Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Ăn dặm sau 6 tháng tránh dị ứng cho trẻ

Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn phải những thực phẩm không hợp với cơ thể. Các dấu hiệu dị ứng này thường có xu hướng ngày càng tăng lên nếu cơ thể lại tiếp xúc với những thực phẩm đó trong những lần sau.

Một số thực phẩm như: lòng trắng trứng sống hoặc chưa chín hẳn, sữa (hay gặp là sữa bò), đậu phộng, thịt bò, cá biển, hải sản tươi sống… bạn nên tránh cho em bé ăn trước một độ tuổi nhất định, để tránh làm tăng nguy cơ bị dị ứng cho trẻ.

Cá có thể gây dị ứng ở một số trẻ, cho nên tốt nhất là không cho em bé của bạn ăn cá trước khi bé được 6 tháng tuổi. Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn bất kể loại thức ăn có chứa hạt, vì các loại thức ăn này sẽ dễ làm trẻ nghẹt thở.

Đậu phộng và các thức chứa đậu phộng là món ăn không nên cho em bé trong gia đình có tiền sử bị dị ứng ăn cho đến khi em bé ít nhất được 3 tuổi. Nếu không có vấn đề gì khác thì các em bé có thể ăn các loại thức ăn trên từ 6 tháng tuổi trở lên.

Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó thì tốt nhất là cho trẻ ngưng sử dụng thực phẩm đó. Sau một vài tháng có thể thử sử dụng lại với số lượng ít và theo dõi các dấu hiệu dị ứng. Nếu sau 2 – 3 lần thử như vậy mà không có dấu hiệu thì nên loại thực phẩm đó khỏi danh sách nghi ngờ, vì lần dị ứng đầu tiên có thể là do trùng lặp với thực phẩm khác hoặc nguyên nhân khác.

Nếu trẻ có những biểu hiện bị dị ứng thức ăn thì hãy gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có được lời khuyên hợp lý.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, cách phòng ngừa dị ứng thức ăn tốt nhất ở trẻ sơ sinh là nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Nên bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc sau 6 tháng và khởi đầu bằng: gạo, thịt heo, thịt gà, chuối, lê, rau quả (không ăn đậu)…

Meyeucon.org - 14/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh dị ứng ở trẻ em , Cho trẻ ăn dặm , Dinh dưỡng cho trẻ em

Bài viết liên quan

  • Cách chế biến 8 món canh nhiều dinh dưỡng để bé ăn cùng cơm.
  • Những món ngon cho bé ăn cơm (phần 1)
  • Mách mẹ bí quyết nấu bột đậu hũ bí xanh nhiều dinh dưỡng cho bé
  • Các món cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi
  • Để bé được thưởng thức nước quả thơm ngon và tốt nhất

Bình luận

  1. thanh đã bình luận

    09/05/2011 at 10:48 chiều

    con nha minh duoc hon 6 thang rui, nhung tu khh sinh ra duoc 10 thi moc day nhung not ngua man do het khap nguoi, minh cung dj dung thuoc boi va tam cac loai la cung khong khoi vay co ai bit cach chua thi mach cho minh voi

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      10/05/2011 at 4:19 sáng

      Bạn nên đưa bé đi khám bác sỹ da liễu để chẩn đoán chính xác hơn, việc tự ý dùng thuốc với trẻ sơ sinh rất nguy hiểm

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn