Phụ nữ mang thai cần một chế độ dinh dưỡng phong phú nhưng phải hợp lý, để cân bằng các dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và con, nhất là không thể thiếu các món ăn giúp an thai.
Hạt hướng dương: hạt hướng dương rất giàu vitamin E giúp an thai, giảm nguy cơ gây ra sảy thai.
Mía: mía cũng là món ăn tốt cho bà bầu. Để giúp an thai có thể dùng bài thuốc sau: Mầm mía 30g, củ gai 30g, ích mẫu 20g, củ gấu 80g, sa nhân 2g. Tất cả các vị thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100 ml uống trong ngày, chia làm 2 lần.
Cháo cá chép: là món ăn chữa được chứng phù và an thai. Cá chép có thể hầm với gạo nếp , hạt đậu đỏ hoặc nấu chung với hành, nghệ đều có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa.
Cách nấu cháo cá chép, gạo nếp như sau: Cá chép một con 250 g, gừng một lát, gạo nếp 200 g. Cá luộc chín tẩm rượu rồi cho táo gừng vào cháo nhừ.
Cháo gà gạo tẻ: Dinh dưỡng tốt, an thai, bổ cho cả người già và người suy nhược cơ thể.
Người ta thường dùng nhiều nhất là thịt gà mái đen nấu với gạo tẻ để giúp thai phụ an thai.
Trứng gà: Luộc trứng gà với rượu ăn hàng ngày sẽ giúp an thai, bồi bổ cơ thể. Trứng gà kết hợp với ngải cứu là một bài thuốc dân gian quen dùng để an thai, tốt trong việc điều trị truỵ thai.
Bài thuốc trứng gà an thai được áp dụng như sau:
- Bà bầu mang thai tháng thứ 2 ăn mỗi tuần 2 lần canh trứng gà nấu ngải cứu, theo tỷ lệ 2 quả trứng gà với 15g ngải cứu.
- Mang thai ở tháng thứ ba, 2 tuần ăn món canh trứng gà ngải cứu một lần.
- Mang thai ở tháng thứ tư, ăn một lần/tháng. Bài thuốc này sử dụng điều độ, đúng liều lượng sẽ giúp bà bầu tránh được sự suy nhược của sức khoẻ.
Gan gà: Chưng với rượu ăn hàng ngày cũng giúp an thai, bồi bổ khí huyết.
Ngoài tầm bổ các thực phẩm bố dưỡng, thai phụ cần tránh ăn các thực phẩm cay nóng, không ăn quá mặn, không ăn thực phẩm đã biến chất, không ăn thức ăn nhiều mỡ… Đặc biệt cần giữ tinh thần tươi vui, tránh stress để an thai và sinh con được khoẻ mạnh.