Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Điều trị chứng đau dạ dày cho bà bầu https://meyeucon.org/25755/dieu-tri-chung-dau-da-day-cho-ba-bau/ https://meyeucon.org/25755/dieu-tri-chung-dau-da-day-cho-ba-bau/#comments Mon, 10 Dec 2012 04:00:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=25755 Khi mang thai, bệnh đau dạ dày sẽ nặng hơn. Thời gian đầu của thai kỳ khi thai phụ bị nghén thì tần suất đau nhiều hơn do nôn mửa. Khi hết nghén, nhu động cơ dạ dày và ruột do thai nghén giảm, đồng thời vị trí dạ dày bị thay đổi do tử cung to lên chèn ép khiến thức ăn chậm tiêu, dễ ứ đọng dịch vị, làm nặng thêm thương tổn trong niêm mạc dạ dày.

Người có thai khi muốn dùng thuốc để chữa chứng đau dạ dày, thì nhất thiết phải có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa tiêu hóa.

Nếu cơn đau dạ dày nhiều, nặng thì cần được điều trị bằng các thuốc thích hợp do các thầy thuốc chuyên khoa tiêu hóa lựa chọn. Ngày nay, người ta đã biết rõ tác nhân gây đau dạ dày là một loại vi khuẩn (helicobacter pylori) gây ra. Vì thế trong điều trị nhất thiết cần có kháng sinh diệt khuẩn, thuộc nhóm Tetracylin, có khi còn phối hợp với cả nhóm Metronidazol. Đây là những thuốc được khuyến cáo không nên dùng cho người có thai. Ngoài ra, một số thuốc khác để chữa bệnh dạ dày cũng được khuyên không nên dùng hoặc nếu dùng phải thận trọng với người mang thai, như thuốc chứa Lansopazol, Cimetidin, Famotidin hoặc Bismuth salicylat…

Người có thai khi muốn dùng thuốc để chữa chứng đau dạ dày, thì nhất thiết phải có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa tiêu hóa. Bệnh nhân cần thông báo tình trạng thai nghén để bác sĩ lựa chọn thuốc thích hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Ngoài ra, để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh, thầy thuốc có thể chỉ định soi hoặc chụp X quang dạ dày. Những việc này chỉ nên tiến hành khi thật sự cần thiết, còn nếu có thể trì hoãn được đến sau sinh thì nên chờ đợi.

]]>
https://meyeucon.org/25755/dieu-tri-chung-dau-da-day-cho-ba-bau/feed/ 1
Những vị thuốc phụ nữ có thai không nên dùng https://meyeucon.org/25278/nhung-vi-thuoc-phu-nu-co-thai-khong-nen-dung/ https://meyeucon.org/25278/nhung-vi-thuoc-phu-nu-co-thai-khong-nen-dung/#respond Thu, 01 Nov 2012 01:00:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=25278 Để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như sự an toàn của thai nhi, mẹ bầu cần tuyệt đối tránh những vị thuốc sau đây.

Nhóm thuốc hoạt huyết

Huyền hồ còn gọi là nguyên hồ sách vị cay, tính ấm, quy vào 3 kinh phế, can, tỳ. Tác dụng hoạt huyết tán ứ, lợi khí, chỉ đau. Có thể hành được khí trệ trong huyết, huyết trệ trong khí, thông tiểu tiện, trừ phong. Điều trị các chứng khí đọng, huyết kết, kinh nguyệt không đều, các chấn thương bầm tím, huyết chét đọng lại. Là thuốc hoạt huyết lợi khí nhất trong các thứ thuốc song dễ gây sảy thai.

Bà bầu cần lưu ý khi sử dụng thuốc.

Đào nhân vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào hai kinh can, thận. Tác dụng hoạt huyết khử ứ,chữa các bệnh về kinh nguyệt hoặc sau đẻ bị ứ huyết. Làm nhuận tràng, thông tiện, giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên do tác dụng hoạt huyết, khử ứ dễ làm sảy thai.

Hồng hoa có vị cay, tính ấm, quy vào hai kinh tâm, can, tác dụng hoạt huyết thông kinh, khử ứ huyết, giải độc trong trường hợp sưng đau, trục thai chết lưu, ngoài ra có tác dụng nhuận tràng thông tiện. Hồng hoa làm tăng sự co bóp của tử cung, phụ nữ có thai không được dùng.

Ngưu tất vị đắng chua, tính bình, quy vào hai kinh can, thận. Tác dụng hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc, chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều. Làm thư cân, kiện cốt, điều trị các chứng về khớp, nhất là khớp chân. Ngoài ra còn chỉ huyết, lợi niệu, thông lâm, hạ áp, giải độc, chống viêm. Người có thai không nên dùng do tác dụng hoạt huyết và tăng co bóp tử cung của thuốc.

Ích mẫu vị cay, hơi đắng, tính mát, quy vào hai kinh can và tâm bào. Tác dụng hành huyết, thông kinh, chữa kinh nguyệt không đều, sau đẻ ứ huyết, làm lợi thủy, tiêu thũng, giải độc, trị mụn nhọt sang lở. Cả cây và hạt ích mẫu đều có tác dụng thanh can nhiệt, ích tinh, hạ áp, chữa đau mắt đỏ, trừ thủy khí. Người huyết hư, phụ nữ có thai không nên dùng.

Nhũ hương là loại nhựa vị đắng, tính ôn, quy vào ba kinh tâm, tỳ, can. Tác dụng hoạt huyết hành khí, thông kinh lạc, giảm đau, trị khí huyết ứ trệ gây đau đớn. Ngoài ra còn giải độc, sinh cơ. Không nên dùng cho phụ nữ có thai.

Hoa hòe vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh can và đại trường. Có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, trị huyết nhiệt gây xuất huyết, thanh nhiệt, bình can, hạ áp, chữa đau thắt mạch vành, thanh phế, chống viêm. Tuy nhiên không dùng cho phụ nữ có thai.

Nhóm thuốc tả hạ

Đại hoàng vị đắng, tính hàn, quy vào 5 kinh tỳ, vị, đại tràng, tâm bào, can. Tác dụng thanh tràng, thông tiện, tả hỏa, giải độc, trục ứ thông kinh, dùng khi kinh bị ứ tích, các trường hợp ứ huyết sưng đau do sang chấn. Phụ nữ có thai không được dùng

Mang tiêu còn gọi phác tiêu, huyền minh phấn, là vị thuốc có nguồn gốc khoáng vật chứa natrisulfat thiên nhiên, vị cay đắng, mặn, tính đại hàn. Tác dụng thanh tràng thông tiện, dùng trong chứng vị tràng thực nhiệt, đại tràng bí kết. Ngoài ra còn tả hỏa giải độc trong trường hợp đau mắt đỏ, miệng lưỡi lở loét. Do tính đại hàn và tả hạ mạnh mà không dùng cho phụ nữ có thai.

Phan tả diệp vị cay, đắng, tính đại hàn, quy kinh đại tràng. Tác dụng thanh tràng, thông tiện chữa chứng nhiệt tích lại làm cho đại tràng bí kết, táo bón, làm kiện vị, tiêu thực, tả tích trệ, chữa thủy thũng, bụng trướng to. Không dùng cho phụ nữ có thai.

Khiên ngưu tử (hạt cây bìm bìm) vị đắng, tính hàn, có độc, quy kinh vị, thận, đại tràng. Tác dụng trục thủy, tả hạ, điều trị chứng đại tiểu tiện bí kết, thuốc còn sát trùng, trị giun đũa. Phụ nữ có thai không nên dùng.

Thương lục vị đắng, tính hàn, có độc, quy kinh tỳ, vị, đại tràng. là thuốc trục thủy, tả hạ, sát trùng dùng chữa mụn nhọt sưng phù đau đớn hoặc trị giun. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai.

Thông thảo vị ngọt, tính lạnh quy vào hai kinh phế, vị. Tác dụng lợi thủy, thanh thấp nhiệt dùng lợi tiểu, tiêu thủy thũng, chữa chứng tắc tia sữa, thông kinh bế ở phụ nữ, gây co tử cung, thúc đẻ nhanh. Vì vậy không an toàn cho thai nhi.

Nhóm thuốc hồi dương, cứu nghịch

Phụ tử vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, có độc, quy vào 3 kinh tâm, thận, tỳ, tác dụng hồi dương cứu nghịch, trị chứng thoát dương, khử hàn, giảm đau, chữa các bệnh phong hàn, thấp tý. Làm ấm thận hành thủy, chức năng thận kém, dương khí không đủ, kiện tỳ vị, trong chứng tỳ vị hư hàn. Không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 15 tuổi.

Nhục quế vị cay ngọt, tính đại nhiệt, quy kinh can, thận, tỳ. Tác dụng hồi dương, khử hàn, giảm đau, ấm thận, hành thủy giống như phụ tử, thuốc không dùng cho phụ nữ có thai.

]]>
https://meyeucon.org/25278/nhung-vi-thuoc-phu-nu-co-thai-khong-nen-dung/feed/ 0
Khi mang bầu vẫn có thể điều trị ung thư https://meyeucon.org/21294/khi-mang-bau-van-co-the-dieu-tri-ung-thu/ Fri, 17 Feb 2012 12:52:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=21294 Có một thông tin rất may mắn đối với các bà bầu khi phát hiện ung thư: họ không cần thiết phải bỏ thai, trì hoãn điều trị ung thư hoặc ép sinh non. Lý do là vì hóa trị sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa bé ở trong bụng.

Mỗi năm, có hàng nghìn trường hợp phụ nữ bị chẩn đoán ung thư khi mang thai, buộc họ phải đưa ra quyết định đau lòng để giữ lấy sinh mạng. Nhiều người đã chọn cách phá thai, đặc biệt khi mới mang bầu hoặc khi u ác tính.

Một nhóm các nghiên cứu công bố mới đây trên số đặc biệt của tạp chí y học The Lancet đã đưa ra sự đảm bảo cho các chị em, sau khi phát hiện thấy liệu pháp hóa trị chữa ung thư sau quý đầu của thai kỳ không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Hóa trị trong điều trị ung thư không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi

Nhóm nghiên cứu ở Bỉ đã theo dõi 70 đứa trẻ có mẹ từng trải qua hóa trị liệu khi mang bầu các em. Họ phát hiện thấy các trẻ này có tổng trạng sức khỏe, chức năng tim, nghe nói, IQ và phát triển hoàn toàn bình thường.

Trong khi đó, nhóm các bé bị ép sinh non để mẹ có thể hóa trị sớm, dù không bị tiếp xúc với hóa chất trong bào thai, vẫn có chỉ số IQ thấp hơn, và được cho là do tác hại của việc sinh sớm.

Phát hiện này cho thấy việc ép trẻ ra đời sớm để mẹ tiến hành hóa trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết cần có những theo dõi lâu dài hơn nữa trên nhóm trẻ này để xác định liệu có bất kỳ trục trặc nào về khả năng sinh sản hoặc nguy cơ ung thư (do bị hư tổn ADN) của các em hay không.

Tác giả chính của cả hai nghiên cứu, tiến sĩ Frédéric Amant, tại Viện ung thư Leuven (Bỉ), cho biết: “Ung thư vẫn là sự thách thức trong một số trường hợp là u ác tính, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Một số trường hợp khác chúng tôi có thể cứu đứa trẻ, dù mẹ bé sẽ mất ngay sau khi sinh. Cũng có khi bạn đời của bà mẹ tuyên bố họ không thể nuôi đứa trẻ nếu mẹ bé không qua khỏi, và lúc đó việc phá thai được lựa chọn”.

“Điều quan trọng là, quan điểm mới này sẽ mang lại hy vọng cho cả mẹ và con trong hầu hết các trường hợp. Đa số các bà mẹ sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn và thậm chí có động lực hơn để thực hiện chữa trị ung thư cũng như đối phó với tác dụng phụ của nó, vì cô ấy đang chiến đấu cho cả mình và con”, ông Amant cho biết.

]]>
Cách dùng thuốc chữa hen phế quản ở phụ nữ mang thai? https://meyeucon.org/19237/cach-dung-thuoc-chua-hen-phe-quan-o-phu-nu-mang-thai/ https://meyeucon.org/19237/cach-dung-thuoc-chua-hen-phe-quan-o-phu-nu-mang-thai/#comments Tue, 27 Sep 2011 01:31:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=19237 Hỏi: Tôi đang mang thai 13 tuần, nhưng lại có bệnh hen. Xin hỏi bệnh của tôi có ảnh hưởng đến thai nhi không và tôi có sử dụng thuốc chữa hen được không?

Trả lời: Hen phế quản là do tình trạng viêm và phù nề lòng phế quản, sự co thắt phế quản và tăng tiết các chất nhầy lấp đầy phế quản vì vậy dẫn đến khó thở. Hen là một bệnh được biết từ thời cổ đại, bệnh có thể biểu hiện thành những cơn hen cấp hay mạn tính. Hen là một bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ có thai. Biểu hiện của bệnh là cảm giác như nặng ngực, khó thở nhanh hoặc chậm, bệnh nhân biểu hiện nói hổn hển, độ bão hoà ôxy giảm, nhịp tim nhanh, bệnh nhân có cơn co rút cơ hô hấp và thường ho nhiều về buổi tối. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ còn bú mẹ hoặc từ lúc còn nhỏ và phụ nữ mang thai.

Mang thai ảnh hưởng đến tình trạng hen: Tình trạng thai nghén ảnh hưởng đến bệnh hen do ảnh hưởng của sự thay đổi hormon như: cortison, estradiol, progesterol; giới tính của thai và sự thay đổi về miễn dịch. Ở những người hen phế quản khi mang thai có đến 1/3 số bệnh nhân cải thiện được bệnh, 1/3 bệnh diễn biến nặng dần lên và 1/3 bệnh không thay đổi. Vì vậy với phụ nữ mắc bệnh hen cần kiểm soát tốt bệnh khi mang thai.

Tình trạng hen ảnh hưởng đến thai nhi: Tình trạng viêm, điều trị corticoid, người mẹ thiếu ôxy, ảnh hưởng đến rau thai và giới tính của thai. Bệnh hen phế quản ở phụ nữ mang thai nếu không kiểm soát hen tốt, do tình trạng thiếu ôxy mạn tính, sẽ gây nhiều hậu quả như đẻ non, thai nhẹ cân dưới 2,5 kg, đẻ mổ, thai dị dạng, tăng tỷ lệ chết chu sinh, đái tháo đường thai kỳ. Phụ nữ mang thai mắc bệnh hen có thể sử dụng các thuốc:  salbutamol dạng xịt, salbutamol dạng uống ngừng trước 48 giờ khi đẻ, các thuốc corticoid dạng xịt tại chỗ rất tốt, không gây hại cho trẻ. Trong một số trường hợp hen nặng có thể sử dụng thuốc bằng đường toàn thân như prednisone đường uống.

Tình trạng viêm của hen phế quản và phù nề trong lòng phế quản, do đó  điều trị thường phải sử dụng thuốc chống viêm. Thuốc chống viêm loại steroid và loại không có steroid. Thuốc chống viêm không steroid không sử dụng trong điều trị, vì thuốc này gây ức chế prostaglandine gây ra cơn hen phế quản. Thuốc chống viêm steroid được sử dụng cho phụ nữ mang thai có cơn hen cấp tính như là methylprednison, prednisone hoặc prednisolone đường uống.

Điều trị hen cơ bản để đạt được mục đích: dự phòng cơn hen tái phát, ngăn cản các triệu chứng hô hấp khác, duy trì các hoạt động bình thường, duy trì tốt chức năng hô hấp và đảm bảo được chất lượng sống tốt. Điều trị cơ bản bao gồm thuốc chống lại tình trạng viêm sử dụng corticoid dạng xịt và thuốc làm giãn phế quản tác dụng kéo dài.

]]>
https://meyeucon.org/19237/cach-dung-thuoc-chua-hen-phe-quan-o-phu-nu-mang-thai/feed/ 3
Bạn có được dùng thuốc khi mang bầu? https://meyeucon.org/17175/ban-co-duoc-dung-thuoc-khi-mang-bau/ https://meyeucon.org/17175/ban-co-duoc-dung-thuoc-khi-mang-bau/#respond Tue, 24 May 2011 21:09:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=17175 Khi mang bầu, lời khuyên đầu tiên mà chúng tôi dành cho bạn là “Luôn sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ”. Đây là điều rất quan trọng và tuyệt đối phải chấp hành vì sự an toàn của thai nhi và chính bạn. Dưới đây là những thông tin bạn có thể tham khảo:

Uống thuốc khi mang thai cần có sự chỉ định của bác sĩ

Dùng thuốc aspirin trong khi mang bầu?

KHÔNG NÊN. Hầu hết các bác sĩ đều khuyên các bà bầu nên dùng phương pháp khác để giảm đau chứ không phải aspirin. Tylenol (acetaminophen) là loại dược phẩm được cho là lựa chọn đúng đắn nhất. Aspirin (acetylsalicylic acid) và các loại thuốc khác như Motrin (ibuprofen) và Aleve (naproxen) thường không được sử dụng trong suốt quá trình bầu bí. Chỉ có một số ít thai phụ mới được các bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc này với liều lượng rất nhỏ trong việc điều trị bệnh tim mạch hoặc đông máu.

Thuốc kháng sinh có được dùng trong thời gian mang bầu?

HẠN CHẾ. Theo các bác sĩ, bạn càng hạn chế việc uống thuốc trong thời kì mang thai – đặc biệt là trong 3 tháng đầu – được bao nhiêu thì càng tốt cho con bạn bấy nhiêu. Theo khuyến cáo, bà bầu vẫn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong hạng mục A,B,C dưới sự hướng dẫn của bác sĩ khi bị bệnh. Còn với những loại thuốc ở hạng mục D và X thì tuyệt đối không nên dùng.

Có thể sử dụng thuốc trầm cảm khi bầu bí?

THEO CHỈ ĐỊNH. Căng thẳng trong thời kì bầu bí và những thay đổi trong thời gian mang thai có thể gây trầm cảm cho thai phụ. Việc chữa trị chứng trầm cảm khi mang bầu có thể thực hiện được bằng cách điều trị tâm lý hoặc tư vấn chứ không nhất thiết dùng đến thuốc.

Trong trường hợp dùng thuốc chữa trầm cảm, bạn nên thảm khảo thật kỹ lưỡng ý kiến bác sĩ. Có những loại thuốc chữa bệnh trầm cảm mà không hề ảnh hưởng đến thai phụ và em bé trong bụng.

Dùng thuốc xịt mũi khi bị cảm cúm?

CÓ THỂ, NHƯNG NÊN HỎI BÁC SĨ. Hiện tượng cảm cúm và sổ mũi thường xảy ra ở phụ nữ mang thai những tháng đầu. Chứng bệnh này thường tồi tệ hơn ở bà bầu, có những người trước đó rất ít khi bị bệnh này nhưng đến lúc có thai vẫn mắc phải. Tuy nhiên, hiện tượng này không hề nguy hiểm cho bà bầu. Nếu bạn gặp rắc rối khi thở vì bị ngạt mũi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại nước muối thông mũi như Benadryl, Actifed, Chlortrimeton, Claritin, và Sudafed.

Thuốc để chữa bệnh táo bón?

CÓ NHƯNG PHẢI CẨN THẬN. Táo bón được coi là một trong những triệu chứng về đường tiêu hóa thường gặp ở bà bầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi các hormone nội tiết khi mang bầu. Nếu triệu chứng này ở mức độ nhẹ, bạn có thể bổ sung nước, chất xơ và thường xuyên luyện tập thể thao. . Hiện tượng này cũng có nguyên nhân do thai phụ thiếu sắt nên bạn cần bổ sung loại dưỡng chất này.

Nếu ở mức độ nặng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm các loại thuốc cần thiết. Có hai loại thuốc bà bầu có thể dùng để chữa trị căn bệnh này là Colace (docusate) và loại thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, loại thuốc nhuận tràng có thể gây chuột rút hoặc những cơn co thắt. Bạn nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến bác sĩ trướcc khi sử dụng.

Có được dùng thuốc khi bị cảm lạnh?

KHÔNG NÊN. Theo các bác sĩ, đối với căn bệnh cảm lạnh, bạn nên tự chữa bằng những bài thuốc dân gian thì tốt hơn. Việc chữa căn bệnh này không hề khó khăn. Bạn có thể sử dụng các loại nước muối sạch vệ sinh mũi, và ngậm chúng để chữa đau họng. Những viên ngậm từ trà hoặc mật ong cũng có tác dụng chữa bệnh. Acetaminophen là một lựa chọn an toàn khi bạn nhức đầu hoặc đau nhức cơ thể – hiện tượng đi kèm của chứng cảm lạnh.

Có thể dùng thuốc tẩy trắng răng khi đang mang bầu

KHÔNG NÊN. Những phương pháp làm trắng hoặc thẩm mỹ răng nên được thực hiện sau khi bạn sinh con vì nó không thực sự an toàn cho thai phụ và em bé.

]]>
https://meyeucon.org/17175/ban-co-duoc-dung-thuoc-khi-mang-bau/feed/ 0
Uống thuốc cảm khi mang thai https://meyeucon.org/17152/uong-thuoc-cam-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/17152/uong-thuoc-cam-khi-mang-thai/#comments Sun, 22 May 2011 20:11:10 +0000 https://meyeucon.org/?p=17152 Hỏi: Em 25 tuổi, Em có thai khoảng 2 tháng. Vì kinh không đều nên em không để ý, trong thời gian đó em đã uống một số thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai nhưng số lượng thuốc không nhiều. Liệu em giữ thai thì có ảnh hưởng sau này không ạ? Đây là lần thứ 2 em có thai, cách đây 2 năm em đã bỏ 1 lần. Xin chị cho em lời khuyên. Em cảm ơn!

Trả lời: Không ai có thể lường trước được tác dụng bất thường của thuốc đối với thai nhi và phụ nữ có thai, như thế không có nghĩa là mẹ không dùng thuốc trong thời kỳ này bởi nếu người mẹ bị ốm mà không được điều trị thì bệnh tật sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, tốt nhất là nên tránh dùng thuốc – vì trong giai đoạn hình thành cơ quan nội tạng thuốc có thể gây dị dạng cơ quan. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, thuốc có thể gây nhiễm độc bào thai. Kể cả giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ cũng phải hết sức thận trọng vì một số cơ quan như hệ thần kinh, cơ quan sinh dục… vẫn còn phát triển. Thai phụ chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Với trường hợp của em, thật sự là chúng tôi chưa rõ em đã dùng những loại thuốc nào, vào thời điểm nào và liều lượng bao nhiêu vì mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ cho những biến chứng khác nhau. Vì vậy, khi thai nhi được 12 tuần tuổi, em bắt buộc phải đi siêu âm để chẩn đoán một số dị tật của thai nhi (nếu có) và theo dõi thai kỳ chặt chẽ nhé.

]]>
https://meyeucon.org/17152/uong-thuoc-cam-khi-mang-thai/feed/ 9
Uống kháng sinh cefalexin khi mang thai https://meyeucon.org/17093/uong-khang-sinh-cefalexin-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/17093/uong-khang-sinh-cefalexin-khi-mang-thai/#comments Thu, 19 May 2011 14:47:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=17093 Hỏi: Xin chào bác sĩ. Tôi 27 tuổi, đã lập gia đình được 2 năm và mới mang thai lần đầu. Khi mới có thai, do nhiều nguyên nhân, tôi bị suy sụp tinh thần… Khi thai được 10 tuần, tôi bị ốm nhẹ, nhưng không dám uống thuốc gì. Tuy nhiên, 2 ngày sau vẫn còn đau họng và mấy hôm sau thì bị viêm thanh quản mất tiếng, có nhiều đờm đặc. Tôi đi khám, bác sĩ kê đơn cho uống kháng sinh cefalexin 5 ngày thì khỏi hẳn.

Xin cho biết tôi uống thuốc như thế thì thai nhi có bị dị tật không? Tôi rất lo, vừa rồi có đi siêu âm màu 3 chiều kiểm tra dị tật, kết quả là thai nhi bình thường. Tôi muốn hỏi kiểm tra như thế đã yên tâm được chưa, hay cần kiểm tra bằng phương pháp khác để có kết quả chính xác?

Xin chân thành cảm ơn quý báo!

Trả lời: Đúng là trong thời kỳ thai nghén cần phải hạn chế việc dùng thuốc, nhất là mấy tháng đầu. Nếu có bệnh, buộc phải dùng thuốc, thầy thuốc sẽ cân nhắc chọn loại thuốc không hoặc ít gây ảnh hưởng tới thai.

Thuốc cefalexin là kháng sinh cephalosporin thuộc thế hệ thứ nhất. Nó là một trong những kháng sinh thuộc nhóm betalactam nên có nhiều tính chất hóa học tương đồng như penicilin, nhưng là thuốc mới có tác dụng kháng khuẩn tốt ngay cả với nhiều vi khuẩn đã kháng thuốc penicilin. Thuốc kháng sinh penicilin là thuốc dùng tương đối an toàn hơn các kháng sinh khác, hầu như không gây tác hại cho thai. Vì thế nhiều nhà y học cho rằng cefalexin cũng an toàn cho thai tương tự penicilin và có thể dùng trong 3 tháng đầu và các tháng sau đó của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu tham khảo nhiều tư liệu thì thấy có tài liệu ghi chưa xác định được độ an toàn cho phụ nữ có thai và cũng có tác giả thận trọng hơn cho rằng không nên dùng cefalexin với người có thai.

Dù sao, khi bác sĩ cho bạn dùng thuốc là đã có cân nhắc giữa lợi ích (cần phải điều trị) và nguy cơ (rất ít tác hại cho thai). Mặt khác, theo thư thì bạn uống cefalexin đã bước sang tuần thứ 11 – 12 của thai kỳ – nghĩa là cuối thời kỳ 3 tháng đầu. Đã siêu âm thai nhi không dị tật là yên tâm, bạn không nên lo lắng nữa.

]]>
https://meyeucon.org/17093/uong-khang-sinh-cefalexin-khi-mang-thai/feed/ 1
Thuốc điều trị buồn nôn và nôn khi mang thai https://meyeucon.org/16766/thuoc-dieu-tri-buon-non-va-non-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/16766/thuoc-dieu-tri-buon-non-va-non-khi-mang-thai/#respond Wed, 20 Apr 2011 12:12:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=16766 Theo một tổng kết mới đây được công bố trên tạp chí The Obstetrician & Gynaecologist, buồn nôn và nôn nặng (NVP) xảy ra ở khoảng 30% số phụ nữ mang thai và có thể được điều trị bằng các thuốc phù hợp.

Theo tổng kết này, các thuốc kháng histamine có thể được sử dụng để kiểm soát NVP. Trong hướng dẫn chăm sóc trước khi sinh, Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Lâm sàng của Anh (NICE) cũng đã hướng dẫn về việc sử dụng các thuốc kháng histamine nếu các bà bầu yêu cầu hoặc mong muốn xem xét điều trị NVP.

Cũng có bằng chứng cho thấy Pyridoxine (Vitamin B6) có thể giảm buồn nôn và không có mối liên quan nào giữa pyridoxine và các dị tật bào thai.

Tuy nhiên còn có những lo ngại về khả năng ngộ độc pyridoxine ở liều cao và NICE không khuyến nghị sử dụng pyridoxine để điều trị NVP. Tuy nhiên, hướng dẫn của cả Canada và Mỹ đều khuyến nghị rằng sử dụng pyridoxine với liều lượng lên tới 40mg/ngày kết hợp với thuốc kháng histamine là cách điều trị hiệu quả.

Theo một nghiên cứu được xem xét trong tổng kết này, nếu một phụ nữ bị NVP nặng trong thai kỳ trước thì việc điều trị dự phòng bằng thuốc ngay khi xuất hiện các triệu chứng trong thai kỳ hiện tại có thể giảm nguy cơ NVP nặng.

Tổng kết này kết luận rằng có những bằng chứng tốt về độ an toàn và hiệu quả của thuốc kháng histamine kết hợp với pyridoxine trong điều trị NVP.

]]>
https://meyeucon.org/16766/thuoc-dieu-tri-buon-non-va-non-khi-mang-thai/feed/ 0
Amlodipin cần tránh cho phụ nữ mang thai https://meyeucon.org/16764/amlodipin-can-tranh-cho-phu-nu-mang-thai/ https://meyeucon.org/16764/amlodipin-can-tranh-cho-phu-nu-mang-thai/#respond Wed, 20 Apr 2011 12:10:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=16764 Amlodipin là một trong những thuốc rất quen thuộc với bệnh nhân bị tăng huyết áp, đau thắt ngực… Với tác dụng chống tăng huyết áp, thuốc có tác dụng tốt cả khi đứng, nằm cũng như ngồi và trong khi làm việc. Vì amlodipin tác dụng chậm, nên ít có nguy cơ hạ huyết áp cấp hoặc nhịp nhanh phản xạ. Tác dụng chống đau thắt ngực của amlodipin là làm giãn các tiểu động mạch ngoại biên, do đó làm giảm toàn bộ lực cản ở mạch ngoại biên (hậu gánh giảm). Do tần số tim không bị tác động, hậu gánh giảm làm công của tim giảm, cùng với giảm nhu cầu cung cấp ôxy và năng lượng cho cơ tim. Điều này làm giảm nguy cơ đau thắt ngực.

Không dùng thuốc cho những người suy tim chưa được điều trị ổn định, quá mẫn với thuốc; Thận trọng dùng với người giảm chức năng gan, hẹp động mạch chủ, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp. Thực nghiệm trên động vật cho thấy, thuốc chẹn kênh calci có thể gây dị tật xương. Vì vậy tránh dùng amlodipin cho người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Khi dùng thuốc, phản ứng phụ thường gặp nhất là phù cổ chân từ nhẹ đến trung bình (liên quan đến liều dùng). Ngoài ra, người bệnh có thể thấy nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt và có cảm giác nóng, mệt mỏi, đánh trống ngực, chuột rút. Một số người thấy buồn nôn, đau bụng hoặc khó tiêu, khó thở… Nếu trong quá trình dùng thuốc thấy có các biểu hiện trên, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để có cách xử trí kịp thời, thích hợp.

]]>
https://meyeucon.org/16764/amlodipin-can-tranh-cho-phu-nu-mang-thai/feed/ 0
Dùng thuốc điều trị cường giáp trạng cho phụ nữ mang thai https://meyeucon.org/16663/dung-thuoc-dieu-tri-cuong-giap-trang-cho-phu-nu-mang-thai/ https://meyeucon.org/16663/dung-thuoc-dieu-tri-cuong-giap-trang-cho-phu-nu-mang-thai/#comments Sat, 09 Apr 2011 20:56:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=16663 Cường giáp trạng gặp ở khoảng 0,1- 0,2% số phụ nữ mang thai, trong đó bệnh Basedow là nguyên nhân thường gặp nhất, các nguyên nhân khác ít gặp hơn như nhân độc tuyến giáp hoặc bướu giáp đa nhân. Cường giáp nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.

Với người mẹ mang thai, suy tim có thể xuất hiện, tiểu đường cũng khó kiểm soát hơn nếu xảy ra đồng thời với cường giáp. Đối với thai nghén, các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, tình trạng cường giáp dai dẳng có thể gây ra nhiều biến chứng cho thai như chết lưu, đẻ non, chậm phát triển thai hoặc các bệnh lý của thai. Ngoài ra, khoảng 1 – 10% số trẻ đẻ ra có thể bị cường giáp sơ sinh, tuy nhiên, tình trạng này thường thoáng qua.

Do iốt phóng xạ bị chống chỉ định tuyệt đối ở phụ nữ mang thai nên điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay với nhiều thầy thuốc trong xử trí cường giáp ở phụ nữ mang thai. Phẫu thuật cắt tuyến giáp bán phần chỉ được chỉ định khi việc điều trị bằng thuốc thất bại hoặc sản phụ không dung nạp được thuốc do tác dụng phụ hoặc sản phụ quá lo lắng về tác dụng phụ của thuốc đối với thai, phẫu thuật thường được tiến hành vào 3 tháng giữa của thai kỳ.

Các thuốc kháng giáp trạng

Kể từ khi những thuốc kháng giáp trạng đầu tiên là thiourea và thiouracil được đưa vào sử dụng năm 1943, nhiều loại thuốc kháng giáp khác an toàn hơn đã ra đời sau đó, như methylthiouracil, propylthiouracil, thiamazole và các dẫn xuất của nó (như methimazole, carbimazole).

Về tác dụng phụ đối với mẹ: carbimazole, thiamazole và propylthiouracil có nguy cơ gây tác dụng phụ tương tự nhau đối với mẹ, thường gặp nhất là gây giảm nhẹ số lượng bạch cầu, xảy ra ở khoảng 12% số người dùng thuốc và thường thoáng qua. Mất bạch cầu hạt là biến chứng nguy hiểm nhất nhưng hiếm gặp, chỉ xảy ra ở khoảng 0,2% số bệnh nhân và thường ở những người trên 40 tuổi, dùng liều cao của carbimazole hoặc thiamazole. Các tác dụng phụ khác ít gặp hơn (< 5% số người dùng) là nổi ban đỏ, sẩn ngứa, buồn nôn và nôn, sốt, đau đầu, đau khớp, rụng tóc và rối loạn vị giác. Các tác dụng phụ khác rất hiếm gặp là vàng da ứ mật, viêm mạch và tổn thương tế bào gan…

Về nguy cơ gây dị tật bẩm sinh thai nhi: cho đến nay có rất ít bằng chứng cho thấy các thuốc kháng giáp có liên quan với các dị tật bẩm sinh. Theo một nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở những đứa con của các bà mẹ cường giáp không được điều trị là 6% so với chỉ 1% ở những bà mẹ được điều trị bằng thiamazole trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong một nghiên cứu khác, tỷ lệ dị tật bẩm sinh là 3% ở những đứa trẻ mà mẹ được điều trị với propylthiouracil và 2,7% với những bà mẹ dùng thiamazole, những tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ dị tật bẩm sinh ngẫu nhiên trong cộng đồng chung (2-5%). Trước đây có một số báo cáo về nguy cơ gây bất sản da của thai nhi với thiamazole nhưng những nghiên cứu sau đó đã không chứng minh được điều này.

Đối với sự phát triển và hoạt động chức năng của thai nhi và trẻ sơ sinh: suy giáp và bướu giáp là những nguy cơ rõ rệt nhất có thể xảy ra liên quan đến việc bà mẹ điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng. Propylthiouracil ngay ở liều thấp 100 – 200mg ở mẹ cũng có thể gây tình trạng suy giáp ở thai nhi. Khoảng 1% số trẻ sơ sinh của những bà mẹ có dùng thuốc kháng giáp trong thời kỳ mang thai có biểu hiện suy giáp và bướu giáp nhỏ. Tuy nhiên, các tai biến này thường chỉ thoáng qua, các nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy, việc điều trị thuốc kháng giáp trong thời kỳ mang thai không gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần lâu dài của trẻ.

Về việc lựa chọn thuốc kháng giáp trong thời kỳ mang thai: mặc dù carbimazole và thiamazole có ít tác dụng phụ cho mẹ hơn so với propylthiouracil và cả 3 thuốc đều có thể qua hàng rào rau thai và gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp của thai nhi, nhưng propylthiouracil là thuốc được ưu tiên lựa chọn ở phụ nữ có thai và cho con bú do thuốc này có khả năng gắn mạnh hơn với protein huyết tương, ít tan trong nước và ion hóa ở pH 7,4, điều này giúp cho thuốc ít ngấm vào tuyến giáp của thai nhi và sữa mẹ. Tỷ lệ ngấm qua rau thai của propylthiouracil được ghi nhận bằng khoảng 1/4 tỷ lệ ngấm của thiamazole. Liều dùng thuốc nên giảm ngay khi kiểm soát được các triệu chứng cường giáp trên lâm sàng và nồng độ hóc môn tuyến giáp T4 trở về giới hạn bình thường.

Thuốc chẹn bêta giao cảm (propranolol)

Mặc dù trong thực hành lâm sàng, nhiều thầy thuốc đã sử dụng an toàn propranolol liều thấp ở phụ nữ có thai để điều trị tăng huyết áp và cường giáp, nhưng cũng đã có những báo cáo ghi nhận các tai biến của propranolol đối với thai nhi và trẻ sơ sinh, như chậm phát triển thai, rau thai nhỏ, hạ đường huyết, hạ canxi huyết, chậm nhịp tim và suy hô hấp ở trẻ sơ sinh… Các tai biến này xảy ra chủ yếu khi thuốc được dùng trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

]]>
https://meyeucon.org/16663/dung-thuoc-dieu-tri-cuong-giap-trang-cho-phu-nu-mang-thai/feed/ 5