Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Apr 2024 02:47:02 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Kẽm, Omega 3 và Taurine cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non https://meyeucon.org/20013/kem-omega-3-va-taurine-can-thiet-cho-su-phat-trien-toan-dien-cua-tre-mam-non/ https://meyeucon.org/20013/kem-omega-3-va-taurine-can-thiet-cho-su-phat-trien-toan-dien-cua-tre-mam-non/#respond Sun, 13 Nov 2011 18:38:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=20013 Trẻ 3 đến 6 tuổi (độ tuổi mầm non) là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ cả về thể chất và trí tuệ. Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện, trẻ đã có thể kiểm soát được những động tác của mình, có thể vẽ, viết chữ, sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt những ý muốn của bản thân. Đặc biệt, các bé rất hiếu động, ham thích học hỏi, giao tiếp, thích được tự làm việc, có khả năng và nhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh. Vì vậy, trẻ cần phải được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho quá trình phát triển toàn diện.

Omega 3

Là tiền chất của DHA cần thiết cho sự hình thành và phát triển tế bào thần kinh của hệ thần kinh trung ương và võng mạc mắt.

DHA có thể chiếm tới 20% trọng lượng của não bộ. Trong võng mạc mắt, chúng có thể chiếm tới 50-60%. Đây chính là thành phần tự nhiên hợp thành cùng các acid béo trong não, một hợp chất quan trọng trong sự phát triển và nâng cao trí tuệ.

Một nghiên cứu tại Mỹ theo dõi trẻ từ lúc mới sinh đến 9 tuổi cho thấy: Trẻ được bú mẹ và ăn đủ DHA có chỉ số thông minh cao hơn 8,3 điểm so với trẻ bú sữa bò và không được cung cấp đủ DHA.
Tuy vậy, cơ thể lại không thể tự sản xuất Omega 3 mà phải hấp thu từ bên ngoài qua các nguồn thực phẩm giàu acid béo như:

– Các loài “cá béo” như cá kiếm, cá hồi, cá mòi và cá trích.
– Một số nguồn thực vật giàu acid Omega 3: Rau lá xanh sẫm, đỗ tương và đậu phụ; các loại hạt như hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều và hạt lanh; các loại dầu ăn như dầu hạt lanh, dầu hạt cải và dầu nành; trứng.

Taurine

Taurine là một acid amin bán thiết yếu tập trung ở cơ xương và thần kinh trung ương mang chức năng chính là kết hợp với các acid mật và glycine tham gia nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng.
Taurine có nồng độ cao trong các mô cơ thể, trên võng mạc, bạch cầu và được xem là có chức năng chống ôxy hóa hoặc bảo vệ cơ thể với các chất phóng xạ. Taurine còn hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của thần kinh trung ương và hệ thống thị lực. Đây là vai trò quan trọng không thể thay thế được của Taurine. Ngoài ra, Taurine còn có khả năng bảo vệ, ngăn ngừa tác động của một số thành phần độc hại trong cơ thể sinh ra.

Gọi là bán thiết yếu vì cơ thể người lớn có thể tự tổng hợp được taurine từ cystein (một trong 8 acid amin thiết yếu), tuy nhiên khả năng này với cơ thể của trẻ em khá thấp nên cần được bổ sung từ bên ngoài thông qua các thực phẩm có nguồn gốc động vật và rong biển.

Kẽm

Đối với trẻ em, kẽm giúp cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của trẻ trong giai đoạn mang thai, tuổi thơ và cả vị thành niên. Việc thiếu kẽm ở trẻ có thể dẫn đến chậm phát triển thể lực và trí tuệ, các bệnh về da và niêm mạc, dễ bị nhiễm khuẩn, biếng ăn, suy dinh dưỡng… Không chỉ vậy, khi thiếu kẽm, cơ thể trẻ cũng sẽ kéo theo sự thiếu hụt hoặc rối loạn chuyển hóa của nhiều yếu tố, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe và khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa, được hấp thu phần lớn ở ruột non, đồng thời được thải ra ngoài với một lượng lớn qua dịch ruột, dịch tụy (2-5mg), còn lại qua nước tiểu (0,5-0,8mg) và mồ hôi (0,5mg). Vì vậy, sự thiếu hụt kẽm rất dễ xảy ra ở những có trẻ có bệnh về đường tiêu hóa hoặc có chế độ ăn không đảm bảo.

Lượng kẽm được khuyên dùng hàng ngày cho trẻ từ 1-9 tuổi là 10mg/ ngày thông qua các nguồn thực phẩm giàu kẽm như: Hải sản, thịt và sữa.

Tuy nhiên, đặc điểm chung của trẻ ở độ tuổi mầm non là “Thích chơi hơn ăn” nên ngoài chế độ ăn uống truyền thống, cha mẹ có thể bổ sung thêm một số lựa chọn mới nhằm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể của con trẻ.Sản phẩm Unikids IQ là sự kết hợp hoàn hảo bộ 3 Omega 3 – Taurine – Kẽm giúp trẻ phát triển trí não, tăng chiều cao và tăng cường hệ miễn dịch, được bào chế dưới dạng siro giúp cơ thể trẻ hấp thu dễ dàng hơn.

Ngoài ra, Unikids IQ còn chứa Lysine, Calci, và các vitamin nhóm B kích thích trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng, tăng trưởng tốt, giúp trẻ cao lớn và xương chắc khỏe.

 

]]>
https://meyeucon.org/20013/kem-omega-3-va-taurine-can-thiet-cho-su-phat-trien-toan-dien-cua-tre-mam-non/feed/ 0
Thuốc bổ cho trẻ và những lưu ý khi sử dụng https://meyeucon.org/19862/thuoc-bo-cho-tre-va-nhung-luu-y-khi-su-dung/ https://meyeucon.org/19862/thuoc-bo-cho-tre-va-nhung-luu-y-khi-su-dung/#comments Tue, 08 Nov 2011 15:11:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=19862 Vitamin (còn gọi sinh tố) là những chất dinh dưỡng cần thiết cần được cung cấp hằng ngày để cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Các chế phẩm bổ sung vitamin và chất khoáng là những loại thuốc bổ (hay thực phẩm chức năng) đang được ưa chuộng.

Tuy lượng cung cấp nhỏ, thậm chí rất nhỏ, nhưng số vitamin cần thiết lại lên đến 13, gồm bốn vitamin tan trong dầu là A, D, E, K và chín vitamin tan trong nước như vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, PP…). Còn chất khoáng là các chất vô cơ được bổ sung hằng ngày. Có loại chất khoáng gọi là các nguyên tố đại lượng được cung cấp số lượng lớn như calci (Ca), phosphor (P). Có loại cung cấp rất ít gọi là các nguyên tố vi lượng như sắt (Fe), iod (I), kẽm (Zn)… Cũng giống vitamin, hằng ngày ta được cung cấp chất khoáng nhờ thực phẩm.

Với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin rất quan trọng.

Nếu hằng ngày ta ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ thì không sợ thiếu vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên, có một số đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin, đó là người ăn kiêng (người ăn chay trường), người bệnh (nhiễm trùng, phỏng, phẫu thuật), người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người nghiện rượu, người hút thuốc nhiều… Đối với trẻ nhỏ, những trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn cần được bổ sung vitamin và chất khoáng. Sau giai đoạn bị bệnh (nhiễm trùng, ho hen, tiêu chảy…), việc cho trẻ uống vitamin và chất khoáng cũng rất cần thiết.

Không nên lạm dụng thuốc bổ ở trẻ

Về mặt lý thuyết, nếu trẻ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ và thể trạng bình thường (tức không có dấu hiệu suy dinh dưỡng) thì không cần bổ sung vitamin.

Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ về chế độ ăn không cung cấp đầy đủ thì ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin. Bởi vì các vitamin vốn có trong thực phẩm sẽ bị mất đi hay giảm trầm trọng trong một bữa ăn đầy đủ nhưng chất lượng thực phẩm không đảm bảo (rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C), hoặc bảo quản, chế biến thực phẩm không tốt (gạo càng trắng càng ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ vitamin C không còn…). Vì vậy, nhiều khi bác sĩ vẫn khuyên trẻ khỏe mạnh uống bổ sung vitamin và phải dùng đúng liều lượng.

Còn với trẻ béo phì, bác sĩ thường khuyên nên ăn chế độ ít chất béo và cần thiết phải bổ sung các vitamin, vì chế độ ăn kiêng ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K (nên lưu ý, vitamin và chất khoáng không cung cấp năng lượng).

Đối với trẻ dưới bốn tháng tuổi chỉ cho trẻ bú sữa mẹ, không nên dùng thêm bất cứ loại thực phẩm nào khác, kể cả thuốc chứa vitamin và chất khoáng. Muốn bổ sung vitamin cho trẻ, người mẹ nên uống thuốc bổ và cho con bú sữa mẹ để thông qua sữa mẹ con được nhận vitamin.

Có một số phụ huynh cho trẻ dùng quá nhiều thuốc bổ dẫn đến thừa vitamin và chất khoáng, điều này rất có hại. Đặc biệt, một số phụ huynh cho trẻ dùng thuốc bổ và nghĩ rằng thuốc có thể thay thế thức ăn nên không quan tâm cho trẻ ăn uống đầy đủ. Kết quả trẻ dùng thuốc bổ mà vẫn bị suy dinh dưỡng.

Những lưu ý khi dùng thuốc bổ cho trẻ:

– Thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng không thay thế được thức ăn. Vẫn phải cho trẻ ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm. Nếu thấy cần bổ sung vitamin và chất khoáng cho trẻ, nên hỏi ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn của sản phẩm thuốc để dùng đúng liều lượng. Đừng bao giờ nghĩ thuốc bổ là vô hại và cho trẻ dùng theo quan niệm: “Không bổ dọc cũng bổ ngang”.

– Trong các loại vitamin, vitamin A và D nếu quá liều sẽ tích lũy trong cơ thể và có thể gây ngộ độc. Phụ nữ có thai và trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, dùng quá liều vitamin A, vitamin D sẽ rất nguy hiểm. Phụ nữ mang thai thừa vitamin A có thể dẫn đến dị tật thai. Trẻ sơ sinh thừa vitamin A sẽ bị tăng áp lực sọ não dẫn đến lồi thóp, viêm dây thần kinh thị giác. Dùng quá liều vitamin D sẽ gây vôi hóa nhau thai ở phụ nữ có thai, còn trẻ thì bị chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn. Ở nước ta, đã có nhiều trường hợp trẻ nhỏ do uống quá liều vitamin A, D bị tác dụng phụ gây tăng áp lực sọ não, bị lồi thóp phải đưa đến bệnh viện cấp cứu. Nếu dùng loại multivitamin (đa sinh tố) ngày uống một viên thì phải xem kỹ thành phần, thuốc không được chứa quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và không quá 400 IU vitamin D. Nếu dùng loại sirô, phải lấy số giọt hoặc thể tích (số ml) theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc. Nên cho trẻ dùng dạng thuốc dung dịch uống, vì vừa dễ uống, vừa dễ hấp thu.

– Không nên dùng vitamin C liều cao (hơn 1g/ngày), vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày. Hiện nay có loại thuốc viên vitamin C dạng sủi bọt chứa 1g dược chất mỗi viên, không nên xem đây là nước giải khát và cho trẻ uống nhiều, vì có thể gây ngộ độc.

]]>
https://meyeucon.org/19862/thuoc-bo-cho-tre-va-nhung-luu-y-khi-su-dung/feed/ 5
Kẽm rất quan trọng với sự phát triển của trẻ https://meyeucon.org/19710/kem-rat-quan-trong-voi-su-phat-trien-cua-tre/ https://meyeucon.org/19710/kem-rat-quan-trong-voi-su-phat-trien-cua-tre/#respond Sun, 30 Oct 2011 20:00:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=19710 Các yếu tố vi chất rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em và một trong những vi chất rất quan trọng đó là Kẽm. Nếu trẻ bị thiếu kẽm sẽ khó phát triển chiều cao và dễ bị thiểu năng sinh dục, ngoài ra kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật, giúp tăng cường hệ miễn dịch hay giúp tăng cường khả năng khứu giác.

Kẽm có nhiều trong hải sản

Kẽm rất quan trọng đối với tầm vóc và sức khỏe con người

Tổng lượng kẽm trong cơ thể vào khoảng 2,5g kẽm, 90% kẽm có trong nội bào, trong đó 30% trong xương và 60% trong cơ. Nồng độ của kẽm khá cao trong các cơ quan: mắt, tuyến tiền liệt, thận, gan, tụy và tóc. Dịch lỏng cơ thể chỉ chứa lượng nhỏ kẽm, trong máu có 0,9mg/lít. Ở người trưởng thành, hàm lượng kẽm trong cơ thể là 20 mg/kg thể trọng. Trong thời kỳ cơ thể đang tăng trưởng và phát triển ở tuổi thiếu niên, hàm lượng kẽm tăng gấp 1,5 lần. Khi đó nếu thiếu kẽm, cơ thể chậm phát triển, trẻ em không lớn lên được. Ở phụ nữ mang thai, kẽm được huy động từ cơ thể người mẹ sang thai nhi, nên hàm lượng kẽm trong máu của thai phụ có thể giảm đến 50%.

Các nghiên cứu cho thấy: kẽm tác động đến hơn 200 enzym (men) của cơ thể, trong đó có nhiều enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình  tổng hợp protein, nên có tác động rất lớn đến các quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Kẽm có các vai trò: điều hòa quá trình chuyển hóa acid nucleic, ảnh hưởng đến sinh trưởng của tế bào và hình thành sẹo. Điều tiết sự chuyển hóa các hormon như insulin, gustin, chất phát triển thần kinh. Điều hòa các tế bào máu. Điều hòa hoạt động của tuyến tiền liệt nên khi thiếu kẽm, trẻ em bị thiểu năng sinh dục, người lớn bị vô sinh.

Kẽm giúp mắt chúng ta nhìn tinh hơn, nên khi thiếu kẽm, mắt nhìn kém đi. Kẽm tác động đến thần kinh trung ương, người hôn mê thường bị thiếu kẽm.  Kẽm có tác động quan trọng lên hormon tăng trưởng (GH), hormon sinh dục testosteron… Tác động của kẽm lên sự tăng trưởng chiều cao có một cơ chế rất phức tạp: qua enzym và hormon, khôi phục tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng, tiết kiệm năng lượng, khôi phục và tăng cường chức năng tiêu hoá, chức năng miễn dịch,  làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn, khôi phục và làm ổn định giấc ngủ ở trẻ em… Kẽm tích trữ trong gan. Gan điều hòa kẽm trong cơ thể, huy động kẽm tham gia cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại stress, nóng, lạnh, mệt mỏi…

Phát hiện cơ thể thiếu kẽm

Một người đang khỏe mạnh bình thường, khi bị thiếu kẽm, sẽ có các dấu hiệu: táo bón, bình thường đi ngoài ngày một lần, hay bị táo bón có khi mấy ngày mới đi ngoài một lần, phân khô, đóng cục, đi ngoài rất khó; tổn thương da, chậm liền sẹo khi bị thương, rụng tóc; rối loạn thị giác, nhìn kém; suy yếu hệ miễn dịch, hay bị bệnh nhiễm khuẩn như mụn nhọt, ho, viêm phế quản, viêm tai mũi họng; phát triển các khối u; rối loạn về tâm thần kinh. Ở phụ nữ mang thai, thiếu kẽm sẽ gây ra các triệu chứng nghén như: chán ăn, buồn nôn, nôn, mất ngủ… dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng cung cấp cho bào thai phát triển, trẻ sinh ra bị thiếu cân và dễ sinh non; mẹ thiếu sữa. Nếu nặng, trẻ bị suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục và chậm phát triển tâm thần vận động.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Neil Ward và cộng sự cho thấy: thai phụ có hàm lượng kẽm càng thấp thì trọng lượng trẻ sinh ra càng thấp và vòng đầu càng nhỏ. Nghiên cứu khác thì cho biết: vòng đầu nhỏ khi sinh có liên quan đến sự phát triển của toàn bộ hệ thần kinh trung ương và DNA của não bộ, hậu quả là có thể dẫn đến chức năng của hệ thần kinh trung ương bị khiếm khuyết và chậm phát triển tâm thần. Do hệ miễn dịch phát triển trong giai đoạn bào thai nên thiếu kẽm ở thai phụ sẽ dẫn đến sự suy giảm chức năng miễn dịch ở đứa con.

Muốn cao lớn phải “ăn” đủ kẽm

Nhu cầu kẽm thay đổi theo tuổi và trạng thái sinh lý: trẻ 1-9 tuổi cần 10mg mỗi ngày; trẻ 10-12 tuổi là 10-15mg; trẻ lớn hơn và người lớn là 15mg; phụ nữ mang thai là 20mg; bà mẹ cho con bú là 25mg. Hàm lượng kẽm trong sữa non của thai phụ mới sinh rất cao 20mg/ lít. Sữa mẹ chứa nhiều kẽm nhất, vượt xa sữa bò, sữa đậu nành và các loại sữa công thức. Mặt khác kẽm trong sữa mẹ được hấp thu tốt hơn và có sinh khả dụng cao hơn so với kẽm trong sữa bò.  Các bệnh: viêm dạ dày, ruột, viêm túi thừa, xơ gan cũng làm giảm hấp thu kẽm.  Theo các chuyên gia dinh dưỡng, muốn bổ sung đầy đủ kẽm cho cơ thể thì phải ăn những loại thực phẩm giàu kẽm như: hàu, trai, sò, thịt nạc đỏ (lợn, bò), ngũ cốc thô và các loại đậu. Các bà mẹ cần cho con bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi để con có đủ kẽm để phát triển cơ thể. Có thể tăng cường kẽm bằng các loại thực phẩm bổ sung kẽm, tiện dụng nhất là sữa. Ngoài ra, để tăng hấp thu kẽm hãy thường xuyên bổ sung vitamin C.

Phụ nữ mang thai nên ăn đầy đủ các bữa ăn và đa dạng các loại thực phẩm, nhất là thức ăn có nguồn gốc động vật. Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5kg phải bổ sung kẽm từ tháng thứ 2 sau sinh.  Khi trẻ có các biểu hiện thiếu kẽm, bạn cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/19710/kem-rat-quan-trong-voi-su-phat-trien-cua-tre/feed/ 0
Vitamin và khoáng chất với sức khỏe của trẻ https://meyeucon.org/17057/vitamin-va-khoang-chat-voi-suc-khoe-cua-tre/ https://meyeucon.org/17057/vitamin-va-khoang-chat-voi-suc-khoe-cua-tre/#comments Thu, 12 May 2011 19:45:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=17057 Vitamin và khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân gây thiếu vitamin và chất khoáng là do bữa ăn của trẻ không đảm bảo chất lượng, ví dụ ăn phải gạo bị mốc hoặc để lâu ngày, rau quả để bị héo hoặc bảo quản lạnh quá lâu, chế biến thức ăn không đúng như đun đi đun lại nhiều lần…

Vitamin và khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ em

Nguyên nhân nữa là do trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, các bệnh về gan mật…

Tác hại của thiếu vitamin

– Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt làm trẻ bị khô mắt, nhẹ thì quáng gà, nếu nặng gây loét, thủng giác mạc có khả năng dẫn đến mù lòa. Thiếu vitamin A còn làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa.

– Thiếu vitamin B1 làm cho trẻ bị phù, viêm các dây thần kinh làm cho trẻ có các triệu chứng tê bì và các rối loạn cảm giác khác. Trong các trường hợp nặng có thể gây suy tim và có khi dẫn tới tử vong…

– Thiếu vitamin B6 đơn độc thường chỉ gặp trong bệnh khuyết tật do di truyền. Cũng gặp trong trường hợp dùng Rimifon để điều trị lao kéo dài mà không bổ sung đầy đủ vitamin B6.

– Thiếu vitamin B12 gây bệnh thiếu máu có hồng cầu khổng lồ, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân. Đôi khi có giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, kéo dài thời gian chảy máu và các dấu hiệu thần kinh khác như có cảm giác kiến bò, giảm xúc giác.

– Thiếu vitamin C gây bệnh Scorbut dễ chảy máu dưới da và niêm mạc và làm giảm sút sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

– Thiếu vitamin D làm trẻ dễ mắc bệnh còi xương.

– Thiếu vitamin K làm trẻ dễ bị xuất huyết, đặc biệt có thể gây xuất huyết não, màng não ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm.

– Thiếu canxi làm trẻ bị bệnh còi xương và co giật kiểu tetani.

– Thiếu sắt làm cho trẻ bị bệnh thiếu máu nhược sắc gây hoa mắt chóng mặt, trẻ chậm phát triển trí tuệ, giảm khả năng học tập, mệt mỏi và kém tập trung.

– Thiếu kẽm làm cho trẻ em chậm phát triển, chán ăn, tiêu chảy, dễ mắc các bệnh ngoài da, rụng tóc, chậm lành các vết thương, suy giảm chức năng miễn dịch và tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, chậm dậy thì.

– Thiếu iod gây hậu quả rất nặng nề, trong các trường hợp nặng làm trẻ bị đần độn, chậm phát triển.

Sử dụng vitamin và muối khoáng

Vitamin A:

Để phòng bệnh thiếu vitamin A, trẻ em khỏe mạnh tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi cần phải được uống vitamin A định kỳ 6 tháng 1 lần. Trẻ dưới 12 tháng tuổi mỗi lần 1 viên nang 100.000 UI (đơn vị quốc tế). Trẻ từ 12 tháng trở lên uống mỗi lần 1 viên nang 200.000 UI.

Vitamin B1:

Dùng để phòng bệnh tê phù:

– Trẻ nhỏ ngày uống 1 viên vitamin B1 0,01g.

– Trẻ lớn ngày uống 2 – 5 viên vitamin B1 0,01g.

Vitamin B6:

Dùng để phòng thiếu vitamin B6 khi phải điều trị trẻ bị lao sơ nhiễm bằng rimifon, hãy uống vitamin B6 25mg 1 – 2 viên/ngày.

Điều trị bệnh thiếu vitamin B6 do khuyết tật di truyền, hãy uống viatmin B6 25mg 4 – 10 viên/ngày.

Vitamin B12:

Điều trị thiếu máu hồng cầu to: tiêm bắp viamin B12 100 – 200µg/ngày. Mỗi đợt dùng từ 1 – 2 tuần cho đến khi khỏi bệnh.

Điều trị ngộ độc cyanua với liều cao 100µg/kg tiêm tĩnh mạch.

Điều trị đau dây thần kinh với liều cao 500 – 1.000µg/tuần.

Chú ý: không dùng cho các bệnh nhân bị bệnh ung thư, bệnh tắc nghẽn mạch và bệnh tăng hồng cầu.

Vitamin C:

Điều trị bệnh Scorbut và các chứng chảy máu do thiếu vitamin C, hoặc tăng sức đề kháng khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn với liều:

– Trẻ nhỏ uống vitamin C 0,1g 1 – 4 viên/ngày.

– Trẻ lớn uống vitamin C 0,1g 5 – 10 viên/ngày.

Không nên tiêm tĩnh mạch vitamin C vì đã có trường hợp gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong trừ những trường hợp thật cần thiết.

Vitamin D:

Dùng để phòng hoặc điều trị bệnh còi xương do thiếu vitamin D rất hay gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi.

– Phòng bệnh còi xương: mỗi ngày cho trẻ uống 800 – 1000 UI.

– Điều trị: mỗi ngày cho trẻ uống 10.000 – 20.000 UI. Thời gian dùng từ 6 – 8 tuần để tổng điều trị có thể đạt tới 800.000 – 1.200.000 UI.

Vitamin K:

Tiêm bắp viatmin K để dự phòng điều trị xuất huyết não cho trẻ mới sinh, đặc biệt là các trẻ sinh non với liều:

– Vitamin K 1mg tiêm bắp một liều duy nhất ngay sau khi sinh cho các trẻ có cân nặng từ 1.500g trở lên và liều 0,5mg cho các trẻ có cân nặng dưới 1.500g.

Điều trị các tình trạng thiếu vitamin K khác ở trẻ lớn với liều 5 – 10mg/ngày tiêm bắp hoặc uống. Mỗi đợt điều trị dùng từ 5 – 7 ngày.

Canxi:

Phối hợp cùng với vitamin D để điều trị bệnh còi xương với liều:

– Canxi lactat (có 13% canxi) hoặc canxi gluconat (có 9% canxi) 0,5g uống 1 – 2 viên/ngày.

Để điều trị co giật kiểu tetani với liều: canxi gluconat 0,5g tiêm tĩnh mạch chậm 1 – 2 ống/lần.

Kẽm:

Việc bổ sung kẽm vào các chế phẩm khác như Multi – vitamin sẽ cung cấp được một lượng kẽm theo nhu cầu sinh lý hàng ngày. Cũng có một số thuốc khác có hàm lượng kẽm cao hơn dùng để điều trị bệnh trứng cá, hoặc một số viên thuốc có phối hợp với các vitamin E, A, C và kẽm để phòng chống oxy hóa.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dạng thuốc vitamin và chất khoáng hỗn hợp. Mặc dù các thuốc này bán không cần đơn của thầy thuốc, nhưng như vậy không có nghĩa rằng các thuốc này an toàn tuyệt đối. Nếu trẻ không có bệnh hoặc không có các nguyên nhân gây thiếu vitamin hoặc chất khoáng nêu trên thì không nên cho trẻ dùng thêm các thuốc này. Trong trường hợp trẻ cần phải dùng thuốc dài ngày, hoặc phải dùng liều cao, hoặc phải dùng các chế phẩm có quá nhiều thành phần viatmin và chất khoáng ở trong một viên thuốc, cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa nhi.

]]>
https://meyeucon.org/17057/vitamin-va-khoang-chat-voi-suc-khoe-cua-tre/feed/ 4
Trẻ thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ thiếu máu https://meyeucon.org/17001/tre-thieu-vitamin-d-lam-tang-nguy-co-thieu-mau/ https://meyeucon.org/17001/tre-thieu-vitamin-d-lam-tang-nguy-co-thieu-mau/#respond Sat, 07 May 2011 21:21:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=17001 Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins (Mỹ). Nhóm nghiên cứu nhận thấy, hàm lượng vitamin D thấp ở trẻ có thể gây thiếu máu.

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể có quá ít hồng cầu cung cấp khí ô-xy và được chẩn đoán bằng việc đo hàm lượng hemoglobin. Để tìm ra mối liên hệ giữa hemoglobin và vitamin D, các chuyên gia phân tích dữ liệu từ các mẫu máu của hơn 9.400 người từ 2-18 tuổi.

Theo đó, hàm lượng vitamin D càng thấp thì hemoglobin càng thấp và nguy cơ thiếu máu càng tăng cao. Trẻ với lượng máu dưới 20 nanograms/milliliter (ng/ml), nguy cơ bị thiếu máu tăng cao hơn 50% so với trẻ với lượng máu từ 20 ng/ml trở lên. Với lượng vitamin D tăng mỗi 1 ng/ml, nguy cơ thiếu máu lại giảm 3%. Tắm nắng 10-15 phút mỗi ngày vào buổi sáng có thể giúp bổ sung lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể

]]>
https://meyeucon.org/17001/tre-thieu-vitamin-d-lam-tang-nguy-co-thieu-mau/feed/ 0
Vitamin E giúp giảm gan nhiễm mỡ ở trẻ https://meyeucon.org/16928/vitamin-e-giup-giam-gan-nhiem-mo-o-tre/ https://meyeucon.org/16928/vitamin-e-giup-giam-gan-nhiem-mo-o-tre/#respond Sun, 01 May 2011 21:46:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=16928 Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Học viện quốc gia về tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận Mỹ cho thấy, vitamin E có thể giúp cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do dùng chất cồn (NAFLD) là bệnh gan mạn tính ở trẻ em. NAFLD có thể ở hình thức steatosis (mỡ trong gan không gây tổn thương) hoặc dưới dạng non-alcoholic steatohepatitis hay còn gọi là NASH (mỡ trong gan gây viêm sưng).

Sau khi thử nghiệm trên một nhóm trẻ em, các chuyên gia nhận thấy, sau 96 tuần điều trị, 58% trẻ em được bổ sung vitamin E không còn bị NASH, so với 41% ở trẻ dùng metformin (cũng là thuốc trị tiểu đường) và 28% ở nhóm dùng giả dược. Vitamin E có công dụng tốt hơn giả dược vì giảm đáng kể tình trạng các tế bào gan phình to cũng như chết đi.

]]>
https://meyeucon.org/16928/vitamin-e-giup-giam-gan-nhiem-mo-o-tre/feed/ 0
Trẻ em rất dễ thiếu Vitamin https://meyeucon.org/14735/tre-em-rat-de-thieu-vitamin/ https://meyeucon.org/14735/tre-em-rat-de-thieu-vitamin/#respond Thu, 16 Dec 2010 14:53:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=14735 Nếu con bạn bạn hay mệt, luôn tỏ ra khó chịu trong người mà không có nguyên nhân, bạn hãy nghĩ đến tình trạng thiếu vitamin. Sự thiếu hụt vitamin ở trẻ nhỏ ảnh hưởng đến phát triển thể chất, vận động, suy giảm miễn dịch và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến tử vong hoặc để lại di chứng.

Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, duy trì sức khỏe và có vai trò trong việc điều hành chức năng của các cơ quan; cơ thể không có khả năng tổng hợp được, ngoại trừ hai loại vitamin D và K nên cần phải bổ sung qua đường thức ăn.

Thói quen ăn uống tốt là tiền đề thuận lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Có 13 loại vitamin là : A, C, D, E, K, B1, B2, B3 (PP), B5, B6, B12, folacin (B9) và biotin (B8,). Vitamin được chia làm hai nhóm : nhóm hòa tan trong chất béo gồm các vitamin A, D, E, và K ; nhóm hòa tan trong nước gồm vitamin C và các vitamin nhóm B.

Phần lớn vitamin rất dễ bị huỷ hoại bởi nhiệt độ và ánh sáng, vì vậy cần bảo quản thực phẩm bằng ướp lạnh, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh. Vitamin có vai trò quan trọng trong cơ thể: tham gia cấu tạo tế bào; điều hòa hoạt động của tim và hệ thần kinh, tăng cường thị lực của mắt; tham gia chuyển hóa thức ăn thành năng lượng…

Nhu cầu về vitamin của trẻ em cao hơn người lớn, do vậy mà trẻ dễ bị thiếu vitamin nếu trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ không cung cấp đủ. Nếu thiếu một loại vitamin nào đó, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng tương ứng. Chính vì vậy, trong bất cứ trường hợp nào, cha mẹ cũng cần phải biết các biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin ở trẻ để kịp thời có biện pháp khắc phục.

Biểu hiện thiếu Vitamin ở trẻ:

Thiếu vitamin A

Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, ăn thiếu chất, mắc các bệnh về gan, đái tháo đường… sẽ bị thiếu vitamin A. Dấu hiệu khô mắt là biểu hiện đặc trưng, mắt cảm thấy khô, trẻ sợ ánh sáng, ít nước mắt. Da của trẻ thô ráp, bong vảy, sần sùi. Vì thiếu vitamin A nên trẻ chậm lớn, mệt mỏi, không chịu chơi.

Điều trị và phòng bệnh: cho trẻ bú sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, ăn dặm đúng thời gian, đủ số lượng theo lứa tuổi, đủ chất, với chế độ ăn giàu mỡ, ăn nhiều loại thức ăn có chứa vitamin A như gấc, đu đủ, rau ngót, trứng gà, gan… Nên cho trẻ đi uống vitamin A định kỳ 6 tháng/lần.

Thiếu vitamin B1

Vitamin B1 rất cần để tổng hợp ra acetincholin, nếu để thiếu sẽ làm tổn thương các chức năng thần kinh. Biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin B1 là quấy khóc, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy). Trẻ không tăng cân, nước tiểu ít…

Điều trị và phòng bệnh: cho trẻ uống, tiêm vitamin B1 liều cao, sau giảm dần. Chế độ ăn phải thay đổi: nguồn cung cấp vitamin B1 dồi dào là sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc. Không nên nấu rau, ngũ cốc quá chín vì vitamin B1 sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao.

Thiếu vitamin C, E

Nhiều bậc phụ huynh chủ quan cho rằng chỉ có người lớn mới cần bổ sung vitamin C, E. Thế nhưng nếu thiếu vitamin C trẻ sẽ bị: sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ. Trẻ hay kêu đau, mỏi toàn thân. Thiếu vitamin E: trẻ bị thiếu máu, xuất hiện creatin niệu…

Lúc này cần phải bổ sung cho trẻ bằng cách cho uống vitamin C, E, uống nước cam ép, sinh tố bơ, cà chua, bưởi…

Thiếu vitamin PP

Bệnh thường thấy ở trẻ ăn bột, ăn ngô, hoặc những trẻ ở tập thể không được ăn đầy đủ, trẻ có rối loạn tiêu hóa mạn tính. Trẻ thiếu vitamin PP thường bị tiêu chảy, phân giống như nhầy mũi hoặc có máu; trẻ hay bị viêm miệng và lưỡi, không ngủ được, lờ đờ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhi sẽ tử vong do viêm phổi, viêm thận.

Điều trị và phòng bệnh: Cho trẻ uống vitamin PP, ngoài ra bổ sung thêm vitamin B1 và men bia.

Thiếu vitamin K

Nếu thiếu hay hấp thu không được vitamin K ở ruột sẽ làm giảm prothrombin máu và giảm sự tổng hợp proconvertin ở gan. Thiếu vitamin K thường xuất hiện trong thời kỳ trẻ mới sinh, vào các ngày thứ 3-5 sau khi đẻ vì vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K, hoặc trẻ bị tắc đường mật, rối loạn tiêu hóa.

Tất cả các trường hợp có bệnh chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc…) cần phải nghĩ tới thiếu vitamin K. Ngoài ra, khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc, khóc thét, co giật… nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi thì cần đặc biệt lưu ý nguy cơ xuất huyết não mà một trong những căn nguyên hay gặp là do thiếu vitamin K.

Như vậy, để có chế độ dinh dưỡng đúng, trong khẩu phần ăn của trẻ cần có không những protein, mỡ và carbua mà còn đủ các vitamin. Các bà mẹ nên nhớ rằng, tất cả nhữg món ăn hữu ích thườg tỏ ra không hấp dẫn và không ngon đối với ai không có thói quen ăn các món đó từ nhỏ.

Bạn hãy tập cho trẻ ăn những thực phẩm có lợi. Chúng sẽ hỗ trợ cho da có màu đẹp, tóc bóng và mắt sáng, cũng như khả năng làm việc cao, cả về thể lực lẫn trí óc – đó là những thể hiện bên ngoài của sức khỏe.

Nếu con bạn bạn hay mệt, luôn tỏ ra khó chịu trong người mà không có nguyên nhân, bạn hãy nghĩ đến tình trạng thiếu vitamin. Sự thiếu hụt vitamin ở trẻ nhỏ ảnh hưởng đến phát triển thể chất, vận động, suy giảm miễn dịch và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến tử vong hoặc để lại di chứng.

img6

Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, duy trì sức khỏe và có vai trò trong việc điều hành chức năng của các cơ quan; cơ thể không có khả năng tổng hợp được, ngoại trừ hai loại vitamin D và K nên cần phải bổ sung qua đường thức ăn.

Có 13 loại vitamin là : A, C, D, E, K, B1, B2, B3 (PP), B5, B6, B12, folacin (B9) và biotin (B8,). Vitamin được chia làm hai nhóm : nhóm hòa tan trong chất béo gồm các vitamin A, D, E, và K ; nhóm hòa tan trong nước gồm vitamin C và các vitamin nhóm B.

Phần lớn vitamin rất dễ bị huỷ hoại bởi nhiệt độ và ánh sáng, vì vậy cần bảo quản thực phẩm bằng ướp lạnh, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh. Vitamin có vai trò quan trọng trong cơ thể: tham gia cấu tạo tế bào; điều hòa hoạt động của tim và hệ thần kinh, tăng cường thị lực của mắt; tham gia chuyển hóa thức ăn thành năng lượng…

Nhu cầu về vitamin của trẻ em cao hơn người lớn, do vậy mà trẻ dễ bị thiếu vitamin nếu trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ không cung cấp đủ. Nếu thiếu một loại vitamin nào đó, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng tương ứng. Chính vì vậy, trong bất cứ trường hợp nào, cha mẹ cũng cần phải biết các biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin ở trẻ để kịp thời có biện pháp khắc phục.

Biểu hiện thiếu Vitamin ở trẻ:

Thiếu vitamin A: Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, ăn thiếu chất, mắc các bệnh về gan, đái tháo đường… sẽ bị thiếu vitamin A. Dấu hiệu khô mắt là biểu hiện đặc trưng, mắt cảm thấy khô, trẻ sợ ánh sáng, ít nước mắt. Da của trẻ thô ráp, bong vảy, sần sùi. Vì thiếu vitamin A nên trẻ chậm lớn, mệt mỏi, không chịu chơi.

Điều trị và phòng bệnh: cho trẻ bú sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, ăn dặm đúng thời gian, đủ số lượng theo lứa tuổi, đủ chất, với chế độ ăn giàu mỡ, ăn nhiều loại thức ăn có chứa vitamin A như gấc, đu đủ, rau ngót, trứng gà, gan… Nên cho trẻ đi uống vitamin A định kỳ 6 tháng/lần.

Thiếu vitamin B1: Vitamin B1 rất cần để tổng hợp ra acetincholin, nếu để thiếu sẽ làm tổn thương các chức năng thần kinh. Biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin B1 là quấy khóc, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy). Trẻ không tăng cân, nước tiểu ít…

Điều trị và phòng bệnh: cho trẻ uống, tiêm vitamin B1 liều cao, sau giảm dần. Chế độ ăn phải thay đổi: nguồn cung cấp vitamin B1 dồi dào là sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc. Không nên nấu rau, ngũ cốc quá chín vì vitamin B1 sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao.

Thiếu vitamin C, E : Nhiều bậc phụ huynh chủ quan cho rằng chỉ có người lớn mới cần bổ sung vitamin C, E. Thế nhưng nếu thiếu vitamin C trẻ sẽ bị: sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ. Trẻ hay kêu đau, mỏi toàn thân. Thiếu vitamin E: trẻ bị thiếu máu, xuất hiện creatin niệu…

Lúc này cần phải bổ sung cho trẻ bằng cách cho uống vitamin C, E, uống nước cam ép, sinh tố bơ, cà chua, bưởi…

Thiếu vitamin PP: Bệnh thường thấy ở trẻ ăn bột, ăn ngô, hoặc những trẻ ở tập thể không được ăn đầy đủ, trẻ có rối loạn tiêu hóa mạn tính. Trẻ thiếu vitamin PP thường bị tiêu chảy, phân giống như nhầy mũi hoặc có máu; trẻ hay bị viêm miệng và lưỡi, không ngủ được, lờ đờ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhi sẽ tử vong do viêm phổi, viêm thận.

Điều trị và phòng bệnh: Cho trẻ uống vitamin PP, ngoài ra bổ sung thêm vitamin B1 và men bia.

Thiếu vitamin K: Nếu thiếu hay hấp thu không được vitamin K ở ruột sẽ làm giảm prothrombin máu và giảm sự tổng hợp proconvertin ở gan. Thiếu vitamin K thường xuất hiện trong thời kỳ trẻ mới sinh, vào các ngày thứ 3-5 sau khi đẻ vì vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K, hoặc trẻ bị tắc đường mật, rối loạn tiêu hóa.

Tất cả các trường hợp có bệnh chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc…) cần phải nghĩ tới thiếu vitamin K. Ngoài ra, khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc, khóc thét, co giật… nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi thì cần đặc biệt lưu ý nguy cơ xuất huyết não mà một trong những căn nguyên hay gặp là do thiếu vitamin K.

Như vậy, để có chế độ dinh dưỡng đúng, trong khẩu phần ăn của trẻ cần có không những protein, mỡ và carbua mà còn đủ các vitamin. Các bà mẹ nên nhớ rằng, tất cả nhữg món ăn hữu ích thườg tỏ ra không hấp dẫn và không ngon đối với ai không có thói quen ăn các món đó từ nhỏ.

Bạn hãy tập cho trẻ ăn những thực phẩm có lợi. Chúng sẽ hỗ trợ cho da có màu đẹp, tóc bóng và mắt sáng, cũng như khả năng làm việc cao, cả về thể lực lẫn trí óc – đó là những thể hiện bên ngoài của sức khỏe.

]]>
https://meyeucon.org/14735/tre-em-rat-de-thieu-vitamin/feed/ 0
Trẻ ngủ không ngon vì thiếu magie https://meyeucon.org/13768/tre-ngu-khong-ngon-vi-thieu-magie/ https://meyeucon.org/13768/tre-ngu-khong-ngon-vi-thieu-magie/#respond Fri, 12 Nov 2010 22:25:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=13768 Trẻ thiếu magie (Mg) nhẹ có thể biếng ăn, ngủ không ngon, đau bụng… Nặng hơn thì có thể gây ra các cơn co giật, hạ đường huyết, các biến chứng dẫn đến hôn mê.

Mg là một chất khoáng giữ vai trò rất quan trọng, Mg tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Đồng thời là ion quan trọng cấu tạo nên tế bào.

Trẻ ngủ không ngon, dễ cáu gắt

Bé M. (6 tuổi, Hà Nội) gần đây tay chân thường hay bị co giật một cách vô thức trong lúc ngủ. Đưa bé đến Viện Dinh dưỡng khám, bố mẹ bé được các các bác sĩ (BS) cho biết nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon vào đêm là do trong khẩu phần ăn của bé thiếu chất Mg.

Theo tiến sĩ Lê Thị Hương, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Mg là chất khoáng tham gia nhiều chức phận trong cơ thể con người, như chuyển hoá canxi, góp phần giữ cho xương, răng khỏe mạnh, chuyển hóa kali, photpho, các vitamin nhóm B.

Hằng ngày, cơ thể cần khá nhiều Mg để biến đổi đường trong máu thành năng lượng, đốt cháy chuyển chất béo thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Mg đóng vai trò quan trọng trong kết cấu và chức năng bình thường của tim, giúp tim ổn định, phòng chống loạn nhịp tim. Trên hệ tiêu hoá, Mg giúp dễ tiêu các thức ăn, tránh táo bón. Ngoài ra Mg cũng tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh, hoạt động của cơ bắp…

Do có vị trí cần thiết như vậy nên thiếu magie sẽ gây ra một loạt các ảnh hưởng nghiêm trọng với cơ thể, đặc biệt đối với trẻ em. Trong cơ thể, canxi tham gia vào quá trình co cơ, còn magie tham gia vào quá trình giãn cơ. Nên nếu thiếu Mg, các cơ của trẻ lúc nào cũng trong tình trạng co, rất mệt mỏi. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ gặp hiện tượng ngủ không ngon giấc, ngủ không say, hay vật vã trong khi ngủ.

Bổ sung Mg bằng rau xanh và ngũ cốc

Theo tiến sĩ Hương, những biểu hiện ban đầu khi trẻ thiếu Mg thường là trẻ biếng ăn, cáu gắt, bị rối loạn giấc ngủ. Đây cũng là những dấu hiệu gợi ý để cha mẹ đưa đi khám xem có phải trẻ thiếu Mg hay không.

Một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng thiếu Mg là chế độ ăn có lượng Mg trong thực phẩm tự nhiên quá thấp, trẻ không chịu ăn dặm hoặc ăn không đủ chất trong thời gian dài. Những nguyên nhân khác là: cơ thể trẻ bị rối loạn hấp thu (như mắc bệnh rối loạn dạ dày – ruột) hoặc cơ thể đổ mồ hôi nhiều cũng có thể gây ra bài tiết Mg quá mức.

Mg có nhiều trong các thức ăn từ thực vật, đặc biệt là các loại rau quả màu xanh đậm, ngũ cốc như đậu lạc, lúa mì, lúa mạch, trong các quả sấy khô. Ngoài ra trong lúa mì, đậu các loại, quả cứng các loại, thịt, hải sản… cũng là nguồn Mg rất tốt. Các sản phẩm từ sữa bò, chocolate cũng có hàm lượng Mg vừa phải.

Theo các bác sĩ, cha mẹ cần hết sức chú ý đến vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Ngay từ thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm (5 – 6 tháng tuổi), cần cho trẻ ăn chế độ ăn đa dạng, đủ bốn nhóm thực phẩm cần thiết (nhóm bột đường, chất đạm, nhóm chất béo, nhóm rau quả). Khi trẻ bị bệnh, nguy cơ hạ Mg có thể xảy ra là rất cao nên cha mẹ cần lưu ý để dinh dưỡng tốt cho trẻ lúc bệnh. Cần tăng cường dinh dưỡng lúc trẻ bệnh để vừa đảm bảo nhu cầu bình thường và tăng sức đề kháng khi bị bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/13768/tre-ngu-khong-ngon-vi-thieu-magie/feed/ 0
Trẻ mọc tóc ít và thưa, có phải thiếu canxi? https://meyeucon.org/13089/tre-moc-toc-it-va-thua-co-phai-thieu-canxi/ https://meyeucon.org/13089/tre-moc-toc-it-va-thua-co-phai-thieu-canxi/#comments Tue, 12 Oct 2010 09:45:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=13089 Hỏi: Con trai tôi được 11 tháng nhưng tóc của cháu mọc rất ít và thưa, gần như khong có. Nhiều người nói cháu bị thiếu canxi. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi biết có cách nào để cháu nhanh mọc tóc và cháu có phải bị thiếu canxi không ạ?

Trả lời: Có khả năng cháu thiếu 1 số các chất vi lượng ví dụ như đồng, sắt, coban… Vì vậy, phụ huynh phải đến thầy thuốc nhi khoa để được tư vấn dùng một số các thuốc trong đó có chứa các chất vi lượng để cho cháu uống.

Cần xét nghiệm xem cháu có thiếu canxi và sắt hay không. Nếu thiếu phải được bù cho đầy đủ.

]]>
https://meyeucon.org/13089/tre-moc-toc-it-va-thua-co-phai-thieu-canxi/feed/ 2
Bổ sung Vitamin cho trẻ có thực sự tốt? https://meyeucon.org/12755/bo-sung-vitamin-cho-tre-co-thuc-su-tot/ https://meyeucon.org/12755/bo-sung-vitamin-cho-tre-co-thuc-su-tot/#respond Mon, 27 Sep 2010 13:46:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=12755 Nhiều người thường nghĩ rằng các loại vitamin đều tốt và khi sử dụng sẽ vô hại, uống càng nhiều càng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, bất cứ một loại thuốc nào khi sử dụng quá liều lượng đều gây tổn hại ít nhiều cho cơ thể.

Lo ngại những bữa ăn nấu nướng hàng ngày không đủ chất, nhiều bà mẹ tìm đến các loại vitamin tổng hợp và cho trẻ uống bổ sung. Các bà mẹ quan niệm, vitamin rất tốt cho sức khỏe. Thêm vào đó, các hãng thuốc còn quảng cáo cả sự kiểm nghiệm tác dụng của các trung tâm hàng đầu của Mỹ, Nhật… nên nhiều người lựa chọn nhiều loại thuốc (thuốc tăng cường sức đề kháng, thuốc kích thích ăn uống…) cho con uống bổ sung.

Ngoài ra, nếu bé biếng ăn, thay vì đưa bé đi khám dinh dưỡng, nhiều gia đình lại tự ý ra hiệu thuốc, tìm mua các loại thuốc dành cho trẻ biếng ăn khác nhau theo tư vấn của dược sĩ.

Thực sự, vitamin có công dụng thúc đấy sự tăng trưởng tế bào. Vitamin cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của các tế bào máu và những mô khác trong cơ thể. Khi trẻ em phát triển và tăng trưởng, để cho các tế bào tăng trưởng một cách hoàn hảo, trẻ em rất cần vitamin. Ngoài ra, đa phần những vitamin “hành nghề” như những chất chống ôxy hóa trong cơ thể. Vì thế, vitamin cũng đóng vai trò như một hệ thống phòng thủ, ngăn chặn tiến trình ôxy hóa trong cơ thể cũng như hạn chế hoặc vô hiệu hóa tác động có hại của những axít béo chưa bão hòa.

Các chất kháng ôxy hóa chiến đấu chống lại các gốc tự do. Nhờ đó, trẻ em được bảo vệ một cách hiệu quả với bệnh tật. Bên cạnh đó, một vài loại chế phẩm bổ sung vitamin chứa chất xơ có vai trò hỗ trợ quá trình tiêu hóa của cơ thể. Thiếu chất xơ ở trẻ em có thể gây ra những bệnh về đường ruột, thậm chí nặng hơn là chứng rối loạn tuần hoàn.

Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin quá liều, không theo chỉ định của bác sĩ dẫn đến việc dư thừa vitamin sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể. Chẳng hạn, trẻ được bổ sung quá nhiều vitamin A sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Thừa vitamin D, hàm lượng canxi trong máu tăng cao, chức năng của tim, phổi từ đó sẽ bị suy giảm đáng kể…

]]>
https://meyeucon.org/12755/bo-sung-vitamin-cho-tre-co-thuc-su-tot/feed/ 0