Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

Hỏi Đáp
  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe & Cuộc Sống
  • Tin tức

Chăm sóc bé

Nhận biết bệnh chàm thể tạng ở trẻ em

26/03/2010

Bệnh chàm thể tạng trẻ em hay còn gọi là viêm da cơ địa trẻ em. Dựa vào biểu hiện lâm sàng chia ra làm 2 giai đoạn: chàm thể tạng nhũ nhi và chàm thể tạng thời niên thiếu.

Chàm thể tạng nhũ nhi

Thường xuất hiện vào lúc 3 tháng tuổi, bắt đầu là những ban đỏ ngứa 2 má sau đó hình thành mụn nước li ti như rôm, dập vỡ tạo vảy tiết và lan ra vùng trán, cằm, cổ và mặt duỗi cẳng tay, cẳng chân. Mông và vùng quấn tã lót hoàn toàn không bị bệnh. Nếu không điều trị bệnh có thể dẫn đến đỏ da toàn thân, nhiễm khuẩn thứ phát, gãi cào nhiều tạo thành những mảng da dày rất khó chữa. Bệnh thường khỏi về mùa hè và tái phát về mùa đông. Có thể do khí hậu khô hanh và đồ len dạ làm cho bệnh tái phát và tia cực tím có tác dụng chữa bệnh. Một số thức ăn như tôm,  cá, trứng, sữa làm cho bệnh nặng lên.

Viêm da cơ địa thời niên thiếu

Nếu chàm thể tạng nhũ nhi không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến chàm thể tạng thời niên thiếu. Bệnh mang tính chất mạn tính: khô da, dày da, bong vảy ở vị trí sau tai, mi mắt, cổ, mặt duỗi cẳng tay và khoeo chân, cổ chân. Ngứa, gãi càng làm cho bệnh nặng hơn: gãi làm da dày, da dày lại kích thích ngứa làm cho trẻ càng gãi nhiều hơn vì gãi có cảm giác rất thích, đến khi thấy đau xót mới dừng lại thì da đã bị xây xước chảy máu, huyết tương tạo vảy, da càng dày hơn. Đây chính là vòng luẩn quẩn bệnh lý mà khi điều trị cần phải bẻ gãy. Len dạ, lông thú là chất kích thích ngứa tăng lên.

Căn nguyên thường thấy nồng độ kháng thể IgE tăng cao trong máu của bệnh nhân viêm da cơ địa. Những đứa trẻ sinh ra từ bố hoặc mẹ có những bệnh dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng, eczema thì con bị chàm thể tạng là 50%; Nếu cả hai bố và mẹ đều bị bệnh thì tỷ lệ này lên đến 79%. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mạt nhà là thủ phạm chính gây nên các bệnh cơ địa.

Điều trị

Tùy theo giai đoạn của bệnh chàm mà thầy thuốc có phương pháp điều trị thích hợp nhưng chủ yếu vẫn là corticoid loại nhẹ. Thuốc ức chế miễn dịch tỏ ra có hiệu quả với những trường hợp nặng, dai dẳng; Tắm rửa bằng các sữa làm ẩm da. Uống kháng histamin: trẻ nhũ nhi uống desloratadine, trẻ lớn uống loratadine (zirrigin), si rô phenergan.

Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm. Tránh ăn các chất gây kích ứng da như tôm, cá, trứng, sữa trong thời gian điều trị. Khuyên trẻ không  nên gãi, cắt móng tay, băng bịt vùng tổn thương. Không mặc đồ len dạ, không nuôi chó mèo, vệ sinh nhà cửa. Quang hóa trị liệu cũng có hiệu quả cao (chiếu tia UVB, UVA). Cách tốt nhất vẫn là đưa trẻ đến khám tại phòng khám chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán đúng và tư vấn điều trị, tránh tác dụng phụ của thuốc.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Gửi email

Chủ đề:

Bệnh chàm ở trẻ em Bệnh da liễu ở trẻ em Bệnh viêm da ở trẻ em

Bài viết liên quan

Chàm thể tạng trẻ em
benh-chamTriệu chứng của bệnh chàm
Trẻ có thể mắc bệnh lao, nguyên nhân chủ yếu là do bị lay nhiễm từ những người xung quanh.Trẻ em có bị bệnh lao không và nhận biết bệnh lao ở trẻ em như thế nào?
cham-sua-o-treBệnh chàm sữa

Có thể bạn quan tâm

Thời gian thai nhi máy ít nhất trong ngày là từ 21h00 đến 1h00.Những chuyển động của con yêu trong thai kỳ
Khi điện thoại trở thành “cô bảo mẫu”
Cha mẹ cần thống nhất trong cách dạy mới mong trị được tật mè nheo của conKhi các “cục vàng”… ăn vạ
Những thức ăn bà bầu nên tránh trong kỳ nghỉ

Bình luận bằng Facebook

Bình luận

  1. linh

    05/04/2013 at 8:18 pm

    Cho e xin hoi la o mat con e co nhung not nho mau do,mau trang.thay moi nguoi bao la rom,nhung e lai so chau bi chan.cac me cho e bit con e bi j

    Reply

Bình luận Cancel reply

Sự phát triển của trẻ

Theo tháng:

Sự phát triển của thai nhi

Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé

Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bản quyền © 2018 · Mẹ Yêu Con