Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Con bị điếc do nhiễm khuẩn CMV https://meyeucon.org/27125/con-bi-diec-do-nhiem-khuan-cmv/ https://meyeucon.org/27125/con-bi-diec-do-nhiem-khuan-cmv/#comments Wed, 10 Apr 2013 02:00:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=27125 Đưa cậu con trai 3 tuổi của mình đến bệnh viện khám, Lan bàng hoàng khi bác sĩ chẩn đoán cu Bin đã bị điếc và nguyên nhân chỉ vì mẹ không giữ vệ sinh trong thời kỳ mang thai.

Lan là nhân viên lễ tân tại một công ty nước khoáng. Đợt Lan bắt đầu mang bầu thì vào đúng mùa hè, khách hàng mua nước rất đông. Mỗi ngày, Lan phải tiếp rất nhiều khách hàng đến giao dịch và phải liên tục nghe điện thoại khách gọi đến đặt mua nước. Công việc rất bận rộn nên nhiều lúc Lan còn không có thời gian đi vệ sinh.

Việc giữ vệ sinh trong thời kì bầu bí rất quan trọng.
Việc giữ vệ sinh trong thời kì bầu bí rất quan trọng.

Thỉnh thoảng tranh thủ nhờ người trực điện thoại, Lan cuống cuồng đi rồi lại quay ra ngay cho kịp. Nhiều lúc, Lan chủ quan không rửa tay vì nghĩ chỉ “đi nhẹ” thì chẳng bẩn thỉu gì.

Cả ngày ở công ty chỉ có thời gian ăn qua loa nên vừa về đến nhà, Lan vào bếp ngay. Được cái, chồng Lan luôn về sớm, làm cơm nước giúp vợ. Cứ thấy thức ăn bốc khói thơm lừng, Lan bốc ngay một miếng cho vào miệng. Chồng Lan nhắc: “Em đi làm về không rửa tay đi rồi hãy ăn”. “Ôi dào, em chỉ ngồi trực văn phòng chứ có đi làm đồng hay quét rác gì đâu mà lo bẩn”, Lan gạt đi.

Bản thân Lan cũng không ngờ sự chủ quan không rửa tay của mình đã dẫn tới một hậu quả khôn lường. Trong số khách hàng đến giao dịch và dùng nhà vệ sinh chung ở công ty, có người đã nhiễm CMV (một loại virus gây ra nhiều căn bệnh cho con người). Lan đã vô tình tiếp xúc với chất dịch của họ mà không rửa tay nên đã bị lây truyền CMV.

Không chỉ vậy, công việc bận rộn khiến sức khỏe của Lan suy yếu, luôn cảm thấy mệt mỏi. Và đây chính là tác nhân tạo điều kiện cho virus CMV qua nhau thai tiếp cận đứa con trong bụng Lan. Khi mới chào đời, cu Bin vẫn bình thường khỏe mạnh. Nhưng khi cu Bin lớn hơn, Lan phát hiện con có biểu hiện chậm nghe nói.

Đưa con đến bệnh viện khám, Lan bàng hoàng khi bác sĩ chẩn đoán cu Bin đã bị điếc. Lan vội vàng hỏi lại bác sĩ: “Họ hàng nội ngoại hai bên nhà cháu có ai bị điếc đâu mà con cháu bị di truyền được ạ”. “Con chị không bị điếc di truyền. Kết quả xét nghiệm cho thấy con chị đã bị nhiễm CMV.

Nhiều khả năng chị bị nhiễm lần đầu trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ nên mới truyền cho con. CMV gây ra dị tật về thính lực và thị lực. Con chị bị điếc do nhiễm CMV”. Lan đau đớn ôm đứa con nhỏ vào lòng khóc nức nở. Sự dằn vặt và đau đớn trong lòng Lan không biết bao giờ mới có thể nguôi ngoai.

]]>
https://meyeucon.org/27125/con-bi-diec-do-nhiem-khuan-cmv/feed/ 1
Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng tai ở trẻ em https://meyeucon.org/26639/huong-dan-moi-ve-chan-doan-va-dieu-tri-nhiem-trung-tai-o-tre-em/ https://meyeucon.org/26639/huong-dan-moi-ve-chan-doan-va-dieu-tri-nhiem-trung-tai-o-tre-em/#respond Sun, 03 Mar 2013 00:00:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=26639 Hướng dẫn mới được Hội Nhi khoa Mỹ (AAP) vừa công bố ngày 25/2, đã định nghĩa rõ hơn các dấu hiệu và triệu chứng báo hiệu nhiễm trùng cần được điều trị.

Hướng dẫn cũng khuyến khích theo dõi chặt chẽ thay vì điều trị kháng sinh cho nhiều bệnh nhi, bao gồm cả trẻ dưới 2 tuổi. Còn đối với cha mẹ của những trẻ bị viêm tai tái phát, hướng dẫn mới cũng khuyến nghị về thời điểm cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa.

Tác giả chính của hướng dẫn, TS.Allan Lieberthal, bác sỹ nhi khoa tại Kaiser Permanente Panorama City, Los Angeles, và là giáo sư lâm sàng nhi tại Khoa Y Keck thuộc Trường Đại học Nam California (Hoa Kỳ) cho rằng: “Với chẩn đoán đúng hơn và theo dõi chặt chẽ hơn, chúng ta có thể giảm mạnh việc sử dụng kháng sinh”.

Với trẻ từ 6 – 23 tháng tuổi không có triệu chứng nặng thì chỉ nên theo dõi.

Bộ hướng dẫn trước đó được xuất bản năm 2004. và kể từ đó đã có thêm nhiều nghiên cứu mới bổ sung bằng chứng cho hướng dẫn mới đây của AAP, được đăng trên tờ Pediatrics tháng 3 năm 2013.

TS Lieberthal cho biết thay đổi lớn nhất trong tài liệu mới là định nghĩa chẩn đoán.

TS nhi khoa Roya Samuels, người đã duyệt hướng dẫn mới, cũng nhất trí: “Định nghĩa là rõ ràng hơn và chính xác hơn. Tuy nhiên vẫn chưa có tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán. Viêm tai có nhiều giai đoạn khác nhau và việc chẩn đoán bệnh có thể rất nan giải”.

Do không phải lúc nào bệnh cũng dễ chẩn đoán, nên AAP đã đưa ra những gợi ý điều trị chi tiết, khuyến khích theo dõi chặt chẽ, nhưng cũng để cho bác sỹ quyền có kê đơn kháng sinh hay không. Nếu thấy tình trạng của trẻ không cải thiện trong vòng 48 – 72 giờ từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện, thì hướng dẫn khuyến nghị nên bắt đầu điều trị kháng sinh.

Hướng dẫn trước đây khuyên dùng kháng sinh để điều trị viêm tai cho trẻ từ 2 tuổi trở xuống. Còn hướng dẫn mới gợi ý với trẻ từ 6 – 23 tháng tuổi không có triệu chứng nặng thì chỉ nên theo dõi.

Một phần quan trọng nữa trong hướng dẫn là điều trị đau. “Kháng sinh phải mất 24 – 48 giờ trước khi bắt đầu cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng, vì vậy nếu trẻ bị sốt hoặc đau thì việc cho trẻ dùng thuốc giảm đau hoặc hạ sốt là rất quan trọng”, bác sỹ Samuels nói.

Hướng dẫn cũng khẳng định rằng amoxicillin là thuốc kháng sinh nên chọn trừ khi trẻ bị dị ứng với penicillin hoặc nếu trẻ đã được điều trị bằng amoxicillin trong tháng trước đó.

Hướng dẫn nêu rõ ngay cả những trẻ bị viêm tai tái phát cũng không nên dùng kháng sinh dài ngày để phòng ngừa. Những trẻ bị từ 3 đợt viêm tai trở lên trong vòng 6 tháng, hoặc 4 đợt trở lên trong vòng một năm cần được chuyển đi khám chuyên khoa tai mũi họng, vì những trẻ này có thể phải đặt ống tai để dẫn lưu dịch.

Cuối cùng, hướng dẫn khuyến nghị nên tiêm chủng cho trẻ đúng lịch, nhất là vắc-xin liên hợp phế cầu (PCV) và vắc-xin cúm, vì giảm nhiễm vi-rus sẽ làm giảm mắc viêm tai. Cả Lieberthal và Samuels đều cho rằng các bậc phụ huynh đang ngày càng hiểu rõ tầm quan trọng của việc giảm sử dụng kháng sinh. Thứ nhất vì nó đặt trẻ trước nguy cơ bị những tác dụng phụ nếu bệnh chưa cần đến kháng sinh, và thứ hai là mối nguy hiểm của tình trạng kháng kháng sinh.

]]>
https://meyeucon.org/26639/huong-dan-moi-ve-chan-doan-va-dieu-tri-nhiem-trung-tai-o-tre-em/feed/ 0
Những dấu hiệu bất thường về thính giác của trẻ 1 – 3 tuổi https://meyeucon.org/24939/nhung-dau-hieu-bat-thuong-ve-thinh-giac-cua-tre-1-3-tuoi/ https://meyeucon.org/24939/nhung-dau-hieu-bat-thuong-ve-thinh-giac-cua-tre-1-3-tuoi/#respond Sun, 07 Oct 2012 00:00:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=24939 Thính lực kém (điếc) có thể xảy ra với trẻ vào bất kỳ thời gian nào và rất khó nhận biết. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm khả năng học hỏi và tiếp thu của trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu “mầm mống” cảnh báo nguy cơ trẻ bị điếc mà cha mẹ nên chú ý.

Trẻ từ 12 18 tháng

  • Không nhận biết được người thân, con vật hay những đồ vật thân thuộc.
  • Không phản ứng trước mệnh lệnh thức đơn giản: “Lại đây”, “Đến đây”.
  • Không phản ứng với âm thanh phát ra từ bên ngoài.
  • Không bày tỏ mong muốn gì.
  • Không bắt chước và nói được những từ đơn giản hay không bập bẹ được ít nhất 2 từ.
  • Không chỉ ra được những bộ phận đơn giản trên cơ thể khi được hỏi.

Trẻ từ 19 24 tháng

Những vấn đề về khả năng nghe của trẻ thường khó phát hiện.
  • Không nói nhiều hơn 5 từ.
  • Không thể chỉ ra ít nhất 2 bộ phận trên cơ thể khi được hỏi.
  • Không đáp lại “Có” hoặc “Không” khi được hỏi hoặc khi có mệnh lệnh thức từ người khác.
  • Không thể xác định được những đối tượng phổ biến như quả bóng hay con mèo.
  • Không ê a, bi bô “diễn thuyết”.
  • Không hưởng ứng khi người lớn đọc gì đó cho nghe.
  • Không hiểu những cụm từ đơn giản như dưới bàn, trong hộp…

Trẻ từ 25 29 tháng

  • Không phản ứng trước mệnh lệnh thức: “Ngồi xuống” hay “Uống sữa đi!”.
  • Không trả lời được các câu hỏi “Cái gì?” ,”Ai?”
  • Không nói được câu có hai từ đơn giản.
  • Không quan tâm đến chuyện xung quanh.
  • Không hiểu những từ chỉ hành động như chạy, đi, ngồi…

Trẻ từ 30 36 tháng

  • Không hiểu những cụm từ sở hữu, ví dụ như “của tôi”, “của bạn”
  • Không phân biệt kích cỡ đồ vật to hoặc nhỏ.
  • Không dùng từ số nhiều hay động từ nào.
  • Không hỏi những câu hỏi “Cái gì?” hay “Ai?”

Khi phát hiện bé yêu có những dấu hiệu trên, bạn cần đưa con đi khám để tìm được phương pháp chữa trị kịp thời. Nếu để lâu, bé sẽ mất khả năng nghe, dẫn tới mất khả năng nói, ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển tâm lý, trí tuệ sau này.

]]>
https://meyeucon.org/24939/nhung-dau-hieu-bat-thuong-ve-thinh-giac-cua-tre-1-3-tuoi/feed/ 0
Viêm tai giữa tiết dịch – một chứng bệnh trẻ dễ mắc https://meyeucon.org/21009/viem-tai-giua-tiet-dich-mot-chung-benh-tre-de-mac/ https://meyeucon.org/21009/viem-tai-giua-tiet-dich-mot-chung-benh-tre-de-mac/#respond Fri, 13 Jan 2012 18:09:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=21009 Một số trẻ em bị viêm tai giữa thời kỳ đầu của giai đoạn tiết dịch trong hòm nhĩ, bệnh được phát hiện nhờ nghiệm pháp đo nhĩ lượng đồ. Một số trẻ không có biểu hiện gì là đang bị bệnh.

Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Cứ 10 trẻ thì có 1 – 2 trẻ mắc bệnh này. Triệu chứng chính của bệnh là nghe kém. Trẻ đang ở giai đoạn học nói nếu mắc bệnh sẽ bị ảnh hưởng làm chậm quá trình học nói, chậm quá trình phát triển ngôn ngữ dẫn tới ảnh hưởng phát triển trí thông minh.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa thanh dịch, tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu hay được nhắc đến là rối loạn chức năng vòi nhĩ. Vòi nhĩ có chức năng làm cân bằng áp suất tai giữa và áp suất không khí bên ngoài. Khi vùng mũi họng bị viêm (niêm mạc mũi họng dày lên, VA sưng to…) gây tắc cửa vòi nhĩ làm áp suất âm trong hòm nhĩ (tai giữa) tăng lên gây sự tiết dịch các tế bào niêm mạc hòm nhĩ vì vậy hòm nhĩ có dịch gọi là viêm tai giữa tiết dịch. Ngoài ra, vì vòi nhĩ ở trẻ em ngắn và rộng hơn ở người lớn rất nhiều nên vi trùng, virút vùng mũi họng dễ đi theo đường vòi nhĩ vào tai giữa gây viêm tai giữa nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi rút với giai đoạn đầu là sự tiết dịch ở hòm nhĩ. Cũng chính vì sự khác biệt này nên bệnh viêm tai giữa có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em nhưng trẻ em bị nhiều hơn.

Viêm tai giữa tiết dịch nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ làm bệnh tiến triển nặng hơn là viêm tai giữa tụ mủ, nếu tiếp tục không điều trị sẽ gây viêm tai giữa thủng nhĩ…

Tuy nhiên, vì giai đoạn đầu của viêm tai giữa tiết dịch triệu chứng rất nghèo nàn nên cha mẹ thường không nhận biết. Ngay cả nhiều bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cũng có thể chẩn đoán bỏ sót bệnh này vì ít khi các bé có biểu hiện nóng sốt, đau tai. Khám tai giai đoạn đầu của viêm tai giữa tiết dịch màng nhĩ thường bình thường, khi bệnh nặng hơn có thể thấy bóng khí ở màng nhĩ hay mực nước ở hòm nhĩ, bệnh nặng nữa lúc đó màng nhĩ mới bắt đầu dày đỏ. Ở giai đoạn đầu của viêm tai giữa tiết dịch soi tai bằng đèn hay thậm chí nội soi tai cũng cho kết quả bình thường. Để chẩn đoán sớm bệnh viêm tai giữa tiết dịch:

Về phần bác sĩ, nghiệm pháp đo nhĩ lượng đồ là một nghiệm pháp quan trọng cần chỉ định. Nghiệm pháp đo nhĩ lượng đồ là một trong những nghiệm pháp để đánh giá tai giữa. Kết quả cho biết tai giữa bình thường hay đang bị bệnh của nó nhiều khi có trước những triệu chứng được biểu hiện ở bệnh nhân. Vì thế dù nội soi tai bình thường bệnh nhân cũng cần được đo nhĩ lượng để phát hiện sớm dịch trong tai giữa. Tùy theo kết quả của nhĩ lượng đồ chúng ta cũng có thể biết tình trạng ứ dịch nhiều hay ít trong tai giữa.

Về phần cha mẹ, người chăm sóc bé, giáo viên nếu thấy bé có hiện tượng nghe kém hơn trước nên cho bé đi khám ở bác sĩ tai mũi họng, nếu bác sĩ quên cho kiểm tra thính lực và nhĩ lượng thì nên đề nghị bác sĩ cho con mình được kiểm tra những test này. Để phòng bệnh viêm tai giữa tiết dịch nên giữ gìn vệ sinh vùng mũi họng. Khi bị viêm mũi họng nên điều trị tích cực để tránh biến chứng viêm tai. Đối với trẻ nhỏ ngoài việc giữ vệ sinh vùng mũi họng không nên cho bé bú sữa ở tư thế nằm…

]]>
https://meyeucon.org/21009/viem-tai-giua-tiet-dich-mot-chung-benh-tre-de-mac/feed/ 0
Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ https://meyeucon.org/17527/phong-ngua-benh-nhiem-trung-tai-o-tre/ https://meyeucon.org/17527/phong-ngua-benh-nhiem-trung-tai-o-tre/#respond Mon, 20 Jun 2011 22:34:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=17527 Trẻ bị viêm nhiễm ở tai là rất thường gặp bởi bé chưa biết cách tự bảo vệ tai của mình. Có tới 2/3 số trẻ bị nhiễm trùng tai ít nhất 1 lần trước giai đoạn lên 2 tuổi.

Và tình trạng nhiễm trùng tai thường gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn. Những đứa trẻ dưới 7 tuổi có thể bị nhiễm trùng tai vì nhiều lý do, như:

– Những ống thông với phần sau của cổ họng với tai giữa của trẻ bị hẹp (những ống này gọi là vòi Ot-tat). Vị trí của những ống này cũng có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

– Hệ miễn dịch của trẻ đang phát triển, chưa hoàn chỉnh.

Những đứa trẻ có thể bị nhiễm trùng tai khi có các biểu hiện như bị đau ở tai; không nghe rõ; hay nắm kéo tai; sốt trên 38 độ C; hay khóc trong lúc bú hoặc ăn.

Một vài thể nhiễm trùng tai có thể tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị. Trong khi một số trường hợp khác cần phải sử dụng đến kháng sinh. Các bác sĩ thường điều trị cho những đứa bé dưới 6 tháng tuổi bằng cách chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Riêng đối với những trẻ lớn hơn và có triệu chứng nhiễm trùng tai nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị chờ một vài ngày xem bệnh có tự khỏi hay không rồi mới kê thuốc kháng sinh.

Khi các bác sĩ chỉ định cho trẻ uống thuốc kháng sinh, hãy bảo đảm rằng trẻ cần phải uống đúng thời lượng (ngay cả khi trẻ cảm thấy bớt bệnh sớm hơn). Nếu buộc trẻ ngừng việc sử dụng thuốc kháng sinh quá sớm, chứng nhiễm trùng tai có thể bị tái lại và khi đó, trẻ phải cần tới loại thuốc kháng sinh mạnh hơn để điều trị.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định các phương pháp điều trị giúp giảm triệu chứng đau tai ở trẻ như cho trẻ uống thuốc acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Motrin or Advil), và đôi khi bác sĩ cũng sử dụng các loại thuốc nước để nhỏ vào tai trẻ.

Sau khi điều trị, tai của trẻ có thể bị chảy nước và làm giảm khả năng nghe của trẻ trong vòng ba tuần hoặc lâu hơn. Và thính giác của trẻ sẽ trở lại bình thường khi các chất lỏng trong tai không còn hình thành nữa.

Làm gì để ngăn ngừa?

– Cho trẻ bú sữa mẹ. Sữa mẹ có chứa các chất kháng thể đặc biệt, có thể giúp bảo vệ cơ thể trẻ trước các nguy cơ bị nhiễm trùng, bao gồm cả các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tai.

– Giữ trẻ đúng tư thế trong lúc bú bình. Điều này giúp ngăn ngừa sữa không nhiễu vào các vòi Ot-tat trong tai giữa của trẻ, gây nhiễm trùng. Đồng thời, bạn cũng nên tránh để bình sữa trong nôi, cũi của trẻ sau khi cho trẻ bú xong.

– Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Vì khói thuốc dường như làm gia tăng nguy cơ gây ra các vấn đề về tai, cũng như hệ hô hấp và nhiễm trùng. Việc làm sạch bụi bặm trong nhà cũng rất có ích đối với trẻ.

– Bảo đảm rằng trẻ phải được chủng ngừa miễn dịch đầy đủ. Vắc-xin pneumococcal có thể giúp trẻ ngăn ngừa chứng nhiễm trùng tai gây ra bởi các loại vi khuẩn nhất định.

]]>
https://meyeucon.org/17527/phong-ngua-benh-nhiem-trung-tai-o-tre/feed/ 0
Viêm tai có thể gây béo phì https://meyeucon.org/16277/viem-tai-co-the-gay-beo-phi/ https://meyeucon.org/16277/viem-tai-co-the-gay-beo-phi/#respond Sat, 02 Apr 2011 19:11:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=16277 Theo hãng tin Reuters, giáo sư Il Ho Shin thuộc Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc) và các cộng sự đã so sánh vị giác của nhóm trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 7 (gồm 42 trẻ bị viêm tai giữa mãn tính và 42 trẻ khác không mắc bệnh này), đối chiếu với thể trọng của chúng

Các nhà khoa học thấy rằng chỉ số thể hình (BMI) của nhóm trẻ mắc bệnh viêm tai giữa nặng có thể lên đến 20,6 so với chỉ số chung bình quân ở mức 17,7. Theo thang chỉ số thể hình của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Mỹ, chỉ số BMI trung bình ở bé trai là 17.

Nghiên cứu cho thấy trẻ bị viêm tai giữa có thể dẫn đến rối loạn khẩu vị mặn và ngọt trong khi vẫn cảm nhận bình thường đối với vị đắng và chua. Các nhà khoa học cho rằng có thể sự viêm nhiễm khiến những tín hiệu vị giác bị rối loạn, những tín hiệu này vốn đi xuyên qua tai giữa.

]]>
https://meyeucon.org/16277/viem-tai-co-the-gay-beo-phi/feed/ 0
Vì sao bé hay gãi tai? https://meyeucon.org/15161/vi-sao-be-hay-gai-tai/ https://meyeucon.org/15161/vi-sao-be-hay-gai-tai/#respond Sat, 25 Dec 2010 21:48:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=15161 Trong thực tế, nhiều trẻ thường có “tật” gãi tai. Có trẻ gãi tai mà không quấy khóc nhưng ngược lại, có trẻ vừa gãi tai kèm quấy khóc, trong khi mũi hoặc họng lại bị viêm… cha mẹ và những người giữ trẻ nên lưu ý, đừng nghĩ đơn giản chỉ là “ngứa rồi gãi mà thôi!”.


Bé hay gãi tai thường có một số nguyên nhân sau:

  • Nếu chỉ hay gãi tai mà không quấy khóc thì hầu hết là do trong tai có ráy tai, nhất là ráy tai nằm sâu trong tai ba mẹ nhìn không thấy. Đối với những bé này, ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ tai mũi họng để lấy ráy tai, không nên cố lấy ở nhà vì dễ làm chấn thương tai bé.
  • Một số ít là do bé có cơ địa dị ứng, những bé này khi khám tai không phát hiện gì nhưng vì bị dị ứng gì đó có thể bụi nhà, có thể do xà bông tắm gội hay giặt đồ…
  • Bé có thể bị dị ứng thấy ngứa tai. Thường thì những bé này hay bị hắt hơi sổ mũi. Đối với trường hợp này, không nên cho bé nằm phòng máy lạnh, thử thay xà bông tắm gội cũng như xà bông giặt đồ, để ý thức ăn nào ăn xong ngày đó bé hay gãi tai thì nên tránh…
  • Nếu hay đưa tay lên gãi tai kèm quấy khóc, trong khi mũi hoặc họng bé bị viêm thì coi chừng, vi trùng gây viêm mũi họng đã lên tai gây viêm tai giữa. Những bé này thường hay kèm sốt cao. Nên đưa đi khám bác sĩ tai mũi họng. Ngoài soi tai, bác sĩ sẽ cho bé đi đo nhĩ lượng đồ. Tùy theo kết quả nhĩ lượng đồ, bác sĩ sẽ biết bé mới bị tắc vòi nhĩ hay đã viêm tai giữa, nếu viêm tai giữa thì viêm ở mức độ nào, tai giữa có nhiều hay ít dịch… từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác.

BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

]]>
https://meyeucon.org/15161/vi-sao-be-hay-gai-tai/feed/ 0
Mùa đông, coi chừng bé dễ bị nhiễm trùng tai https://meyeucon.org/13964/mua-dong-coi-chung-be-de-bi-nhiem-trung-tai/ https://meyeucon.org/13964/mua-dong-coi-chung-be-de-bi-nhiem-trung-tai/#respond Mon, 22 Nov 2010 21:56:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=13964 Nếu trẻ ho, chảy nước mũi và đột nhiên bị sốt khoảng 3-5 ngày sau đó thì bố mẹ cũng nên kiểm tra tai của bé bởi nó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tai. Trẻ có thể sẽ tỏ ra quấy khóc hơn bình thường, khó khăn khi ăn và nuốt như là trẻđang bị đau đớn. Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ em trước tuổi đến trường, đặc biệt là trong những tháng mùa đông.

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa?

Vấn đề bắt đầu ở ống Eustachian, nơi kết nối tai giữa với đường mũi, cổ họng và chuyển vi khuẩn từ đó đến tai giữa, bất cứ khi nào trẻ ngáp hay nuốt. Ống Eustachian hoạt động bình thường sẽ giúp các chất lỏng thoát trở ra. Nhưng nếu ống bị sưng do dị ứng, cảm lạnh, hoặc nhiễm trùng xoang, chất lỏng có thể bị kẹt trong tai giữa.

Khi đó, bất kỳ vi khuẩn hay virus sống trong môi trường tai có chất lỏng ẩm ướt sẽ phát triển mạnh, gây mủ, tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng và viêm thành viêm tai giữa cấp tính. Sốt xuất hiện như một phản ứng của cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Một lý do nữa khiên trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai là ống Eustachian ngắn và nằm ngang. Khi con bạn lớn lên, các ống sẽ dài ra, thẳng hơn nên sẽ giảm khả năng nhiễm trùng tai.

Điều gì sẽ làm tăng khả năng trẻ bị nhiễm trùng tai?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai, bao gồm:

  • Trẻ bú nằm dễ gây sặc, sữa chảy vào tai
  • Trẻ uống sữa công thức sữa thay vì sữa mẹ nên cơ thể khó chống chọi lại với các vi khuẩn gây hại.
  • Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Trẻ bị ho và cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng tai hơn

Viêm tai có nghiêm trọng không?

Viêm tai gây đau đớn và ảnh hưởng đến ăn, ngủ, sinh hoạt hàng ngày của bé. Nhiễm trùng tai nặng hoặc không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ của trẻ gây ra sẹo hoặc mất thính lực. Bởi vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bé bị viêm tai giữa, bố mẹ cần cho trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và điều trị tích cực. Bé có thể được tư vấn sử dụng kháng sinh và sau 3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

]]>
https://meyeucon.org/13964/mua-dong-coi-chung-be-de-bi-nhiem-trung-tai/feed/ 0
Vệ sinh tai cho bé thế nào cho đúng? https://meyeucon.org/9306/ve-sinh-tai-cho-be-the-nao-cho-dung/ https://meyeucon.org/9306/ve-sinh-tai-cho-be-the-nao-cho-dung/#respond Sat, 24 Jul 2010 12:09:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=9306 Một trong những điều luôn làm các mẹ đau đầu trong việc vệ sinh cho bé chính là việc “dọn dẹp” khu vực “đôi tai”. Không giống như những bộ phận khác trên cơ thể bé, đôi tai là một trong những vùng kín khá nhạy cảm và cũng khó vệ sinh nhất.

Vệ sinh tai – nỗi băn khoăn hằng ngày của các mẹ

Khu vực này thường xuyên thải ra một chất màu vàng khô hoặc ướt (đa số là khô) gọi là ráy tai. Các bé thường hay rất khó chịu khi ráy tai bị sản xuất quá nhiều nhưng khổ nỗi, các mẹ rất đắn đo khi dùng tăm bông hay các dụng cụ lấy ráy tai khác để vệ sinh tai cho bé như người lớn. Sự đắn đo này hoàn toàn dễ hiểu vì các bé còn nhỏ, chưa kiểm soát được các hành vi của mình, khi đưa tăm bông vào sâu trong ống tai sẽ rất tai hại nếu chẳng may các bé giãy giụa. Nhưng nếu không lấy ráy tai, tai của bé sẽ dễ bị tích tụ nhiều bên trong khiến bé khó chịu và có khi còn bị đóng thành nút ráy tai dính chặt bên trong tai của bé sẽ càng khiến các mẹ đau đầu hơn.

Cơ chế hoạt động của đôi tai bé

Trước khi đi vào các phương pháp vệ sinh đôi tai cho bé, các mẹ cần tìm hiểu cơ chế hoạt động của đôi tai bé. Về cơ bản, đôi tai của người lớn hay trẻ nhỏ đều có cơ chế hoạt động như nhau, được cấu tạo bởi ống tai ngoài có chức năng chuyển âm thanh từ vành tai đến màng nhĩ.

Ống tai ngoài được phủ bởi một lớp da mỏng, nhạy cảm và dễ bị xây xát, đặc biệt đối với các bé lớp da này càng mỏng manh hơn. Lớp da này thường xuyên tiết ra một loại chất nhờn là ráy tai có nhiệm vụ bôi trơn ống tai và bảo vệ tai một cách tự nhiên chống lại vi khuẩn và nấm từ môi trường bên ngoài lọt vào trong ống tai.

Đối với đa số trẻ em thì thông thường, ráy tai cùng với lớp biểu bì của da ống tai sẽ bong tróc ra dần dần và chuyển từ trong ra ngoài cửa ống tai một cách tự nhiên. Mặc dù vậy, có một số bé do cơ địa đặc biệt như hẹp ống tai, rối loạn bài tiết ống tai hay do môi trường bên ngoài ô nhiễm, ồn ào khiến ráy tai sản xuất ra quá nhiều gây khó chịu cho bé, thậm chí thành nút ráy tai, ảnh hưởng thính lực của bé. Vì thế việc thường xuyên loại bỏ ráy tai thừa cho bé là việc làm cần thiết của các mẹ.

Vệ sinh tai cho bé thế nào cho đúng?

Tất cả các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng đều khẳng định: dùng tăm bông hay các dụng cụ khác đi vào sâu trong ống tai để lấy ráy tai cho bé là phương pháp vệ sinh tai sai lầm, không hiệu quả và dễ gây ra những nguy cơ đáng tiếc cho bé.

Do cơ chế hoạt động của đôi tai các bé là thải ráy tai ra ngoài ống tai một cách tự nhiên do đó các mẹ chỉ cần hàng ngày hay cách ngày, dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé là đã có thể vệ sinh tai hiệu quả cho bé. Tuy nhiên, do những yếu tố môi trường xung quanh như ô nhiễm, tiếng ồn… có nhiều bé sẽ bị sản xuất ra nhiều ráy tai, nhất là các bé từ 36 tháng tuổi trở lên, đã bắt đầu hoạt động ở môi trường bên ngoài nhiều. Đối với những trường hợp này thì chỉ vệ sinh bên ngoài vành tai không thì vẫn chưa đủ để lấy hết ráy tai của bé vì còn rất nhiều ráy tai sẽ còn lưu lại bên trong ống tai, nếu không lấy ra thường xuyên sẽ gây khó chịu cho các bé.

Phương pháp đa số các mẹ dùng để lấy ráy tai là sử dụng tăm bông có thấm nước và đưa sâu vào ống tai của các bé. Thật ra đây là phương pháp vệ sinh tai không đúng cách và không hiệu quả. Khi đưa tăm bông vào sâu trong ống tai, ngay cả đối với những loại tăm bông nhỏ dành riêng cho các bé thì không thể nào có thể lấy hết ráy tai bên trong đôi tai của các bé ra được. Một phần ráy tai còn lại sẽ càng bị đẩy sâu vào trong ống tai sẽ gây tích tụ ráy tai hay đóng thành nút ráy tai lấp phía trước màng nhĩ.

Đối với các dụng cụ lấy ráy tai như đầu móc kim loại hay các vật nhọn khác thì càng tuyệt đối không nên sử dụng vì các dụng cụ này sẽ dễ làm xây xát lớp da ống tai mỏng manh, nhạy cảm của các bé, gây ảnh hưởng đến chức năng bài tiết ráy tai của ống tai. Tăm bông hay các dụng cụ lấy ráy tai khác còn mang lại nguy cơ trầy hay thủng màng nhĩ vì các bé còn nhỏ, chưa kiểm soát được hành vi, các bé rất dễ vùng vẫy khi các mẹ đang vệ sinh tai cho bé.

Để loại bỏ ráy tai thừa đáng ghét trong đôi tai của các bé, nhất là các bé từ 36 tháng tuổi trở lên, ngoài việc thường xuyên dùng khăn mềm thấm nước ấm lau ngoài vành tai của bé, các mẹ có thể dẫn các bé đến phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa Tai –Mũi – Họng để các bác sĩ có các dụng cụ và dung dịch vệ sinh tai chuyên môn vệ sinh tai một cách an toàn khi bé bị đóng ráy tai quá nhiều. Nếu bé có biểu hiện khó chịu, vò đầu bứt tai là lúc đó có khả năng bé đã bị đóng nút ráy tai, khi đó các mẹ không được tự ý gắp nút ráy tai mà vẫn phải đến bác sĩ có chuyên môn để xử lý.

Giải pháp đến bác sĩ có chuyên môn để lấy ráy tai cho bé là giải pháp an toàn nhất, tuy nhiên sẽ hơi phiền phức cho các mẹ khi phải vệ sinh tai cho bé thường xuyên. Tại các nước có nền y khoa phát triển như Pháp, Thụy Sĩ… các bà mẹ thường hay sử dụng những dung dịch vệ sinh tai có thành phần nước biển ưu trương có tác dụng làm tan rã ráy tai một cách tự nhiên mà không gây bất cứ tác động nào cho đôi tai của bé nếu sử dụng lâu dài.

Bệnh viêm tai ở trẻ

Ở tuổi lên ba, 70% trẻ em sẽ bị ít nhất một lần bị viêm tai. Phần lớn trường hợp xảy ra khi nước tích lũy trong khoảng giữa tai và trở nên nhiễm trùng (thường là do nhiễm khuẩn), gây đau đớn và sưng đỏ. Tuy nhiên 80% trường hợp sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Hãy đưa bé đi bác sỹ nếu:

  • Bé dưới 2 tuổi và có biểu hiện viêm tai, đau tai
  • Trẻ đau nghiêm trọng, sốt cao trên 38,9 độ
  • Trẻ bị viêm hết tai này đến tai khác.
]]>
https://meyeucon.org/9306/ve-sinh-tai-cho-be-the-nao-cho-dung/feed/ 0
Đau tai dữ dội vì… tắm biển https://meyeucon.org/9070/dau-tai-du-doi-vi-tam-bien/ https://meyeucon.org/9070/dau-tai-du-doi-vi-tam-bien/#respond Thu, 22 Jul 2010 04:44:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=9070 Viêm ống tai ngoài là bệnh hay gặp vào mùa hè ở những người đi bơi và tắm biển, đặc biệt là trẻ em, do những hạt cát nhỏ lẫn trong sóng nước, rất dễ lọt vào ống tai khi trẻ chơi đùa.

Viêm ống tai không khó chữa, nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu để lâu ngày.

Cát lọt vào tai gây viêm

Bé Thu (7 tuổi, Hà Nội) vừa đi Nha Trang về cùng gia đình thì thấy tai bị đau, ù tai và nghe kém. Khi đến bệnh viện, các bác sĩ thực hiện nội soi và phát hiện trong ống tai của bé chứa đầy cát. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, viêm ống tai ngoài thường không gây sốt cao, nhưng bệnh nhân đau nhức dữ dội, nhất là khi nhai, ngáp. Cùng với đau tai là cảm giác đầy, bít, nút tai, thường có ù tai và nghe kém.

Cấu tạo của ống tai không phải là đường thẳng mà là đường gấp khuỷu một góc 130 – 145 độ, sâu, nên dễ đọng các chất bẩn, khi gặp nước cộng với các bụi bẩn như cát thì rất dễ gây nhiễm trùng ống tai. Lớp da ở tai của trẻ lại mỏng, kề ngay bên dưới là xương nên khi bị sưng lên sẽ ép vào da và xương, gây đau tai dữ dội kèm sốt. Vị trí này lại gần đầu nên có thể gây ra đau đầu.

Trẻ dễ bị cát vào tai gây viêm ống tai khi chơi đùa ở biển.

Còn theo bác sĩ Phùng Thị Hương Loan, Chủ nhiệm liên khoa Tai mũi họng – Răng hàm mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương, bên cạnh nguyên nhân cát theo nước vào ống tai, dụng cụ làm vệ sinh tai cho bé không sạch cũng là một nguyên nhân gây viêm ống tai ở trẻ.

Không tự ý vệ sinh

Theo tiến sĩ Dinh, viêm ống tai thực chất là tình trạng viêm trầy xước trong tai, nhưng nếu không điều trị thì trở thành nhọt, tạo thành áp xe, càng ngày càng thít chặt ống tai, ảnh hưởng đến thính lực. Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng viêm kéo dài mà không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng lan tỏa, gây viêm sụn vành tai.

Khi trẻ bị viêm ống tai, bố mẹ phải đưa đến bệnh viện để bác sĩ nội soi và hút sạch các chất bẩn có trong tai. Sau đó các bác sĩ sẽ xử lý đặt thuốc tại chỗ viêm hoặc điều trị kháng sinh tùy mức độ viêm của tai. Tiến sĩ Dinh lưu ý: bố mẹ không nên sử dụng tăm bông để vệ sinh tai cho trẻ vì tăm bông có thể đẩy các chất bẩn vào sâu hơn. Khi lấy tăm bông lau chùi nhiều, các hạt cát trong tai có thể gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai, gây nhiễm khuẩn nặng hơn. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp bố mẹ sử dụng bông ngoáy không vệ sinh, để lâu ngày, bị mốc, vô tình gây viêm nhiễm cho các bé.

Bác sĩ Loan khuyến cáo, khi cho trẻ đi biển cần có nút bảo vệ tai. Nếu có nước biển đọng trong ống tai, nên hướng dẫn bé nghiêng đầu sang một bên, day nhẹ nắp ống tai để nước lẫn cát chảy ra. Sau mỗi lần tắm biển, bố mẹ có thể vệ sinh tai bé bằng cách lấy bông sạch lau ống tai. Khi lau, chú ý kéo vành tai ra sau và lên trên để ống tai thẳng và chỉ lau nhẹ nhàng ở bên ngoài, không đưa sâu vào trong. Bố mẹ cũng có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn nhẹ như Betadin 10%, nước muối 0,9% thấm vào bông để lau tai cho trẻ. Khi vệ sinh cho bé, bố mẹ cần giữ tay và bông sạch.

]]>
https://meyeucon.org/9070/dau-tai-du-doi-vi-tam-bien/feed/ 0