Theo thống kê của ngành Y tế, mỗi năm có hàng nghìn ca trẻ em bị tử vong vì bị tai nan thương tích hay chấn thương sọ não do k hông đội mũ bảo hiểm.
Không đội mũ bảo hiểm vì những lý do lãng xẹt
Theo quy định của Nhà nước, các bé từ 6 tuổi trở lên khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm. Nhưng hầu như các bố mẹ hiện nay đều lơ là chuyện này. Ra ngoài đường, cực nhiều các bố mẹ chở con đi không đi mũ bảo hiểm.
Chúng tôi đã phỏng vấn nhiều bậc phụ huynh. Đôi khi, các bố mẹ đội mũ bảo hiểm cho con vì những lý do cực kỳ lãng xẹt: “Đội mũ bảo hiểm chỉ tết tóc thấp được. Hôm nào đi học về con em trông cũng như bú rù vì đầu với tóc”. Hoặc “Ở trường của con không có chỗ để mũ bảo hiểm. Sáng bố đưa con đi học, chiều mẹ đón về, không biết để mũ bảo hiểm ở đâu”.
Theo thống kê của ngành y tế, trung bình mỗi năm có 1.920 trường hợp trẻ em tử vong vì tai nạn giao thông, chiếm 24 – 26% tổng số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích. Tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi bị chấn thương sọ não chiếm 13,4%. Gần 1/2 trong số này bị chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm. Tỷ lệ trẻ tử vong do tai nạn thương tích vì không đội mũ bảo hiểm ngày một tăng.
Thật là buồn cười nếu đầu của cha mẹ được đội mũ bảo hiểm để bảo vệ, còn bé thì không.
Mũ bảo hiểm không ảnh hưởng đến xương cổ của bé
Nhiều bố mẹ cũng muốn cho con đội mũ bảo hiểm vì sợ mũ bảo hiểm quá nặng, sẽ làm ảnh hưởng đến đầu và cổ của bé. Các nghiên cứu đều cho rằng, khi bé được khoảng 3 tuổi, bố mẹ hoàn toàn yên tâm cho bé đội mũ bảo hiểm.
Mẹ Nani, hiện đang ở Pháp, cho biết: “Bé nhà mình lúc 3 tuổi, đi xe đạp 2 bánh gỗ không có bàn đạp, dùng chân đẩy ra công viên chơi. Vừa ra chơi được mấy vòng, có chú cảnh sát tới nhắc: “Lần sau, cô đội mũ bảo hiểm cho cháu nhé”.
Cho con đội mũ bảo hiểm cũng là cách giáo dục tốt nhất cho con chấp hành luật giao thông. Bố mẹ có thể mua một tờ in hình các bảng hiệu giao thông đưòng bộ dán trong phòng của cho bé và giải thích cho bé về từng bảng hiệu. Và khi ra đường thấy bảng hiệu nào là giải thích luôn bảng hiệu đó cho con.
Nên dạy con những điều đi đường an toàn tối thiểu: đi bộ bên lề phải, sang đường phải đợi tín hiệu đèn xanh dành cho người đi bộ và đi đúng vào làn đường có vạch trắng, rồi đi xe đạp phải đội mũ bảo hiểm và chạy đúng đường dành cho xe đạp.
Chọn mũ bảo hiểm an toàn cho con
Đội mũ bảo hiểm chất lượng và đúng cách là biện pháp hiệu quả nhất để tránh chấn thương sọ não cho bố mẹ và các bé trong trường hợp không may xảy ra tai nạn giao thông. Các bố mẹ nên thật sự ý thức được rằng: việc đội mũ bảo hiểm cho con em mình không phải vì cảnh sát hay quy định mà quan trọng là để đảm bảo an toàn cho con.
Mũ bảo hiểm thiết kế dành cho trẻ em có nhiều hình đẹp lắm, màu sắc tươi sáng. Điều quan trọng là dù to nhưng rất nhẹ không sợ bé mỏi cổ gì đâu ạ
Phần quan trọng nhất của mũ bảo hiểm là phần xốp bên trong, có tác dụng bảo vệ não bộ của người đội mũ. Bởi vậy, khi lựa chọn, cha mẹ nên chú ý đến lớp xốp bên trong. Lớp xốp này phải có độ dày, độ đậm đặc cao, ấn vào không thấy lõm và có khả năng hấp thụ xung động khi xảy ra va đập.
Các vết nứt hoặc xước của lớp vỏ bên ngoài trong quá trình sử dụng hàng ngày, không ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ đầu của mũ và không ảnh hưởng đến chất lượng của mũ. Ngoài ra, cần phải kiểm tra khoá mũ. Khoá và dây mũ phải thật chắc chắn. Nếu không, khi xảy ra tai nạn, chiếc mũ có thể bị bật ra khỏi đầu. Nên lựa chọn mũ vừa với đầu của trẻ.