Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa? https://meyeucon.org/26046/nguyen-nhan-khien-tre-bi-viem-tai-giua/ https://meyeucon.org/26046/nguyen-nhan-khien-tre-bi-viem-tai-giua/#comments Sat, 05 Jan 2013 23:00:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=26046 Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng thường không được phát hiện kịp thời bởi những biểu hiện của bệnh khá nhỏ, và luôn khiến cha mẹ chủ quan. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết trẻ bị viêm tai giữa là gì? 

Viêm tai giữa (VTG) ở trẻ nhỏ được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Đây là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi với nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng đắn, đóng vai trò quyết định trong tiên lượng bệnh, phòng ngừa biến chứng và các hậu quả lâu dài đối với trẻ.

Tai được chia làm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong

1. Tai ngoài:

Gồm vành tai và ống tai ngoài.

Viêm tai giữa là bệnh rất thường gặp ở bên trong tai trẻ em.

2. Tai giữa:

Gồm màng tai và một hốc xương gọi là hòm tai. Màng tai (còn gọi là màng nhĩ – tympanic membrane) là một màng mỏng hình bầu dục, lõm ở giữa, nằm hơi nghiêng ra sau, ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa, bịt lên hòm tai như màng trống bịt vào tang trống. Màng tai tuy có lớp xơ ở giữa tương đối chắc, nhưng lại rất dễ bị phá hủy gây thủng khi có viêm nhiễm hoặc ứ đọng dịch trong tai giữa.

Màng tai cũng dễ bị rách thủng khi có các chấn thương cơ học (chọc, ngoáy vào tai), chấn thương áp lực (lặn sâu, bị tát vào tai, sức ép do bom đạn…) hoặc chấn thương âm. Tai giữa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ chế sinh lý nghe, nhất là hệ thống màng nhĩ – xương con. Bất kỳ một trục trặc nào trong hệ thống này (thủng màng nhĩ, cứng khớp giữa các xương con, tiêu hỏng 1 trong các xương con, ứ đọng dịch trong hòm tai…) đều gây nên gián đoạn sự dẫn truyền sóng âm vào tai trong và dẫn đến nghe kém hoặc điếc.

3. Tai trong:

Chính là đầu mối thần kinh tiếp nhận các tín hiệu âm thanh truyền qua dây thần kinh thính giác lên não, và nhờ đó mà người ta nghe được. Tai trong nằm trong một hốc xương có hình xoắn 2 vòng rưỡi nên gọi là ốc tai.

Viêm tai giữa ở trẻ em thường là viêm cấp do nhiễm trùng hoặc ứ đọng dịch trong hòm tai mà thành. Do đặc điểm giải phẫu và sinh lý của trẻ em có nhiều điểm khác biệt với người lớn, nên trẻ em thường hay bị VTG cấp hơn:

– Trẻ em hay bị viêm mũi họng, vi khuẩn sẽ từ các ổ viêm này lan lên tai gây nên VTG.

– Ở trẻ em, vòi nhĩ (vòi Ơ-xtat ), nối hòm tai và họng mũi) ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng, nếu em bé khóc, vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai.

– Hệ thống niêm mạc đường hô hấp (niêm mạc mũi họng, niêm mạc hòm tai, niêm mạc khí phế quản…) ở trẻ em rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích hóa, lý và cơ học bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây VTG. VTG cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con… ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ…) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ.

Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng: VTG cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số VII). Chính vì vậy khi phát hiện trẻ em viêm tai giữa cần đến ngay các BS chuyên khoa để điều trị kịp thời. Tất cả các trẻ em bị sốt không rõ nguyên nhân, những trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn… đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh VTG cấp.

]]>
https://meyeucon.org/26046/nguyen-nhan-khien-tre-bi-viem-tai-giua/feed/ 3
Chú ý phòng tránh viêm tai cho trẻ sau khi đi bơi https://meyeucon.org/23780/chu-y-phong-tranh-viem-tai-cho-tre-sau-khi-di-boi/ https://meyeucon.org/23780/chu-y-phong-tranh-viem-tai-cho-tre-sau-khi-di-boi/#respond Fri, 29 Jun 2012 23:00:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=23780 Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (Hà Nội) cho biết, theo thông lệ cứ vào mùa hè số trẻ bị viêm tai do đi bơi lại tăng lên. Nguyên nhân do tiếp xúc với nước bẩn hay do ngoáy tai gây trầy xước.

Nghỉ hè, chị Bình (Gia Lâm, Hà Nội) quyết định cho cô con gái 9 tuổi đi học bơi. Mới được 2 buổi thì cháu đã kêu đau trong tai, sốt, đưa đi khám thì bác sĩ kết luận cháu bị viêm tai cấp.

Cuối tuần trước, bé nhà chị Bình về quê tắm biển, ngồi phao bị lật nên nước có vào trong tai. Nhưng lúc đó, chị nghĩ không sao vì bình thường ở nhà nước vẫn thi thoảng vào tai mà chỉ ù một lúc. Về nhà không thấy con kêu ca gì nên chị cho bé đi học bơi tiếp. Chị còn cẩn thận trang bị cả kính mắt, mũ bơi cho con, nhưng chỉ sau 2 buổi đã thấy phát sinh đủ thứ bệnh.

“Sau buổi đầu thì con ngây ngấy sốt, rồi chảy nước mũi đến buổi thứ hai thì kêu đau tai. Sợ con bị viêm tai giữa, ảnh hưởng đến khả năng nghe, mình mới vội vàng cho đi khám thì thôi rồi, nào là bị viêm mũi, viêm amidan rồi kèm thêm cả viêm tai ngoài cấp”, chị Bình nói.

Sau mỗi lần trẻ đi bơi, tắm biến, cha mẹ cần chú ý vệ sinh đúng cách để phòng tránh bệnh viêm tai ngoài cấp.

“Bác sĩ cho thuốc uống, hẹn sau 10 ngày khám lại mà chẳng hiểu cháu có đi học bơi được tiếp không. Tiền thì mình đã đóng cả rồi, mà đi bơi rồi lại bị tái phát, nó thành mãn tính thì còn khổ nữa”, chị thở dài nói.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (Hà Nội) cho biết, theo thông lệ cứ vào mùa hè số trẻ bị viêm tai do đi bơi lại tăng lên. Nguyên nhân do tiếp xúc với nước bẩn hay do ngoáy tai gây trầy xước.

Khi đi bơi, nhất là ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, nước vào trong tai sẽ đem theo các vi khuẩn và nấm. Thông thường, nước sẽ tự chảy ra ngoài, nhưng đôi khi nó bị đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm.

Với trẻ nhỏ, sự viêm nhiễm ống tai thường bắt đầu bằng tình trạng ngứa, sau đó là đau tức ở tai và sưng tấy. Triệu chứng đau tăng nhiều hơn khi trẻ nhai hoặc khi bị kéo tai. Nặng hơn trẻ có thể thấy đau nhói, chảy mủ, giảm khả năng nghe. Bệnh không khó chữa nhưng nếu không được chữa kịp thời rất dễ dẫn đến viêm tai giữa mãn tính, giảm thính lực, tiến sĩ Dinh khuyến cáo.

Cũng theo bác sĩ, cách vệ sinh tai không đúng sau mỗi lần đi bơi khiến nhiều người dễ bị viêm.

Nhiều người có thói quen sau khi con bơi xong là dùng tăm bông ngoáy, nghĩ rằng như thế tai sẽ sạch. Thực tế, dùng tăm bông lau chùi và ngoáy sâu vào trong tai, các vi khuẩn, bụi bẩn có trong nước hồ bơi nhờ đó mà càng dễ đi sâu vào trong. Ngoài ra, nó có thể khiến bên trong tai bị rách, trầy xước làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn.

Vì thể để phòng tránh bệnh viêm tai khi bơi, cha mẹ cần chú ý chọn những nơi nước tương đối sạch, nên trang bị mũ và nút tai dành cho trẻ. Sau khi tắm hay bơi lội dưới nước, có thể dùng máy sấy tóc thổi khô nước ở trong ống tai hoặc lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều. Ngoài ra, có thể làm khô tai cho con nhẹ nhàng từ vành tai vào ống tai, quận góc nhỏ khăn vải để lau tai cho bé.

Nếu nước vào tai, bạn nên dạy trẻ nghiêng đầu, lắc nhẹ hoặc nhảy lò cò để vẩy nước ra khỏi tai. Đồng thời, kéo vành tai tạo đường thẳng cho nước dễ chảy ra ngoài. Có thể nhỏ các dung dịch sát khuẩn nhẹ (như Betadin 10%, nước muối 0,9%).

Những người đang bị viêm tai ngoài cấp tính nên tránh bơi lội cho đến khi điều trị khỏi. Sau khi viêm tai chữa khỏi hoàn toàn, trẻ có thể tiếp tục đi bơi, tuy nhiên cần bảo vệ đôi tai vì viêm ống tai ngoài rất hay tái phát. Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh.

Khi thấy tai có các biểu hiện như ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng, trắng, sờ vào thấy đau thì nên đi khám.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết, hiện tại hầu hết các bể bơi trên địa bàn thành phố đều quá tải. Trung bình một ngày, một bể có khoảng 200-300 khách. Khi quá tải, chất lượng nước sẽ khó đảm bảo tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh như: da liễu, tiêu chảy, niêm mạc mắt…

Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, người đi bơi không nên uống nhiều rượu, bia hoặc vừa tập quá căng thẳng đã vội xuống bể, rất dễ đột quỵ. Để bảo vệ tóc, ngoài chọn hồ bơi sạch sẽ, cần đội mũ khi bơi, sau khi bơi xong nên gội đầu lại ngay với nước sạch. Đồng thời đeo kính bơi để bảo vệ mắt. Những người mắc các bệnh ngoài da, tiêu hóa (tả lỵ, thương hàn…), huyết áp, tim mạch thì không nên đi bơi.

]]>
https://meyeucon.org/23780/chu-y-phong-tranh-viem-tai-cho-tre-sau-khi-di-boi/feed/ 0
Dấu hiệu viêm tai giữa https://meyeucon.org/15992/dau-hieu-viem-tai-giua/ https://meyeucon.org/15992/dau-hieu-viem-tai-giua/#comments Mon, 21 Feb 2011 12:01:15 +0000 https://meyeucon.org/?p=15992 Hỏi: Con tôi 8 tháng tuổi, mới được các bác sĩ phát hiện bị viêm tai giữa cấp, phải chọc hút màng nhĩ. Xin cho biết cách nhận biết trẻ mắc bệnh này

Trả lời: Viêm tai giữa (VTG) là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa. Bệnh VTG cấp có thể diễn tiến dẫn đến nhiều bệnh lý tai giữa khác như VTG thanh dịch, VTG mủ, VTG có biến chứng. Nguyên nhân thường do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên.

Hai triệu chứng chính của VTG cấp ở trẻ em là đau tai và sốt. Trẻ lớn đã biết nói thường kêu đau trong tai hoặc bị nặng tai, trẻ bé thường kéo tai để làm giảm bớt sự khó chịu. Trẻ nhũ nhi chưa biết nói thường có biểu hiện quấy khóc, kích thích vật vã, dụi tai vào ngực mẹ, ngoài ra trẻ có rối loạn tiêu hóa, ăn kém, nôn, tiêu chảy.

Điều trị VTG cấp bằng các thuốc giảm đau, hạ sốt. Nếu đau vẫn không giảm, phải chỉ định chọc màng nhĩ như trường hợp bác sĩ đã xử trí cho con chị. Chỉ định chọc màng nhĩ khi bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết, không đáp ứng với điều trị kháng sinh, VTG cấp mưng mủ, màng nhĩ phồng dọa vỡ.

VTG nếu điều trị kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến sức nghe do vậy chị cứ yên tâm. Vấn đề quan trọng là phòng biến chứng của VTG, nếu thấy trẻ có biểu hiện đau và sốt lại thì phải đi khám ngay. Chú ý giữ vệ sinh mũi họng để phòng VTG.

]]>
https://meyeucon.org/15992/dau-hieu-viem-tai-giua/feed/ 10
Vì sao bé hay gãi tai? https://meyeucon.org/15161/vi-sao-be-hay-gai-tai/ https://meyeucon.org/15161/vi-sao-be-hay-gai-tai/#respond Sat, 25 Dec 2010 21:48:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=15161 Trong thực tế, nhiều trẻ thường có “tật” gãi tai. Có trẻ gãi tai mà không quấy khóc nhưng ngược lại, có trẻ vừa gãi tai kèm quấy khóc, trong khi mũi hoặc họng lại bị viêm… cha mẹ và những người giữ trẻ nên lưu ý, đừng nghĩ đơn giản chỉ là “ngứa rồi gãi mà thôi!”.


Bé hay gãi tai thường có một số nguyên nhân sau:

  • Nếu chỉ hay gãi tai mà không quấy khóc thì hầu hết là do trong tai có ráy tai, nhất là ráy tai nằm sâu trong tai ba mẹ nhìn không thấy. Đối với những bé này, ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ tai mũi họng để lấy ráy tai, không nên cố lấy ở nhà vì dễ làm chấn thương tai bé.
  • Một số ít là do bé có cơ địa dị ứng, những bé này khi khám tai không phát hiện gì nhưng vì bị dị ứng gì đó có thể bụi nhà, có thể do xà bông tắm gội hay giặt đồ…
  • Bé có thể bị dị ứng thấy ngứa tai. Thường thì những bé này hay bị hắt hơi sổ mũi. Đối với trường hợp này, không nên cho bé nằm phòng máy lạnh, thử thay xà bông tắm gội cũng như xà bông giặt đồ, để ý thức ăn nào ăn xong ngày đó bé hay gãi tai thì nên tránh…
  • Nếu hay đưa tay lên gãi tai kèm quấy khóc, trong khi mũi hoặc họng bé bị viêm thì coi chừng, vi trùng gây viêm mũi họng đã lên tai gây viêm tai giữa. Những bé này thường hay kèm sốt cao. Nên đưa đi khám bác sĩ tai mũi họng. Ngoài soi tai, bác sĩ sẽ cho bé đi đo nhĩ lượng đồ. Tùy theo kết quả nhĩ lượng đồ, bác sĩ sẽ biết bé mới bị tắc vòi nhĩ hay đã viêm tai giữa, nếu viêm tai giữa thì viêm ở mức độ nào, tai giữa có nhiều hay ít dịch… từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác.

BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

]]>
https://meyeucon.org/15161/vi-sao-be-hay-gai-tai/feed/ 0
Mùa đông, coi chừng bé dễ bị nhiễm trùng tai https://meyeucon.org/13964/mua-dong-coi-chung-be-de-bi-nhiem-trung-tai/ https://meyeucon.org/13964/mua-dong-coi-chung-be-de-bi-nhiem-trung-tai/#respond Mon, 22 Nov 2010 21:56:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=13964 Nếu trẻ ho, chảy nước mũi và đột nhiên bị sốt khoảng 3-5 ngày sau đó thì bố mẹ cũng nên kiểm tra tai của bé bởi nó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tai. Trẻ có thể sẽ tỏ ra quấy khóc hơn bình thường, khó khăn khi ăn và nuốt như là trẻđang bị đau đớn. Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ em trước tuổi đến trường, đặc biệt là trong những tháng mùa đông.

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa?

Vấn đề bắt đầu ở ống Eustachian, nơi kết nối tai giữa với đường mũi, cổ họng và chuyển vi khuẩn từ đó đến tai giữa, bất cứ khi nào trẻ ngáp hay nuốt. Ống Eustachian hoạt động bình thường sẽ giúp các chất lỏng thoát trở ra. Nhưng nếu ống bị sưng do dị ứng, cảm lạnh, hoặc nhiễm trùng xoang, chất lỏng có thể bị kẹt trong tai giữa.

Khi đó, bất kỳ vi khuẩn hay virus sống trong môi trường tai có chất lỏng ẩm ướt sẽ phát triển mạnh, gây mủ, tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng và viêm thành viêm tai giữa cấp tính. Sốt xuất hiện như một phản ứng của cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Một lý do nữa khiên trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai là ống Eustachian ngắn và nằm ngang. Khi con bạn lớn lên, các ống sẽ dài ra, thẳng hơn nên sẽ giảm khả năng nhiễm trùng tai.

Điều gì sẽ làm tăng khả năng trẻ bị nhiễm trùng tai?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai, bao gồm:

  • Trẻ bú nằm dễ gây sặc, sữa chảy vào tai
  • Trẻ uống sữa công thức sữa thay vì sữa mẹ nên cơ thể khó chống chọi lại với các vi khuẩn gây hại.
  • Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Trẻ bị ho và cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng tai hơn

Viêm tai có nghiêm trọng không?

Viêm tai gây đau đớn và ảnh hưởng đến ăn, ngủ, sinh hoạt hàng ngày của bé. Nhiễm trùng tai nặng hoặc không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ của trẻ gây ra sẹo hoặc mất thính lực. Bởi vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bé bị viêm tai giữa, bố mẹ cần cho trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và điều trị tích cực. Bé có thể được tư vấn sử dụng kháng sinh và sau 3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

]]>
https://meyeucon.org/13964/mua-dong-coi-chung-be-de-bi-nhiem-trung-tai/feed/ 0
Cho bé nằm ăn dễ bị viêm tai giữa? https://meyeucon.org/13458/cho-be-nam-an-de-bi-viem-tai-giua/ https://meyeucon.org/13458/cho-be-nam-an-de-bi-viem-tai-giua/#comments Mon, 01 Nov 2010 12:38:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=13458 Hỏi: Bé nhà em được 7 tháng và cháu đang ăn bột mặn. Em nghe các chị ở văn phòng nói là không được cho trẻ nằm mà phải bế ở tư thế hơi nghiêng lên, hoặc ngồi ăn. Vì khi nằm sợ bé bị sặc thức ăn gây ra viêm tai giữa. Bác sỹ giải thích giúp em với và cho em phương pháp cho trẻ ăn. Em xin cảm ơn!

Trả lời: Có một số nhân tố có thể làm tăng nguy cơ viêm tai như cho bé ăn, bú nằm hay bé tiếp xúc với khói thuốc lá sớm. Nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá sớm thường có nguy cơ viêm tai nhiều hơn.

Vì thế, cha mẹ không nên cho bé ăn hay bú nằm vì vòi nhĩ (vòi thông giữa tai và vòm mũi họng) của bé ngắn , nằm ngang, và rộng nên khi ăn nằm sữa hay đồ ăn lỏng dễ bị đẩy vào tai giữa gây viêm tai giữa.

Để tránh tình trạng này, cha mẹ nên tập cho trẻ tư thế khi ăn, nếu trẻ có thể ngồi vững thì cho cháu ngồi ghế tập ăn dành riêng cho trẻ nhỏ. Nếu bế trẻ cần giữ tư thế thẳng lưng cho trẻ, để đầu trẻ hơi nghiêng.

Không ẵm trẻ một tay, tay còn lại thì cầm thức ăn nóng hoặc nước uống nóng cùng một lúc dù bạn có cẩn thận đưa bé ra xa.

]]>
https://meyeucon.org/13458/cho-be-nam-an-de-bi-viem-tai-giua/feed/ 1
Viêm tai giữa mạn tính https://meyeucon.org/8979/viem-tai-giua-man-tinh/ https://meyeucon.org/8979/viem-tai-giua-man-tinh/#respond Wed, 21 Jul 2010 12:08:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=8979 Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc của các bộ phận trong tai giữa gây chảy mủ tai. Bệnh xảy ra sau những đợt viêm tai giữa cấp không được chữa trị thích hợp. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn và gây nhiều khó chịu cho người bệnh vì hay tái phát, ảnh hưởng tới học tập và làm việc.

Khi bị viêm tai giữa mạn, tai thường chảy mủ, mủ có thể chảy liên tục, có thể chảy từng đợt, người bệnh nghe kém. Nước chảy ra ban đầu là dịch đục không hôi. Một thời gian sau, nước chảy ra là mủ màu trắng hay vàng, có mùi rất hôi. Nếu không điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên và viêm màng não gây nguy hiểm cho người bệnh. Viêm tai giữa mạn thường có 2 loại, viêm tai giữa mạn tính dịch nhầy và viêm tai giữa chảy mủ mạn tính.

Viêm tai giữa mạn tính dịch nhầy: Với triệu chứng tai chảy dịch nhầy như dịch mũi, nếu lâu ngày không lau tai sạch và không dùng thuốc điều trị có thể thành dịch mủ.

Viêm tai giữa chảy mủ mạn tính gồm:

Viêm tai giữa chảy mủ mạn tính có cholesteatoma: Là loại viêm tai giữa nhiễm khuẩn thường gây tổn thương hệ thống xương con trong hòm nhĩ, phá hủy mê nhĩ và có thể gây ra các biến chứng sọ não rất nặng như: viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, áp xe tiểu não… Triệu chứng, đầu tiên người bệnh nghe kém, chảy mủ tai thường xuyên, nhưng rất hôi.

Viêm tai xương chũm cấp tính: Thường xảy ra sau viêm tai giữa cấp tính không được điều trị dứt điểm, dùng kháng sinh không đúng liều lượng, không phù hợp, nên gây ra biến chứng viêm tai xương chũm. Biểu hiện lâm sàng thường đau tai tăng lên kèm theo sốt, đau nửa đầu dữ dội. Soi tai thấy mủ đặc tai giữa, ấn vùng xương chũm đau.

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm: Là đợt cấp của viêm tai xương chũm mạn tính, bệnh nhân có tiền sử viêm tai xương chũm đã được điều trị nhiều lần, tai đã khô và đỡ ù, đột ngột xuất hiện đau tai, ù tai tăng lên, nghe kém, có thể kèm theo chóng mặt, mủ tai chảy nhiều hơn kèm theo sốt cao, ấn vùng xương chũm rất đau. Trong đợt hồi viêm rất dễ xảy ra các biến chứng như: liệt mặt, viêm mê nhĩ, biến chứng sọ não – áp xe ngoài màng cứng…

Điều trị viêm tai giữa mạn tính phải kiên trì, việc điều trị nội khoa cần được cân nhắc với mức độ tổn thương tai để chỉ định phù hợp.

Tóm lại, việc điều trị viêm tai giữa mạn tính có đạt kết quả tốt hay không phụ thuộc chủ yếu ở người bệnh. Đặc biệt lưu ý, các thuốc uống và thuốc nhỏ tai trong điều trị viêm tai giữa mạn tính phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng, bởi một số thuốc nhỏ tai khi màng nhĩ thủng nếu sử dụng sẽ gây điếc tai không hồi phục, ngay cả việc sử dụng dung dịch ôxy già làm sạch mủ tai cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Thường xuyên giữ vệ sinh tai, nên tránh bụi, nước bẩn vào tai và vệ sinh mũi họng.

BS. Nguyễn Minh Hiệp – Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
https://meyeucon.org/8979/viem-tai-giua-man-tinh/feed/ 0
Trẻ viêm tai giữa có thể điếc nếu bố mẹ sơ ý https://meyeucon.org/8918/tre-viem-tai-giua-co-the-diec-neu-bo-me-so-y/ https://meyeucon.org/8918/tre-viem-tai-giua-co-the-diec-neu-bo-me-so-y/#comments Tue, 20 Jul 2010 12:27:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=8918 Bé Na 1 tuổi, hay sổ mũi, chị Hằng nghĩ con bị dị ứng thời tiết, chỉ nhỏ mũi thông thường. Đến khi biết con bị viêm tai giữa thì tai phải của bé Na đã bị điếc vĩnh viễn.

Các bậc phụ huynh khi thấy con có biểu hiện sổ mũi, sốt, quấy khóc… thường không lo lắng lắm, vì cho rằng đó chỉ là biểu hiện của một số bệnh thông thường, chỉ cần uống thuốc là khỏi, không cần đi khám bác sỹ. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài, sốt, khó chịu trong người…, một trong số nguyên nhân đó là trẻ có thể đã bị viêm tai giữa.

Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng thường không được phát hiện kịp thời bởi những biểu hiện của bệnh khá nhỏ, và luôn khiến cha mẹ chủ quan. Đến khi được đi khám và chẩn đoán bệnh thì bệnh đã khá nặng, nhiều trẻ đã bị điếc… oan vì sai lầm tai hại của cha mẹ.

Khi thấy con có biểu hiện ho, sốt thì nên kiểm tra tai ngay.

Viêm tai giữa xuất phát từ viêm mũi, họng

Chị Hồng và gia đình đã được một phen hoảng hồn khi đưa con đi cấp cứu tại bệnh viện. Cu Tít có nhiều triệu chứng của bệnh cảm như sốt, lạnh, chảy nước mũi, ho… nên chị Hồng chỉ ra hiệu thuốc gần nhà, hỏi dược sỹ và mua một số loại thuốc trị cảm cho con uống.

Nhưng kỳ lạ là căn bệnh kéo dài đến vài tháng cũng không đỡ, con ngày càng gầy, ốm yếu nên gia đình chị mới quyết định cho con vào viện khám.

Tại viện Nhi, cả gia đình hoảng hốt khi bác sỹ kết luận là Tít bị viêm tai giữa khá nặng, gần như thủng màng nhĩ và Tít đã được chuyển sang viện Tai mũi họng.

Tình trạng viêm tai giữa thường xuất phát từ những viêm nhiễm khá nhỏ ở mũi và họng, khiến cha mẹ không để ý nhiều. Vì triệu chứng bệnh không điển hình nên khi phát hiện thì bệnh thường đã trở nặng và nhiều trẻ bị điếc, thủng màng nhĩ.

Quan tâm đến con nhiều hơn

Vì phần lớn các bệnh viêm tai giữa ở trẻ em đều do viêm đường hô hấp, vì tai, mũi, họng thường thông với nhau, khiến các vi khuẩn xâm nhập vào tai dễ dàng. Biểu hiện ban đầu khá giống với cảm cúm thông thường, nặng hơn một chút thì tai của trẻ sẽ chảy ra một chất dịch, nặng hỡn nữa thì trẻ không phản ứng lại với tiếng gọi của người lớn nữa.

Nhiễm trùng ở tai giữa sẽ khiến dịch chảy ra nhiều, chặn các lối thông vào tai, để lâu ngày có thể gây điếc, thậm chí thủng màng nhĩ. Nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ khỏi rất nhanh, chỉ cần 1, 2 tuần là bé khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng gì.

Vì thế, điều quan trọng nhất là cha mẹ không nên chủ quan trước những biểu hiện cảm cúm thông thường của trẻ, cần cho con đi khám bác sỹ khi con bị sỗ mũi, ho, sốt… đặc biệt là không nên tự ý mua thuốc về trị cảm cho con.

Viêm tai giữa thường liên quan đến viêm đường hô hấp.

Phòng ngừa nguy cơ bị điếc cho các bé

  • Nếu thấy trẻ bị cảm, ho, sốt… thì phải điều trị kịp thời và dứt điểm. Để phòng tránh cảm và các đường hô hấp, cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ mũi, họng, tai cho con thường xuyên.
  • Kiểm tra tai của con ngay khi con có triệu chứng giống như bị cảm để kịp thời đưa con đi khám tai, mũi, họng.
  • Khi tắm và gội đầu, không nên để đầu trẻ xuống thấp quá, nước xà phòng tắm chảy vào tai, miệng hoặc mũi cũng là nguyên nhân khiến bé bị viêm tai giữa.
]]>
https://meyeucon.org/8918/tre-viem-tai-giua-co-the-diec-neu-bo-me-so-y/feed/ 2
Nạo VA để tránh biến chứng tai mũi họng https://meyeucon.org/7008/nao-va-de-tranh-bien-chung-tai-mui-hong/ https://meyeucon.org/7008/nao-va-de-tranh-bien-chung-tai-mui-hong/#comments Fri, 09 Jul 2010 12:20:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=7008 Hỏi: Con tôi vừa trải qua đợt viêm phế quản – họng – mũi, sau đó vì ho nhiều nêu cháu bị viêm tai thanh dịch. Bác sĩ cho cháu uống 3 đợt kháng sinh liên tiếp, và bảo có thể sau này cháu phải nạo VA để tránh tái phát. Xin hỏi cách phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ, và tôi có nên cho bé nạo VA không?

Trả lời: Viêm VA kéo dài có thể sẽ gây viêm tai và viêm tai kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé. Do đó, nếu con bạn có viêm tai và chảy mũi kéo dài thì nên nạo VA để tránh những biến chứng trên.

]]>
https://meyeucon.org/7008/nao-va-de-tranh-bien-chung-tai-mui-hong/feed/ 2
Viêm tai giữa trẻ em – Nỗi lo của người lớn https://meyeucon.org/3223/viem-tai-giua-tre-em-noi-lo-cua-nguoi-lon/ https://meyeucon.org/3223/viem-tai-giua-tre-em-noi-lo-cua-nguoi-lon/#comments Thu, 29 Apr 2010 04:12:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=3223 Viêm tai giữa mủ điển hình thường xuất hiện ở trẻ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo vì ở tuổi này tần suất viêm V.A cao. Số lượng trẻ bị mủ trong tai giữa ngày càng tăng. Tại sao mủ lại xuất hiện trong tai giữa? Làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ? Những câu hỏi đó được rất nhiều ông bà, bố mẹ quan tâm.

Quá trình tạo thành mủ tai giữa

Nguyên nhân chính để hình thành mủ trong tai giữa là viêm tai giữa mủ. Mủ xuất hiện trong tai giữa là do niêm mạc tai giữa bị viêm, tăng tiết dịch. Môi trường này của tai giữa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong tai giữa hoặc từ mũi họng tấn công vào tai giữa phát triển hình thành mủ hoặc mủ sẵn có từ mũi họng đi qua vòi tai vào tai giữa khi xì mũi không đúng cách.

Viêm tai giữa mủ xuất hiện khi trẻ bị viêm mũi họng không được điều trị. Tần suất viêm tai giữa hay xuất hiện vào những lúc thời tiết thay đổi, nhất là nhiệt độ chuyển từ nóng sang lạnh. Viêm tai giữa mủ là giai đoạn 2 của viêm tai giữa cấp sau giai đoạn xung huyết.

Làm thế nào để phát hiện ra viêm tai giữa mủ?

Viêm tai giữa mủ thường đi sau viêm mũi họng. Trẻ đang chảy mũi vàng xanh, ngạt tắc mũi đột nhiên xuất hiện đau nhói trong tai, đau lan từ tai lên thái dương hoặc xuống họng. Có thể sốt hoặc không sốt tùy phản ứng của cơ thể trẻ (với trẻ suy dinh dưỡng thường không có sốt). Trẻ kêu trong tai có tiếng ù, sức nghe giảm. Đây chính là giai đoạn xung huyết đã nói, ở giai đoạn này nếu được điều trị ngay, mủ trong tai giữa chưa kịp hình thành thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Nếu giai đoạn này bị bỏ qua, mủ bắt đầu xuất hiện. Lúc này dấu hiệu đau nhức tăng lên đi cùng với sốt tăng. Màng nhĩ bị đẩy phồng do mủ đọng, có thể vỡ, mủ tai được giải phóng thoát ra ngoài. Nếu màng nhĩ không vỡ, mủ đọng trong tai giữa có thể biến chứng vào não gây viêm màng não, liệt mặt… Nếu mủ trong tai giữa không điều trị kịp thời ra khỏi hòm nhĩ sẽ để lại di chứng như viêm tai giữa thanh dịch làm dính chuỗi xương con nằm trong hòm nhĩ để lại hậu quả là sức nghe giảm dần, màng nhĩ bị co kéo, có thể tạo ra chất gọi là cholesteatoma, một loại chất có thể phá hủy xương, gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng…

Giải phóng mủ khỏi tai giữa bằng cách nào?

Mủ tồn đọng trong tai giữa muốn giải phóng ra ngoài chỉ có hai con đường: Thứ nhất, làm thông thoáng vòi tai để mủ chảy từ hòm tai ra mũi họng. Thứ hai là phải trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ trong tai giữa. Trong trường hợp viêm tai giữa mủ để lại di chứng thành viêm tai giữa thanh dịch, người ta phải thực hiện thủ thuật đặt một ống thông ở màng nhĩ với mục đích cân bằng áp lực giữa tai giữa và môi trường bên ngoài nhằm bảo đảm cho niêm mạc tai giữa được sống trong môi trường bình thường. Sau ít nhất khoảng 6 tháng, mủ trong tai giữa được hấp thu dần dần đến hết.

Mủ trong tai giữa cần được xử lý kịp thời và đúng cách với mong muốn trả lại chức năng sinh lý cũng như sức nghe bình thường cho trẻ. Nếu mủ tồn đọng trong tai giữa, sức nghe trẻ sẽ giảm, đặc biệt các tần số trầm, trẻ không nói được những âm trầm như u, m, n, ng… khiến trẻ sẽ thành nói ngọng. Nếu mủ viêm tai giữa cấp tự vỡ, lỗ thủng trên màng nhĩ thường nhỏ, ít khi đủ dẫn lưu được mủ trong tai giữa, lúc này cần chỉ định trích rạch rộng thêm lỗ thủng, dẫn lưu mủ trong tai giữa. Những trường hợp này cần điều trị viêm tai giữa một cách triệt để, sau khi sức nghe được phục hồi, trẻ sẽ được huấn luyện nói lại cho trẻ từng âm, từng vần mà trẻ mắc lỗi. Việc điều trị mang tính kiên trì, do đó phải thuyết phục và giải thích để bố mẹ trẻ kết hợp điều trị với bác sĩ mới có hiệu quả.

Chữa trị dứt điểm mủ tai giữa

Điều trị nội khoa đi kèm với các thủ thuật mới có kết quả tuyệt đối. Kháng sinh toàn thân kết hợp giảm viêm, tiêu mủ. Tại chỗ có thể làm thuốc tai trong 5 – 7 ngày, thuốc nhỏ tai kháng sinh (thuốc sử dụng cho tai thủng – otofa, effexine), chống viêm…

Tuy nhiên cách tốt nhất là đừng để mủ hình thành trong tai giữa bằng cách điều trị triệt để các viêm nhiễm có thể gây biến chứng viêm tai như viêm V.A, viêm mũi xoang, viêm amiđan… Nếu đã xác định được là có mủ trong tai giữa cần đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để điều trị.

ThS. Phạm Bích Đào – Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
https://meyeucon.org/3223/viem-tai-giua-tre-em-noi-lo-cua-nguoi-lon/feed/ 1