Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Địu con cũng phải biết cách

Những chiếc địu là một công cụ hỗ trợ cho các mẹ rất nhiều trong công việc bồng bế bé. Song, để đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ cũng nên tìm hiểu đâu là cách an toàn nhất để địu bé.

Việc địu bé không đúng tư thế rất nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng tới hình dáng cơ thể của bé sau này, ví dụ như bé sẽ bị gù, lệch cột sống…. Vì thế các mẹ phải thật sự chú ý khi quấn bé trong những chiếc địu nhé!

Không nên sử dụng những chiếc địu có kiểu dáng như chiếc túi

Tại Hoa Kì, vào tháng 3 năm nay, Tổ chức An Toàn Cho Người Tiêu Dùng đã triệu tập 2 nhà máy sản xuất địu cho trẻ em là Infantino’s SlingRider và Wendy Bellissimo vì sản xuất những chiếc địu không đảm bảo an toàn cho trẻ ( Trong hình). Ngay sau đó, Tổ chức cũng đã kêu gọi những bà mẹ đang sử dụng chiếc địu này cho con lập tức ngừng sử dụng.

Những chiếc địu kiểu dáng giống như một chiếc túi có khoang túi khá sâu vì thế khi trẻ nằm vào đó, lưng sẽ bị bẻ cong theo hình chữ “C”. Thêm vào đó, những chiếc địu này có thể co giãn nhờ mép địu làm bằng dây chun khiến cho toàn bộ khuôn mặt của bé bị che đi và khiến cho bé gặp khó khăn khi thở.

Vậy đâu là thiết kế an toàn

Phần lớn các sản phẩm địu trẻ em được bán trên thị trường an toàn cho các bé nếu như các mẹ biết cách ôm giữ đúng cách và thực hiện theo đúng hướng dẫn.

Những chiếc địu an toàn cho các bé phải là những thiết kế có:

  • Khoang túi nông
  • Đặt bé thẳng người
  • Kiểu dáng ôm tròn
  • Bao bọc toàn bộ xung quanh cơ thể bé

Cách mang địu đúng tư thế

– Ôm bé sát người, thường xuyên kiểm tra tư thế của bé.

– Địu bé trên cao và sát với ngực ( Sao cho bạn có thể hôn được bé, đầu bé sát với cằm mẹ). Không để bé nằm ở phần hông hay eo.

– Giữ bé thẳng người, bụng và ngực áp sát vào cơ thể mẹ.

Điều cần tránh

– Không nên để khuôn mặt của bé bị che khuất. Thường xuyên liếc mắt nhìn khuôn mặt của bé.

– Cơ thể bé không bị gập cong. Cơ thể và đầu của bé phải luôn được nâng đỡ. Cằm và ngực của bé không quá sát nhau, khiến cho đường thở của bé bị tắc nghẽn. Khoảng trống từ ngực đến cổ của bé phải có độ dài khoảng 1 ngón tay.

Meyeucon.org - 16/09/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
  • Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ- Những điều cha mẹ nên biết!
  • Nước xương có tốt cho trẻ hay không?
  • Dinh dưỡng dành cho bé 3-5 tuổi!
  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn