Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ https://meyeucon.org/25784/thieu-hut-vitamin-d-trong-thai-ky-anh-huong-den-su-phat-trien-cua-tre/ https://meyeucon.org/25784/thieu-hut-vitamin-d-trong-thai-ky-anh-huong-den-su-phat-trien-cua-tre/#respond Wed, 12 Dec 2012 04:00:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=25784 Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự thiếu hụt vitamin D ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến điểm số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ. Vì vậy, mẹ bầu hãy bổ sung vitamin D cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học ở Tây Ban Nha về sự liên quan giữa nồng độ vitamin D trong máu trên 2000 phụ nữ mang thai và sự phát triển tinh thần của trẻ trong giai đoạn từ 1 năm đến 14 tháng tuổi. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự thiếu hụt vitamin D ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến điểm số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ.

Những sự khác biệt về thể chất và tinh thần theo thang phát triển có vẻ không khác biệt nhiều đối với mỗi cá nhân, nhưng rất quan trọng trong một cộng đồng, theo nhận xét của trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến Sĩ Eva Morales, nhà dịch tể học y khao của trung tâm nghiên cứu Dịch tể học môi trường ở Barcelona.

Sự thiếu hụt vitamin D ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến điểm số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ.

Và khi chỉ số thấp trong các kiểm tra trên dẫn đến chỉ số IQ thấp ở trẻ, Morales nhận định. Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Nhi Khoa vào ngày 17 tháng 9 và trong xuất bản vào tháng 10.

Những nghiên cứu trước đây về sự thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ có ảnh hưởng đến sự phát triển về ngôn ngữ ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi

Từ những sự liên quan đó, các chuyên gia cũng xác định lượng vitamin D mà phụ nữ mang thai cần phải bổ sung. Theo Viện Nghiên cứu Y Khoa, một tổ chức độc lập của Hoa Kỳ đã khuyến khích phụ nữ mang thai nên bổ sung 600 UI mỗi ngày và không quá 4000 UI/ ngày. Và theo hiệp hội Nội Tiết, thì 600 UI cũng chưa đủ bổ sung khi thiếu hụt và có thể bổ sung đến 1,500 UI- 2000 UI mỗi ngày.

Một số nghiên cứu khoa học đã báo cáo về sự thiếu hụ vitamin D trong thai ky có thể làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ và làm tăng nguy cơ hen suyễn cũng như một số nguy cơ về bệnh tim mạch

Ngoài việc bổ sung vitamin D, thai phụ nên tắm nắng khoảng 10-15 phút mỗi ngày để tăng cường sự hấp thu vitamin D dù đã bủ sung từ các nguồn như dầu cá, sữa bột

Trong các nghiên cứu đã tìm ra sự liên quan giữa sự thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai và sự phát triển ở não trẻ con, nhưng không có sự hằng định giữa nguyên nhân và tác dụng
Để có thêm những bằng chứng về sự phát triển của não và mức độ liên quan đến vitamin D, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu thêm trên trẻ từ 7-8 tuổi khi trẻ bắt đầu tập đọc và viết. Tiến sĩ Y Khoa Ruth Lawrence, giám đốc Y kHoa của trung tâm nuôi con bằng sữa mẹ của Đại học Y Khoa Rochester ở New York nói: mặc dùng vitamin D có trong sữa mẹ và các công thức sữa nhũ nhi cùng với cholesterol, taurine có sự ảnh hưởng đến sự phát triển của não trẻ ngay cả sau khi sinh

Tiến sĩ Lawrence khuyên rằng trong những ngày đầu của thai kỳ, phụ nữ nên bổ sung vitamin D, chúng tôi nhận thấy rằng vitamin D có nhiều tác dụng ngăn chặn

Vitamin D có thể có lợi ích bổ sung cho các phụ nữ sắp làm mẹ. Các nghiên cứu khác được tiến hành bởi Hollis và nhóm của ông phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai uống vitamin D có thể giảm nguy cơ của mang thai có liên quan đến bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng hàm lượng cao vitamin D có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh là không có thật, Hollis nói.

Phụ nữ có thể nhận được lên đến 50.000 đơn vị một ngày trước khi lo lắng về việc có quá nhiều vitamin D, Hollis nói. Quá nhiều vitamin D có thể dẫn đến những đột biến về mức độ máu của canxi, có thể, lần lượt, dẫn đến thận và tổn thương thần kinh và nhịp tim bất thường.

]]>
https://meyeucon.org/25784/thieu-hut-vitamin-d-trong-thai-ky-anh-huong-den-su-phat-trien-cua-tre/feed/ 0
Uống Obimin có cần uống thêm viên sắt ở 3 tháng cuối thai kỳ? https://meyeucon.org/19791/uong-obimin-co-can-uong-them-vien-sat-o-3-thang-cuoi-thai-ky/ https://meyeucon.org/19791/uong-obimin-co-can-uong-them-vien-sat-o-3-thang-cuoi-thai-ky/#comments Thu, 03 Nov 2011 11:28:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=19791 Hỏi: Chào Mẹ Yêu Con và BS Thanh Hương. Xin cho tôi hỏi, tôi có thai được 25 tuần. Hàng ngày uống Obimin plus và Briozcal. Nay tôi muốn uống thêm sắt thì có được không? Nếu muốn xét nghiệm máu xem có thiếu sắt thì có cần phải nhịn đói ko? Khi uống 3 loại như thế thì uống như thế nào cho hợp lý. Vì tính tôi hay quên, nên tôi hay uống Obimin và Briozcal cùng 1 lúc sau buổi ăn trưa có tác hại nào không? Xin cám ơn BS Thanh Hương.

Trả lời: Obimin là tổng hợp nhiều loại vi chất và có hàm lượng sắt ferrous fumarate 90mg, tuy nhiên hàm lượng sắt và can-xi như vậy không đủ cho thai phát triển ở giai đoạn 3 tháng cuối. Do vậy nếu bác sĩ kê đơn cho bạn uống như trên thì bạn nên dùng thuốc theo đơn BS để phù hợp với nhu cầu phát triển thời kỳ này.

Viên sắt gây kích ứng dạ dầy vì vậy nên uống ngay cùng bữa ăn. Bạn xét nghiệm định lượng Hemoglobin trong máu thì không cần nhịn đói.

Chúc bạn mạnh khỏe

]]>
https://meyeucon.org/19791/uong-obimin-co-can-uong-them-vien-sat-o-3-thang-cuoi-thai-ky/feed/ 7
Bà bầu đang thiếu hụt vi chất trầm trọng https://meyeucon.org/19694/ba-bau-dang-thieu-hut-vi-chat-tram-trong/ https://meyeucon.org/19694/ba-bau-dang-thieu-hut-vi-chat-tram-trong/#respond Mon, 31 Oct 2011 06:04:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=19694 Vi chất có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu và thai nhi, tuy nhiên hiện trạng này ở Việt Nam là rất đáng lo ngại. Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh, tại Việt Nam, thực trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai hiện đang rất đáng báo động.

Tình hình các thai phụ thiếu vi chất rất đáng lo ngại

Thiếu máu là nghiêm trọng nhất ở khu vực Tây Bắc và Nam Trung Bộ. Đáng lưu tâm hơn là 400 phụ nữ độ tuổi mang thai tại thành phố được khảo sát thì phần lớn phụ nữ không nắm rõ về kiến thức dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ cũng như tầm quan trọng của những dưỡng chất đó đối với sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.

Phát biểu tại hội thảo “Dinh dưỡng thai kỳ và những ảnh hưởng lên nhận thức của trẻ” do Viện Dinh dưỡng Việt Nam phối hợp với Công ty Abbott Việt Nam tổ chức ngày 30/10, bác sĩ Diệp khuyến cáo, thiếu máu, thiết iốt, vitamin A và thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai ở Việt Nam đang ở mức nặng. Vì thế, cần tăng cường truyền thông giáo dục kiến thức, thực hành phụ nữ mang thai, tuổi sinh đẻ; cần bổ sung viên sắt, acid folic, thực phẩm giàu vi chất cho phụ nữ mang thai, tuổi sinh đẻ.

Phụ nữ mang thai cần bổ sung thực phẩm giàu sắt (gan, thịt bò, ngũ cốc nguyên vỏ, trứng rau màu xanh đậm); thực phẩm giàu folic acid (đậu xanh, bơ đậu phộng, gan bò, măng tây); thực phẩm giàu vitamin C (trái cây, rau); thực phẩm giàu kẽm (nhuyễn thể, sữa bổ sung khoáng chất).

Theo một nghiên cứu toàn cầu cho biết, 42% phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ là nguyên nhân gây ra 115.000 ca tử vong cho mẹ mỗi năm.

Đặc biệt, tiến sĩ Carol L. Cheatham, Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng trường Đại học Bắc California, Hoa Kỳ nhấn mạnh, đối với trẻ sơ sinh, nếu không được cung cấp đầy đủ trước và sau sinh các dưỡng chất như sắt, acid folic, choline và DHA sẽ có nguy cơ cao về chậm phát triển nhận thức.

Tiến sĩ Cheatham cho biết thêm, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ tức là chế độ ăn cân bằng với đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ và giai đoạn cho con bú có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Việc cung cấp không đủ dưỡng chất dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như 3,5 triệu ca tử vong ở bà mẹ và trẻ em và 35% số ca bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi.

]]>
https://meyeucon.org/19694/ba-bau-dang-thieu-hut-vi-chat-tram-trong/feed/ 0
Mẹ bổ sung vitamin B, con ít bị ung thư ruột https://meyeucon.org/17709/me-bo-sung-vitamin-b-con-it-bi-ung-thu-ruot/ https://meyeucon.org/17709/me-bo-sung-vitamin-b-con-it-bi-ung-thu-ruot/#respond Sat, 25 Jun 2011 22:24:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=17709 Các cuộc thử nghiệm trên chuột cho thấy, những con chuột có mẹ bổ sung đủ vitamin B trong chế độ ăn uống hằng ngày ít có nguy cơ bị các khối u ở ruột.

Nghiên cứu trước đây ở người và chuột cho thấy, vitamin B – đặc biệt là folate – giúp phòng chống ung thư ruột. Theo hãng tin New Kerala, các nhà khoa học tại Đại học Tufts (Mỹ) đã thử nghiệm ở chuột bị ung thư ruột tự nhiên, và đã kiểm tra xem liệu lượng vitamin B chuột mẹ hấp thụ có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư ruột ở chuột con hay không.

Chuột mẹ được cho ăn chế độ ăn chứa đầy đủ chất bổ sung, vitamin hoặc tương đối thiếu vitamin B2, B12, B6 và folate. “Chúng tôi thấy rằng, những con chuột có mẹ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung đủ vitamin thì ít có khối u ung thư nhất”, ông Jimmy Crott, Trưởng nhóm nghiên cứu, nói.

]]>
https://meyeucon.org/17709/me-bo-sung-vitamin-b-con-it-bi-ung-thu-ruot/feed/ 0
Axít Folic và sức khỏe bà bầu https://meyeucon.org/17702/axit-folic-va-suc-khoe-ba-bau/ https://meyeucon.org/17702/axit-folic-va-suc-khoe-ba-bau/#respond Sat, 25 Jun 2011 22:13:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=17702 Có lẽ bạn đã nghe nhiều về Axít Folic (hay còn gọi là Folate), một dạng vitamin nhóm B (B9) có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe bà bầu. Axít Folic có nhiều trong các loại rau lá thẫm, đậu hay súp lơ xanh… và bạn có thể dễ dàng bổ sung nó hàng ngày thông qua thực phẩm.

Axit Folic rất quan trọng đối với sức khỏe bà bầu

Axít Folic có tác dụng gì?

Axít Folic giúp tổng hợp DNA vì vậy đặc biệt quan trọng mọi quá trình hình thành tế bào mới của cơ thể, do vậy phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cần đủ folate cho sức khoẻ của chính mình. Đối với thai nhi, axit folic giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh hệ thần kinh trung ương như mất não và khuyết tật về cột sống.

Một số nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra rằng axit folic còn có thể ngăn ngừa sinh non cũng như hạn chế các khuyết tật về tim ở thai nhi, ngoài ra những thai phụ được bổ sung axit folic trong một năm hoặc nhiều hơn trước khi mang thai có khả năng thụ thai dễ dàng hơn đến 50% so với những người khác.

Axit folic giúp phụ nữ phòng chống tình trạng thiếu máu, nguyên nhân thứ hai sau thiếu máu do thiếu sắt chính là do thiếu axit folic. Bổ sung đầy đủ Axit Folic sẽ giúp bạn giảm nguy cơ thiếu máu rất thường gặp khi mang bầu.

Bà bầu bổ sung Axít Folic như thế nào?

Bạn cần phải bố sung Axit Folic từ giai đoạn chuẩn bị mang thai và tăng lên trong giai đoạn đầu thai kỳ tới 400mg/ngày.

Axit folic có nhiều trong rau lá xanh như xúp lơ xanh, cải làn; trong các loại hạt như đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt. Đặc biệt, axit folic có nhiều trong gan gia súc và gia cầm. Do đó chỉ cần kết hợp hài hoà sản phẩm tự nhiên nêu trên, phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng thiếu hụt axit folic cho cơ thể.

Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc bổ giàu Axit Folic để có sự chuẩn bị thật tốt cho tương lai của bé yêu nhé.

]]>
https://meyeucon.org/17702/axit-folic-va-suc-khoe-ba-bau/feed/ 0
Dấu hiệu thai phụ bị thừa vitamin https://meyeucon.org/17351/dau-hieu-thai-phu-bi-thua-vitamin/ https://meyeucon.org/17351/dau-hieu-thai-phu-bi-thua-vitamin/#comments Tue, 07 Jun 2011 22:15:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=17351 Vitamin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là đối với bà bầu. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin tăng cao so với bình thường nên cần chú ý bổ sung để cả mẹ và con đều khỏe. Các loại vitamin và các chất như kẽm, sắt, canxi được cơ thể hấp thu theo 2 con đường thực phẩm và dùng viên bổ sung. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều vitamin (và các chất trên) sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai nhi. Vậy làm thế nào để nhận biết được bạn đang thừa vitamin?

Vitamin rất tốt cho bà bầu, nhưng quá liều lại gây nên những tác hại khôn lường

Thừa vitamin A

Các triệu chứng bao gồm: Đau đầu, nôn và buồn nôn, da bị bong tróc. Mắt mờ và đau phía trước đầu cũng là dấu hiệu thường thấy khi thai phụ sử dụng vitamin A quá liều (quá 3.500IU mỗi ngày). Ðối với phụ nữ có thai 3 tháng đầu, nếu dùng quá 10.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày kéo dài dễ bị dị dạng thai nhi.

Thai phụ chỉ nên hấp thu vitamin A qua thực phẩm, không nên dùng viên bổ sung vitamin A. Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, cám gạo, gan cá; nhóm rau có màu vàng cam như cà rốt, bí đỏ, gấc…

Thừa Vitamin D

Các dấu hiệu phổ biến là đau đầu, mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, đau xương và các cơ bắp trở nên yếu ớt. Dùng vitamin D quá liều còn làm chậm quá trình hình thành thể chất và trí tuệ ở bé.

Vitamin D có nhiều trong sữa, lòng đỏ trứng gà, gan bò, gan lợn, gan cá thu…
Thừa Vitamin E

Triệu chứng là đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, dễ bị thâm tím, chảy máu và cơ bắp yếu ớt (không nên dùng quá 15mg vitamin E mỗi ngày).

Thừa vitamin C

Quá 2g vitamin C mỗi ngày dễ gây tiêu chảy, khó chịu trong dạ dày. Nếu không có chỉ định của bác sỹ là bạn nên bổ sung vitamin C thì bạn chỉ nên thấp thu Vitamin C trong các loại hoa quả và thực phẩm như trong cam, quýt, bưởi, cà chua, bắp cải…

Thừa vitamin B và folate

– Quá liều vitamin B2 khiến nước tiểu có màu vàng cam sậm.

– Quá liều vitamin B1 (quá 1,5mg mỗi ngày) sẽ xuất hiện những triệu chứng như: nhịp tim nhanh, hạ đường huyết, đau đầu, mệt mỏi. Vitamin B1 có nhiều trong men bia, cám gạo, đậu tương…

– Quá liều vitamin B3 (hơn 1,8mg mỗi ngày) khiến làn da ngứa ngáy, mẩn đỏ; thai phụ dễ hắt hơi, đau đầu, tiêu chảy và buồn nôn.

– Quá nhiều folate (quá 1000mg mỗi ngày) có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của bào thai. Folate có nhiều trong các loại rau màu xanh, quả bơ, trứng, cà chua, cà rốt…

Thừa một số các chất khác

  • Canxi: Sử dụng nhiều canxi sẽ gây nên chứng táo bón nghiêm trọng, khô miệng, đau đầu, tăng dấu hiệu bị khát, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, yếu ớt.
  • Sắt: Triệu chứng sớm khi dùng quá nhiều sắt là tiêu chảy (có thể đi tiêu ra máu), sốt, buồn nôn, đau bụng. Dấu hiệu ngộ độc sắt thường xuất hiện khoảng hơn 60 phút sau khi thai phụ dùng sắt quá liều. Trường hợp này, thai phụ cần được đi khám nhanh chóng, không nên trì hoãn cố đợi cho dấu hiệu bệnh thuyên giảm.
  • Kẽm: Trường hợp này khá hiếm, nhưng thai phụ sử dụng quá nhiều kẽm thường bị ớn lạnh, đau miệng và cổ họng, ợ hơi, buồn nôn, mệt mỏi. Dùng kẽm quá liều trong quý III có thể dẫn tới chuyển dạ sớm.

Lưu ý: Thai phụ chỉ nên bổ sung vitamin và các viên nang tổng hợp khác như kẽm, sắt, canxi theo đúng liều lượng cho phép từ bác sĩ. Bên cạnh đó, thai phụ nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng và khỏe mạnh mỗi ngày để cơ thể luôn đủ chất.

]]>
https://meyeucon.org/17351/dau-hieu-thai-phu-bi-thua-vitamin/feed/ 21
Phụ nữ mang thai còn thiếu nhiều vi chất https://meyeucon.org/17276/phu-nu-mang-thai-con-thieu-nhieu-vi-chat/ https://meyeucon.org/17276/phu-nu-mang-thai-con-thieu-nhieu-vi-chat/#respond Mon, 30 May 2011 20:56:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=17276 Tại lễ phát động Ngày vi chất dinh dưỡng sáng nay 28.5, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho hay, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi là những đối tượng cần được quan tâm hàng đầu bổ sung vi chất dinh dưỡng. Tuy VN đã được WHO và UNICEF công nhận là nước giảm nhanh chóng tỷ lệ suy dinh dưỡng trong những năm qua nhưng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn cao (17,5%) đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Hiện nước ta vẫn có khoảng 30% phụ nữ có thai thiếu các vi chất như sắt, iốt… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tăng nguy cơ đẻ non, tử vong ở cả mẹ và bé. Dù được “tẩm bổ” khá kỹ lưỡng nhưng ít thai phụ có thể ngờ mình vẫn có thể bị thiếu chất do dinh dưỡng chưa thực sự hợp lý. Chính vì vậy, cải thiện dinh dưỡng khoa học và hợp lý hàng ngày cần trở thành thực hành của mỗi gia đình và toàn xã hội.

Ngày vi chất dinh dưỡng năm nay với thông điệp chính “Vi chất dinh dưỡng thiết yếu với sức khỏe, tầm vóc và trí tuệ con người” một lần nữa nhắc lại các kiến thức dinh dưỡng, in đậm thêm công tác chăm sóc dinh dưỡng cho các đối tượng nguy cơ đặc biệt là phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi.

Phụ nữ mang thai nên được bổ sung các viên sắt/axit Folic, bổ sung Vitamin và khoáng chất cần thiết, sử dụng muối iốt trong bữa ăn hàng ngày. Trẻ em dưới 5 tuổi cũng vẫn uống Vitamin A và tẩy giun theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

]]>
https://meyeucon.org/17276/phu-nu-mang-thai-con-thieu-nhieu-vi-chat/feed/ 0
Bổ sung canxi khi mang thai thế nào? https://meyeucon.org/15344/bo-sung-canxi-khi-mang-thai-the-nao/ https://meyeucon.org/15344/bo-sung-canxi-khi-mang-thai-the-nao/#comments Sun, 02 Jan 2011 18:08:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=15344 Hỏi: Cô ơi, cháu muốn hỏi cô 1 câu là: trong thời kỳ mang thai thì nên bổ sung canxi nhiều nhất tuần thứ bao nhiêu? Nếu cháu không uống thêm viên canxi bổ sung ngoài, thì có đủ cung cấp cho em bé không ạ?

Trả lời: Acid folic, sắt, canxi là ba loại chế phẩm được Bộ Y tế quy định phải cung cấp cho các thai phụ ngay khi vừa mới mang thai. Những thứ này phải sử dụng bằng cách uống vì cơ thể không thể hấp thu đầy đủ những chất này dưới dạng thực phẩm trong thiên nhiên. Tuy nhiên, trong sữa, đồ biển cũng có nhiều canxi, bạn có thể dùng nhiều thứ này nếu không uống được canxi.

Một số thông tin bạn có thể tham khảo:

  • Phụ nữ có thai trong độ tuổi 19 – 50 nên có 1.000 mg calcium mỗi ngày. Những phụ nữ trẻ hơn khi mang thai cần nhiều hơn – tới 1.300 mg ngày.
  • Hầu hết phụ nữ đều không ăn đủ calcium. Vì vậy, nhiều phụ nữ khi có thai phải thay đổi chế độ ăn để có đủ khoáng chất quan trọng. Các thức ăn như sữa ít hay không chất béo, yogurt, phômai là các chất giàu calcium.
  • Ăn các loại rau có màu xanh đậm và thức ăn giàu calcium như nước cam và các loại ngũ cốc cũng có thể cung cấp calcium.
  • Nếu ăn không đủ nên dùng thêm thuốc có chứa calcium.

Calcium trong cơ thể ở dạng tự do trong máu, tích lũy trong xương. Khi có tình trạng thiếu calcium sẽ có sự huy động calcium từ xương, cho nên khi có biểu hiện thiếu calcium hay xét nghiệm máu bất thường thì tình trạng thiếu đã rất nặng, do đó bác sĩ thường có xu hướng khuyến cáo bổ sung calcium.

]]>
https://meyeucon.org/15344/bo-sung-canxi-khi-mang-thai-the-nao/feed/ 7
Mẹ tròn để con vuông https://meyeucon.org/14317/me-tron-de-con-vuong/ https://meyeucon.org/14317/me-tron-de-con-vuong/#respond Sun, 05 Dec 2010 15:16:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=14317 Mặc dù thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ trước khi sinh có thể được bù đắp sau khi trẻ chào đời nhưng vẫn ảnh hưởng rất lớn đến mô não và thần kinh không bao giờ phục hồi hoàn chỉnh.

Hậu quả của thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ tuỳ thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ: giai đoạn sớm thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai; giai đoạn hình thành các cơ quan của cơ thể có thể gây tật bẩm sinh; giai đoạn cuối thai kỳ sẽ làm chậm phát triển bào thai.

Một người ăn, hai người khoẻ

Nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ không phải là tổng của nhu cầu dành cho thai nhi cộng với nhu cầu cho bà mẹ, bởi khi mang thai cơ thể thai phụ sẽ điều chỉnh để tăng sử dụng dưỡng chất một cách tối đa bằng cách tăng hấp thu, giảm bài tiết và thay đổi chuyển hoá. Cơ thể phụ nữ khoẻ mạnh trước khi mang thai sẽ dự trữ nhiều loại dưỡng chất giúp thai nhi phát triển mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của mẹ. Cần lưu ý ở người vị thành niên mang thai thì nhu cầu dinh dưỡng sẽ lớn hơn rất nhiều.

Dinh dưỡng rất quan trọng cho mẹ và bé

Thai nhi được nuôi dưỡng từ ba nguồn: từ chế độ ăn của mẹ, từ dự trữ của mẹ (chủ yếu từ xương, gan) và từ các dưỡng chất được tổng hợp bởi nhau. Bánh nhau kiểm soát các dưỡng chất, hormon và những chất khác (thuốc, hoá chất) đến thai nhi. Tuần hoàn mẹ và con là hai hệ thống độc lập và trao đổi thông qua bánh nhau.

Bổ sung hợp lý các dưỡng chất

Năng lượng: nhu cầu năng lượng của thai phụ tăng vì: tăng trưởng và hoạt động của thai nhi; phát triển của bánh nhau; tăng các mô của cơ thể mẹ; mẹ “mang nặng” hơn bình thường; chuyển hoá cơ bản tăng. Do đó, thai phụ cần tăng khoảng 300kcal/ngày.

Protein: lượng đạm ăn vào của mẹ ảnh hưởng đến chiều dài tiềm năng của thai nhi. Nếu lượng đạm ăn vào quá ít trong suốt thai kỳ, số lượng tế bào của mô thai nhi sẽ giảm. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với não bộ vì sẽ gây nên sự chậm phát triển không hồi phục.

Canxi: tổng lượng canxi mẹ cho thai trước khi sanh vào khoảng 30g. Một phụ nữ được dinh dưỡng tốt trước mang thai dự trữ trên 1.000g để sử dụng.

Sắt: tổng lượng sắt cần cho mẹ trong suốt thai kỳ là khoảng 840mg. Nói chung, nguồn sắt dự trữ của mẹ có thể cung cấp khoảng 300mg sắt cho thai kỳ, tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các thai phụ đều không có đủ lượng sắt dự trữ này nên thai phụ cần uống thêm viên sắt bổ sung với liều 60mg sắt nguyên tố/ngày ngay khi phát hiện có thai.

Iốt: thiếu iốt trước và trong quá trình mang thai sẽ sinh ra trẻ đần độn, nếu thiếu nhẹ thì có thể dẫn đến chậm phát triển khả năng nhận thức và vận động của trẻ. Để phòng ngừa thiếu iốt một cách hiệu quả, thai phụ nên sử dụng muối iốt hàng ngày trong ăn uống và chế biến thực phẩm.

Kẽm: thai phụ cần khoảng 15mg kẽm từ chế độ ăn hàng ngày. Thiếu kẽm thường xảy ra ở những thai phụ có chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc, ít thực phẩm nguồn gốc động vật, nhiều chất ức chế hấp thu kẽm hoặc thai phụ bị bệnh đường tiêu hoá ảnh hưởng đến hấp thu kẽm, hoặc đa thai. Ngược lại, nếu lượng kẽm bổ sung cao (khoảng 50mg/ngày) sẽ làm giảm hấp thu sắt và đồng. Kẽm có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, mầm của các loại hạt.

Vitamin A: thiếu vitamin A dẫn đến sanh non, thai chậm phát triển, và sơ sinh nhẹ cân. Do đó, chế độ ăn cần có thực phẩm giàu tiền sinh tố A (rau xanh đậm, củ quả vàng cam đậm). Tuy nhiên, vitamin A liều cao có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Vitamin D: thiếu vitamin D trong suốt thai kỳ gây rối loạn chuyển hoá canxi dẫn đến hạ canxi huyết, tetany (co giật do thiếu canxi), giảm sản men răng của trẻ và chứng nhuyễn xương ở mẹ. Đối với những thai phụ không tiếp xúc ánh nắng trong suốt thai kỳ thì cần được bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, liều cao vitamin D sử dụng trong suốt thai kỳ có thể dẫn đến chứng hẹp động mạch và sự phát triển xương bất thường ở trẻ.

Folate và vitamin B12: chế độ ăn có đủ folate từ trước khi mang thai và trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ phòng ngừa được khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, folate cần cho sự tăng trưởng của thai và phòng ngừa thiếu máu hồng cầu to ở thai phụ. Cung cấp đủ folate sẽ tránh được những biến chứng trong thai kỳ như nhau bong non, xuất huyết, sơ sinh nhẹ cân, bất thường bẩm sinh. Nhu cầu folate trong suốt thai kỳ là 400mg/ngày. Có thể tăng folate trong khẩu phần bằng cách: ăn nhiều thực phẩm giàu folate (mầm lúa mì, gan, thận, đậu đỗ, các loại hạt, rau xanh, trái cây đặc biệt là cam, dâu tây, lê, dưa hấu), ăn thực phẩm bổ sung folate, hoặc bổ sung axít folic dưới dạng thuốc. Những thai phụ ăn chay trường rất cần được bổ sung vitamin B12, là một loại vitamin chỉ có ở thực phẩm nguồn gốc động vật. Trẻ sinh ra từ phụ nữ có chế độ ăn thiếu vitamin B12 sẽ có nguy cơ cao bị chậm tăng trưởng.

Nước: thai phụ cần uống tối thiểu hai lít nước mỗi ngày. Bên cạnh nước chín, nên chọn các loại thức uống cung cấp dưỡng chất như nước trái cây tươi, sữa…

Thuốc bổ: những thai phụ có chế độ ăn không đủ nhu cầu dinh dưỡng (như kém dung nạp lactose, ăn chay, ăn kiêng hoặc đa thai) thì cần được bổ sung thuốc bổ đa sinh tố hoặc khoáng chất để giảm nguy cơ khiếm khuyết phát triển trí não, cải thiện chức năng miễn dịch.

Nhu cầu dinh dưỡng cho sản phụ

Năng lượng và dưỡng chất Phụ nữ trưởng thành Phụ nữ mang thai Phụ nữ cho con bú
Năng lượng (kcal) 2.200 – 2.600 Thêm 400 – 500 Thêm 500 – 700
Protein (g) 70 – 90 Thêm 10 – 18 Thêm 20 – 25
Vitamin A (mg) 500 800 850
Vitamin D (mg) 5 5 5
Vitamin E (TE, mg) 12 12 18
Vitamin C (mg) 70 80 95
Thiamin (mg) 1,1 1,4 1,5
Riboflavin (mg) 1,1 1,4 1,6
Niacin (NE, mg) 14 18 17
Vitamin B6 (mg) 1,3 1,9 2
Folate (mg) 400 600 500
Vitamin B12 (mg) 2,4 2,6 2,8
Canxi (mg) 700 1000 1000
Phospho (mg) 700 700 700
Sắt (mg) (*) 30 – 60 Thêm 15 – 30 Thêm 15 – 30
Kẽm (mg) 3 – 10 5 – 20 5 – 20
Iốt (mg) 150 200 200
Selenium (mg) 26 26 – 30 35 – 40
(*) Sự tăng nhu cầu sắt cho thai kỳ không thể đạt được bằng chế độ ăn hoặc từ dự trữ của cơ thể nên phải bổ sung 30 – 60mg sắt mỗi ngày.
]]>
https://meyeucon.org/14317/me-tron-de-con-vuong/feed/ 0
Acid folic quan trọng với phụ nữ mang thai https://meyeucon.org/13246/acid-folic-quan-trong-voi-phu-nu-mang-thai/ https://meyeucon.org/13246/acid-folic-quan-trong-voi-phu-nu-mang-thai/#comments Tue, 19 Oct 2010 14:45:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=13246 Acid folic (hay còn gọi là vitamin B9) là một vitamin nhóm B. Phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ cần phải bổ sung thêm một lượng acid folic vì loại vitamin này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của phôi thai ở giai đoạn đầu thai kỳ.

Uống acid folic trước khi thụ thai và trong một vài tuần đầu của thai kỳ có thể phòng ngừa được 70% các trường hợp dị tật ống thần kinh. Vậy ống thần kinh là gì? Vì sao dị tật ống thần kinh là những dị tật nặng? Và acid folic có vai trò như thế nào trong phòng ngừa các khuyết tật của cấu trúc quan trọng này?

Thoát vị màng não tủy (ảnh bên trái là hình cột sống bổ dọc giữa, ảnh bên phải là hình chụp từ sau lưng).

Ống thần kinh và dị tật ống thần kinh

Ở một phôi thai đang phát triển trong bụng mẹ thì hệ thần kinh sơ khai nhất có hình dạng một cái ống nằm dọc sau lưng trẻ. Ống thần kinh này dần dần sẽ phát triển thành tủy sống, não và xương bao quanh não, tủy, tức là cột sống và xương sọ.

Nếu có một bất thường nào đó xảy ra trong quá trình ống thần kinh phát triển để tạo thành não tủy thì dị tật ống thần kinh sẽ xuất hiện. Dị tật ống thần kinh là một trong những loại dị tật bẩm sinh thường gặp nhất có thể gây nên tàn tật và thậm chí tử vong.

Các dị tật ống thần kinh có thể nhẹ nhàng khó phát hiện hoặc rất nặng nề gây thai chết lưu hoặc chết sớm sau sinh. Các dị tật ống thần kinh theo thứ tự từ nhẹ đến nặng là tật nứt đốt sống, thoát vị màng não, thoát vị màng não tủy, quái thai vô sọ.

Tật nứt đốt sống có thể nhẹ nhàng (nứt đốt sống ẩn) hoặc rõ ràng gây thoát vị màng não ra dưới da.

Thoát vị não là một phần não và màng não thoát vị ra ngoài qua một chỗ khuyết của hộp sọ.

Quái thai vô sọ là thai không có vòm sọ và gần như không có luôn cả các bán cầu đại não. Trường hợp này là nặng nhất và luôn tử vong. Các thể nhẹ hơn vẫn có thể gây tàn tật như rối loạn đại tiểu tiện, liệt hai chi dưới…

Tác dụng của acid folic

Chế độ ăn bình thường không cung cấp đủ nhu cầu acid folic của cơ thể. Hầu hết phụ nữ đều thiếu acid folic. Phụ nữ có khả năng sinh nở có nhu cầu từ 0,4 đến 0,5 mg acid folic mỗi ngày. Rất khó ước lượng được lượng acid folic đưa vào cơ thể vì nó phụ thuộc vào cách bảo quản và chế biến thực phẩm. Các loại thực phẩm có nhiều acid folic là rau xanh, cam, chuối.

Do vậy việc bổ sung acid folic là điều cần thiết. Vì có đến một nửa các trường hợp có thai là không dự đoán trước, và vì tác dụng phòng ngừa dị tật ống thần kinh của acid folic chỉ có tác dụng trong một vài tuần đầu. Nếu đợi đến lúc biết có thai rồi mới uống acid folic thì đã quá muộn. Bất cứ người nào cũng có khả năng sinh con bị dị tật ống thần kinh! Acid folic là một loại thuốc rất rẻ tiền có thể phòng ngừa được 70% các trường hợp này. Chính vì vậy mà các thầy thuốc sản khoa, nhi khoa và dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung acid folic hằng ngày. Liều bổ sung hàng ngày cho những phụ nữ không có nguy cơ là 0,4-0,5mg. Nên tiếp tục uống acid folic cho đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ. Trên thị trường hiện nay có viên acid folic hàm lượng 5mg hoặc viên Fumafer B9 kết hợp sắt (200mg) với acid folic (1mg). Theo chúng tôi thì phụ nữ Việt Nam có tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt rất cao nên việc uống bổ sung 1 viên Fumafer B9 khi có thai là hợp lý.

Những phụ nữ nào cần đặc biệt quan tâm?

Một số phụ nữ có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh cao hơn những người khác thì cần bổ sung liều acid folic cao gấp 10 lần so với bình thường, tức là 5mg mỗi ngày và phải được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

Những phụ nữ có nguy cơ cao nếu người này (hoặc chồng) đã có một con bị dị tật ống thần kinh, bản thân bị dị tật ống thần kinh, có họ hàng gần bị dị tật ống thần kinh hoặc đang uống các thuốc chống động kinh. Phụ nữ bị đái tháo đường type I cũng là người có nguy cơ cao.

TS. BS. Lê Minh Khôi
(BV Đại học Y Dược TP.HCM)

]]>
https://meyeucon.org/13246/acid-folic-quan-trong-voi-phu-nu-mang-thai/feed/ 9