Ở những nước nhiệt đới (xứ sở của dừa), bác sĩ khuyên thai phụ có thể uống một cốc nhỏ nước dừa trong ngày (hoặc 2-3 lần/tuần). Nước dừa nhiều chất dinh dưỡng, giúp cân bằng lượng điện phân trong máu.
Nước dừa còn là loại nước giải khát vô trùng tự nhiên, giúp duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là những tác dụng khác của nước dừa với bà bầu:
– Nước dừa chứa một hàm lượng cao clorua, kaki, magiê và hàm lượng trung bình đường, natri, protein. Kali từ nước dừa có tác dụng điều chỉnh huyết áp, duy trì chức năng ổn định của tim. Nước dừa cũng là nguồn tuyệt vời của chất xơ, mangan, canxi, riboflavin và vitamin C.
– Nước dừa giúp bổ sung chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể thai phụ. Nước dừa còn có tác dụng nâng cao mức HDL (loại cholesterol tốt trong cơ thể).
– Nước dừa còn nổi tiếng với tăng cường hệ miễn dịch. Do giàu axit lauric, nước dừa có tác dụng chống vi khuẩn, virus và chống nấm, giúp tăng cường hệ miễn dịch của người mẹ và bào thai đang phát triển; ngăn ngừa bệnh cúm, herpes (mụn rộp)…
– Một lợi ích khác của nước dừa với bà bầu là nó giúp ngừa và điều trị chứng ợ nóng. Nước dừa hiệu quả trong việc làm sạch sâu trong đường ruột và hệ tiêu hóa. Điều này giúp hạn chế ợ nóng và táo bón trong thai kỳ.
– Nhiều thai phụ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu (UIT). Nước dừa có thể giúp tăng lượng nước tiểu, xả độc tố ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Nước dừa còn giúp ổn định vóc dáng (một ly nước dừa chỉ chứa 46 kalo).
Những ai không nên uống nước dừa?Không nên lạm dụng nước dừa (ngày uống hơn 3 – 4 trái và uống liên tục nhiều ngày). Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa không đúng cách sẽ bị một số phản ứng như: – Đi ngoài trời nắng nóng, đến khi về nhà, vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa sẽ bị “trúng” với các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao. – Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết. – Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp…, thì không nên dùng nước dừa. Tại sao lại có những trường hợp nêu trên? Theo y học cổ truyền, dừa (cũng như nhiều loại trái cây chứa nhiều nước như: dưa hấu, bí đao…) có nhiều thấp khí (thấp khí là một trong sáu loại khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả). Thấp khí thường gây trở ngại cho hoạt động của trạng tỳ = tỳ hỷ táo nhi ố thấp, vị hỷ hương nhi ố nhiệt (tạng tỳ chủ về tiêu hoá và chủ cơ nhục (hoạt động của bắp thịt). Do đó, khi uống nước dừa trong các trường hợp trên, sẽ đưa thấp khí vào trong cơ thể quá nhiều, gây ra các rối loạn chức năng hoạt động bình thường của cơ thể. Khi uống nước dừa để giải khát, nên thêm ít muối để điều hoà. Món nước dừa trộn với nước ép rau má cũng là một thức uống giải khát, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận gan rất tốt. Tuy nhiên, những người có tạng âm như đã nêu, cần lưu ý để tránh những điều bất lợi khi sử dụng. |
Le hong ngoc đã bình luận
E cuoi duoc 6 thang roi ma chua co ebe. Thang nay e thay tre kinh 2 ngay roi va bi dau ram ram o bung duoi nua ko biet co phai e co thai ko cac me nhi? E ko dam mua que thu so ko fai laj that vong
tuyet đã bình luận
vay la ban co baby roi do.minh cung vay do,tre kinh co mot ngay la minh mua que thi thi da co roi.chuc ban may man.