Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Tue, 09 Apr 2024 08:37:16 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những tác hại của việc nghiện mạng ở trẻ nhỏ https://meyeucon.org/44109/nhung-tac-hai-cua-viec-nghien-mang-o-tre-nho-2/ https://meyeucon.org/44109/nhung-tac-hai-cua-viec-nghien-mang-o-tre-nho-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 08:53:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=44109 Hay chơi đó là bản tính của trẻ nhỏ, trong thời đại thông tin ngày càng bùng nổ, trò chơi trên mạng đã có sức cuốn hút lớn đối với trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ để bé chơi nhiều thành nghiện thì mạng sẽ đem lại nguy hại rất lớn cho trẻ.

tải xuống (52)

Trẻ mê mẩn với những trò chơi trên mạng

Để hiểu rõ hơn về tác hại của việc nghiện mạng và cách cai nghiện mạng hiệu quả, các bạn tham khảo bài viết những tác hại của việc nghiện mạng ở trẻ nhỏ sau đây nhé!

1. Tác hại của việc nghiện mạng:

  • Nghiện mạng sẽ khiến trẻ thụ động: Mê mẩn với lên mạng trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ sinh ra ỷ lại, thụ động, coi lên mạng là việc quan trọng nhất, hạnh phúc nhất. Rất nhiều trẻ dành rất nhiều thời gian để lên mạng mỗi ngày và không thể tự chủ, trẻ thường chơi khuya mà không thấy mệt. Trẻ chỉ hứng thú với việc lên mạng còn việc học thì bỏ bê, không quan tâm.
  • Nghiện mạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ: Trẻ chơi vi tính quá nhiều sẽ gây nên bệnh đốt sống cổ, giảm thị lực… nghiêm trọng hơn, trẻ còn cảm thấy đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi, đuổi sức, kém ăn…
  • Nghiện mạng có nguy hại lớn đến tâm hồn và học tập của trẻ nhỏ: Chơi vi tính trong thời gian dài khiến tính tình của trẻ nóng nảy, đôi khi không kìm nén được cảm xúc. Trẻ mất tập trung, mất hứng thú với nhiều sự việc. Trẻ chán học, có khi là trốn học để chơi vi tính khiến kết quả học tập giảm sút.
  • Tăng nguy cơ trầm cảm: Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước.

2. Những phương pháp cai nghiện mạng hiệu quả.

  • Cho con thấy rõ tác dụng và sự nguy hại của máy tính: Giải thích rõ tác dụng của máy tính, cài đạt một số thiết bị phần mềm thích hợp với trình độ học tập của con để con nâng cao hứng thú học tập. Phân tích cho con biết lên mạng liên miên trong thời gian dài sẽ khiến con u mê ở thế giới hư ảo, không còn tâm trí học tập, nhân cách méo mó… để con nhận thức rõ nguy hại đối với sức khỏe của việc nghiện lên mạng.
  • Tăng cường giám sát con khi lên mạng: Năng lực tự kìm chế của trẻ tương đối kém, thường không thể tự chủ. Vì vậy cha mẹ cần nghiêm khắc giám sát thời gian lên mạng của con.
  • Dạy con biết cách lên mạng phục vụ việc học tập: Nhiều trẻ sở dĩ chìm đắm ở mạng, bị mạng chiến nhiều thời gian là vì chúng không có mục đích rõ ràng nên bị mạng lôi cuốn. Cha mẹ nên phân  tích, giảng giải cho con hiều lên mạng để bổ sung cho học tập trên lớp và đồng thời cũng để mở rộng tầm nhìn ngoại khóa. Trước khi lên mạng cần có mục đích rõ ràng khi đó con sẽ chỉ tập trung vào vấn đề của mình mà không bị cuốn hút vào những đam mê khác.
]]>
https://meyeucon.org/44109/nhung-tac-hai-cua-viec-nghien-mang-o-tre-nho-2/feed/ 0
Trang bị kiến thức giới tính cho con gái https://meyeucon.org/44026/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-gai-2/ https://meyeucon.org/44026/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-gai-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 02:17:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=44026 Khi con gái đến tuổi dậy thì, mẹ nên trang bị cho con những kiến thức giới tính để khi con bạn lần đầu thấy kinh nguyệt sẽ không cảm thấy sợ hãi tới mức nghĩ rằng con bị bệnh, con sắp chết … . Dưới đây là những thay đổi khi dậy thì ở nữ giới mà cha mẹ nên biết, để từ đó có cái nhìn đúng đắn và theo sát, hướng con cái tới những điều tốt đẹp, tránh con cái sa ngã và bị kẻ xấu lợi dụng tình dục.

1

Thay đổi về thể chất khi dậy thì ở nữ

  • Cơ thể phát triển, lớp mỡ dưới da dày lên làm cho cơ thể người nữ trở nên mềm mại, nữ tính, rõ nét các đường cong của cơ thể.
  • Bầu vú bắt đầu phát triển, quầng vú dày lên, sẫm lại, núm vú nhô ra, bầu vú lớn dần, tròn trịa dần, có thể vú bên này phát triển nhanh hơn bên vú kia một chút, có khi thấy ngứa hoặc đau tức ở vú.(tuy nhiên cần biết cách khám vú để xác định xem mình có gì bất thường ở vú hay không, để phát hiện các bệnh ở tuyến vú)
  • Khung xương chậu tròn hơn, rộng hơn để đáp ứng khả năng mang thai và sinh đẻ của người phụ nữ.
  • Lông mọc ở vùng mu, bẹn nhưng giới hạn trên là đường thẳng không vượt quá vòm mu, nếu lông mu mọc lên phía trên rốn, cần xem kĩ có nam tính hóa không vì còn có yếu tố di truyền quy định vấn đề này.
  • Lông nách mọc sau lông mu.
  • Phát triển tuyến bã dầu nhờn nhanh hơn các ống dẫn ra bề mặt của da khiến các lỗ chân lông bị bít lại gây ra mụn trứng cá và nhiễm khuẩn sẽ hình thành các mụn mủ.
  • Tiếng nói trở nên trong trẻo, dịu dàng, cao.
  • Các cơ quan sinh sản như môi lớn, môi bé, âm hộ, âm đạo … phát triển nhanh chóng, âm đạo rộng ra, thành tử cung dày hơn … để sẵn sàng cho việc mang thai sau này.
  • Buồng trứng phát triển và bắt đầu hoạt động.

Sự thay đổi về tâm lí

  • Có xu hướng thích được tự do, độc lập, tự quyết định, thể hiện cái tôi của bản thân, chuyển sang sinh hoạt với bạn bè nhiều hơn là gia đình.
  • Thể hiện cái tôi của bản thân, chứng tỏ giới tính của bản thân như thích làm điệu, làm đẹp …
  • Bắt đầu có những tình cảm khác giới, bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người khác giới, thích yêu và được yêu, chưa nắm rõ và phân biệt được đâu là tình yêu đâu là tình bạn.
  • Tự tin hơn, luôn mong muốn thu thập nhiều thông tin phát triển giá trị của bản thân, thể hiện cái tôi và sự thông minh của mình.
  • Phát triển trí tuệ nhanh, liên tục, phát triển suy nghĩ về giá trị đạo đức, lòng vị tha, lí tưởng hóa, và dần hình thành suy nghĩ đến mục tiêu cuộc sống của mình.

Sự thay đổi sinh lí khi dậy thì ở nữ

2

  • Buồng trứng phát triển, hoạt động:
    – Ngoại tiết: hàng tháng nang noãn phát triển rất nhiều nhưng chỉ có 1 nang phát triển đến chín và giải phòng noãn bào, phần vỏ nang phát triển thành hoàng thể.
    – Nội tiết: nang trứng sản xuất ra estrogen, hoàng thể tiết ra progesterone và estrogen.
  • Sự hoạt động của buồng trứng dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ở nữ.
  • Nhưng bên cạnh đó kinh nguyệt khi tuổi dậy thì ở nữ có thể khác nhau như bắt đầu có kinh muộn, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh …

 

]]>
https://meyeucon.org/44026/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-gai-2/feed/ 0
Để con thông minh, cha mẹ đừng quên điều này. https://meyeucon.org/43984/de-con-thong-minh-cha-me-dung-quen-dieu-nay-2/ https://meyeucon.org/43984/de-con-thong-minh-cha-me-dung-quen-dieu-nay-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 01:33:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=43984 Những việc làm hàng ngày tuy đơn giản nhưng it ai ngờ từ những thói quen nho nhỏ  sẽ khiến trẻ thông minh: Trò chuyện cùng trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, để trẻ vui chơi lành mạnh… là những thói quen tốt cha mẹ cần duy trì để giúp bé thông minh.

1. Trò chuyện cùng trẻ
Kỹ năng bộc lộ cảm xúc, kỹ năng xã hội và khả năng tư duy như cơ bắp của con người. Nó bị teo nhỏ hay phát triển phụ thuộc vào chính cách rèn giũa của cha mẹ.

1
Những đoạn hội thoại dài giữa cha mẹ và con cái có tác dụng nuôi dưỡng trí não, tăng chỉ số IQ của bé rất hiệu quả. Các vị phụ huynh nên chú ý tâm tình, trò chuyện với con càng lâu càng tốt. Qua đó, trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu của bố mẹ và có động lực phát triển về mặt cảm xúc, tinh thần.
2. Đọc sách cho trẻ
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những trẻ có cha mẹ đọc sách cho nghe ít nhất 20 phút/ngày thì được 15 điểm, điểm số trong học tập của chúng sẽ cao hơn những bạn cùng trang lứa.
2
Mức độ đọc sách khi trẻ học lớp 3 sẽ ảnh hưởng tới thành tích học tập của trẻ ở bậc trung học. Vì thế hãy bắt đầu thói quen này từ sớm.
3. Để con vui chơi lành mạnh
Các trò chơi thúc đẩy trẻ phát triển các kỹ năng thực tiễn: ghi nhớ công việc, lý luận, linh hoạt, giải quyết vấn đề và làm chủ bản thân.

Đừng vì mong muốn con ngoan ngoãn, nghe lời răm rắp theo ý mình mà giám sát mọi hành động của bé. Điều này vô tình khiến khả năng tư duy, tự chủ của bé bị kìm hãm, không được phát triển.Bố mẹ nên nhớ, chỉ cần bé không hành động quá giới hạn, trái đạo đức thì hãy để con tự do hành động theo cách của mình.

3

4. Giới hạn thời gian xem tivi của trẻ
Xem tivi quá nhiều ảnh hưởng tới vùng điều khiển thị giác của não và phá hủy khả năng sáng tạo.
1+ số giờ xem tivi 1 ngày = ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tập trung và thành tích học tập.
Trẻ dưới 2 tuổi không nên xem tivi.

5. Cổ vũ “nghệ sỹ nhí”
Nếu hỏi trẻ: “Ai trong số các con muốn trở thành nghệ sỹ?” thì kết quả nhận được là:
– Trẻ mẫu giáo: Tất cả đều giơ tay và hào hứng nói:”Con, con, con là nghệ sỹ ạ.”
– Trẻ học lớp 3, tất cả cũng giơ tay nhưng khá rụt rè.
– Trẻ học lớp 6, chỉ 3-4 trẻ giơ tay nhưng khá lúng túng, ngượng nghịu.
4

Vì thế, khuyến khích sáng tạo cũng như để trẻ tự tin sáng tạo là yếu tố cần thiết tạo nên một nghệ sỹ trong tương lai.

6. Ôm ấp, vỗ về trẻ

5

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy bé được mẹ ôm ấp thường xuyên sẽ tiết ra một loại hooc môn khiến bé an tâm, thoải mái, cảm xúc ổn định, não cũng tiết ra các hooc môn tăng trưởng giúp chỉ số IQ, khả năng hòa đồng xã hội của bé cao hơn, khả năng chịu đựng stress cũng lớn hơn. Ôm con vào lòng, âu yếm, trò chuyện, cười đùa và hát cùng con không chỉ thể hiện sự yêu thương mà đó còn là cách nuôi dạy con. Hơn thế nữa, nó tạo nền tảng để trẻ có bộ não phát triển tốt và khỏe mạnh.

7. Không quan trọng hóa chuyện “ngăn nắp và sạch sẽ”

6

Nhiều mẹ thường tự hào khoe con mình rất ngoan ngoãn và nề nếp: dùng đồ chơi cẩn thận, không làm hỏng hay xây xước đồ chơi, gót chân luôn hồng hào và sạch sẽ vì đi dép,… Tuy nhiên, xét trên một khía cạnh nào đó, “ngăn nắp và sạch sẽ” quá mức sẽ cản trở sự phát triển óc sáng tạo và tính ham học hỏi, khám phá của trẻ.

Đừng quát mắng con khi thấy bé tháo tung một món đồ chơi thành nhiều bộ phận, lè lưỡi liếm những hạt mưa đầu mùa hay nghịch trong vườn cây đến nhọ nhem tay chân, quần áo,… Những hành động đó thể hiện nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ. Điều tốt nhất là hướng dẫn con biết bảo vệ mình trước những nguy cơ tiềm ẩn để có thể nghịch ngợm và lấm bẩn một cách an toàn.

8. Chăm chút cho bữa sáng của con

Nhiều cha mẹ “đổ lỗi” cho việc mình quá bận rộn mà không chú tâm chuẩn bị bữa sáng cho con thật chu đáo. Tuy nhiên, chính việc ăn sáng điều độ, đúng giờ, đầy đủ chất dinh dưỡng lại là yếu tố quan trọng nuôi dưỡng trí thông minh của trẻ. Bữa sáng của bé cần được bổ sung nhiều protein, canxi, chất xơ và tinh bột để phục vụ cho hoạt động của não bộ trong suốt một ngày.

]]>
https://meyeucon.org/43984/de-con-thong-minh-cha-me-dung-quen-dieu-nay-2/feed/ 0
Những bài đồng dao rèn luyện trí nhớ cho trẻ https://meyeucon.org/43963/nhung-bai-dong-dao-ren-luyen-tri-nho-cho-tre-2/ https://meyeucon.org/43963/nhung-bai-dong-dao-ren-luyen-tri-nho-cho-tre-2/#respond Thu, 22 Feb 2018 12:15:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=43963 Những bài đồng dao sẽ giúp mẹ luyện trí nhớ cho trẻ nhỏ

Ba bà đi bán lợn con

Giã ơn cái cối cái chày

Rềnh rềnh ràng ràng

Bắc kim thang

Gánh gánh gồng gồng

Tu hú là chú bồ các

Bà còng đi chợ trời mưa

]]>
https://meyeucon.org/43963/nhung-bai-dong-dao-ren-luyen-tri-nho-cho-tre-2/feed/ 0
Làm thế nào để thúc đẩy sự cố gắng của trẻ? https://meyeucon.org/43959/lam-the-nao-de-thuc-day-su-co-gang-cua-tre-2/ https://meyeucon.org/43959/lam-the-nao-de-thuc-day-su-co-gang-cua-tre-2/#respond Thu, 22 Feb 2018 12:08:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=43959 Mỗi bậc cha mẹ đều hy vọng nuôi dưỡng được một đứa trẻ có tinh thần dám nghĩ, dám làm. Chúng có thể dùng hết nhiệt huyết của mình để đón nhận thử thách, tin tưởng bản thân có thể làm được, luôn mang theo nụ cười, biết hưởng thụ cuộc sống, ung dung đối mặt với những khó khăn thường ngày. Nghiên cứu đã chứng minh, nếu một đứa trẻ 5 tuổi có tinh thần dám làm thì tinh thần ấy sẽ được duy trì đến khi lớn.

1

Khi bạn quan sát đứa con dám nghĩ dám làm của mình đối mặt và giải quyết khó khăn như thế nào, cảm giác của bạn sẽ tốt hơn. Khi vừa bắt đầu có thể trẻ sẽ thấy khó khăn, nhưng sẽ nghĩ ra cách giải quyết rất nhanh, nếu cách giải quyết đó thất bại, chúng sẽ làm lại từ đầu cho đến khi giải quyết được vấn đề.

Vậy làm thế nào để phát huy tính cách này của trẻ? Dưới đây là một số biện pháp quan trọng:

Chú ý vào thành công của trẻ

  • Cha mẹ nên làm trẻ tập trung, chú ý vào thành tích của chúng. Cha mẹ nên cho con biết thất bại của bản thân nhưng không quá chi tiết vào thất bại đó mà nên dành thời gian khen ngợi.

Cách chia sẻ về thất bại của trẻ

  • Khi trẻ chưa đạt được mục tiêu, cách bạn nói với chúng thế nào cũng ảnh hưởng đến thái độ, suy nghĩ của trẻ. Những lời nhận xét tiêu cực như: “Mẹ thấy thất vọng về con” sẽ làm tăng cảm giác thất bại của trẻ, làm sự phê bình nhẹ đi một chút nhưng sẽ làm chúng càng khó chịu. Nếu bạn nhận xét tích cực: “Mẹ biết con rất buồn nhưng mẹ tự hào về con, vì con đã cố gắng hết sức mình”, là thừa nhận thất bại của trẻ nhưng tốt cho chúng vì như thế vừa khích lệ, động viên, vừa chỉ phương hướng cố gắng cho trẻ.

1

Cha mẹ nên chia sẻ về những thất bại của con (Ảnh minh họa)

Giúp trẻ học được bài học kinh nghiệm

  • Trong nhiều trường hợp, trong lần đầu tiên trẻ sẽ nếm mùi thất bại vì phương pháp của chúng không thích hợp. Chỉ cần bạn giúp trẻ học được kinh nghiệm, sau đó dẫn dắt chúng tìm ra biện pháp khác thì chúng sẽ thành công.
  • Nhấn mạnh vào sở trường của trẻ
  • Một đứa trẻ rất có nhiệt huyết với cuộc sống, thích đón nhận thử thách, bởi chúng tin tưởng mình có khả năng thành công. Vì thế, bạn cần nhấn mạnh sở trường, ưu thế của trẻ, ít nhắc đến khuyết điểm.

Những điều cha mẹ cần lưu ý

  • Dù con của bạn có tinh thần dám nghĩ, dám làm, mạnh mẽ như thế nào, thành tích mà trẻ đạt được ở từng độ tuổi là có hạn. Bạn phải có trách nhiệm giúp chúng hạ quyết tâm giải quyết sự việc, đồng thời bạn phải biết mục tiêu đó có phù hợp với chúng hay không. Ví dụ, yêu cầu đứa trẻ 2 tuổi tự đi giày, đó là việc chúng không làm được, hai tay của trẻ lúc đó không có khả năng để tự đeo giày.
  • Khi đứa trẻ muốn thử sức làm một việc vượt qua phạm vi, khả năng của trẻ, bạn nên nhẹ nhàng khuyên can, nói với chúng việc này rất khó đối với độ tuổi như chúng, sau đó bạn tìm một việc mà chúng có thể làm được và thử sức. Bạn sẽ thấy rằng, chỉ cần trẻ có cảm  giác đã làm được việc gì thành công, chúng sẽ trở nên rất vui vẻ.

Những lời khuyên có ích dành cho cha mẹ

  1. Ủng hộ sự nỗ lực của trẻ: Nếu một hoạt động nào đó làm cho trẻ chán nản thì rất khó để chúng tiếp tục. Cha mẹ cần chuẩn bị tốt để ủng hộ con đúng lúc, nói lời động viên, như thế có thể sẽ có hiệu quả.
  2. Phân chia thử thách: Nếu vấn đề là rất nhỏ thì sẽ có thể giải quyết khá dễ dàng. Cha mẹ có thể dạy con cách phân loại thử thách thành một nhóm như thế nào, mỗi bước làm có thể hoàn thành độc lập.
  3. Kế sách thành công: Xác định được những thành công của con là điều rất có ích, đặc biệt là khi trẻ vừa trải qua một loạt thất bại, bạn có thể giao cho trẻ nhiệm vụ nằm trong phạm vi khả năng để chúng hoàn thành.
  4. Làm một bậc cha mẹ gương mẫu: Con trẻ cũng cần thấy được thành tích của cha mẹ. Bạn có thể giải thích cho con cái khi đối mặt với khó khăn, bạn tìm ra phương pháp giải quyết như thế nào.
  5. Cần chú ý với con vài điều: Khi con bạn cảm thấy bản thân mình thất bại, nếu có thể, bạn nên đưa ra một vài biện pháp. Đôi lúc, một vài ý nhỏ của bạn cũng có thể gợi ý cho trẻ những biện pháp giải quyết

 

 

]]>
https://meyeucon.org/43959/lam-the-nao-de-thuc-day-su-co-gang-cua-tre-2/feed/ 0
Những điểm vui chơi an toàn cho bé ngày Tết https://meyeucon.org/43375/nhung-diem-vui-choi-an-toan-cho-be-ngay-tet/ https://meyeucon.org/43375/nhung-diem-vui-choi-an-toan-cho-be-ngay-tet/#respond Thu, 08 Feb 2018 14:12:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=43375 Tết đến, xuân về là lúc các bé được nghỉ ngơi, đi chơi cùng gia đình. Dưới đây là một sốđiểm vui chơi an toàn cho bé ngày Tết mà cha mẹ nên đưa bé tới.

1

HÀ NỘI

1. Khu vui chơi giáo dục trẻ em VinKE (Times City, Minh Khai)

Khu vui chơi này là điểm đến lý tưởng cho các gia đình có con nhỏ. VinKE có nhiều hoạt động vừa học vừa chơi hấp dẫn, với những mô hình trò chơi hướng nghiệp, thế giới cổ tích… nơi các bé được thỏa sức theo đuổi mơ ước và sức sáng tạo của mình.

2. Vinpearl Land Royal City (Royal City, Nguyễn Trãi)

Với Công viên nước trong nhà, sân băng, sàn Bowling và khu Games, tổ hợp giải trí này có thể đáp ứng nhu cầu vui chơi của mọi đối tượng trong gia đình. Tại đây, bạn có thể ghé thăm công viên nước trong nhà rộng tới 24.000 m2, với những trò hấp dẫn như nhảy cầu, trượt máng, bơi ngược dòng… Trẻ em sẽ thích mê khu trượt băng độc đáo và khu chơi game với hơn 300 mô hình, xe điện đụng và phòng chiếu phim 5D. Các thành viên khác trong gia đình có thể hẹn hò bạn bè, người thân cùng chơi bowling để thư giãn và vận động.

3. Trung tâm vui chơi trong nhà Kinder Park, Hồ Tây Kinder Park nằm trong khuôn viên công viên nước Hồ Tây được biết đến như một không gian vui chơi giải trí trong nhà tại Hà Nội với nhiều loại hình vui chơi vận động và sáng tạo. Tại đây có rất nhiều trò chơi cho bé lựa chọn, từ cầu trượt, nhà bóng cho đến cưỡi ngựa, lái ô tô, tập chơi golf ở sân golf mini hay thử leo núi trong nhà…

4. Khu vực Hồ Gươm Dù Hồ Gươm không có nhiều trò chơi như các công viên giải trí nhưng trong ngày đầu xuân mới, nơi đây rất hợp để cả nhà du xuân đầu năm. Trong những ngày này, Hồ Gươm được trang trí đẹp mắt với những tiểu cảnh, đường hoa để chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra gia đình bạn còn có thể đi lễ chùa, thăm đền ngọc Sơn, đi dạo phổ cố hay ngồi cafe ở những quán mở xuyên Tết ở Hà Nội như Avalon, Highland Hàm Cá Mập ngắm Hà Nội thanh bình. Tuy đơn giản nhưng những hoạt động này khá thú vị và rất đáng nhớ đấy!

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

5. Khu du lịch Suối Tiên (quận 9) Điểm du lịch quen thuộc của người dân Sài Gòn và các vùng lân cận nằm ở quận 9, với nhiều loại hình vui chơi, đáp ứng được nhu cầu giải trí của cả người lớn và trẻ em. Vào dịp này, Suối Tiên được trang hoàng lộng lẫy sắc màu mùa xuân, rộn ràng tiếng trống lân cùng rất nhiều chương trình vui chơi, giải trí mới lạ, độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

6. Thảo Cầm Viên (quận 1) Là điểm tham quan nổi tiếng của TP HCM, Thảo Cầm Viên có không gian xanh mát, nhiều loài thú quý hiếm và các trò chơi hấp dẫn. Nơi đây mở cửa đón khách xuyên Tết nên thường khá đông. Các gia đình có thể tham quan các vườn hoa, cây cảnh, xem biểu diễn xiếc, thưởng thức ẩm thực đường phố, hay tham gia các hoạt động văn hóa khác như rối cổ động, múa lân.

7. Công viên văn hoá Đầm Sen (quận 11) Công viên giải trí này có hơn 30 khu vực vui chơi hấp dẫn, như sân khấu cổ tích, rối nước, trò chơi mạo hiểm, băng đăng… và mở cửa từ mùng 1 Tết. Vào dịp Tết Bính Thân 2016, Đầm Sen sẽ tái hiện không gian Tết Quê Giữa Phố vừa đậm nét truyền thống, vừa mới lạ độc đáo, với các chương trình như chợ tết quê hương, các hoạt động văn nghệ dân gian, làng nghề truyền thống hay trò chơi dân gian.

8. Phố đi bộ Nguyễn Huệ: Phố đi bộ Nguyễn Huệ đã trở thành địa điểm vui chơi rất được lòng người Sài Gòn. Tại đây bạn không chỉ được đi dạo, chụp ảnh với đài phun nước tạo cảnh quang, bối cảnh trang trí mùa xuân rực rỡ mà còn có rất nhiều quán cà phê mở xuyên Tết hay đường sách để cả nhà vui chơi ngày Tết. Chưa kể trong dịp đầu xuân mới, ở đây còn có rất nhiều hoạt động giải trí, ca nhạc với… không khí rất cởi mở vui tươi sẽ mang đến cho bạn những ngày năm mới tràn đầy niềm vui.

]]>
https://meyeucon.org/43375/nhung-diem-vui-choi-an-toan-cho-be-ngay-tet/feed/ 0
Cha mẹ không nên làm những điều này để tránh làm tổn thương tâm lý của trẻ https://meyeucon.org/42535/cha-me-khong-nen-lam-nhung-dieu-nay-de-tranh-lam-ton-thuong-tam-ly-cua-tre/ https://meyeucon.org/42535/cha-me-khong-nen-lam-nhung-dieu-nay-de-tranh-lam-ton-thuong-tam-ly-cua-tre/#respond Mon, 15 Jan 2018 08:19:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=42535 Vì sao trẻ tự ti, vì sao trẻ hay có sự phản kháng không tích cực đối với những hành động và lời nói của cha mẹ? Những lúc bạn nói, trẻ không nghe lời thậm chí cãi lại và bạn cho rằng trẻ hư nhưng đã bao giờ bạn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi đó của trẻ? Thật ra, trẻ con như một tờ giấy trắng, muốn con trẻ ngoan ngoãn, lễ phép và hiểu chuyện cha mẹ không nên làm những điều dưới đây để tránh làm tổn thương tâm lý của trẻ:

1

Chế giễu cười nhạo trẻ

Khi trẻ làm sai hoặc có những hành động lạ lẫm bạn hay chọc hoặc nói về điều đó với một thái độ cười nhạo. Có thể 1,2 lần thì không có gì hoặc khi bé còn quá nhỏ chưa nhận thức được thì bình thường nhưng nếu lâu ngày và bé lúc này đã có ý thức thì có thể vô tình bạn làm trẻ bị tổn thương về tâm lý. Về sau sẽ làm bé rất mặc cảm và tự ti, dần dần bé sẽ không còn tự tin với những việc mình làm.

Hay so sánh bé với bạn bè cùng trang lứa

Nếu nói điều này vô tình bạn đã làm trẻ tổn thương, gây cho bé sự mặc cảm và hình thành trong bé sự hơn thua ganh tị. Đây là một tính cách không tốt đối với một đứa trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm bé chán nản, tự ti và không muốn làm gì cả vì bé nghĩ có làm gì thì cũng không được bạn chấp nhận và không bằng được người khác.

Do vậy, trong giai đoạn này bé có làm sai gì hoặc chưa vừa ý bạn có thể hướng dẫn bé làm lại cho đúng. Mặt khác, bạn luôn cần phải tạo cho bé một lòng tin để bé vui vẻ làm lại việc đó. Bạn nên có lời khen khi trẻ làm đúng, dần bé sẽ tự ý thức được việc mình làm và cố gắng làm cho tốt hơn.

Cha mẹ không biết xin lỗi khi làm sai

Đây là trường hợp thường hay gặp ở các gia đình. Khi bạn làm sai bạn cũng nên nhận lỗi vì bạn chính là tấm gương để bé noi theo. Nếu bố mẹ không xin lỗi khi làm sai bé cũng sẽ làm y như vậy khi bé làm sai vậy vô tình bạn đã hình thành cho bé một tính cách ngang ngược. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ sau này.

Bạn thường la mắng và đánh bé

2

Tư tưởng quát mắng, dọa nạt hay đánh trẻ khi trẻ làm gì sai có thể làm cho bé sợ và không làm nữa đã là một sai lầm. Nếu bạn làm điều này thường xuyên vô tình đã hình thành tính bạo lực trong trẻ. Về lâu dần bé sẽ không nghe bạn nữa thậm chí còn cãi lại.

Chúng ta  thường thấy những trẻ em sống trong gia đình có xu hướng bạo lực khi lớn lên bé cũng có những biểu hiện của hành vi này. Vậy khi bé làm sai bạn nên khuyên răn bé nhẹ nhàng bằng lời nói sẽ tốt hơn tránh làm trẻ tổn thương.

]]>
https://meyeucon.org/42535/cha-me-khong-nen-lam-nhung-dieu-nay-de-tranh-lam-ton-thuong-tam-ly-cua-tre/feed/ 0
Những cách giúp trẻ 1-2 tuổi giảm bớt sự “hung hăng” https://meyeucon.org/42439/nhung-cach-giup-tre-1-2-tuoi-giam-bot-su-hung-hang/ https://meyeucon.org/42439/nhung-cach-giup-tre-1-2-tuoi-giam-bot-su-hung-hang/#respond Sat, 13 Jan 2018 14:55:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=42439 Khi con bạn được 1-2 tuổi thì việc mắng mỏ, kết tội, bảo bé hư hỏng, hung dữ… là cách mà một số cha mẹ làm khi không kìm được cơn giận. Nhưng ở tuổi này, bé chưa biết phân biệt một cách rõ ràng các khái niệm đó. Cần hiểu rằng bé đã hành động không có chủ ý. Cho đến khi thấy “nạn nhân” khóc vì đau thì bé mới bắt đầu hiểu được phần nào, và có thể sẽ khóc òa lên theo bạn vì quá sợ hãi.

5

Giúp bé thể hiện các cảm xúc bằng lời nói

2

 Sự vui vẻ, thân thiện của cha mẹ chính là tấm gương tốt cho con cái noi theo (Ảnh minh họa)

Ở độ tuổi này, vốn ngôn ngữ còn hạn chế nhiều khi khiến bé không làm cho người khác hiểu được mình muốn gì. Vì vậy, bé mới thể hiện bằng hờn dỗi, bằng tay chân, bằng những cú đấm, đẩy, hoặc dùng răng để cắn. Bạn hãy cố gắng hiểu ý của bé và diễn đạt hộ bé như: “À, con cáu giận vì con muốn trèo lên cầu trượt đầu tiên” hay “con không muốn bạn giành mất đồ”. Cách này khiến bé an tâm vì nó chứng tỏ rằng bạn đã hiểu bé, lại giúp bé học và phát triển từ từ khả năng diễn đạt cảm xúc bằng lời.

Đừng bao giờ dùng hành động trả đũa

Một số cha mẹ nhầm tưởng rằng khi bé lên cơn hung hăng đánh bạn thì cứ cho bé hưởng một cú đánh tương tự, bé sẽ hiểu hậu quả hành động của mình. Phương pháp này có thể làm cho bé nhầm tưởng rằng đó là một kiểu giao tiếp được chấp nhận và bé sẽ sẵn sàng cư xử tương tự trong trường hợp khác. Kinh khủng hơn, phương pháp trả đũa này còn làm gia tăng cảm xúc bất lực và sợ hãi của bé, chính vì thế có thể làm tăng thêm sự hung hăng.

Nếu bạn quá giận trước hành động của con và đã cho bé một cái phát vào mông thì cũng cần giải thích cho bé hiểu rõ rằng bạn đã không kiềm chế được tuy hành động đó là không hay. Và hãy làm cho bé hiểu rằng bạn yêu thương bé đến nhường nào.

Từ bỏ những bài thuyết giảng hoặc buộc tội bé

Việc mắng mỏ, kết tội, bảo bé hư hỏng, hung dữ… là cách mà một số cha mẹ làm khi không kìm được cơn giận. Nhưng ở tuổi này, bé chưa biết phân biệt một cách rõ ràng các khái niệm đó. Cần hiểu rằng bé đã hành động không có chủ ý. Cho đến khi thấy “nạn nhân” khóc vì đau thì bé mới bắt đầu hiểu được phần nào, và có thể sẽ khóc òa lên theo bạn vì quá sợ hãi.

Vì vậy, cách tốt nhất để làm cho bé ý thức được dần dần những hành động của mình là bình tĩnh nói: “Bố/mẹ hiểu rằng con không cố ý làm xấu, nhưng con thấy không, khi con kéo tóc bạn, con đã làm cho bạn bị đau, bạn khóc rồi” hoặc “con có quyền cáu nhưng đánh thì không được; thỉnh thoảng bố/mẹ cũng cáu với con nhưng có đánh con đâu”.

Bạn hãy đề nghị bé xin lỗi người bé đã làm đau, như thơm vào má một cái chẳng hạn. Trong trường hợp bé không muốn xin lỗi ngay, bạn cũng đừng bắt buộc; nhưng cứ mỗi lần bé hung hăng với bạn, dù là hành động rất nhỏ, bạn cũng cần lặp lại một thái độ tương tự. Dần dần, bé sẽ hiểu và học được cách ứng xử như bạn chờ đợi.

Giúp bé giải tỏa sự hung hăng

Cũng như người lớn, bé có quyền cáu giận một ai đó, chỉ có điều chuyển sự cáu giận đó thành hành động làm đau người khác thì không được. Vậy làm thế nào để giúp bé giải tỏa cơn giận đang dâng lên trong lòng bé đây? Để giải tỏa, bé có thể được phép hét lên trong phòng riêng, trong góc vườn, hoặc hét vào một gốc cây. Bé cũng có thể được phép giải cơn cáu bằng cách đánh vào mấy cái gối hoặc giẫm chân vài cái. Nếu nhìn từ bên ngoài thì mấy hành động này có thể được xem như rất cực đoan, nhưng vấn đề sẽ thay đổi theo thời gian. Vài tháng nữa khi bé làm chủ hơn về ngôn ngữ thì mọi chuyện sẽ khác đi thôi.

Để bé đỡ bị ức chế, bạn hãy giúp bé phân bố năng lượng bằng các hoạt động khác nhau như chơi, chạy nhảy ngoài trời, vui đùa với bố mẹ. Xen kẽ các hoạt động mạnh với các hoạt động nhẹ nhàng.

Và cuối cùng, không bao giờ được quên thời gian dành cho giấc ngủ.

]]>
https://meyeucon.org/42439/nhung-cach-giup-tre-1-2-tuoi-giam-bot-su-hung-hang/feed/ 0
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng “bạo lực” của trẻ. https://meyeucon.org/42434/nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-tinh-trang-bao-luc-cua-tre/ https://meyeucon.org/42434/nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-tinh-trang-bao-luc-cua-tre/#respond Sat, 13 Jan 2018 14:37:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=42434 Khi còn nhỏ, có nhiều bé thường đánh ông bà và các dì mỗi khi không vừa ý, và khi đến tuổi đi học thì cha mẹ suốt ngày đến xin lỗi nhà người ta vì tội con mình cắn bạn… những hành động trên của trẻ có thể là do bé không kìm nén được cảm xúc của mình hoặc do tính cách bé vốn dĩ hung hăng từ nhỏ. Vậy làm thế nào để hạn chế những hành động “bạo lực” của trẻ, khiến trẻ điềm đạm hơn là câu hỏi cần lời giải đáp của các bậc làm cha làm mẹ. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân từ đó hạn chế và khắc phục những hành động bạo lực của trẻ nhé.

1

Nguyên nhân trẻ có những hành động bạo lực

Mặc dù bạn có thể cảm thấy sốc vì điều này, đó chỉ là một phần bình thường trong suốt quá trình phát triển của bé. Việc phát triển các kỹ năng mới, mong muốn được độc lập và chưa có khả năng kiểm soát các hành động bốc đồng khiến cho trẻ có những biểu hiện bạo lực trong độ tuổi này.

Những hành động như đánh bạn, thậm chí dùng răng cắn bạn là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ qua hoặc làm ngơ trước hành động của con. Hãy nhẹ nhàng cho bé biết những cách cư xử mang tính bạo lực như vậy là điều không thể chấp nhận và con cần có những cách khác để thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình.

2

Cha mẹ nên làm gì để hạn chế hành động bạo lực của trẻ?

Cho bé thấy hậu quả bé phải nhận khi có hành động bạo lực

Chúng ta hay có thói quen diễn giải rất cụ tỉ với con như tìm hiểu nguyên nhân tại sao con lại làm như vậy, hoặc nếu bạn làm như thế với con thì con sẽ thế nào. Trẻ ở độ tuổi vừa biết đi sẽ không nhận thức được tình huống ngược lại  và những giả định như thế. Tuy nhiên trẻ có thể hiểu được hậu quả của hành động bạo lực mà mình gây ra.

Ví dụ như bé ném quả bóng vào bạn trong nhà vui chơi, cách mẹ nên làm lúc này là dẫn bé ra khỏi nhà vui chơi, cho bé ngồi ở ngoài và nhìn các bạn vui chơi. Hãy nói với bé rằng, bé có thể vào trong vui chơi nếu như bé thực sự sẵn sàng tham gia mà không làm các bạn khác bị đau.

Giữ bình tĩnh – làm gương tốt cho bé

La mắng, đánh con hay nói với con rằng tính con thật xấu đều không thể giúp bé thay đổi hành vi của mình. Thay vào đó, hãy chỉ cho con biết nên làm như thế nào mới đúng. Xem cách bạn kiểm soát cơn nóng giận cũng có thể là bước đầu tiên giúp bé học cách kiểm soát mình.

Khuyên bảo con

Sau khi mọi việc đã lắng xuống và bé không còn tức giận nữa, hãy khuyên bảo bé, cho bé biết rằng cảm thấy tức giận là  một điều vô cùng tự nhiên, nhưng con không thể thể hiện sự tức giận bằng cách đánh, đá hoặc cắn các bạn, cũng như những người khác.

3

Đồng thời, mẹ cần cho bé biết rằng bé cần phải xin lỗi khi bé đánh vào một ai đó. Mặc dù lời xin lỗi ban đầu không bắt nguồn từ sự chân thực, tức là bé vẫn chưa chấp nhận đó là lỗi của mình, bé sẽ ghi nhớ bài học này. Việc này  sẽ giúp bé hình thành nên thói quen xin lỗi người khác khi mình gây ra lỗi.

Đặt ra một giới hạn rõ ràng

Hãy đáp lại hành động sai trái của bé ngay khi bé có biểu hiện hung hăng. Đừng đợi đến khi bé lặp đi lặp hành động đó rồi mới nói “Thôi đủ rồi!” và bắt  đầu chú ý đến bé. Hãy đưa bé ra khỏi tình huống đó để bé kịp nhận thức lại hành động của mình và hiểu hậu quả của việc đó.

Khen thưởng khi bé có biểu hiện tốt

Không chỉ chú ý đến những hành động sai trái của con, bạn cũng cần quan tâm đến những khi bé có biểu hiện tốt. Không nên keo kiệt những lời khen đối với con cái, vì những lời khen luôn có sức mạnh rất đặc biệt đối với trẻ.

Hạn chế thời gian cho con xem TV

Các bộ phim hoạt hình hay các chương trình dành cho trẻ em có thể chứa các âm thanh hoặc cảnh phim đánh nhau, la hét, đe dọa… Hãy hạn chế cho con xem phim nếu bé có xu hướng bạo lực. Nhiều chuyên gia Nhi khoa ở Mỹ cho hay, trẻ dưới 2 tuổi không nên xem  TV dù chỉ là một chút.

]]>
https://meyeucon.org/42434/nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-tinh-trang-bao-luc-cua-tre/feed/ 0
Cảnh báo dấu hiệu tự kỷ ở trẻ https://meyeucon.org/42257/canh-bao-dau-hieu-tu-ky-o-tre/ https://meyeucon.org/42257/canh-bao-dau-hieu-tu-ky-o-tre/#respond Thu, 11 Jan 2018 14:50:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=42257 Thui thủi chơi một mình với món đồ chơi suốt cả ngày. Tiêu tiểu bé không hề biết tự chủ, cả nhà thật khổ sở. Tới giờ ăn thì ăn, giờ ngủ thì ngủ, thức dậy chơi một mình, bi bô độc thoại, chẳng khác gì cục đất, cười khóc rất vu vơ… Tâm sự của phụ huynh về tình trạng tự kỷ của con.

 

Tự kỷ là chứng bao gồm sự kết hợp của nhiều rối loạn chức năng trong não bộ, một bệnh cực kỳ khó chữa mà những bác sĩ hiểu tường tận về nó trên toàn thế giới có thể đếm trên đầu ngón tay.
Tự kỷ hiện đang là một căn bệnh của xã hội thời đại mà đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ em.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh tự kỷ ở trẻ dưới 1 tuổi

– Dạng bé “hiền“: Cứ ăn rồi ngủ, đặt đâu nằm đó ít quấy khóc, mẹ thường rất tự hào về bé vì cho rằng mới sinh ra đã biết điều! Không cần người lớn quan tâm giao tiếp.

– Dạng bé “quậy”:

+ Khóc bất kể cả ngày, đêm mà không tìm được lý do, không ai đỡ nổi, không phải khóc dạ đề. Khi khóc hay ưỡn người ra xa mẹ.

+ Ít ngủ, khó ngủ hoặc không ngủ.

+ Phản xạ nhai kém hoặc không có.

+ Hiếm hoặc không có nụ cười, dù còn nhỏ nhưng có vẻ xa vắng, ưu tư như “ông cụ non”. Ít biết lạ. Ít chơi đồ chơi.

+ Đến một tuổi vẫn không biết chỉ trỏ, không bi bô bập bẹ.

Dấu hiệu bệnh lý từ 1 tuổi trở đi

– Ăn vạ thường xuyên, có vẻ là một bé khó ưa.

– Không muốn kết bạn, vô cảm với xung quanh.

– Không hồi đáp, giao lưu bằng mắt rất kém.

– Các hoạt động có xu hướng bất biến (xem hoài những băng đĩa quen, nghiện một số món đồ cũ, ăn hoài vài món không đổi…).

– Khả năng tập trung kém hoặc không có.

– Rất kén ăn, khó ăn. Có bé còn rất bé lại ăn những thứ rất “người lớn” như hành, tỏi sống, muối, ớt hiểm…

– Đi ít ngã hoặc không hề ngã dù mới biết đi (mẹ cũng rất tự hào về điều này). Chạy nhiều đi ít, đi nhón chân, đi không đánh tay.

– Hành vi khác lạ: Hay xoay đồ vật hoặc tự xoay tròn. Tự hành hạ hoặc hành hạ người thân, nói nhảm, khó gội đầu cắt tóc, hay chui vào góc nhà, thích ở một mình, khó tập đi vệ sinh.

– Rất hay rối loạn tiêu hóa không lý do. 60% trẻ tự kỷ táo bón kinh niên, cá biệt có bé tiêu chảy không lý do liên tục. Thường xuyên bị viêm hô hấp trên: viêm – tai – mũi – họng (1 – 2 tuần, 1 tháng/ lần); hay sốt, thậm chí sốt định kỳ mà bác sĩ không tìm ra nguyên nhân. Thở khó khi ngủ, có bé hay thở dốc.

– Ngôn ngữ: mất hoặc không hoàn chỉnh, thể hiện dưới các triệu chứng như không nói được từ đơn khi đã 16 tháng, không nói được từ đôi khi đã 2 tuổi, nói khó, ghét nói, nói suôn sẻ nhưng nội dung không liên quan đến môi trường – hoàn cảnh xung quanh…

Trên 3 tuổi, một số bé có đỡ hơn nhưng tiến bộ rất chậm, không thể bắt kịp các bạn cùng lứa tuổi. Điều trớ trêu là căn bệnh tuy rất quái ác nhưng lại không thực sự giết chết ngay thể xác đứa bé

]]>
https://meyeucon.org/42257/canh-bao-dau-hieu-tu-ky-o-tre/feed/ 0