nhớ nhắc nhở trẻ thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, các hoạt động như chạy bộ, chơi bóng rổ, bóng đá, nhảy dây, đi xe đạp, vừa khỏe lại vừa phát triển chiều cao tối đa.

5. Mặc quần áo đủ ấm

5

Một bộ đồ ấm áp chắc chắn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ sức khỏe cho bé. Trên thị trường vốn đa dạng các loại trang phục với đủ kiểu dáng và mẫu mã, tuy nhiên, để chọn được một bộ trang phục an toàn, chất lượng, xuất xứ rõ ràng mà vẫn thời trang quả thực đang trở thành một vấn đề nan giải.

 Ngoài những chiếc áo khoác hay áo len thì quần áo mùa đông cho bé bạn cũng nên chọn những chiếc áo lót và những bộ quần áo mỏng. Với áo lót mẹ nên chọn những chiếc áo dài tay, như thế sẽ rất ấm áp trong mùa đông. Đối với những bộ quần áo cotton, để tránh bị gió lùa vào thì mẹ cũng hãy chọn những bộ quần áo kiểu bo gấu giúp cản gió lùa tối đa, lại khiến bé thoải mái từ bên trong.
]]>
https://meyeucon.org/44230/tang-suc-de-khang-cho-be-ngay-lanh-chua-bao-gio-de-dang-nhu-the/feed/ 0
Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ- Những điều cha mẹ nên biết! https://meyeucon.org/44130/benh-thuy-dau-o-tre-nho-nhung-dieu-cha-me-nen-biet/ https://meyeucon.org/44130/benh-thuy-dau-o-tre-nho-nhung-dieu-cha-me-nen-biet/#respond Fri, 23 Feb 2018 14:01:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=44130 Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân là trẻ bị lây nhiễm do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Vậy, Thủy đậu có nguy hiểm đối với trẻ hay không? Dấu hiệu để nhận biết trẻ đã bị mắc bệnh là gì? Và cách xử lý như thế nào là đúng khi chẳng may trẻ mắc bệnh?. Để trả lời các câu hỏi trên, cha mẹ chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

tải xuống (23)

1.Triệu chứng của bệnh Thủy đậu ở trẻ em

Khi bắt đầu phát bệnh thủy đậu, trẻ có thể có biểu hiện như:

  • Sốt nhẹ
  • Đau đầu hay đau cơ.
  • Mệt mỏi hoặc chán ăn.

Ở giai đoạn đầu, trẻ thường bị đau đầu, sốt, khó chịu, quấy khóc (trẻ sơ sinh), đau cơ, chán ăn. Tuy nhiên, có một số trường hợp không có triệu chứng báo động.

Ở giai đoạn tiếp theo mẹ sẽ thấy xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng nhạt và sau 1 – 2 ngày xuất hiện các nốt đậu. Mụn nước mọc ở mặt, ngực sau đó đến lưng, và nhanh chóng sau 24 giờ có thể toàn thân. Phỏng nước chứa dịch mà trong, có thể màu đục nếu như bên trong chứa mủ. Các mụn thủy đậu mọc làm nhiều đợt khác nhau nên trên cùng một vùng da có thể có mụn đỏ rát, mụn nước trong, đục hoặc mụn đã đóng vảy.

Thường thì bệnh kéo dài từ 1 – 2 tuần. Trong giai đoạn cuối, các nốt thủy đậu đóng vảy và bay đi rất nhanh, nếu không bị biến chứng bội nhiễm thì sẽ không để lại sẹo. Sức khỏe của bé cũng phục hồi dần, giảm sốt, hạch sau tai hết, hết đau họng, ăn uống trở lại bình thường.

2. Cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh Thủy đậu.

  • Khi thấy triệu chứng trẻ bị bệnh Thủy đậu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị nội trú hay tại nhà. Nếu trẻ sốt cao bác sỹ sẽ cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt, kháng sinh và thuốc bôi ngoài da. Việc sử dụng thuốc nào phải theo chỉ định của bác sỹ, không được tự ý sử dụng thuốc cho bé, dễ dẫn đến những biến chứng khôn lường.
  • Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu cha mẹ cần cách ly trẻ với người khác để tránh lây nhiễm.
  • Tất cả các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, chăn chiếu, bát đũa,… phải sử dụng riêng.
  • Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm cho bé.
  • Rửa tay, cắt móng tay và đeo găng tay cho trẻ tránh cào, gãi các nốt đậu khiến nốt đậu bị vỡ lây lan sang vùng da cạnh và để lại sẹo lõm.
  • Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.
  • Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

3. Những lưu ý khi trẻ mắc Thủy đậu

Khi trẻ mắc Thủy đậu. Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng sau cần đưa trẻ đến khám ngay tại các trung tâm y tế để được hướng dẫn điều trị.

  • Bị sốt cao liên tục, không hạ sốt.
  • Mụn nước, bóng nước xuất hiện ở toàn thân.
  • Có mủ và tấy đỏ xung quanh các bóng nước.
  • Trẻ có hiện tượng bỏ ăn kèm theo xuất hiện triệu chứng co giật.

4. Các biến chứng của bệnh Thủy đậu.

Bệnh Thủy đậu ở trẻ nhỏ tuy là bệnh lành tính nhưng lại có thể có rất nhiều các biến chứng và các biến chứng đều vô cùng nguy hiểm như:

  • Viêm màng não
  • Xuất huyết
  • Nhiễm trùng nốt dạ, nhiễm trùng huyết, viêm gan….

Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, một số trường hợp có thể gây tử vong. Vì vậy khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.

]]>
https://meyeucon.org/44130/benh-thuy-dau-o-tre-nho-nhung-dieu-cha-me-nen-biet/feed/ 0
Những tác hại của việc nghiện mạng ở trẻ nhỏ https://meyeucon.org/44109/nhung-tac-hai-cua-viec-nghien-mang-o-tre-nho-2/ https://meyeucon.org/44109/nhung-tac-hai-cua-viec-nghien-mang-o-tre-nho-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 08:53:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=44109 Hay chơi đó là bản tính của trẻ nhỏ, trong thời đại thông tin ngày càng bùng nổ, trò chơi trên mạng đã có sức cuốn hút lớn đối với trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ để bé chơi nhiều thành nghiện thì mạng sẽ đem lại nguy hại rất lớn cho trẻ.

tải xuống (52)

Trẻ mê mẩn với những trò chơi trên mạng

Để hiểu rõ hơn về tác hại của việc nghiện mạng và cách cai nghiện mạng hiệu quả, các bạn tham khảo bài viết những tác hại của việc nghiện mạng ở trẻ nhỏ sau đây nhé!

1. Tác hại của việc nghiện mạng:

  • Nghiện mạng sẽ khiến trẻ thụ động: Mê mẩn với lên mạng trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ sinh ra ỷ lại, thụ động, coi lên mạng là việc quan trọng nhất, hạnh phúc nhất. Rất nhiều trẻ dành rất nhiều thời gian để lên mạng mỗi ngày và không thể tự chủ, trẻ thường chơi khuya mà không thấy mệt. Trẻ chỉ hứng thú với việc lên mạng còn việc học thì bỏ bê, không quan tâm.
  • Nghiện mạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ: Trẻ chơi vi tính quá nhiều sẽ gây nên bệnh đốt sống cổ, giảm thị lực… nghiêm trọng hơn, trẻ còn cảm thấy đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi, đuổi sức, kém ăn…
  • Nghiện mạng có nguy hại lớn đến tâm hồn và học tập của trẻ nhỏ: Chơi vi tính trong thời gian dài khiến tính tình của trẻ nóng nảy, đôi khi không kìm nén được cảm xúc. Trẻ mất tập trung, mất hứng thú với nhiều sự việc. Trẻ chán học, có khi là trốn học để chơi vi tính khiến kết quả học tập giảm sút.
  • Tăng nguy cơ trầm cảm: Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước.

2. Những phương pháp cai nghiện mạng hiệu quả.

  • Cho con thấy rõ tác dụng và sự nguy hại của máy tính: Giải thích rõ tác dụng của máy tính, cài đạt một số thiết bị phần mềm thích hợp với trình độ học tập của con để con nâng cao hứng thú học tập. Phân tích cho con biết lên mạng liên miên trong thời gian dài sẽ khiến con u mê ở thế giới hư ảo, không còn tâm trí học tập, nhân cách méo mó… để con nhận thức rõ nguy hại đối với sức khỏe của việc nghiện lên mạng.
  • Tăng cường giám sát con khi lên mạng: Năng lực tự kìm chế của trẻ tương đối kém, thường không thể tự chủ. Vì vậy cha mẹ cần nghiêm khắc giám sát thời gian lên mạng của con.
  • Dạy con biết cách lên mạng phục vụ việc học tập: Nhiều trẻ sở dĩ chìm đắm ở mạng, bị mạng chiến nhiều thời gian là vì chúng không có mục đích rõ ràng nên bị mạng lôi cuốn. Cha mẹ nên phân  tích, giảng giải cho con hiều lên mạng để bổ sung cho học tập trên lớp và đồng thời cũng để mở rộng tầm nhìn ngoại khóa. Trước khi lên mạng cần có mục đích rõ ràng khi đó con sẽ chỉ tập trung vào vấn đề của mình mà không bị cuốn hút vào những đam mê khác.
]]>
https://meyeucon.org/44109/nhung-tac-hai-cua-viec-nghien-mang-o-tre-nho-2/feed/ 0
Trang bị kiến thức giới tính cho con gái https://meyeucon.org/44026/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-gai-2/ https://meyeucon.org/44026/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-gai-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 02:17:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=44026 Khi con gái đến tuổi dậy thì, mẹ nên trang bị cho con những kiến thức giới tính để khi con bạn lần đầu thấy kinh nguyệt sẽ không cảm thấy sợ hãi tới mức nghĩ rằng con bị bệnh, con sắp chết … . Dưới đây là những thay đổi khi dậy thì ở nữ giới mà cha mẹ nên biết, để từ đó có cái nhìn đúng đắn và theo sát, hướng con cái tới những điều tốt đẹp, tránh con cái sa ngã và bị kẻ xấu lợi dụng tình dục.

1

Thay đổi về thể chất khi dậy thì ở nữ

  • Cơ thể phát triển, lớp mỡ dưới da dày lên làm cho cơ thể người nữ trở nên mềm mại, nữ tính, rõ nét các đường cong của cơ thể.
  • Bầu vú bắt đầu phát triển, quầng vú dày lên, sẫm lại, núm vú nhô ra, bầu vú lớn dần, tròn trịa dần, có thể vú bên này phát triển nhanh hơn bên vú kia một chút, có khi thấy ngứa hoặc đau tức ở vú.(tuy nhiên cần biết cách khám vú để xác định xem mình có gì bất thường ở vú hay không, để phát hiện các bệnh ở tuyến vú)
  • Khung xương chậu tròn hơn, rộng hơn để đáp ứng khả năng mang thai và sinh đẻ của người phụ nữ.
  • Lông mọc ở vùng mu, bẹn nhưng giới hạn trên là đường thẳng không vượt quá vòm mu, nếu lông mu mọc lên phía trên rốn, cần xem kĩ có nam tính hóa không vì còn có yếu tố di truyền quy định vấn đề này.
  • Lông nách mọc sau lông mu.
  • Phát triển tuyến bã dầu nhờn nhanh hơn các ống dẫn ra bề mặt của da khiến các lỗ chân lông bị bít lại gây ra mụn trứng cá và nhiễm khuẩn sẽ hình thành các mụn mủ.
  • Tiếng nói trở nên trong trẻo, dịu dàng, cao.
  • Các cơ quan sinh sản như môi lớn, môi bé, âm hộ, âm đạo … phát triển nhanh chóng, âm đạo rộng ra, thành tử cung dày hơn … để sẵn sàng cho việc mang thai sau này.
  • Buồng trứng phát triển và bắt đầu hoạt động.

Sự thay đổi về tâm lí

  • Có xu hướng thích được tự do, độc lập, tự quyết định, thể hiện cái tôi của bản thân, chuyển sang sinh hoạt với bạn bè nhiều hơn là gia đình.
  • Thể hiện cái tôi của bản thân, chứng tỏ giới tính của bản thân như thích làm điệu, làm đẹp …
  • Bắt đầu có những tình cảm khác giới, bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người khác giới, thích yêu và được yêu, chưa nắm rõ và phân biệt được đâu là tình yêu đâu là tình bạn.
  • Tự tin hơn, luôn mong muốn thu thập nhiều thông tin phát triển giá trị của bản thân, thể hiện cái tôi và sự thông minh của mình.
  • Phát triển trí tuệ nhanh, liên tục, phát triển suy nghĩ về giá trị đạo đức, lòng vị tha, lí tưởng hóa, và dần hình thành suy nghĩ đến mục tiêu cuộc sống của mình.

Sự thay đổi sinh lí khi dậy thì ở nữ

2

  • Buồng trứng phát triển, hoạt động:
    – Ngoại tiết: hàng tháng nang noãn phát triển rất nhiều nhưng chỉ có 1 nang phát triển đến chín và giải phòng noãn bào, phần vỏ nang phát triển thành hoàng thể.
    – Nội tiết: nang trứng sản xuất ra estrogen, hoàng thể tiết ra progesterone và estrogen.
  • Sự hoạt động của buồng trứng dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ở nữ.
  • Nhưng bên cạnh đó kinh nguyệt khi tuổi dậy thì ở nữ có thể khác nhau như bắt đầu có kinh muộn, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh …

 

]]>
https://meyeucon.org/44026/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-gai-2/feed/ 0
Trang bị kiến thức giới tính cho con trai https://meyeucon.org/44022/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-trai-2/ https://meyeucon.org/44022/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-trai-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 02:13:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=44022 Dù là con trai hay con gái thì khi bước vào tuổi dậy thì, các con của bạn đều có nhiều thay đổi cả về ngoại hình, tâm lí sinh lí, điều này khiến không ít các bạn nhỏ lo lắng, sợ hãi, không biết mình có bình thường hay không. Dưới đây là những thay đổi khi dậy thì ở nam giới mà các bậc làm cha mẹ nên biết để hiểu rõ thêm được về con trai của mình, hiểu được tâm tư tình cảm của chúng, và có cái nhìn đúng đắn, cách chăm sóc trẻ dậy thì tốt nhất.

1

Thay đổi về thể chất khi dậy thì ở nam

  • Ngực, vai phát triển to ra nhanh chóng.
  • Phát triển chiều cao nhanh nhất, có thể tăng 8 – 13cm/năm.
  • Lông mu và lông nách bắt đầu xuất hiện, lông mu thô, sẫm màu, cong lên, mọc cao lên vùng bụng, lông nách cũng thô và sẫm màu.

3

  • Có hiện tượng mọc râu, lúc đầu mọc râu ở góc môi, sau lan ra khắp môi, đến phần trên của má, vùng dưới môi và dưới cằm, số lượng râu phụ thuộc vào yếu tố di truyền.
  • Bắt đầu có mùi cơ thể và cơ thể tiết nhiều dầu nhờn gây mụn trứng cá.
  • Giọng nói trở nên trầm hơn.
  • Kích thước dương vật tăng lên, bắt đầu phát triển, chức năng sinh sản bắt đầu hoạt động.

Thay đổi về tâm lí khi dậy thì ở nam

2

  • Có xu hướng thích được tự do, độc lập, tự quyết định, thể hiện cái tôi của bản thân, chuyển sang sinh hoạt với bạn bè nhiều hơn là gia đình.
  • Thể hiện cái tôi của bản thân, chứng tỏ giới tính của bản thân như thích thể hiện sự nam tính, tính quân tử …
  • Bắt đầu có những tình cảm khác giới, bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người khác giới, thích yêu và được yêu, chưa nắm rõ và phân biệt được đâu là tình yêu đâu là tình bạn.
  • Tự tin hơn, luôn mong muốn thu thập nhiều thông tin phát triển giá trị của bản thân, thể hiện cái tôi và sự thông minh của mình.
  • Phát triển trí tuệ nhanh, liên tục, phát triển suy nghĩ về giá trị đạo đức, lòng vị tha, lí tưởng hóa, và dần hình thành suy nghĩ đến mục tiêu cuộc sống của mình.

Thay đổi về mặt sinh lí

  • Tinh hoàn, túi tinh và tuyến tiền liệt hoạt động sản xuất ra tinh dịch chứa tinh trùng.
  • Bắt đầu xuất tinh, thường xuất tinh vào ban đêm, còn gọi là “giấc mộng ướt”.
  • Dương vật cương cứng ngoài ý muốn.

 

]]>
https://meyeucon.org/44022/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-trai-2/feed/ 0
Tác hại khôn lường của việc thường xuyên xem tivi ở trẻ https://meyeucon.org/43988/tac-hai-khon-luong-cua-viec-thuong-xuyen-xem-tivi-o-tre-2/ https://meyeucon.org/43988/tac-hai-khon-luong-cua-viec-thuong-xuyen-xem-tivi-o-tre-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 01:44:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=43988 Cơ thể con người không được thiết kế cho việc phải ngồi trong một thời gian quá lâu. Chính vì vậy, nếu cứ chăm chú mãi vào chiếc tivi trong nhiều giờ liền, trẻ sẽ gặp nhiều bệnh. Các bậc phụ huynh cần điều chỉnh thời lượng xem ti vi phù hợp cho con mình nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Cùng xem qua một số tác hại của tivi với thể chất và tinh thần của trẻ nhé!

1

Làm chậm sự phát triển của hệ thần kinh

Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng xem tivi không có lợi cho trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ nhỏ cần phải được học hỏi nhiều hơn thông qua việc tương tác với thế giới xung quanh. Một nghiên cứu khác cho thấy, trẻ dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình hơn 2 giờ một ngày có thể có một số biểu hiện rối loạn hành vi và có những tác động tiêu cực đến tâm sinh lý của trẻ.

Giảm thị lực của mắt

6 7

Nếu để trẻ em dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình tivi có thể sẽ gây ra các bệnh lý rối loạn thị lực và các tật khúc xạ. Thông thường, mắt sẽ hoạt động quá tải và dẫn đến căng thẳng nếu trẻ xem tivi liên tục trong một ngày. Ngoài ra, việc để trẻ xem tivi trong phòng tối, thiếu ánh sáng quá lâu cũng gây nên những tác hại vô cùng nghiêm trọng với sự phát triển của mắt bé.

Ảnh hưởng xấu đến hành vi cư xử của trẻ

5

Người lớn sẽ không thể kiểm soát những gì trẻ em nhìn thấy trên chương trình tivi, điều này sẽ tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với các thói quen xấu và thiếu đạo đức. Ngày nay, các thông tin được truyền tải trên tivi rất đa dạng, ở đó song song tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực. Vì thế, nếu ba mẹ thiếu sự kiểm soát, trẻ em rất dễ tiếp cận với những thông tin tiêu cực và làm chúng có một cái nhìn méo mó đối về thế giới trong mắt trẻ.

Làm sự tương tác của trẻ với môi trường bên ngoài

4

Trẻ em cùng nhau vui chơi ngoài trời (Nguồn: Internet)

Có thể nói, việc giao tiếp và vui chơi với bạn đồng trang lứa có vai trò thiết yếu trong việc phát triển các kỹ năng xã hội, giúp định hình tính cách của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên,  nếu để trẻ xem tivi nhiều thì chúng không còn thời gian ưu tiên cho những hoạt động tương tác với môi trường bên ngoài. Vì thế, trẻ sẽ không phát triển các kỹ năng xã hội dẫn đến trẻ ít hoặc không có sự tương tác với người khác, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý và quan hệ xã hội sau này của bé.
Gây xáo trộn thói quen ngủ nghỉ

8

Chất lượng của giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Nhưng nếu trẻ xem tivi quá nhiều sẽ làm thay đổi thói quen nghỉ ngơi của trẻ theo hướng tiêu cực. Ánh sáng  tivi sẽ kích thích não hoạt động và làm hạn chế khả năng sản xuất hóc-môn melatonin – vốn có tác dụng giúp cơ thể ngủ ngon. Xem tivi quá nhiều còn gây xáo trộn sự cân bằng tự nhiên, dẫn đến hậu quả là trẻ bị mệt mỏi và ngủ không sâu giấc.

]]>
https://meyeucon.org/43988/tac-hai-khon-luong-cua-viec-thuong-xuyen-xem-tivi-o-tre-2/feed/ 0
Cách điều trị viêm họng mủ ở trẻ em https://meyeucon.org/43936/cach-dieu-tri-viem-hong-mu-o-tre-em-2/ https://meyeucon.org/43936/cach-dieu-tri-viem-hong-mu-o-tre-em-2/#respond Thu, 22 Feb 2018 09:30:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=43936 Viêm họng mủ là một dạng bệnh viêm họng, do bệnh viêm họng cấp biến thể. Viêm họng mủ cũng có nhiều biểu hiện giống bệnh viêm họng thông thường, nhưng điểm dễ nhận biết nhất đó là khi quan sát sẽ thấy ở bề mặt họng có các hạt mủ trắng. Căn nguyên có thể là virus hoặc vi khuẩn gây ra.

1

1.Nguyên nhân khiến bé bị viêm họng mủ?

Vệ sinh kém

♦  Vệ sinh cá nhân cho trẻ kém. Đây chính là nguyên nhân khiến cho bé bị viêm họng mủ dễ xuất hiện. Không gian sống bị ô nhiểm, như ô nhiễm nguồn nước, không khí, không khoa học cũng là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ có nguy cơ lớn phải đối mặt với chứng bệnh viêm họng mủ.

Thiếu dưỡng chất cho cơ thể

♦  Các chất dinh dưỡng cung cấp cho trẻ không hợp lý cũng khiến cho cơ thể trẻ không có sức đề kháng tốt nhất để có thể phòng và kháng lại bệnh khi bé bị viêm họng mủ. Dùng chung các đồ cá nhân với người mắc bệnh viêm họng chính là nguyên nhân và là cách đơn giản nhất bệnh viêm họng mủ ở trẻ em dễ  xuất hiện.

Không được khám sức khỏe định kì

♦  Đối với trẻ nhỏ việc thăm khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng để sớm phát hiện các chứng bệnh sau đó hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên do không được thăm khám thường xuyên nên khi bé bị viêm họng mủ rất dễ chuyển thành bệnh nghiêm trọng.

2.Triệu chứng viêm họng mủ ở trẻ

4

Sốt cao là biểu hiện thường thấy của bênh (Ảnh minh họa)

  • Trẻ mệt mỏi, hạn chế vận động chỉ muốn nằm li bì
  • Sốt cao từ 38-40 độ C, một số trường hợp nghiêm trọng có thể trên 40 độ C vô cùng nguy hiểm.
  • Với trẻ nhỏ giai đoạn từ 1-3 tuổi khi bị viêm họng có mủ thường bị quấy khóc, bỏ ăn, các mẹ dễ nhầm với trường hợp lên răng.
  • Hốc amidan và họng quan sát thấy các mủ trắng, bao quanh niêm mạc họng.
  • Xuất hiện hạch hai bên mang tai, ấn vào đau.
  • Xét nghiệm thấy bạch cầu trung tính tăng cao.
  • Hơi thở hôi, mùi nồng khó chịu
  • Họng sưng đỏ, kèm theo ho khan hoặc có đờm
  • Nuốt đau, khó ăn khó uống.

3.Viêm họng mủ có nguy hiểm không? Nó có những biến chứng gì?

Không nên quá lo lắng khi trẻ bị viêm họng mủ. Đa số trường hợp nếu được điều trị kịp thời, chăm sóc đúng cách thì triệu chứng viêm họng mủ có thể được đẩy lùi dễ dàng.

Tuy nhiên, cũng không ngoại trừ một số trường hợp trẻ bị viêm họng mủ là do vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây ra có thể gây ra một số biến chứng bệnh viêm họng mủ nguy hiểm như:

  • Biến chứng tại chỗ: Áp xe họng, viêm tấy quanh amidan.
  • Biến chứng gần: Viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa hoặc lan tràn xuống tận thanh quản, khí quản, phổi và gây viêm nhiễm ở các bộ phận này.
  • Biến chứng toàn thân: Viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim,…

4.Điều trị viêm họng mủ cho trẻ

Nếu trẻ có dấu hiệu viêm họng mủ các mẹ cần chú ý:

  • Không cho trẻ ăn thức ăn cứng; dùng thức ăn đồ uống lạnh, quá mặn hoặc quá chua dễ khiến niêm mạc họng bị tổn thương.
  • Mặc áo quần thông thoáng, thực hiện các biện pháp hạ sốt như chườm khăn; hoặc có thể dùng các loại thuốc hạ sốt cho trẻ không cần kê đơn. Nếu trời lạnh cần giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng cổ.
  • Vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối ấm pha loãng hay nước muối sinh lý.
  • Cho bé ăn uống đủ chất, bảo vệ đường thở cẩn thận.

Thường sau khoảng 3 – 4 ngày triệu chứng viêm họng mủ sẽ tự thoái lui và khỏi hẳn. Tuy nhiên, trường hợp khi thực hiện không thấy biểu hiện thuyên giảm, trẻ sốt quá cao không hạ,… cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở chuyên khoa để khám chữa kịp thời đề phòng biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn gây ra.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc trị viêm họng mủ tại nhà khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý

  • Tuyệt đối không được lơ là bệnh viêm họng mủ ở trẻ em. Nếu đã chăm sóc trẻ đúng cách song biểu hiện bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì các mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để xác định được nguyên nhân và có phương án chữa trị hiệu quả nhất.
  • Không được tự ý mua thuốc trị viêm họng mủ cho trẻ tại nhà, dễ dẫn đến các mối nguy hại khó lường đối với sức khỏe trẻ.
]]>
https://meyeucon.org/43936/cach-dieu-tri-viem-hong-mu-o-tre-em-2/feed/ 0