Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Kiểm soát việc mang thai trong thời kỳ cho con bú

Các bà mẹ đang cho con bú rất dễ dàng bị mang thai trở lại do chủ quan không sử dụng các biện pháp tránh thai cần thiết. Nhiều cặp vợ chồng vỡ kế hoạch chỉ vì do không thấy kinh và quan hệ không bảo vệ. Cách tốt nhất để đừng vỡ kế hoạch là nên kiểm soát thật tốt theo những lời khuyên dưới đây.

Bản chất của kiểm soát sinh

Nếu bạn mới sinh con chưa được 6 tháng, chưa có kinh trở lại và đang cho con bú hoàn toàn thì có thể nhờ đó mà tránh thai được. Đủ các điều kiện này, hiệu quả tránh thai khá cao, khoảng 98%. Lý do là việc cho con bú trong thời gian này tác động đến việc sản xuất các hoóc môn của người mẹ, ức chế sự rụng trứng.

Tuy nhiên, biện pháp này thuộc loại “kém hiệu quả” vì chỉ cần một trong ba điều kiện thay đổi, có nghĩa là con bạn đã được hơn 6 tháng, hoặc đã hành kinh trở lại, hoặc cho con bú không hoàn toàn thì tác dụng tránh thai không còn nữa. Bạn phải sử dụng một biện pháp tránh thai khác.

Bạn cần biết cho con bú hoàn toàn là chỉ cho bé bú mẹ, cho bú mẹ, cho bú liên tục, bất cứ lúc nào bé muốn bú, không cho bé ăn uống gì thêm.

Dấu hiệu của việc thụ thai trở lại

Sản dịch và máu chảy trong 2-4 tuần sau khi sinh thì sẽ ngừng. Trong thời gian cho con bú, hầu hết các bà mẹ thường không lưu ý hiện tượng chảy máu âm đạo nhưng đó chính là dấu hiệu của việc có thai trở lại.

Những biện pháp kiểm soát việc thụ thai trong thời kỳ cho con bú

Bao cao su

Sự lựa chọn đầu tiên của thai phụ khi đang cho con bú là phương pháp không kích thích tố. Bao cao su là phương pháp tốt nhất vừa tránh được việc thụ thai vừa bảo vệ bạn chống lại STDs (các bệnh lây truyền qua đường tình dục). Dĩ nhiên việc sử dụng bao cao su không gây nên sự rủi ro đối với mẹ và bé, tuy nhiên trong một vài trường hợp có thể gây kích thích tế bào âm đạo do chất bôi trơn có sẵn trong các loại bao cao su hiện đang bán trên thị trường.

Màng chắn âm đạo , mũ chụp tử cung

Màng chắn âm đạo có dạng ‘cái chụp hình vòm’ được làm từ cao su mềm, mỏng hoặc silicone. Chúng tạo thành một ‘vật cản’ vật lý tuyệt vời đối với các tinh trùng – mặc dù vậy bạn vẫn phải dùng chất diệt tinh trùng (một chất hóa học) kết hợp với nó.

Được sử dụng đúng cách, màng chắn là một cách tránh thai hiệu quả và an toàn. Tỷ lệ thành công gần 95 phần trăm mỗi năm trong số những người phụ nữ đã được đào tạo để sử dụng nó một cách chính xác. Nhưng nếu bạn chỉ gắn nó ở phút cuối cùng mà không biết chắc nó đi tới đâu thì cơ hội thành công của bạn thấp hơn nhiều.

Chất diệt tinh trùng

Chất diệt tinh trùng là một sản phẩm hóa học có dạng lỏng, bọt hoặc dưới dạng kem, là một “chướng ngại vật” ngăn các chàng tinh binh tiếp xúc với trứng. Biện pháp này không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và có thể ngừa thai rất hiệu quả nếu sử dụng theo hướng dẫn.

Tuy nhiên chất diệt tinh trùng không ngăn được sự tiếp xúc giữa âm đạo với dương vật, tinh trùng. Vì thế mà nó không được coi như là một biện pháp bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây lan qua đường tình dục.

Vòng tránh thai

Đây là biện pháp ngừa thai dùng cho phụ nữ đã có con và muốn ngừng có con trong một khoảng thời gian dài. Vòng tránh thai hay dụng cụ đặt trong tử cung (Intrauterine devices, IUDs) vẫn còn có khá nhiều người biết đến trong thế kỷ 21, đặc biệt là trong số những người phụ nữ đã có em bé.

Từ ‘intrauterine’ có nghĩa là ‘bên trong tử cung’. IUD có hình chữ T, được bác sĩ đặt vòng trong hốc tử cung, và có thể lấy ra được dễ dàng. IUD tiết ra một kích thích tố nữ progesterone trong một thời gian từ 1 năm, 5 năm đến 10 năm (tùy hiệu) nên cần được thay thế sau thời gian đó. Đây là phương pháp không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Tuy nhiên có những rủi ro như thủng tử cung nếu lắp đặt trước sáu tuần sau sinh.

Thắt ống dẫn tinh, dẫn trứng ( tránh thai vĩnh viễn)

Có 3 chọn lựa khi quyết định triệt sản, và biện pháp nào cũng đạt hiệu quả trên 99%. Bạn chắc hẳn đã biết đến phương pháp thắt ống dẫn tinh cho nam và thắt ống dẫn trứng cho nữ. Những phương pháp này được coi là không thể đảo ngược, và chỉ nên được xem xét nếu không muốn có con nữa.

Meyeucon.org - 31/08/2010
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • [Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?
  • Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?
  • Bà bầu bị đau mỏi chân do đâu? Cách xử lý như thế nào?
  • Giải đáp chi tiết: Tại sao bà bầu lại bị thiếu máu?
  • Cách giúp mẹ bầu giảm tiểu đêm hiệu quả

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn