Dinh dưỡng trong lúc mang thai tháng đầu tiên là rất quan trọng đối với các chị em, vì đây là giai đoạn khó khăn nhất, trong tháng này bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ốm nghén. Nên việc ăn uống của các phụ nữ mang thai kì này là cực kì quan trọng.
Trong tháng đầu thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên khiến bà bầu có cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Vì vậy, ngoài đảm bảo 3 bữa chính, bà bầu nên ăn thêm các bữa phụ để tránh bị đói. Bên cạnh đó, trong thời điểm này mẹ bầu cần cung cấp đủ 200 – 300 calo mỗi ngày.
Ngoài ra, việc bổ sung thêm vitamin B11 và axit folic cũng cần thiết cho sự phát triển não bộ, các dây thần kinh của bào thai, giúp tránh những dị tật bẩm sinh đối với thai nhi. Tránh ăn những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay vì chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bà bầu thêm tồi tệ.
Các bà mẹ, cần tăng cường ăn các loại thực phẩm cung cấp chất đạm (thịt, cá, gia cầm), thực phẩm chứa protein, sắt (phomat, trứng, đậu khô, đậu lăng, vài loại rau, gạo đỏ, ngũ cốc)…
- Chất đạm hay còn gọi là protein: chất đạm thường Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Phụ nữ mang thai tháng đầu cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
- Chất sắt: thường có nhiều trong thịt, gan, tim, rau xanh và các loại hạt… nhằm giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa bà mẹ bị thiếu máu. Phụ nữ mang thai tháng đầu tiên cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
- Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hệ thần kinh hoạt động tốt và giúp xương, răng phát triển. Việc các phụ nữ mang thai cung cấp thiếu canxi thì sau khi sinh em bé, bé có khả năng bị suy dinh dưỡng và xương phát triển yếu.
- Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Các bà mẹ nên ăn các loại rau xanh có màu đậm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… thường có nhiều vitamin. Ngoài ra trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim cũng có rất nhiều acid folic…
- Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây… Nên việc thường xuyên ăn trái cây và rau xanh là việc hết sức cần thiết cho các phụ nữ mang thai tháng đầu tiên.
- Vitamin D: Thường có chủ yếu trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời vào ban mai. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Các bà mẹ mang thai tháng đầu nên thường xuyên tắm nắng vào mỗi buổi sáng khoảng 15p.
Bà bầu mang thai tháng thứ 1 cần tránh các loại thực phẩm nào?
Trong tháng đầu mang thai, cảm giác mệt mỏi, ốm nghén, khó chịu có thể khiến mẹ bầu không quan tâm nhiều đến vấn đề ăn uống. Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng có những loại thực phẩm nên hạn chế hoặc tuyệt đối không ăn để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Bà bầu luôn được khuyên tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein, các loại nước uống có ga. Những chất này có thể gây ra rối loạn sự phát triển của trẻ và nguy hiểm hơn là có thể gây ra sảy thai. Ngoài ra, các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường.
Trong mỗi bữa ăn, các bà mẹ nên giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm… đặc biệt là các loại gia vị cay. Theo các chuyên gia khuyến cáo, ăn cay trong thời gian mang thai không chỉ làm cho chứng ốm nghén, nôn ói trở nên trầm trọng mà còn gây hại cho hệ thần kinh của thai nhi, bởi đồ cay chứa nhiều chất gây tê, làm tê liệt thần kinh thai nhi, khiến chúng không thể phát triển bình thường, thậm chí gây dị tật ở hệ thần kinh.
Không ăn thức ăn tái sống, chưa tiệt trùng, những loại thức ăn như thế này chứa rất nhiều vi khuẩn rất dễ gây nhiễm bệnh cho bà bầu.
Các loại cá biển nước sâu như: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình, cá ngừ, cá mú… chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây sảy thai và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của thai nhi nên mẹ bầu cần hạn chế ăn.
<img src="https://tapchidanba.com/upoại thực phẩm chiên xào chứa rất nhiều mỡ gây bất lợi cho cơ thể, không có lợi cho những tháng đầu mang thai. Còn đối với những thức ăn đóng hộp như: thịt giăm bông, gà tây, thịt xông khói, xúc xích…chứa nhiều vi khuẩn, rủi ro thường gặp là tăng hiện tượng đẻ non và sảy thai.
Một số thực phẩm được cảnh báo khi ăn sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai như đu đủ xanh, mướp đắng, dứa, nhãn, rau ngót, rau răm….mẹ bầu cần tránh khi đang mang bầu tháng đầu tiên.
Các phụ nữ mang thai cần lưu ý, không phải bất cứ thực phẩm nào cũng có thể ăn, trong quá trình thời kì mang thai tháng đầu, khả năng sảy thai rất cao, nên các chị em phải chú trọng trong việc ăn uống và giữ gìn sức khỏe cho tốt.