Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Mẹ căng thẳng làm bệnh hen của con thêm nặng

Người mẹ trong tâm trạng bực bội và bị kích thích hay những người đang cố gắng kiềm chế cảm xúc có thể làm bệnh hen cảu con thêm tồi tệ, đặc biệt là khi trẻ còn nhỏ.

Một nghiên cứu kéo dài 1 năm ở 223 bà mẹ cho thấy những ảnh hưởng của stress, các kiểu phản ứng của họ lên con cái đang bị hen suyễn (trong độ tuổi 2-12).

Trẻ thường đoán được ý của người mẹ là từ chối, chế ngự, bảo vệ hay nuông chiều qua lời nói, thái độ và từ đó điều chỉnh hành vi và cảm xúc của chính mình.

Với trẻ trên 7 tuổi, bệnh hen sẽ dễ tái phát hơn nếu mẹ che chở, bảo vệ trẻ quá mức. Nhưng với những trẻ nhỏ uổi hơn thì mức độ bệnh sẽ nặng hơn sau vài năm nếu mẹ bị chứng giận dữ, cáu kỉnh hay phải kìm chế cảm xúc.

Jun Nagano, Viện Khoa học sức khỏe ĐH Kyushu (Nhật Bản), cho biết: “Căng thẳng hay hạnh phúc đều có thể truyền đạt tới trẻ những thông điệp bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ. Và tình trạng hen của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi con đường tâm sinh l, ví như hoạt động của hệ miễn dịch với chất gây dị ứng hoặc dễ bị tổn thương khi hệ hô hấp viêm nhiễm”.

Kết quả này cho thấy các bà mẹ có con nhỏ nên chú ý nhiều hơn tới việc giảm stress.

Các bà mẹ có con lớn hơn cần được khích lệ để tăng cường các cảm xúc tốt, tránh các hoạt động chỉ đạo và bảo vệ trẻ quá mức, dấn tới sự can thiệp quá nhiều đối với trẻ.

Hen suyễn là bệnh ảnh hưởng tới hệ hô hấp. Khi bị kích thích, khí quản sẽ bị chít hẹp và gây ra khó thở.

Nghiên cứu của GS Nagano được đăng tải trên tạp chí BioMed Central (ấn bản mở rộng của tạp chí BioPsychoSocial Medicine).

Meyeucon.org - 11/10/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh hen suyễn ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Ngày càng nhiều trẻ bị hen phế quản
  • Ngăn ngừa hen suyễn ở trẻ không khó
  • Cảnh báo nguy cơ hen suyễn đối với trẻ em đi bơi
  • Bị cúm khi nhỏ, trẻ ít bị hen suyễn khi lớn
  • Nhiều trẻ lên cơn suyễn khi đến trường

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn