Bệnh rất nguy hiểm nhưng qua những khảo sát mới vừa được công bố do các bác sỹ Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM cho biết, việc điều trị cho trẻ sốc phản vệ có tiền sử bị phản ứng dị ứng thức ăn còn chưa được coi trọng đúng mức, đặc biệt là trong việc sử dụng thuốc còn chưa đúng phương pháp.
Sau khi ăn một loại thức ăn rất bình thường như: trứng, sữa, hạt đậu… từ 30 phút đến vài giờ, trẻ bỗng dưng bất ngờ xuất hiện các triệu chứng như: nổi mẩn đỏ, đỏ da, mề đay cấp, ngứa khắp người, mắt sung huyết đỏ, sưng phù môi, mắt. Nhiều trẻ xuất hiện những triệu chứng khác: chảy mũi, nổi ban, ngứa ở miệng. Một số trẻ lại có biểu hiện: khàn tiếng, hắt hơi, ho, khò khè, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Những trường hợp nặng nhanh chóng tiến đến triệu chứng khó thở, thở rít, “sốc phản vệ” với các triệu chứng mệt, trụy mạch, tụt huyết áp.
Tùy từng cơ địa mà trong một số trường hợp, trẻ rơi vào tình trạng sốc phản vệ rất nguy hiểm và thường xảy ra nhanh sau khi trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng, với biểu hiện tím tái, huyết áp tụt, trụy mạch, suy hô hấp và cần được cấp cứu ngay nếu không tử vong nhanh chóng.
Bệnh rất nguy hiểm nhưng qua những khảo sát mới vừa được công bố do các bác sỹ Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM cho biết, vào ngày 29/3, việc điều trị cho trẻ sốc phản vệ có tiền sử bị phản ứng dị ứng thức ăn còn chưa được coi trọng đúng mức, đặc biệt là trong việc sử dụng thuốc còn chưa đúng phương pháp. Trong đó, có liều chỉ định (hơn 1 liều Enpinephrine) theo đường tiêm để dừng phản ứng nghiêm trọng này. Nhưng trên thực tế, việc điều trị còn bị bỏ sót.
Điều dưỡng viên Liên Kim – Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM đã cho biết: Qua khảo sát số trẻ bị sốc phản vệ do dị ứng thức ăn trong 6 năm qua tại 2 bệnh viện ở Boston (Mỹ) chỉ có 12% trong số các trường hợp được dùng đến liều Epinephrine thứ hai. Và gần 1/5 phản ứng dị ứng nặng do thức ăn ở trẻ được dùng hơn một liều Epinephrine. Trong khi đó, khuyến cáo của các bác sĩ, trẻ em có nguy cơ bị phản ứng dị ứng nặng do thực phẩm thì cần được chích 2 liều Epinephrine.
Các chuyên gia cũng cho biết, 6% trẻ em trên thế giới chịu ảnh hưởng của dị ứng thực phẩm và tỉ lệ này ngày càng gia tăng. Hiệu quả nhất trong điều trị bằng một liều tự tiêm ngay lập tức, hoặc 2 liều Epinephrine có sẵn. Khảo sát mới cho hay, trong những trường hợp bị phản ứng nghiêm trọng do thức ăn cho thấy 44% trẻ em trong số này đã được tiêm Epinephrine. Nhưng chỉ có 12% được chích hơn 1 liều trước khi được đem đến bệnh viện, 31% được nhập viện với phản ứng sốc phản vệ nhưng đã được tiêm 1 liều Epinephrine và chỉ có 3% đã tiêm liều thứ 2.
Như vậy có tới một nửa trường hợp sốc phản vệ do thực phẩm không được tiêm Epinephrine cả trước khi đến bệnh viện, cũng như khi điều trị tại bệnh viện. Tại bệnh viện, trẻ thường được chích anti histamine, steroids, dịch truyền và thuốc dạng hít hơn là được chích Epinephrine. Sốc phản vệ liên quan đến thực phẩm đã chưa được nhận thức đúng mức và điều trị chưa thích hợp.
Do đó, theo ước đoán của các chuyên gia, sẽ có từ 150 đến 200 người tử vong/năm do phản ứng phản vệ liên quan đến thức ăn, trong đó nguyên nhân do không được tiêm hoặc là chậm trễ tiêm Epinephrine. Ngoài ra, không chỉ có những loại thức ăn như: đậu phộng, các loại hạt, sữa, sò, ốc, cá và trứng gây dị ứng ở trẻ, gần đây các nhà khoa học còn phát hiện trái cây và rau quả thường được coi là ít có khả năng gây ra dị ứng cũng đã được phát hiện là thủ phạm gây nên những cơn khó thở ở trẻ với những dấu hiệu và triệu chứng điển hình như: da nổi mẩn, ngứa, sưng phù, thở khó và nuốt khó, buồn nôn và nôn.
Vì vậy, ở người có tiền sử bị phản ứng dị ứng liên quan đến thức ăn nên được kê đơn (toa thuốc) và được hướng dẫn cách dùng Epinephrine tự tiêm, và nên đem theo bên mình 2 liều Epinephrine mọi lúc mọi nơi. Đó là những cảnh báo mới nhất từ các chuyên gia chuyên về vấn đề dị ứng thức ăn và sốc phản vệ.
Bên cạnh đó, cha mẹ nếu thấy con mình có cơ địa dị ứng cần lưu ý tránh những thức ăn mà trẻ bị dị ứng trước đây. Riêng đối với những trẻ đã từng bị sốc phản vệ do thức ăn tuyệt đối không nên thử ăn lại các thức ăn đó, đặc biệt nhớ khai đầy đủ tình trạng trẻ với bác sĩ khi tới khám bệnh