Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Song thai nhưng phát triển không đều, có nguy cơ gì?

Hỏi: Tôi có thai 4 tháng, kết quả siêu âm cho biết là song thai nhưng thầy thuốc nghi ngờ một thai nhỏ, một thai to, liệu có nguy cơ gì cho thai và cho mẹ? đề phòng thế nào?

Trả lời: Mang thai đôi (hay song thai) nhưng 2 thai phát triển không đều là do có bất thường ở những mạch máu trong bánh nhau dẫn đến sự cung cấp máu không đều cho mỗi thai. Y học gọi là hội chứng thai truyền máu cho nhau tức là có thai cho máu và có thai nhận máu. Trạng thái này gây nguy hiểm cho cả 2 thai nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.

Bất thường về nhận máu không đều ở 2 thai chỉ gặp ở những thai đôi phát triển từ một trứng và chung một bánh nhau, chung một buồng ối.

Thế nào là thai đôi một trứng? Gọi là thai đôi một trứng khi một tinh trùng chỉ thụ tinh cho một noãn (trứng) và sẽ phát triển thành 2 thai có cùng giới tính (nam hoặc nữ), có chung các đặc điểm thể chất (da, tóc, màu mắt, cấu trúc cơ thể) và gien học (nhóm máu, nhóm huyết thanh, khả năng dung nạp mô cho nên có thể nhận mô ghép). Vì thế thai đôi một trứng sẽ sinh ra 2 trẻ giống nhau như 2 giọt nước và thường giống như nhìn vào gương (một trẻ thuận tay phải thì trẻ kia thuân tay trái), tuy nhiên dấu vân tay lại khác nhau.

Đôi khi những sai sót về nhiễm sắc thể xảy ra rất sớm nên bất thường về nhiễm sắc đồ có thể xảy ra, vì thế một thai bị hội chứng Down, thai kia bình thường.

Hội chứng thai đôi truyền máu cho nhau có hay gặp trong thai đôi?

Xem xét thống kê một bệnh viện lớn ở bang Texas (Mỹ), chuyên chẩn đoán và điều trị hội chứng thai đôi truyền máu cho nhau cho thấy: Hội chứng thai đôi truyền máu cho nhau chiếm tỉ lệ khoảng 10% của tổng số thai đôi một trứng, trong khi tỉ lệ thai đôi một trứng chiếm tỉ lệ khoảng 30% trên tổng số thai đôi.

Với mọi chủng tộc, thai đôi một trứng chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 2.3 – 4 cho 1000 trường hợp mang thai, gần như không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của di truyền, tuổi mẹ hay các yếu tố khác.

Khoảng 90% trường hợp hội chứng thai truyền máu cho nhau không được phát hiện sớm đã dẫn đến tử vong cho một thai.

25% số thai đôi sống sót sau khi bị hội chứng thai truyền máu cho nhau nhưng không được điều trị sẽ có thương tổn về thần kinh.

Trong 60% số trường hợp được can thiệp bằng phương pháp laser thì cả 2 thai đều sống. 87% số trẻ được can thiệp bằng laser đã bình thường về chức năng thần kinh đến 3 tuổi.

Chẩn đoán hội chứng thai đôi truyền máu cho nhau như thế nào?

Sử dụng siêu âm, trước tiên xác định giới tính của 2 thai vì chỉ khi cùng giới mới có thể là song thai một trứng, trừ ngoại lệ do khiếm khuyết về thể nhiễm sắc. Tiếp theo xác định số lượng bánh nhau, nếu có bánh nhau chung cần tiếp tục theo dõi siêu âm. Bằng chứng có sự phát triển hội chứng thai đôi truyền máu cho nhau bao gồm: 2 thai phát triển không đều (một thai to hơn thai kia) – Có quá nhiều nước ối ở một thai hoặc có quá ít nước ối ở thai kia (trường hợp 2 buồng ối tách biệt).

Có cách chữa cho hội chứng thai đôi truyền máu cho nhau?

Những tiến bộ khoa học gần đây đã giúp thầy thuốc có thể sửa chữa lại tuần hoàn nhau thai bằng phương pháp can thiệp đặc biệt sử dụng laser nhưng rất tiếc công nghệ này chưa được nói đến ở Việt Nam.

Không có cách đề phòng thai đôi hay nhiều hơn, nhưng nếu có điều quan trọng là phải xác định sớm bằng siêu âm có bánh nhau riêng hay chung. Hội chứng thai truyền máu nhau là vấn đề có nguy cơ cao và có thể xảy ra đột ngột, bất cứ lúc nào khi đang mang thai do đó cần được kiểm tra siêu âm thường xuyên, mỗi tuần 1 lần, từ tuần lễ 16 trở đi (khoảng 4 tháng).

BS Đào Xuân Dũng

Meyeucon.org - 21/10/2010
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan bao lâu thì có thể dừng?
  • 2 cách chăm sóc da mặt bằng nghệ cực tốt cho mẹ sau sinh
  • Lợi ích của cafe đối với sức khỏe con người
  • Để bé yêu của mình có đôi mắt khỏe mạnh- mẹ nên biết điều này!
  • Những lợi ích giảm cân từ trứng gà bạn đã biết chưa?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn