Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Phòng ngừa tai nạn cho trẻ nhỏ

Khi đã có con, các bậc cha mẹ nào cũng yêu thương và chăm con từng chút một. Tuy nhiên, không phải ai cũng để ý việc phòng ngừa tai nạn cho con mình, chỉ cần một sơ suất nhỏ của cha mẹ thì con cái có thể bị tai nạn đáng tiếc, cha mẹ lại cảm thấy có lỗi và dằn vặt dài dài.


Phòng ngừa tai nạn ngã

Ngã là một tai nạn thường gặp nhất ở trẻ em, có thể nói hầu như đứa trẻ nào trong đời cũng đã từng bị ngã từ một vài lần đến nhiều lần. Có trường hợp trẻ chỉ bị xây sát nhẹ ngoài da và không gây hậu quả gì nghiêm trọng, nhưng có trường hợp, trẻ bị chấn thương rất nặng nề dẫn đến tử vong. Trẻ nhỏ rất thích khám phá hoặc bắt chước người lớn, thích leo cầu thang, leo cửa sổ, thích trèo, đứng trên ghế hoặc đồ vật, bò hoặc chạy nhảy trên giường ngủ, đi ra ban công, chơi trên võng, vui chơi ở nơi trơn trợt… Nếu người lớn bất cẩn không trông coi trẻ đúng cách thì trẻ sẽ dễ gặp tai nạn ngã.

Với trẻ biết bò hay mới biết đi, thì giường ngủ cần phải có che chắn bảo vệ xung quanh, để tránh cho trẻ té từ trên giường xuống đất. Bạn có thể nhờ thợ gỗ đến đóng gỗ che chắn, hoặc tự chế bằng những ống nước dán keo, hoặc lấy những khung sắt từ cái nôi sắt đế che chắn tại giường.

Đối với cầu thang thì bạn nhờ thợ mộc đến làm chắn cầu thang, hoặc mua bộ chắn cầu thang có sẵn về đóng. Thanh chắn ở ban công thì nên làm cao hơn đầu trẻ 6 tuổi, không có lỗ lớn để trẻ chui đầu ra. Sàn nhà vệ sinh hay phòng luôn khô, tránh ướt trơn trợt. Trong phòng nên để ít đồ, chỉ những đồ cần thiết, không để đồ chơi bừa bãi trên sàn nhà, trẻ có thể đạp vào vấp té. Trong trường hợp bạn nấu ăn cho trẻ, tốt nhất đừng để trẻ một mình trong phòng mà không có bạn, bạn có thể cho trẻ vào nôi sắt chơi, nôi sắt cách chỗ bạn nấu ăn khoảng 3m và trông tầm nhìn của bạn, trẻ sẽ cảm thấy an toàn vì luôn có mẹ kề bên.

Phòng ngừa tai nạn bỏng

Bỏng ở trẻ em cũng là một tai nạn hay gặp tiếp theo. Theo khảo sát gần đây, số trường hợp nhập viện do bỏng thì có 50% những ca bỏng là trẻ dưới 5 tuổi, bé trai bị bỏng nhiều hơn bé gái và bỏng xuất hiện rải rác trong năm. Các ca bỏng thường xảy ra tại nhà, ở khu bếp từ 8 – 10 giờ sáng hoặc chập choạng tối do người lớn bất cẩn, vô ý để tác nhân gây bỏng như: nước sôi, dầu ăn, cháo nóng, bàn ủi, hóa chất, pô xe… trong tầm với của trẻ. Nguyên nhân hàng đầu gây bỏng ở trẻ nhỏ là nước nóng. Trẻ em chơi đùa tại chỗ bếp đang nấu hay nghịch lửa bếp ga, hột quẹt, khám phá thức ăn trong nồi đều có thể dễ bị bỏng. Vì thế không nên cho trẻ chơi đùa gần bếp. Bếp nên ở vị trí cao, đừng để dưới đất, khi nấu ăn không nên cho trẻ lẩn quẩn trong bếp. Nấu ăn xong, những món sôi nóng cần để xa và cao để tránh tầm tay của trẻ. Nhiều gia đình vì điều kiện khó khăn xài bếp gas mini để dưới đất thì cần rào thanh chắn xung quanh bếp gas này để tránh cho trẻ nghịch bếp gas.

Phòng ngừa tai nạn từ đồ chơi – đồ vật

Với những đồ chơi bằng mủ (nhựa) do Trung Quốc sản xuất thì chất lượng rất kém, dễ vỡ tạo những góc cạnh nhọn sắc gây đứt tay, hay chọc vào mắt gây chấn thương. Khi cho trẻ chơi, cần chú ý, đồ chơi bị nứt thì nên loại hẳn, đừng tiếc tiền mà có thể gây tật cho con. Những đồ chơi có pin tiểu nhỏ, cần chú ý vì trẻ có thể lấy pin nuốt hay nhét vào lỗ mũi. Những đồ chơi có nguồn gốc sản xuất rõ và có ghi lứa tuổi phù hợp, nên chọn những loại này phù hợp theo tuổi.

Tivi đừng treo trên tường, trẻ hiếu động có thể đu vào làm tivi rơi hoặc kệ ti vi yếu làm rơi tivi vào đầu trẻ. Các vật dụng như: dao, kéo, thớt cần treo trên cao, tránh tầm tay trẻ. Đã có trường hợp trẻ nghịch thớt và bị thớt rơi làm dập móng ngón chân.

Phòng ngừa tai nạn khác

– Phòng đuối nước: bố mẹ phải thường xuyên kiểm soát trẻ khi trẻ đứng gần các hồ bơi, sông hồ.

– Phòng nuốt vật nhỏ hay nhét vào mũi: để những vật nhỏ tránh xa tầm tay của trẻ và khuyến khích trẻ chơi trong một không gian mở, nơi mà bố mẹ có thể kiểm soát được bé.

– Phòng kẹt ngón tay: không để bé đùa nghịch xung quanh cửa. Lắp đặt những miếng xốp vào khe cửa, để cửa không tự đóng vào.

– Phòng tai nạn giao thông: khi chở trẻ nhỏ lưu thông trên đường, cần thắt dây an toàn, che chắn cẩn thận, lưu thông với tốc độ vừa, không uống rượu khi lưu thông.

– Phòng tai nạn thang cuốn ở siêu thị: ba mẹ nên bế trẻ nhỏ khi đi thang cuốn, đừng để trẻ tự đi vì khi có chuyện xảy xa thì không kịp xử lý.

Cuối cùng, bạn cần nhớ một điều là:

“Trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chămsóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi”.

Meyeucon.org - 26/10/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ trẻ em

Bài viết liên quan

  • Nguyên nhân trẻ khóc đêm
  • Hai quy tắc giúp trẻ tránh bị lạm dụng
  • Để cha mẹ hiểu rõ về bệnh sởi
  • Mỗi ngày, con chúng ta vẫn chẳng được an toàn
  • Bạn đã thực sự cố gắng bảo vệ con tránh xa những điều khủng khiếp ở nhà trẻ?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn