Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Tìm hiểu về viêm họng ở bà bầu https://meyeucon.org/16170/tim-hieu-ve-viem-hong-o-ba-bau/ https://meyeucon.org/16170/tim-hieu-ve-viem-hong-o-ba-bau/#comments Wed, 16 Mar 2011 23:30:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=16170 Thời tiết chuyển mùa rất dễ gây nên viêm họng không chỉ với người bình thường và đặc biệt là các bà bầu. Viêm họng là chứng bệnh thường gặp ở bà bầu trong quý I của thai kỳ.

Nguyên nhân

  • Thay đổi thời tiết, trúng gió.
  • Cơ thể mệt mỏi, bị ốm, nhiễm khuẩn.
  • Virus gây suy giảm hệ miễn dịch.

Một số nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết rằng, do thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm cho niêm mạc họng kém, dễ bị viêm nhiễm. Đó cũng là lý do giải thích vì sao phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus trong giai đoạn mang thai.

Ngoài ra, thói quen ăn mặn cũng có khả năng gây nên tình trạng viêm họng. Vì ăn mặn sẽ giảm bớt sự bài tiết nước bọt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi trong miệng. Hơn nữa, ăn mặn có thể làm giảm sức đề kháng của niêm mạc họng.

Biểu hiện

Có 2 cấp độ viêm họng thường thấy ở bà bầu là viêm họng cấp và viêm họng mạn tính.

  • Viêm họng cấp: Có biểu hiện sốt, đau họng, ho, tắc nghẹt mũi.
  • Viêm họng mạn tính: Triệu chứng bao gồm khô họng, ngứa họng, ho húng hắng, họng tăng tiết dịch nhày, hơi thở hôi…

Phương pháp khắc phục

  • Ngừng hút thuốc (nếu bạn có thói quen này), tránh xa môi trường có khói thuốc lá. Khói thuốc khiến cho cổ họng của bạn bị viêm nhiễm nặng nề hơn.
  • Bổ sung dưỡng chất: Sự suy giảm hệ miễn dịch gây nên tình trạng mệt mỏi, suy nhược, chảy nước mũi, viêm họng… có thể do thiếu chất. Sắt, kẽm, các loại Vitamin A, C… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn hiệu quả.
  • Đồng thời, bạn cũng nên ăn nhiều loại thức ăn giàu vitamin B như gan động vật, các loại sữa, giá đỗ… có tác dụng làm vết thương mau lành, tiêu viêm sưng đường hô hấp. Những thức ăn có chất keo như móng giò, cá, hải sản… cũng có tác dụng làm lành chỗ viêm họng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Nếu tình trạng viêm họng kèm theo các dấu hiệu như cảm cúm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, không nên tự mình dùng thuốc điều trị. Nếu không, thuốc sẽ gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.

– Nếu nguyên nhân của viêm họng là do vi khuẩn, bạn có thể được điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc được chỉ định trong thời gian mang thai là beta lactam (sử dụng theo đơn của bác sĩ).

– Nếu nguyên nhân của viêm họng do virus thì không cần sử dụng kháng sinh. Bạn chỉ cần điều trị dứt điểm triệu chứng cảm cúm là được. (Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt có thể gây dị tật thai nhi trong quý I của thai kỳ hoặc làm thai nhi ngộ độc (trong quý II, III). Có thể sử dụng nhóm thuốc hạ sốt như paracetamol nhưng cần tuân theo sự chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ. Kể các những loại thuốc ho có tính chất thảo mộc, bạn cũng không nên tùy ý sử dụng.

Nhiều thai phụ mắc sai lầm khi cho rằng những loại thuốc ngậm sẽ an toàn. Thành phần cơ bản của thuốc ngậm là kháng sinh, chất chống viêm, giảm phù nề và hương liệu (cam, chanh, bạc hà…). Các bác sĩ khuyến cáo rằng, bất kể một loại thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi nên thuốc ngậm cũng có khả năng hấp thụ vào máu người mẹ, qua nhau thai vào trong cơ thể em bé trong bụng. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng nước muối ấm pha loãng để sát khuẩn họng.

Cách phòng tránh

  • Luôn dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, thoáng đãng để đề phòng những loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Bạn nên đặc biệt chú ý giữ gìn sao cho phòng ngủ luôn thoáng khí mà không bị gió lùa trực tiếp.
  • Không đến thăm hoặc tiếp xúc với những người bị cảm cúm vì bạn có thể bị lây nhiễm cảm cúm và mắc chứng viêm họng.
  • Nếu phải đi ra ngoài đường, bạn nên đeo khẩu trang (loại khẩu trang y tế tốt hơn loại thường vì nó có khả năng lọc bụi và ngăn ngừa vi khuẩn).
  • Có thể súc miệng với nước muối loãng hoặc nước súc miệng để sát trùng răng, miệng và bảo vệ cổ họng.
  • Bàn chải đánh răng bị nhiễm khuẩn cũng có thể trở thành thủ phạm gây viêm họng. Bạn nên pha một cốc nước muối nóng hàng sáng để vệ sinh bàn chải trước khi đánh răng.
  • Uống nước lạnh rất dễ gây viêm họng vì nó làm nhiệt độ ở họng giảm đột ngột. Bạn không nên uống nước lạnh, nhất là trong những ngày giá rét. Nên pha ấm nước và uống từ từ, từng ngụm nhỏ.
  • Bạn nên tập thói quen cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, nên ăn các loại hoa quả tươi, rau xanh được hấp, luộc… Hạn chế những loại thức ăn rán, xào, khô, cay và nhiều chất béo.

Một lời khuyên cho các bà bầu: không chủ quan khi bị đau họng

Một báo cáo của trung tâm bà mẹ và trẻ em cho thấy sự gia tăng các trường hợp bị nhiễm trùng cổ họng (gọi là Strep A). Tình trạng này có thể dễ dàng được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng cũng có khi nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cho phụ nữ mang thai.

Triệu chứng bao chỉ là đau họng nhẹ (hoặc nhiễm trùng da) nhưng phụ nữ mang thai và người vừa sinh con rất dễ tiến triển thành nhiễm trùng. Báo cáo cho thấy, nhiều người mẹ xuất hiện những triệu chứng nhẹ nhưng đi khám bác sĩ lại phát hiện dấu hiệu của bệnh nặng hơn. “Nhiều người mẹ và gia đình họ không nhận ra họ đang bị bệnh và họ cũng không có những triệu chứng đáng để bận tâm” – báo cáo nêu rõ.

Lời khuyên dành cho tất cả người mẹ là phải lưu ý đến vệ sinh, rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi sử dụng giao thông công cộng.

]]>
https://meyeucon.org/16170/tim-hieu-ve-viem-hong-o-ba-bau/feed/ 6
Một số bài thuốc tự nhiên chữa viêm họng cho bà bầu https://meyeucon.org/15056/mot-so-bai-thuoc-tu-nhien-chua-viem-hong-cho-ba-bau/ https://meyeucon.org/15056/mot-so-bai-thuoc-tu-nhien-chua-viem-hong-cho-ba-bau/#comments Wed, 22 Dec 2010 00:00:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=15056 Điều trị viêm họng cho phụ nữ mang thai thường được bác sĩ khuyến cáo hạn chế sử dụng thuốc, bởi bất kể một loại thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi, kể cả các loại thuốc ngậm, một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thụ vào máu và thai nhi.


Vì vậy, khi đang mang thai hay cho con bú nếu bị viêm họng tốt nhất hãy dùng các bài thuốc tự nhiên khỏi được bệnh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi.

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà (Khoa Phụ – Bệnh viện Y học cổ truyền) khuyên thai phụ sử dụng một số bài thuốc sau đây để trị bệnh viêm họng:

  • Chanh và muối: Thái chanh thành những lát nhỏ trộn với muối hạt ngậm khi mới viêm họng. Ngày ngậm ít nhất 5 lần. Thai phụ cũng có thể hòa chanh với nước muối uống. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng là cách trị viêm họng hiệu quả.
  • Cà rốt: Cà rốt ép lấy nước, cho 2 – 3 thìa mật ong vào cốc nước cà rốt quấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp này theo tỉ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 7 phút.
  • Bột nghệ: Lấy 1/2 cốc nước nóng cho 1/2 thìa bột nghệ, một ít muối. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm. Nếu bị viêm họng kèm với ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.
  • Gừng, chanh và mật ong: Lấy 01 thìa nước gừng và 01 thìa mật ong trộn với nhau. Ăn hỗn hợp gừng và mật ong, sau đó uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng. Một cách khác là dùng 1/2 cốc nước ấm, cho vào 03 thìa nước chanh, 01 thìa mật ong, 01 thìa nước gừng. Khuấy đều lên và nhấp từng ngụm nhỏ một, ngày 3 lần sẽ giảm viêm họng nhanh chóng.
  • Trà và mật ong: Hãy cho một thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm 1/2 quả chanh vắt sẽ giúp thai phụ giảm được viêm họng.
  • Củ cải tươi: Nếu ho và viêm họng dẫn tới bị khàn tiếng, mất tiếng, hãy dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống. Nấu cháo củ cải ăn nóng với hành và tía tô cũng giúp thai phụ hết bị viêm họng, mất tiếng.
  • Tỏi và sữa nóng: Giã nhỏ 3 – 4 nhánh tỏi, rồi hòa với một cốc sữa nóng (có thể dùng sữa cho bà Bầu) hãm từ 10 – 15 phút, lọc lấy nước uống trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc sẽ giảm viêm họng nhanh chóng.
  • Lá tía tô: Lá tía tô tươi, nghiền lấy nước uống 5 lần trong ngày. Ngoài ra, có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng. Ăn cháo nóng nhiều hành, tía tô, hạt tiêu sẽ tiêu diệt được vi khuẩn vùng họng.
]]>
https://meyeucon.org/15056/mot-so-bai-thuoc-tu-nhien-chua-viem-hong-cho-ba-bau/feed/ 3
Viêm họng nhưng không sốt có ảnh hưởng tới thai nhi không? https://meyeucon.org/15055/viem-hong-nhung-khong-sot-co-anh-huong-toi-thai-nhi-khong/ https://meyeucon.org/15055/viem-hong-nhung-khong-sot-co-anh-huong-toi-thai-nhi-khong/#comments Tue, 21 Dec 2010 23:50:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=15055 Hỏi: Tôi mang thai được 5 tháng, trong thời kỳ mang thai tôi hay viêm họng nhưng không sốt, viêm họng thường xuyên vào mỗi buổi tối. Vậy xin hỏi như thế có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Trả lời: Trước hết chúng ta cần phải phân biệt rõ tình trạng viêm họng của bạn xảy ra ở ba tháng đầu của thai hay từ tháng thứ tư đến tháng thứ năm. Vì trong ba tháng đầu thường là thời kỳ trong phôi có sự biệt hóa thành các cơ quan và bộ phận của cơ thể, do vậy khi bạn mắc bệnh trong giai đoạn này thì cần đặc biệt chú ý nhiều hơn. Nếu bạn mắc bệnh từ tháng thứ tư trở đi thì không mấy lo lắng lắm.

Tùy nguyên nhân mà viêm họng biểu hiện bằng những triệu chứng khác nhau. Để chẩn đoán chính xác bác sĩ rất cần khai thác nhiều triệu chứng từ người bệnh. Nếu bạn chỉ có cảm giác đau họng vào buổi tối đặc biệt khi đi ngủ thì rất có thể tình trạng viêm họng này là do trào ngược, tình trạng này hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai.

ThS.BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG
(Khoa tai mũi họng BV FV TP.HCM)

]]>
https://meyeucon.org/15055/viem-hong-nhung-khong-sot-co-anh-huong-toi-thai-nhi-khong/feed/ 13
Có nên dùng kháng sinh điều trị viêm họng khi mang thai? https://meyeucon.org/15054/co-nen-dung-khang-sinh-dieu-tri-viem-hong-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/15054/co-nen-dung-khang-sinh-dieu-tri-viem-hong-khi-mang-thai/#comments Tue, 21 Dec 2010 23:45:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=15054 Hỏi: Hiện tôi đang có thai 30 tuần, tôi bị ho 4 ngày nay, ho rất nhiều, đau cuống họng nữa, đặc biệt là buổi tối ho nhiều mất ngủ Sáng nay tôi uống 2 viên Amoxicillin Vay thuốc này có ảnh hưởng đến thai nhi và bé không Hoặc tôi phải uống thuốc gì, làm gì cho hết ho . Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Viêm họng ở phụ nữ có thai là loại bệnh lý tương đối phổ biến, chiếm tới khoảng 70% số phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.

Các nhà khoa học giải thích rằng đây là giai đoạn thay đổi nội tiết làm sức đề kháng của niêm mạc họng kém, chính vì thế phụ nữ mang thai rất hay nhiễm các loại vi khuẩn, virut. Trong giai đoạn này, thai nhi đang ở quá trình hình thành các bộ phận của cơ thể, vì vậy việc sử dụng thuốc phải an toàn và hợp lý, tránh những nguy cơ gây biến dị cho thai.

Viêm họng có hai loại là viêm họng cấp và viêm họng mạn tính.

Viêm họng cấp biểu hiện bằng sốt, đau họng, ho, có thể kèm theo ngạt tắc mũi.

Nếu viêm họng do vi khuẩn, phải điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc an toàn nhất cho phụ nữ có thai là beta lactam. Việc điều trị phải tuyệt đối tuân thủ theo bác sĩ. Đối với các trường hợp viêm họng do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: sốt, ho, đau họng…

Thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng là nhóm thuốc chống viêm không steroid. Tuy nhiên với phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu có thể gây quái thai và trong 3 tháng cuối lại dễ gây các rối loạn ở phổi, liên quan đến việc đóng ống động mạch của bào thai trong tử cung, có thể kéo dài thời gian mang thai và làm chậm quá trình chuyển dạ. Có thể sử dụng được thuốc hạ sốt, giảm đau dẫn xuất anilin như paracetamol.

Thuốc ho chỉ sử dụng khi triệu chứng ho làm ảnh hưởng tới thai như sảy thai…

Rất nhiều phụ nữ có thai sử dụng thuốc ngậm tại chỗ cho rằng thuốc chỉ tác dụng lên vùng họng để giảm viêm mà không có tác dụng phụ gì. Nhưng thực ra bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú, bởi dù là thuốc dùng tại chỗ song một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thụ vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ.

Thuốc ngậm tại chỗ: Các loại thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm đang có bán trên thị trường hiện nay có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm có chứa kháng sinh, nhóm không chứa kháng sinh và nhóm có chứa thêm chất giảm đau. Nhóm có chứa kháng sinh bao gồm: mybacin, lysopain; nhóm không chứa kháng sinh gồm có: strepsin; mekothrocin; nhóm có chứa kháng sinh cũng thường có chứa thêm chất giảm đau (benzoncain, papain).

Kháng sinh có mặt trong thành phần của thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm thường là bacitracin. Sobitol (có tác dụng kháng khuẩn) cũng là một chất thường có trong thành phần của thuốc. Ngoài ra, trong thuốc còn có chất lysozym có tác dụng chống viêm, giảm phù nề. Một số loại có thêm tinh dầu bạc hà cho thơm.

Tuy nhiên khi viêm họng, phụ nữ có thai và đang cho con bú, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu, chỉ nên súc họng bằng nước muối pha loãng hoặc điều trị bằng thuốc chấm họng không ảnh hưởng tới thai nhi.

Viêm họng mạn biểu hiện bằng triệu chứng khô họng, ngứa họng, ho húng hắng, họng tăng tiết dịch nhày, hơi thở hôi…

Trong trường hợp đang có thai có thể sử dụng một số bài thuốc đông y như chế phẩm viên ngậm từ xạ can, cao cồn xạ can, cát cánh, trần bì, la hán, kha tử… cũng có tác dụng tốt trong điều trị viêm họng, giảm đau, chống viêm tấy, làm mềm và ẩm niêm mạc họng, kích thích xuất tiết, giảm phản xạ ho…

Amoxicillin thường được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn nha khoa… Nghiên cứu thực nghiệm trên quá trình sinh sản của chuột đã chứng minh khi dùng chế phẩm theo đường uống và tiêm đều không gây dị dạng. Tuy nhiên, nên cần tránh sử dụng thuốc ở người mang thai nhất là trong 3 tháng đầu, trừ trường hợp cần thiết do thầy thuốc chỉ định.

Amoxicillin là thuốc dùng theo kê đơn của bác sĩ, bạn không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định. Theo chúng tôi, bạn nên đi khám để có sự tư vấn điều trị phù hợp nhất!

Chúc bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh!

]]>
https://meyeucon.org/15054/co-nen-dung-khang-sinh-dieu-tri-viem-hong-khi-mang-thai/feed/ 16
3 vấn đề cần biết về chứng viêm họng khi mang thai https://meyeucon.org/8570/viem-hong-khi-mang-thai-co-nguy-hiem/ https://meyeucon.org/8570/viem-hong-khi-mang-thai-co-nguy-hiem/#comments Tue, 20 Jul 2010 01:00:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=8570 Tại sao phụ nữ mang thai lại hay bị viêm họng? Liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không? Cần chú ý gì với việc điều trị chứng viêm họng trong thai kỳ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những vấn đề này bạn nhé!

Nguyên nhân gây bệnh

Virus

Viêm họng do virut (chiếm 70-85%). Những loại virus này có thể làm cho hệ thống miễn dịch suy yếu, dẫn đến đau và sưng cổ họng.

Vi khuẩn

Đau cổ họng có thể được gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn. Ví dụ như phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu, liên cầu…. Viêm amidan có thể gây ra đau cổ họng nghiêm trọng, cả trước và sau khi phẫu thuật.

Ô nhiễm môi trường

Nếu chị em thường xuyên làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại… thì sẽ có nguy cơ bị viêm họng rất cao.

Axit trào ngược

Một khi các dịch dạ dày tràn vào thực quản, gây ra chứng ợ nóng. Dịch dạ dày có thể trở lại cổ họng thông qua tất cả các con đường, kích thích cổ họng và thực quản rất nhiều. Điều này làm nhiều phụ nữ mang thai bị viêm họng.

Triệu chứng

Bệnh xuất hiện những triệu chứng ban đầu như ngứa trong họng; khản tiếng; có khi sốt, nhức đầu, đau họng khi nuốt..

Khi chị em đi khám họng thì bác sĩ sẽ thấy niêm mạc họng có màu đỏ và tăng xuất tiết. Còn nếu bệnh là do nguyên nhân từ vi khuẩn và amidan thì niêm mạc họng sẽ có giả mạc màu trắng hoặc là màu vàng xám bao quanh.

Một số lưu ý khi điều trị

Nhiều chị em khi bị viêm họng thường tự ý dùng thuốc ngậm tại chỗ, vì các chị em cho rằng đây là bệnh nhẹ nên có thể sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai thì loại thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, vì vậy khi sử dụng thuốc chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhé.

Phương pháp điều trị an toàn nhất là lấy dịch ở họng rồi đem đi tiến hành nuôi cấy để xác định xem loại vi khuẩn nào gây bệnh và sư dụng loại vi khuẩn đó để làm kháng sinh đồ. Để đảm bao an toàn cho cả 2 mẹ con thì việc điều trị bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý dùng các phương pháp điều trị khác.

Nếu bị viêm họng nặng để giảm đau chị em nên dùng nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid. Tuy nhiên, đối với thai phụ thì trong quí đầu có thể gây ra quái thai và trong quí cuối lại dễ gây các rối loạn về đường hô hấp, liên quan đến việc đóng ống động mạch của bào thai trong tử cung, điều này sẽ làm thời gian mang thai của chị bị kéo dài, đặc biệt là làm cho quá trình chuyển dạ bị chậm lại.

Để tốt nhất cho thai nhi chị em nên điều chị bằng kháng sinh kết hợp với việc thường xuyên sát khuẩn vùng họng bằng nước muối sinh lý ngậm và vào mỗi buổi sáng súc họng với dung dịch kiềm loãng. Dùng khăn ấm đắp quanh hai bên cổ để cổ không bị lạnh. Hoặc chị em có thể sử dụng một số vị thuốc nam như cây xạ can (rẻ quạt).

]]>
https://meyeucon.org/8570/viem-hong-khi-mang-thai-co-nguy-hiem/feed/ 18