Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Wed, 27 Mar 2024 09:29:27 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của hoa tầm xuân https://meyeucon.org/26013/tac-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-hoa-tam-xuan/ https://meyeucon.org/26013/tac-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-hoa-tam-xuan/#respond Sun, 06 Jan 2013 22:00:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=26013 Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hoàng đản, thủy thũng, lỵ tật, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm ở trẻ em… Tùy theo từng bộ phận của tầm xuân mà tác dụng chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau.

Tầm xuân thuộc loài cây nhỏ họ quế hoa, thân cành mềm mại, có thể đan tết thành nhiều hình dạng khác nhau theo ý muốn. Có thể đặt ở phòng khách, phòng sách, với vẻ cổ kính và tao nhã sẽ làm tăng thêm vẻ xuân sắc cho căn nhà. Dùng hoa tầm xuân để trang trí cho hành lang mái hiên là hợp lý nhất. Mùa xuân thì thưởng hoa, mùa hè thì ngắm cành lá. Cành lá tầm xuân rủ xuống đung đưa theo gió tạo nên cảnh sắc đầy thơ mộng. Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hoàng đản, thủy thũng, lỵ tật, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm ở trẻ em… Tùy theo từng bộ phận của tầm xuân mà tác dụng chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau.

Cảm lạnh: có các triệu chứng tức ngực, buồn nôn và nôn, có thể có nôn ra máu, môi khô miệng khát, chán ăn, mệt mỏi, dùng hoa tầm xuân 3 – 9g sắc uống hoặc hoa tầm xuân 5g, thiên hoa phấn 10g, sinh thạch cao 30g, mạch môn 15g, sắc uống hoặc hoa tầm xuân 10g và hoa đậu ván trắng 10g, hãm với nước sôi, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà.

Tầm xuân có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Hoa tầm xuân

Chảy máu cam:

Dùng hoa tầm xuân 6g, bạch cập 15g và rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.

Bướu tuyến giáp:

Dùng hoa tầm xuân 5g, hoa hậu phác 5g, hoa chỉ xác 5g và hoa hồng 5g, sắc uống.

Đái tháo đường và viêm loét niêm mạc miệng:

Dùng sương đọng trên hoa tầm xuân vào buổi sớm 30ml pha chút nước ấm uống hằng ngày.

Lá tầm xuân

Có tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương.

Viêm loét chi dưới:

Dùng lá tầm xuân không kể liều lượng nấu nước rửa vết thương.

Nhọt độc sưng nề:

Dùng lá và cành non tầm xuân rửa sạch, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp lên chỗ tổn thương.

Rễ tầm xuân

Liệt mặt:

Rễ tầm xuân 15 – 30g sắc uống.

Đau răng:

Rễ tầm xuân sắc uống hoặc ngậm.

Viêm khớp:

Rễ tầm xuân 15 – 30g sắc uống.

Hoàng đản (vàng da):

Dùng rễ tầm xuân 15 – 24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chế thêm một chút rượu vang, chia ăn vài lần trong ngày.

Đái dầm trẻ em, người già đi tiểu đêm:

Rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn ăn.

Bỏng:

Rễ tầm xuân tươi nấu nước rửa hằng ngày hoặc bột rễ tầm xuân trộn với dầu vừng đắp (bỏng nhẹ).

Phù do viêm thận:

quả tầm xuân 3 – 6g, hồng táo 3 quả, sắc uống hoặc quả tầm xuân 20g, đại hoàng 3g, sắc chia uống 3 lần trong ngày.

Tiểu tiện khó:

Quả tầm xuân 10g, mã đề 30g và biển súc 30g, sắc uống.

Đau bụng khi hành kinh:

Dùng quả tầm xuân 120g sắc lấy nước hòa thêm một chút đường và rượu vang uống ấm.

Táo bón:

Quả tầm xuân 10g, đại hoàng 3g, sắc uống.

]]>
https://meyeucon.org/26013/tac-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-hoa-tam-xuan/feed/ 0
Bồi bổ ngũ tạng bằng chim bồ câu https://meyeucon.org/23716/boi-bo-ngu-tang-bang-chim-bo-cau/ https://meyeucon.org/23716/boi-bo-ngu-tang-bang-chim-bo-cau/#respond Tue, 26 Jun 2012 01:00:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=23716 Bồ câu là loài chim được chọn để lấy thịt, nó có thân gọn, hình thoi, đầu tròn và nhỏ. Loài chim này có mỏ ngắn, cánh mũi phồng lên như hai hạt gạo. Cánh bồ câu khoẻ và nhọn, bàn chân có 4 ngón, đuôi ngắn. Có nhiều màu lông, nhưng phổ biến nhất là màu xám đen. Khối lượng thường từ 500g – 1.500g. Con cái nhỏ hơn con đực.

Bồ câu còn có tên khác là: Bồ câu nhà, bồ câu, ca tử, bồ câu rừng, bồ câu đá, cáp điểu.

Các bộ phận có thể dùng được: Thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết), trứng chim (cáp điểu noãn)và phân chim (cáp điểu phẩn).

Thành phần dinh dưỡng:

Thịt bồ câu chứa 22,14% protid; 1% lipid và các muối khoáng. Tiết chim có nhiều đạm, chất sắt và huyết sắc tố.

Tính vị qui kinh:

Thịt chim vị mặn, tính bình, vào can thận. Tiết chim vị ngọt mặn, tính ấm. Phân chim vị đắng tính ôn. Trứng chim vị ngọt chua mặn, tính bình.

Công năng chủ trị:

Thịt chim bổ ngũ tạng, bổ thận, bổ âm, khu phong giải độc, kích thích tiêu hoá. Dùng cho các trường hợp suy kiệt thiểu dưỡng, lao phổi, tiểu đường, bế kinh thống kinh, người cao tuổi suy nhược, khí huyết hư (xanh tái, gầy sút, mệt mỏi). Tiết chim có tác dụng giải độc, bổ huyết điều kinh. Phân chim có tác dụng giảm đau tiêu tích. Trứng bồ câu bổ thận ích khí. Dùng cho các trường hợp thận hư khí hư, đau lưng mỏi gối, đau đầu hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi vô lực, di tinh, mất ngủ.

Chim bồ câu hầm – món ăn bổ dưỡng cho mọi người

Một số thực đơn và bài thuốc chữa bệnh:

Bồ câu hầm kỷ tử hoàng tinh:

Bồ câu 1 con, kỷ tử 24g, hoàng tinh 30g. Bồ câu làm sạch, cho vào nồi cùng hoàng tinh, kỷ tử, thêm nước sạch và gia vị lượng thích hợp; đun nhỏ lửa hầm nhừ. Dùng cho người cao tuổi, cơ thể suy nhược.

Bồ câu hầm:

Bồ câu 1 con. Làm sạch, thêm nước sạch và gia vị lượng thích hợp; hầm nhừ. Dùng cho người bệnh sốt rét lâu ngày.

Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc:

Bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Bồ câu làm sạch; tất cả cùng cho vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát nước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.

Bồ câu hầm qui bản, miết giáp, bá tử nhân, đại táo:

Bồ câu 1 con, miết giáp 15g, qui bản 15g, bá tử nhân 15g, đại táo 30g (khoảng 10 quả). Bồ câu làm sạch. Qui bản, miết giáp nướng và đập vụn. Nấu miếp giáp, quy bản, bá tử nhân lấy nước, bỏ bã. Dùng nước dược liệu nấu với chim câu, thêm đại táo và gia vị thích hợp. Đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho phụ nữ huyết hư âm hư, da xanh, thiếu máu, hay xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm, bế kinh, kinh khí ít.

Trứng bồ câu hầm đông trùng hạ thảo:

Trứng bồ câu 2 – 4 quả, trùng thảo 5g, long nhãn 30g, kỷ tử 20g, ngũ vị tử 10g. Trứng chim luộc qua, bóc bỏ vỏ, hầm cách thuỷ với các vị thuốc. Nếu không có trùng thảo thì hầm trứng bồ câu với 3 dược liệu trên cũng được. Chữa thận hư, khí hư, đau lưng mỏi gối, đau đầu hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi vô lực, di tinh, mất ngủ.

Chữa đái tháo đường:

Chim câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 20g, mộc nhĩ trắng 15g. Chim câu làm sạch, chặt nhỏ; nấu với các dược liệu đến chín nhừ. Ăn cả nước lẫn cái, 1 lần trong ngày.

Chữa chứng ra mồ hôi trộm:

Bồ câu non 1 con, hoàng kỳ 20g, kỷ tử 25g. Bồ câu làm sạch, mổ moi bỏ nội tạng, rửa sạch, cho hoàng kỳ, kỷ tử vào trong bụng. Hấp cách thủy 1 giờ, ăn thịt chim và nước. Dùng 3 – 5 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.

Trị đau bụng thuộc âm chứng:

Phân chim 20g, sao vàng, tán nhỏ, hoà trong ít rượu, để lắng, gạn lấy nước uống.

]]>
https://meyeucon.org/23716/boi-bo-ngu-tang-bang-chim-bo-cau/feed/ 0
Quả hồng xiêm – vị thuốc tốt cho mọi người https://meyeucon.org/22539/qua-hong-xiem-vi-thuoc-tot-cho-moi-nguoi/ https://meyeucon.org/22539/qua-hong-xiem-vi-thuoc-tot-cho-moi-nguoi/#respond Mon, 23 Apr 2012 03:14:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=22539 Hồng xiêm là loài cây khá quen thuộc với mọi người, đây là một loài cây thân gỗ, sống lâu năm. Trong một năm, cây cho ra 2 lần quả, quả hình cầu hoặc hình quả trứng thon dài và chứa từ 2 – 10 hạt, vỏ có màu nâu – vàng nhạt. Khi bổ quả ra thì thấy thịt có màu nâu ánh đỏ, hạt của nó có màu đen nhánh.

Miền Bắc gọi là hồng xiêm, bà con miền Nam gọi là quả sa-pô-chê. Quả hồng xiêm khi xanh chứa tanin (nhưng khi quả chín thì không còn), 2-3% dầu và acid cyanhydric. Hạt chứa chất nhựa dầu; vỏ hạt chứa 20% dầu béo; 1% saponin và 0,08% chất đắng sapotinin. Người cao tuổi, trẻ em, người yếu mệt mới ốm dậy ăn đều tốt.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, hồng xiêm còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Quả hồng xiêm còn xanh là một vị thuốc chữa tiêu chảy tốt vì có chứa nhiều tanin.

Quả hồng xiêm - vị thuốc tốt cho mọi người

Quả hồng xiêm có vị ngọt, tính mát; có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng. Vỏ cây bổ và hạ nhiệt; trong vỏ cây có một chất tan trong nước có thể hỗ trợ trị lao; hạt lợi tiểu.

– Chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều mỡ, đạm: Quả hồng xiêm còn xanh 15 – 20g, cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 3 – 5 ngày.

Có thể thay thế 6 – 10g vỏ thân cây hồng xiêm, rửa sạch, cho 250ml nước, sắc sôi 15 phút còn 100ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.

– Chữa táo bón, ăn kém, kiện tỳ: Những người bị táo bón ăn mỗi bữa vài quả hồng xiêm chín (mỗi ngày ăn hai bữa, mỗi bữa hai quả) chỉ mấy hôm sẽ hết táo. Có thể ăn mỗi ngày từ 3 đến 5 quả.

Có thể lấy lá hồng xiêm 20g, vỏ quả quýt 10g, thủy xương bồ 5g, cho 400ml nước sắc còn 150ml, ngày một thang, chia 2 lần. Dùng liền 5 ngày.

– Lợi niệu, giảm sốt: Hạt hồng xiêm 5g nấu nước sắc uống, có thể thêm lá tre 100g; cho 450ml nước sắc còn 150ml nước, chia ngày 2 lần, uống lúc còn nóng.

]]>
https://meyeucon.org/22539/qua-hong-xiem-vi-thuoc-tot-cho-moi-nguoi/feed/ 0
Chữa bệnh cận thị bằng các món ăn dân gian https://meyeucon.org/17742/chua-benh-can-thi-bang-cac-mon-an-dan-gian/ https://meyeucon.org/17742/chua-benh-can-thi-bang-cac-mon-an-dan-gian/#comments Mon, 27 Jun 2011 21:16:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=17742 Số người bị cận thị ngày càng tăng nhanh bởi sự hoạt động quá tải của mắt, đặc biệt là đối với trẻ em bởi vây quanh chúng là vô số các chương trình truyền hình, trò chơi điện tử, game online… Để có thể chữa bệnh cận thị, ngoài các biện pháp y học thông thường giúp mắt bớt điều tiết, giảm căng thẳng thì có thể hỗ trợ bằng các món ăn dân gian sau đây:

Canh kỳ tử cá chép

  • Chủ trị: Mắt bị cận thị, nhìn mờ không rõ.
  • Nguyên liệu: 1 con cá chép (khoảng 2kg), kỳ tử 10g.
  • Cách làm: Làm sạch cá, bỏ nội tạng. Đun cùng kỳ tử thành canh. Ăn thịt cá, uống nước canh.

Trứng gà sữa tươi

  • Chủ trị: Mắt cận thị.
  • Nguyên liệu: Trứng gà 1 quả, sữa tươi 1 ly, mật ong 1 thìa.
  • Cách làm: Đun nóng sữa, sau đó đập trứng gà vào đun sôi cùng, để nhỏ lửa. Khi trứng chín, bỏ ra, chờ cho ấm, thêm mật ong vào rồi ăn.

Canh gan lợn trứng gà

  • Chủ trị: Mắt cận thị.
  • Nguyên liệu: Gan lợn 150g, trứng gà 1 quả.
  • Cách làm: Gan lợn rửa sạch, thái miếng, cho vào nồi đảo qua dầu, thêm chút rượu trắng, rồi cho nước vào đun sôi. Sau đó đập trứng gà vào, thêm muối cho vừa miệng.

Canh ngân nhĩ kỳ tử giúp sáng mắt

  • Chủ trị: Gan thận suy dẫn đến cận thị.
  • Nguyên liệu: Ngân nhĩ 20g, kỳ tử 20g, hoa nhài 10g.
  • Cách làm: Đun các nguyên liệu trên cùng nhau thành canh để uống, mỗi ngày 1 lần, uống liên tục nhiều ngày.

Kỳ tử hầm gan lợn

  • Chủ trị: Mắt cận thị, chảy nước mắt do trúng gió.
  • Nguyên liệu: Kỳ tử 20g, gan lợn 300g, 1 chút dầu ăn, hành, gừng, đường cát, rượu trắng.
  • Cách làm: Rửa sạch gan lợn, cho vào nồi cùng kỳ tử, cho vừa nước đun trong 1 giờ. Sau đó bỏ gan ra, thái miếng.Làm nóng chảo dầu trên bếp, rồi cho hành, gừng vào đảo cùng gan lợn đã thái miếng. Cho gan xào, nêm đường cát, rượu trắng vào canh.

Canh sáng mắt

  • Chủ trị: Mắt cận thị
  • Nguyên liệu: Kỳ tử 10g, trần bì 3g, long nhãn khô 10 quả, mật ong 1 thìa.
  • Cách làm: Giã kỳ tử cùng trần bì cho nhuyễn, sau đó cho vào nồi đun cùng long nhãn, cho vừa nước. Để sôi nửa tiếng, bỏ ra bát, thêm mật ong vào ăn như món điểm tâm.

Cháo kỳ tử

  • Chủ trị: Suy gan làm mờ mắt, hoa mắt.
  • Nguyên liệu: 30g kỳ tử, đậu tương 100g.
  • Cách làm: Nấu các nguyên liệu trên cùng nhau thành cháo để ăn.
]]>
https://meyeucon.org/17742/chua-benh-can-thi-bang-cac-mon-an-dan-gian/feed/ 2
Điều trị viêm mũi dị ứng theo kinh nghiệm dân gian https://meyeucon.org/17608/dieu-tri-viem-mui-di-ung-theo-kinh-nghiem-dan-gian/ https://meyeucon.org/17608/dieu-tri-viem-mui-di-ung-theo-kinh-nghiem-dan-gian/#respond Wed, 22 Jun 2011 15:48:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=17608 Bệnh viêm mũi dị ứng rất thường gặp ở nước ta do điều kiện khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm khói bụi, thời tiết thay đổi thất thường (nhất là miền Bắc)… Nhưng để điều trị được bệnh này thì không hề đơn giản, kể cả đối với Đông Y hay Tây Y. Chúng tôi xin giới thiệu một vài bài thuốc dân gian hữu ích thường dùng để điều trị viêm mũi dị ứng sau đây:

Tỏi có thể trị được viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh rất thường gặp với cơ chế bệnh sinh là tình trạng mẫn cảm đặc biệt của cơ thể, phản ứng bất thường và quá mức sau khi tiếp xúc với một dị nguyên nhất định, biểu hiện trên lâm sàng bằng ba triệu chứng chính là hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi.

Điều trị viêm mũi dị ứng đợt cấp tính thường không khó khăn lắm nhưng khi bệnh đã chuyển sang mạn tính thì rất phức tạp mặc dù cho đến nay y học hiện đại đã có khá nhiều thuốc và kỹ thuật xử lý. Kinh nghiệm dân gian, cũng có khá nhiều bài thuốc trị bệnh hiệu quả.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc dân gian

Bài 1: Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.

Bài 2: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hoà đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.

Bài 3: Mật ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Bài 4: Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1cm, thịt lợn nạc 60g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình.

]]>
https://meyeucon.org/17608/dieu-tri-viem-mui-di-ung-theo-kinh-nghiem-dan-gian/feed/ 0
Cách trị rôm sảy theo Đông Y https://meyeucon.org/16976/cach-tri-rom-say-theo-dong-y/ https://meyeucon.org/16976/cach-tri-rom-say-theo-dong-y/#comments Sat, 07 May 2011 19:56:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=16976 Rôm sảy rất thường gặp ở trẻ, đặc biệt là vào mùa hè. Trẻ hay gãi, dễ bị tổn thương ở da, ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe của trẻ. Để trị rôm sảy ngoài các biện pháp dùng phấn rôm thì Đông y có vài bài thuốc trị rôm sảy cho kết quả tốt

Rau má có tính mát, phù hợp để trị rôm sảy cho trẻ

– Dùng 10g bột sắn dây, 30g rau má (tươi). Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu bị, uống từng ngày.

– Dùng một lượng rau sam tươi đủ dùng, giã nát, vắt lấy nước, pha vào nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá kinh giới vò nát, pha vào nước tắm cho trẻ rất tốt.

– Dùng 20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài. Tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày 1 thang. Chia uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3 – 5 ngày sẽ đỡ.Dùng 4 – 6g hoa kim ngân hoặc 10 – 12g cành, lá kim ngân rửa sạch sắc uống ngày một thang. Không những trị được rôm sảy mà còn chữa được chứng lên đậu, lên sởi, mụn nhọt đau nhức.

– Dùng 60g rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang.Lấy một cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn đều với chút giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy rất tốt.

– Dùng 1 nắm rau má tươi, rửa sạch, giã nát, cho thêm một ít nước mưa (đã đun sôi để nguộ) rồi vắt lọc lấy nước, cho thêm đường, cho trẻ uống vào buổi sáng của mỗi ngày.

]]>
https://meyeucon.org/16976/cach-tri-rom-say-theo-dong-y/feed/ 2