Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Thu, 25 Apr 2024 11:06:55 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Dấu hiệu khi trẻ viêm họng vào hè và cách phòng tránh https://meyeucon.org/27475/dau-hieu-va-cach-phong-tranh-khi-tre-viem-hong-vao-he/ https://meyeucon.org/27475/dau-hieu-va-cach-phong-tranh-khi-tre-viem-hong-vao-he/#respond Fri, 03 May 2013 01:00:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=27475 Bé bị viêm họng thường kèm theo quấy khóc, kém bú, chán ăn nên cha mẹ dễ nhầm tưởng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ bị viêm họng mùa hè? Cách phòng tránh như thế nào?

Làm dịu cơn đau họng cho bé

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm thì đồ uống ấm, trà (loại dành riêng cho bé) hoặc nước luộc rau có thể làm dịu ổ họng bị đau. Không nên thêm mật ong vào trà cho đến khi bé được khoảng một tuổi, vì mật ong chứa bào tử gây độc có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Cũng có thể cho bé uống nước lọc hoặc nước táo ép mát.
Nếu bé bị đau họng nặng, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho bé (thường là acetaminophen và ibupronfen). Tuyệt đối không cho bé uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở bé.

Mùa nóng, sức đề kháng của bé giảm, kém ăn nên dễ viêm đường hô hấp.
Mùa nóng, sức đề kháng của bé giảm, kém ăn nên dễ viêm đường hô hấp.

Dấu hiệu nên đưa bé đi khám

Bé bị viêm họng thường kèm theo quấy khóc, kém bú, chán ăn nên cha mẹ dễ nhầm tưởng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng. Nếu bé sốt cao, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều thì nên đưa đi khám. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, đưa đi khám ngay khi bé xuất hiện dấu hiệu bị sốt. Bé khoảng 3-6 tháng tuổi, sốt đến khoảng 38,3 độ C là nghiêm trọng. Bé trên 6 tháng tuổi sốt ở mức 39 độ C thì cần cảnh báo.

Nếu bé bị đau cả ở khoang miệng, bạn nên đưa đi kiểm tra. Đưa đi khám nếu bé dưới 3 tháng tuổi sốt đến 38 độ C hoặc hơn. Cũng nên đưa bé đi khám sớm nếu cổ họng có dấu hiệu bất thường như sưng (tấy) đỏ; nghi ngờ bé nuốt phải dị vật (bé không thể mở to miệng vì đau); hơi thở trở nên khó nhọc; kém bú (ăn) và quấy khóc liên tục.

Trường hợp nhập viện khẩn cấp thường khá hiếm. Đó là tình huống bé bị nhiễm khuẩn cổ họng tới mức không thể ăn, uống được bất kỳ thứ gì; bé khó thở, sốt cao và chảy dãi liên tục. Không nên cố ép bé ngồi xuống, mở to miệng để kiểm tra; cũng tránh ép bé phải ăn, uống vì chỉ khiến bé khó thở hơn. Tốt nhất, nên đưa bé đi khám sớm.

Trường hợp đau họng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc; nếu không dùng thuốc, hệ miễn dịch của bé sẽ tự “chiến đấu” với virús gây bệnh và chiến thắng chúng trong vòng vài ngày đến một tuần. Trong khoảng thời gian này, bé cần được nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Nếu nghi ngờ bé bị nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cho bé. Tùy từng loại bệnh, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc cụ thể. Cha mẹ nên tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc cho con vì nếu tự ngưng thuốc giữa chừng, vi khuẩn có khả năng tấn công trở lại và khiến họng của bé bị đau trầm trọng hơn.

Cách phòng tránh

Vi khuẩn và virus có thể là thủ phạm gây đau họng cho bé. Bạn nên vệ sinh bàn tay của bé thường xuyên (vì các bé có thói quen mút tay – mầm bệnh sẽ theo đó vào khoang miệng).

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, cha mẹ nên sắm dụng cụ nấu ăn riêng cho bé (không chung đụng với người thân trong nhà). Vệ sinh bàn tay người lớn thường xuyên, nhất là mỗi lần thay tã cho bé.

Có thể dùng máy điều hòa nhiệt độ trong phòng bé nhưng nên lưu ý cách sử dụng để không khiến bé bị viêm họng:

  • Không nên đặt bé nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng của bé nên được duy trì ở mức 24-26oC.
  • Khi không sử dụng điều hòa, nên mở phòng của bé cho thoáng khí. Nên thường xuyên vệ sinh điều hòa để tránh nhiễm bẩn.

Sử dụng quạt hợp lý. Tương tự như điều hòa, không nên để quạt thốc trực tiếp vào vùng mặt của bé. Có thể bật quạt hướng thẳng vào tường, phía chân của bé khi bé ngủ. Ở vị trí này, hơi mát từ quạt có thể lan tỏa khắp phòng và khiến bé ngủ ngon.

Nếu bé ngủ chung giường với bố mẹ, có thể bật và cho quạt quay nhẹ bên ngoài màn. Tốt nhất, người lớn nên nằm ngoài (tiếp xúc trực diện với hướng gió) và để bé ngủ ở vị trí bên trong. Nhiều người mẹ chọn cách quạt tay cho bé trong những ngày nhiệt độ không quá cao.

Không nên để bé quá nóng. Nhiều người mẹ lo con bị lạnh, dễ viêm họng nên tìm cách ấp ủ bé quá nóng như mặc áo dài tay hoặc đắp chăn cho bé trong thời tiết mùa hè. Khi ấy, bé có khả năng dễ bị toát mồ hôi. Lượng mồ hôi này không được thoát ra bên ngoài, dễ hấp thu ngược lại cơ thể bé nên càng khiến bé có khả năng bị viêm họng.

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.Đưa bé từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến bé bị đau họng. Do đó, trước khi đưa bé từ trong phòng có điều hòa nhiệt độ ra bên ngoài, bạn nên chuyển bé sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10-15 phút; cuối cùng, bạn mới nên đưa bé ra ngoài trời.

Không tắm sau khi bé vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi. Nếu tắm ngay sau khi bé ra nhiều mồ hôi thì trẻ dễ bị viêm họng hoặc mắc chứng cảm lạnh, do sự thay đổi thân nhiệt đột ngột.

Nên lưu ý đến việc sử dụng bàn chải và cách vệ sinh răng, miệng cho bé. Những loại vi khuẩn cư trú trên bề mặt bàn chải có khả năng gây các chứng bệnh trong khoang miệng của bé. Trước mỗi lần đánh răng, bạn nên nhúng bàn chải của bé vào một cốc nước ấm, có pha muối nhạt. Cách này cũng giúp loại bỏ phần nào vi khuẩn gây bệnh có trong bàn chải. Sau khi bé đánh răng, bạn nên cho bé súc miệng bằng nước muối ấm, pha nhạt.

Hạn chế cho bé dùng đá lạnh, ăn kem hoặc uống nước lạnh. Đây được coi là một trong những món ăn khoái khẩu của các bé. Các loại nước uống và đồ ăn lạnh nếu được dùng thường xuyên sẽ gây chứng viêm họng cho bé.

Chú ý những kỳ nghỉ mát dành cho bé. Nếu ngâm mình trong bể bơi hoặc khu vực nước biển liên tục (nhiều giờ liền) có thể khiến các bé mắc bệnh về hô hấp.

Những tác nhân từ môi trường xung quanh như khói thuốc lá, khói than tổ ong, bụi bẩn, lông chó (mèo), phấn hoa… cũng khiến tình trạng viêm họng của bé trầm trọng hơn.

]]>
https://meyeucon.org/27475/dau-hieu-va-cach-phong-tranh-khi-tre-viem-hong-vao-he/feed/ 0
Nguy hiểm khi trẻ bị tái viêm họng liên tục https://meyeucon.org/17164/nguy-hiem-khi-tre-bi-tai-viem-hong-lien-tuc/ https://meyeucon.org/17164/nguy-hiem-khi-tre-bi-tai-viem-hong-lien-tuc/#comments Mon, 23 May 2011 21:36:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=17164 Viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A có đặc trưng riêng, làm trẻ rất mệt mỏi, lười ăn và có thể kèm cảm giác đau đầu, đau bụng. Đáng nói, bệnh dễ tái phát nêu chưa điều trị triệt để và có thể để lại biến chứng thấp tim nguy hiểm.

Một tháng, 2 lần tái phát viêm họng liên cầu

Chỉ trong vòng 1 tháng qua, bé Minh Khang (4 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) đã phải 4 lần tới bác sĩ vì viêm họng liên cầu, đổi 3 lần thuốc và dùng nhiều loại kháng sinh mạnh…. Chị Hương, mẹ bé Minh Khang cho biết, mỗi lần thấy con sốt mệt (không chơi đùa), ôm đầu, ôm bụng kêu đau, chị đều đưa con đi khám, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cụ thể, sau 4 ngày uống kháng sinh lần đầu không đỡ (bé đột nhiên sốt trở lại, ho rũ rượu như ho gà), chị đã đưa con đi khám và được đổi thuốc. Chỉ được 1 ngày, bé chuyển thở rít, thấy rõ ngực lõm qua mỗi lần thở, gia đình vội đưa vào viện thì đã bị viêm phế quản phổi, uống cùng lúc hai kháng sinh mạnh.

Trẻ hay bị tái phát viêm họng dễ có biến chứng nguy hiểm

Vậy mà chỉ nửa tháng sau khi dứt thuốc, hết ốm, bé lại bị hâm hấp sốt và rồi lặp lại tình trạng đau đầu, đau bụng và nằm bẹp. “Dù lo lắng nhưng mình không hề nghĩ tới khả năng con tái nhiễm viêm họng liên cầu khuẩn cho tới khi đi khám”, chị Hương kể. Sau 4 ngày điều trị, bác sĩ khẳng định bé không có nguy cơ biến chứng.

Không cảnh giác cao độ như chị Hương nên con của chị Hạnh, cháu T.T.P (14 tuổi ở Nam Định) đã bị thấp tim do biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Chị Hạnh cho biết: “Vì cháu ốm liên miên nên lâu rồi mình cũng mất thói quen đưa con đi bác sĩ khám kê đơn, toàn tự cho con dùng thuốc. Nhưng đợt này, vừa khỏi viêm họng lại thấy con liên tục kêu đau chân, có đêm không ngủ được dù được mẹ nắn chân, bôi dầu… nên mình mới đưa con lên khoa Nhi BV Bạch Mai khám. Bác sĩ xác định cháu bị thấp tim do biến chứng viêm họng, buộc phải điều trị, theo dõi lâu dài”.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, bệnh thấp tim là một biến chứng nguy hiểm của viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh. Thấp tim là bệnh hay tái phát, gây tổn thương van tim với nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh và nếu không điều trị có thể gây các biến chứng tại van tim như hẹp van hai lá, hở van hai lá, hẹp van động mạch chủ… và cuối cùng là sẽ dẫn đến suy tim.

Viêm họng cấp do vi-rút thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, chỉ cần dùng thuốc điều trị triệu chứng giảm sốt, giảm ho thì bệnh sẽ lui dần. Trẻ sốt cao nhưng khi hạ sốt vẫn chạy nhảy, chơi đùa.

Còn viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là. Dấu hiệu cơ bản nhất của viêm họng do liên cầu khuẩn là trẻ sốt, mệt mỏi, lưỡi bẩn, đau họng, đau đầu, đau bụng. đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau… Riêng hiện tượng sưng nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân.

Nguy cơ cao ở trẻ lớn

TS Dũng cho biết, viêm họng là bệnh phổ biến ở trẻ em, thường là do vi rút nên không gây nguy hiểm và tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Chỉ có khoảng 20-30% các ca viêm họng là do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, bệnh dễ gây biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận nếu không được điều trị triệt để. Tuy nhiên, theo TS Dũng, cái khó khi bị bệnh là cha mẹ không thể xác định bệnh do vi rút hay do vi khuẩn để từ đó dùng hay không dùng thuốc kháng sinh.

Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A thường hay gặp ở lứa tuổi trên 5, trong khi đó, trẻ càng lớn thì phụ huynh càng chủ quan, không để ý kỹ các biểu hiện bệnh và thường tự mua thuốc điều trị.

Còn tình trạng tái phát viêm họng liên cầu khuẩn thường là do phụ huynh tự ý dừng thuốc sau 2-3 ngày đã tự ý dùng thuốc. “Điều này cực kỳ nguy hiểm, vì thực chất, bệnh mới chỉ đỡ mà chưa khỏi hẳn. Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ bị lờn thuốc do không điều trị triệt để”, TS Dũng nói.

Để phòng bệnh viêm họng, quan trọng là phải nghỉ ngơi, giữ ấm. Giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân. Bệnh nhân nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.

]]>
https://meyeucon.org/17164/nguy-hiem-khi-tre-bi-tai-viem-hong-lien-tuc/feed/ 8
Có nên cắt bỏ Amidan cho trẻ? https://meyeucon.org/16127/co-nen-cat-bo-amidan-cho-tre/ https://meyeucon.org/16127/co-nen-cat-bo-amidan-cho-tre/#respond Thu, 10 Mar 2011 13:28:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=16127 Nhiều bà mẹ cho rằng sau khi cắt amidan, trẻ sẽ bị viêm nhiễm do vi khuẩn hay virut chạy thẳng vào phổi gây viêm phổi nên rất băn khoăn.

Amidan là tên gọi chung cho các hạch lympho tập trung lại thành đám nằm ở họng tạo thành một vòng bạch huyết Waldayer gồm có amidan vòm (V.A), amidan khẩu cái, amidan lưỡi.

Amidan được coi là nhóm tân bào dùng để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất ra chất IgG rất cần thiết trong miễn dịch giúp cơ thể trẻ chống trọi lại với bệnh tật.

Amidan là nơi diệt trùng mạnh nhất so với các cơ quan cùng nhóm. Khi vi khuẩn xâm nhập vào họng, amidan sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt số vi khuẩn này, loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể của chúng ta. Vì vậy có thể nói Amiđan là “bộ phận” có lợi trong cơ thể.

Khoảng hơn hai mươi lăm năm trước đây, việc chữa trị các bệnh liên quan đến việc đau cổ họng mãn tính ở trẻ thường được áp dụng là cắt bỏ amiđan. Hoặc để phòng các bệnh nhiễm khuẩn vùng họng việc phẫu thuật amiđan đã được tiến hành.

Ngày nay, các bác sĩ biết rằng đôi khi viêm amiđan có thể phát triển nhanh hơn, do đó, nếu điều này chưa ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của con bạn, các bác sĩ sẽ đề nghị một tiến hành phương pháp tiếp cận chữa trị trước khi đề xuất phương án phẫu thuật.

Căn cứ vào những nghiên cứu về tình trạng viêm amiđan mãn tính nghiêm trọng ở trẻ, các bác sĩ cho thấy lợi ích của việc loại bỏ amidan cho những trẻ đã có 3 hoặc 5 lần bị viêm, nhiễm trùng amidan trong hai năm. Việc phẫu thuật cắt bỏ amiđan và nạo V.A là không cần thiết trừ khi các con gặp phải 7 lần viêm, nhiễm trùng trong một năm hoặc 5 lần viêm, nhiễm trùng trong mỗi hai năm.

Trong trường hợp trẻ đang bị viêm amidan cấp; hoặc đang trong vùng có bệnh nhân bị dịch sốt xuất huyết, cúm…, những trẻ có các bệnh về máu như máu khó đông, suy giảm tiểu cầu, leucemi cấp, leucemi kinh… đều không được chỉ định tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amiđan

Tuy nhiên, cắt amiđan (và nạo V.A) sẽ được đề nghị tiến hành nếu amiđan của con bạn quá lớn gây cản trở lớn khi trong quá trình thở hoặc nuốt, hoặc trong tình trạng con của bạn được chẩn đoán có thể bị ngưng thở trong khi ngủ do tắc nghẽn, hoặc khiến trẻ khò khè phải ngừng thở trong một thời gian ngắn khi ngủ và thường xuyên phải thức dậy suốt trong đêm. Cắt bỏ amidan cũng chính là một biện pháp tránh viêm phế quản, viêm phổi bằng cách loại trừ ổ viêm là amidan cho con của bạn.

]]>
https://meyeucon.org/16127/co-nen-cat-bo-amidan-cho-tre/feed/ 0
Trẻ bị sổ mũi rồi viêm họng có thể do viêm VA https://meyeucon.org/15688/tre-bi-so-mui-roi-viem-hong-co-the-do-viem-va/ https://meyeucon.org/15688/tre-bi-so-mui-roi-viem-hong-co-the-do-viem-va/#respond Mon, 17 Jan 2011 22:08:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=15688 Hỏi: Xin hỏi bác sỹ, bé nhà em được 15 tháng, sau lần đầu bị số mũi rồi thành viêm tiểu phế quản thì cháu rất hay bị sổ mũi rồi xuống họng thành ho. Đợt này cháu lớn hơn nên thời gian không bị cũng đã kéo dài hơn. Nhưng cứ mỗi lần sổ mũi là thể nào cháu cũng bị xuống họng, ho rồi khò khè. ngày nào nhà em cũng rỏ nước muối mà cháu vẫn bị vậy phải làm thế nào ạ? Em cám ơn nhiều ạ.

Trả lời: Chào bạn, Bé thường xuyên bị sổ mũi và nước mũi chảy ra phía sau để xuống họng thì cần lưu ý con bạn bị viêm VA. VA là thể sùi nằm phía sau lỗ mũi (khác với amidan nằm trong họng) rất thường hay bị viêm. Trẻ bị viêm VA thường hay chảy mũi xanh. Viêm VA có thể gây viêm tai giữa nếu không điều trị tốt. Bạn nên cho bé đến khám tai mũi họng – nhi để được điều trị kháng sinh thích hợp. Nếu dùng kháng sinh không hiệu quả có thể các bác sĩ sẽ nạo VA cho bé.

Chúc con bạn mạnh khỏe,

]]>
https://meyeucon.org/15688/tre-bi-so-mui-roi-viem-hong-co-the-do-viem-va/feed/ 0
Viêm mũi họng do dị ứng thời tiết https://meyeucon.org/15363/viem-mui-hong-do-di-ung-thoi-tiet/ https://meyeucon.org/15363/viem-mui-hong-do-di-ung-thoi-tiet/#comments Tue, 04 Jan 2011 22:15:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=15363 Thời tiết biến đổi thất thường và liên tục trong thời gian gần đây ở miền Bắc đã khiến cho nhiều người bị mắc các triệu chứng viêm mũi, họng, trong đó có nhiều trẻ em.


Để có thể phòng tránh tốt nhất căn bệnh khó chịu này, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên bảo vệ mũi trước sự xâm nhập của thời tiết hanh khô và khói bụi trước khi bảo vệ họng vì mũi chính là cánh cửa nhạy cảm khiến cho các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập bởi viêm mũi dị ứng chính là nguyên nhân hàng đầu gây viêm họng ở người.

Giờ đây quan điểm tách biệt giữa mũi và họng không còn được thịnh hành trên thế giới bởi theo các chuyên gia y tế, quan niệm về các bệnh mũi, họng phải là một. Khi mũi bị viêm sẽ sinh ra dịch chảy xuống họng khiến họng rất dễ bị viêm nhiễm dẫn đến viêm họng. Hơn thế, khi bị viêm mũi, người ta sẽ không tự thở bằng mũi như thông thường mà sẽ phải thở bằng miệng. Vô hình chung, lượng không khí đi từ ngoài vào cơ thể không được làm ấm và thanh lọc như bình thường sẽ đi thẳng xuống họng. Lúc này họng sẽ dễ dàng bị lạnh và tổn thương khiến cho các bệnh về đường hô hấp dễ xâm nhập. Tình trạng này gây khó tập trung suy nghĩ, đôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bệnh viêm mũi, họng cũng rất dễ phát sinh trong thời tiết khô lạnh, và thường kéo dài, nếu để lâu có thể trở nặng, thành mãn tính.

Một số triệu chứng điển hình có thể gặp ở hầu hết người bị viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, chảy mũi nước, đặc biệt là hắt hơi hàng tràng liền nhất là lúc sáng sớm, vừa mới ngủ dậy. Khi viêm mũi dị ứng đã thành bệnh mạn tính thì có thể có hiện tượng nghẹt mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu (những triệu chứng này rất dễ nhầm với viêm xoang). Nhiều trường hợp niêm mạc họng bị kích thích gây viêm còn có kèm theo hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn gây bệnh cơ hội. Vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu cho thấy có một tỷ lệ người lành mang vi khuẩn này nhưng chúng không gây bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm và có hiện tượng viêm do kích thích… thì chúng trở nên gây bệnh cho ngay cơ thể mà nó đang ký sinh. Các loại vi khuẩn như vậy gọi là vi khuẩn gây bệnh cơ hội như vi khuẩn S.pneumoniae, H. influenzae.

Một số trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài có thể có gây nên loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa chính là viêm mũi dị ứng theo mùa. Loại viêm mũi dị ứng này tùy thuộc rất lớn vào thời tiết thay đổi theo từng mùa do xuất hiện các loại dị nguyên trong gió như phấn hoa, nấm mốc, các loại bụi nhất là bụi gần các khu công nghiệp, bụi ở vùng có tình trạng vệ sinh kém. Chúng ta cũng nên biết thêm là ngoài viêm mũi dị ứng theo mùa còn có viêm mũi dị ứng quanh năm.

Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng và không thuộc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh cấp cứu nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh và do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người bệnh. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị thoả đáng thì nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang dị ứng, polýp mũi, polýp xoang… Một đặc điểm nữa của bệnh viêm mũi dị ứng là trong điều trị cũng còn gặp không ít khó khăn và bệnh hay tái phát.

]]>
https://meyeucon.org/15363/viem-mui-hong-do-di-ung-thoi-tiet/feed/ 5
Trẻ bị ho và nôn có khả năng do bị viêm họng https://meyeucon.org/15235/tre-bi-ho-va-non-co-kha-nang-do-bi-viem-hong/ https://meyeucon.org/15235/tre-bi-ho-va-non-co-kha-nang-do-bi-viem-hong/#comments Wed, 29 Dec 2010 22:23:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=15235 Hỏi: Thưa bác sỹ, trước đây con em không bị nôn, nhưng bắt đầu được 10 tháng thì cháu mọc răng, sổ mũi và ho. Em cho cháu uống kháng sinh sau khi đã ăn no, do thuốc quá đắng nên cháu bị nôn. Giờ em không cho uống thuốc nữa và chỉ cho cháu ăn vừa phải chứ không ăn no, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày nhưng sau lần đấy (cách đây 3 tuần) cháu rất dễ bị nôn lúc đang ăn hoặc sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

Tuy cháu không nôn thường xuyên (trong 3 tuần nôn khoảng 4 – 5 lần) nhưng em rất lo. Em xin chi tiết thêm, Cháu phát triển bình thường (10 tháng 10kg), cháu mọc chiếc răng đầu tiên lúc tròn 10 tháng tuổi đúng lúc cháu mọc răng thì cháu bị sổ mũi và ho vài tiếng. Cháu bị như vậy khoảng 2 tuần, sau khi khỏi bệnh được mấy ngày em lại thấy cháu mọc chiếc răng thứ 2 và lại bị sổ mũi. Vậy xin hỏi bác sỹ con em bị gì ạ? Cháu bị sổ mũi và nôn có phải do mọc răng hay do cháu bị viêm tai giữa hoặc viêm màng não… không? Em có cần cho con đi khám không ạ? Chân thành cảm ơn bác sỹ!

Trả lời: Nôn, trớ là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, nhất là khi trẻ bị viêm mũi – họng. Con em có triệu chứng chảy mũi, ho như vậy có khả năng cháu bị viêm họng, các triệu chứng này không liên quan gì đến mọc răng cả, cháu cũng không bị viêm tai giữa hay viêm não gì cả, vì viêm tai giữa thường kèm theo sốt cao, nếu không điều trị kịp thời trẻ có thể bị chảy mủ tai, còn viêm não lại càng không phải vì viêm não trẻ nôn vọt, kèm theo co giật, nếu không điều trị kịp thừi trẻ có thể bị hôn mê. Nếu trong 3 tuần mà chỉ nôn có 4 – 5 lần thì chẳng có gì phải lo ngại cả.

Tuy nhiên nếu quá lo lắng em cũng có thể cho bé đi khám BS để xem mức độ viêm họng của cháu thế nào, nếu cần dùng thuốc BS sẽ kê đơn. Còn chế độ ăn em nên chia nhỏ nhiều bữa, không ép khi trẻ không muốn ăn, vì con em hiện tại cũng đang bị thừa cân rồi, không cần ép cháu ăn nhiều nữa.

Bác sỹ Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng Quốc gia

]]>
https://meyeucon.org/15235/tre-bi-ho-va-non-co-kha-nang-do-bi-viem-hong/feed/ 3
Bệnh viêm mũi họng ở trẻ khi thời tiết thay đổi https://meyeucon.org/15144/benh-viem-mui-hong-o-tre-khi-thoi-tiet-thay-doi/ https://meyeucon.org/15144/benh-viem-mui-hong-o-tre-khi-thoi-tiet-thay-doi/#comments Sat, 25 Dec 2010 15:59:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=15144 Viêm mũi họng là chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, lúc chuyển mùa. Trong thời tiết lạnh hiện nay của miền Bắc, các bậc cha mẹ nên chú ý nhiều hơn đến con trẻ để phòng bệnh cũng như điều trị kịp thời bệnh viêm mũi họng cho các cháu.


Thời tiết thay đổi trẻ dễ mắc

Viêm mũi họng ở trẻ em có đặc điểm là hay tái phát, những lần tái phát có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ còn bú mẹ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm trùng một số loại virus, vi khuẩn như Adeno virus, Rhino virus, liên cầu khuẩn.

Thêm vào đó là một số yếu tố thuận lợi như chuyển mùa, mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, khói bụi, nhà không kín bị gió lùa sẽ khiến virus dễ dàng phát triển, xâm nhập khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn. Mặt khác trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ đẻ non, cơ địa dị ứng hoặc đang mắc bệnh mạn tính hoặc bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch, như sởi, cúm… cũng là những yếu tố thuận lợi cho viêm mũi họng tái phát.

Trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 – 6 lần trong một năm, tần số có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo, sau đó giảm dần. Chính vì vậy chúng ta không nên quá lo lắng khi thấy con đi nhà trẻ vài ngày lại phải nghỉ vài ngày vì ho, sổ mũi. Tuy nhiên nếu tái phát quá nhiều có thể dẫn đến các biến chứng như viêm màng não, viêm tai…

Triệu chứng

Triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là trẻ sốt cao, có khi 39 – 40°C, ho húng hắng hoặc ho từng cơn như co thắt kèm theo đó là tắc, ngạt mũi, chảy nước mũi cả hai bên làm trẻ phải há miệng để thở, tiếng thở khò khè. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kích động, bỏ ăn, bỏ bú vì tắc mũi. Một số trẻ còn bị nôn trớ và ỉa chảy, thậm chí khi sốt cao trẻ có thể bị lên cơn co giật. Quan sát họng khi trẻ há miệng thấy niêm mạc họng xung huyết đỏ, tăng tiết dịch nhầy bóng, nhưng không có mủ hoặc giả mạc.

Mỗi đợt bệnh như vậy kéo dài khoảng 2-4 ngày sau đó các triệu chứng giảm dần, trẻ có thể khỏi bệnh nhưng dễ tái phát, và khi tái phát nhiều lần có thể dẫn đến những biến chứng cấp tính nguy hiểm như viêm mủ tai giữa, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, mất nước do sốt cao, viêm xoang có thể dẫn đến viêm màng não rất nguy hiểm.

Đặc biệt khi trẻ bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A, có thể dẫn tới biến chứng viêm cầu thận cấp, hoặc bệnh thấp tim, các biến chứng này thường xuất hiện khoảng một vài tuần sau khi trẻ hết viêm họng, trẻ có thể tử vong hoặc gây nhiều di chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ và thể lực của trẻ về sau này.

Điều trị như thế nào?

Về vấn đề điều trị, thuốc kháng sinh chỉ nên dùng khi có biến chứng hoặc đe doạ có biến chứng, điều trị triệu chứng bằng các thuốc giảm phù nề, xung huyết mũi họng như alpha chymotrypsin, nếu trẻ sốt thì hạ sốt bằng chườm mát hoặc thuốc hạ sốt như paracetamol (Efferalgan), khi trẻ tắc mũi có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 4-5 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi.

Đối với trẻ lớn cần hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối loãng, còn trẻ nhỏ hơn phải vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng gạc mềm, sạch. Ngoài ra cần nâng cao thể trạng cho trẻ bằng cách cho ăn uống đủ chất, nếu trẻ bỏ bú phải cho trẻ uống sữa bằng thìa. Chú ý không nên dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của thầy thuốc, vì có thể sẽ làm bệnh nặng hơn.

Phương phápphòng bệnh

Phòng bệnh bằng cách vệ sinh mũi họng, răng miệng hàng ngày cho trẻ, giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh, phòng ngủ của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng, tránh khói bụi hoặc gió lùa. Nâng cao sức đề kháng của trẻ bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi, cho trẻ đi tiêm chủng theo định kỳ. Ngoài ra cần phải chăm sóc điều trị tốt các trẻ bị viêm mũi, họng thông thường, phát hiện sớm các biến chứng để điều trị kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/15144/benh-viem-mui-hong-o-tre-khi-thoi-tiet-thay-doi/feed/ 6
Phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ trong mùa lạnh https://meyeucon.org/14908/phong-benh-tai-mui-hong-cho-tre-trong-mua-lanh/ https://meyeucon.org/14908/phong-benh-tai-mui-hong-cho-tre-trong-mua-lanh/#respond Sun, 19 Dec 2010 18:22:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=14908 Mùa đông – xuân, thời tiết diễn biến bất thường, chính là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virus phát triển mạnh gây nhiều bệnh về tai mũi họng ở trẻ em. Khi thời tiết thay đổi, bé rất dễ bị viêm nhiễm trong mũi.

Có nhiều tác nhân có thể gây viêm mũi cho bé, như do virus, do nhiễm khuẩn, do khói thuốc lá, do bụi hoặc do trào ngược dạ dày thực quản. Vào mùa lạnh, sức đề kháng cơ thể của trẻ có phần giảm sút nên nguy cơ bị viêm nhiễm mũi cũng cao hơn. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần chú ý chăm sóc mũi cho bé để phòng bệnh trong mùa lạnh.

Một bệnh về họng mà trẻ hay gặp trong mùa lạnh là viêm amidan. Trẻ bị viêm amidan cấp sẽ sốt cao từ 39 – 40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm amidan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng. Để phòng tránh viêm amidan, cha mẹ cần:

– Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là cổ và tay chân.

– Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, dạy trẻ đánh răng đúng cách, súc miệng bằng nước muối pha loãng.

– Tránh để trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế cho bé chơi, thổi bong bóng.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

– Đảm bảo chế độ ăn của trẻ có dinh dưỡng đầy đủ, nhiều hoa quả và vitamin để tăng sức đề kháng.

Viêm mũi họng ở trẻ nhỏ, cũng dễ dẫn tới trường hợp trẻ bị viêm tai giữa. Viêm tai giữa có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ở trẻ như gây thủng màng nhĩ, làm giảm sức nghe. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tới những biểu hiện ở trẻ để phát hiện bệnh kịp thời.

Để phòng tránh các bệnh trong mùa lạnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo hơn:

– Cho trẻ mặc ấm, giữ không cho bị lạnh ngực, tránh nơi gió lùa.

– Không để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ.

– Tăng cường dinh dưỡng, nhất là cho trẻ ăn các thức ăn nóng.

– Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

– Khắc phục triệt để thói quen ngoáy mũi và mút tay của trẻ.

– Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra khi trẻ mắc bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/14908/phong-benh-tai-mui-hong-cho-tre-trong-mua-lanh/feed/ 0
Viêm họng – Nguy hiểm khi nào? https://meyeucon.org/13394/viem-hong-nguy-hiem-khi-nao/ https://meyeucon.org/13394/viem-hong-nguy-hiem-khi-nao/#respond Fri, 29 Oct 2010 13:47:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=13394 Viêm họng là một bệnh phổ biến trong cộng đồng, nhất là khi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay ở các thành phố, khu công nghiệp. Tỷ lệ mắc nhiều ở trẻ em dưới 7 – 8 tuổi. Có tới 200 chủng virut gây viêm họng và thường tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Ngược lại nếu cơ thể yếu, sức đề kháng giảm, người bệnh có thể bị bội nhiễm các vi khuẩn. Trong đó nguy hiểm nhất là loại liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.

Khám bệnh cho trẻ tại BV Nhi đồng 1 – TP. Hồ Chí Minh.

Khi nào viêm họng được gọi là nguy hiểm?

Viêm họng được gọi là nguy hiểm khi nguyên nhân gây viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A. Nguyên nhân là do vỏ của loại liên cầu này có cấu trúc gần giống cấu tạo của màng thận, màng tim, màng khớp, do đó khi mắc bệnh và không được điều trị kịp thời cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại loại liên cầu này, đồng thời tấn công cả vào thận, tim và khớp gây viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim để lại hậu quả rất nặng nề cho bản thân người bệnh nhân và cộng đồng.

Theo các bác sĩ, một số yếu tố quan trọng để phát hiện viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A bao gồm:

– Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao 30-40oC, người mệt mỏi.

– Khám họng thấy có mủ trắng bẩn ở khe, hốc amiđan hai bên. Sờ thấy hạch dưới hàm cả hai bên, di động, ấn đau.

– Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao khi lấy máu làm xét nghiệm.

Phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu

Khi mới thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm họng, người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để khám phát hiện hoặc loại trừ loại viêm họng nguy hiểm này và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp nhất. Mỗi loại viêm họng đều có những nguyên nhân khác nhau trừ những đợt có dịch. Mỗi nguyên nhân lại gây ra những tổn thương đặc thù mà dựa vào các dấu hiệu có trên niêm mạc họng cụ thể khi đó bác sĩ sẽ đưa ra cách xử trí hợp lý nhất như có dùng kháng sinh hay không dùng kháng sinh, nếu phải dùng thì sử dụng nhóm kháng nào đem lại hiệu quả cao cho bản thân người bệnh, tránh tình trạng lạm dụng thuốc. Cách điều trị tốt nhất là lấy dịch họng đem nuôi cấy xác định loại vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.

Điều trị thường kết hợp với sát khuẩn vùng họng bằng nước muối sinh lý ngậm họng, súc họng với dung dịch kiềm loãng. Khí dung mũi họng theo chỉ định bằng tinh dầu bạc hà, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm dạng hòa tan. Đắp khăn nóng vào hai bên cổ.

Phòng bệnh rất biện pháp rất quan trọng, đặc biệt khi có dịch viêm mũi họng. Giữ ấm vùng cổ, tránh ngồi, ngủ, tắm… ở nơi có gió lùa. Ăn nhiều hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và mũi họng.

Bác sĩ Trần Quốc Ninh

]]>
https://meyeucon.org/13394/viem-hong-nguy-hiem-khi-nao/feed/ 0
Thuốc ho trẻ em Holdacef có thể gây viêm âm đạo https://meyeucon.org/12967/thuoc-ho-tre-em-holdacef-co-the-gay-viem-am-dao/ https://meyeucon.org/12967/thuoc-ho-tre-em-holdacef-co-the-gay-viem-am-dao/#respond Sat, 09 Oct 2010 14:50:50 +0000 https://meyeucon.org/12967/thuoc-ho-tre-em-holdacef-co-the-gay-viem-am-dao/ Thời tiết thay đổi, nhiều trẻ em bị viêm họng, viêm phế quản. Một số phụ huynh thấy con có các triệu chứng như ăn uống hay trớ, ho, sốt… được bác sĩ chẩn đoán là viêm họng, viêm amiđan…

Holdacef là dược phẩm khá phổ biến, được chế xuất dưới dạng bột pha hỗn hợp dung dịch uống chỉ định dùng cho trẻ em để điều trị những nhiễm khuẩn như viêm amiđan, viêm họng, viêm phế quản cấp và mạn tính, apxe phổi…

Liều dùng, trẻ trên 6 tuổi mỗi lần 500mg, dùng 2 lần mỗi ngày; Trẻ từ 1 – 6 tuổi, mỗi lần 250mg, dùng 2 lần mỗi ngày; Trẻ dưới 1 tuổi, dùng 25mg/kg mỗi ngày.

Một số tác dụng bất lợi mà bệnh nhân có thể gặp phải như: các biểu hiện của viêm ruột kết có màng giả, tiêu chảy, đặc biệt dị ứng dạng phát ban, mày đay, giãn mạch. Các phản ứng này thường giảm sau khi ngừng thuốc.

Một số phản ứng như ngứa bộ phận sinh dục, nhiễm cadida sinh dục, viêm âm đạo cũng có thể xảy ra nên bạn cần tới khám bác sĩ để có những lời khuyên và cách xử lý.

Bạn cũng cần chú ý, sau khi pha thuốc thì bảo quản thuốc dưới 30 độ và lắc đều khi dùng.

ThS.BS Thu Quyên

]]>
https://meyeucon.org/12967/thuoc-ho-tre-em-holdacef-co-the-gay-viem-am-dao/feed/ 0