Hỏi: Tôi đang mang thai 32 tuần. Dạo này mặc dù ăn khá nhiều rau, quả, nhưng tôi lại hay bị táo bón. Làm sao để chữa, thưa bác sĩ?
Trả lời: Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hoá xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối, tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% số trường hợp phải dùng thuốc nhuận tràng. Táo bón có thể mới xuất hiện hoặc đã có từ trước nhưng nặng lên trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu trên cả người và động vật cho thấy, giảm nhu động ruột do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai là yếu tố quan trọng gây ra táo bón trong giai đoạn này. Các nguyên nhân khác bao gồm uống viên sắt để bù sắt, chế độ ăn ít chất xơ, giảm hoạt động thể lực, sự chèn ép của thai và yếu tố tâm lý.
Về điều trị người bệnh cần tạo thói quen đi ngoài đều đặn, tốt nhất là vào buổi sáng và sau các bữa ăn vì lúc này đại trực tràng có nhu động mạnh nhất. Ngoài ra, cần lưu ý uống nhiều nước, ăn tăng chất xơ và có chế độ vận động phù hợp. Các chất xơ từ ngũ cốc, cam, chanh và cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả khá tốt trong điều trị táo bón. Với những biện pháp không dùng thuốc này, biểu hiện táo bón thường bắt đầu giảm dần sau 3-5 ngày và hết hẳn sau 2-3 tuần. Thuốc nhuận tràng cần được sử dụng khi những biện pháp nêu trên không tác dụng, các thuốc này thường có hiệu quả tương đối sớm, sau 1-3 ngày. Nhiều loại thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng an toàn ở phụ nữ có thai như sorbitol, lactulose, polyethylene glycol, senna (cây muồng), bisacodyl, macrogol… Về tác dụng phụ của các thuốc này, sorbitol và lactulose có thể gây trướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn, bisacodyl và macrogol có thể gây ra co thắt đại tràng và các cơn đau bụng. Ngoài ra, do có chứa cả đường galactose và lactose nên lactulose cần được dùng thận trọng ở những người bị đái tháo đường. Các thuốc nhuận tràng tránh dùng ở phụ nữ có thai bao gồm dầu thầu dầu (vì có thể gây co cơ tử cung) và các loại muối tăng thẩm thấu như magne sulfate (vì có thể gây các rối loạn nước điện giải).
Chị nên đến bác sĩ thăm khám, để được chỉ định dùng thuốc cụ thể, an toàn.
BS. Nguyễn Khánh
mẹ bé bi đã bình luận
em sinh em be da dc 1thang ruoi zui.xin hoi bac si neu be bi di ngoai va ho lien tuc thi em len cho be uong thuoc nhu the nao.va dung thuoc nhieu nhu vay co anh huong nhieu ko ah?em sin cam on
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé bị ho viêm hô hấp và đi tiêu chảy là hậu quả của đờm chảy xuống ruột. Nên đi khám BS chuyên tai-mũi-họng nhi khoa để điều trị tích cực, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
thu hoa đã bình luận
Em mang thai được 11 tuần rồi, ko ốm nghén nhiều nhưng rất là mệt. Đợt này em thấy bụng e đầy, đau bụng đi ngoài nhưng ko đi đc và đi tiểu rất là buốt nhưng ko ra máu. Đi khám bác sĩ nói ăn nhiều rau và uống nhiều và cho ống nước thụt để đi dễ hơn. Nhưng khi e dùng đi đc nhiều rất là ít, sau đó lại đau bụng muốn đi tiếp. Xin cho e hỏi giờ e phải làm thế nào để ko kéo dài tình trạng này, vì e rất là khó chịu ko thể chịu đc. Rất mong phản hồi lại của bác sĩ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Chẳng có cách nào khác là ăn rau, uống nhiều nước nhất là hè nóng nực như thế này. Nên ăn hoặc uống nước trái cây có nhiều vitamin C như cam, bưởi, loại nhuận tràng như chuối, đu đủ, khoai lang vàng…ăn ít ngọt thôi. Có thể chỉ là đầy hơi chậm tiêu, ăn xong nên ngồi hoặc đi tản bộ nhẹ nhàng mới tránh táo bón được.
Hoang thi nuong đã bình luận
Em mang thai duoc 7 tuan roi,nhung bi om nghen oi hoi,an thu gi vao cung bi non ra het,ma em bi om mat di 5 ky,cho em hoi em nen lam the nao va an nhung the nao de het non va co suc khoe cho me con em?xin chi giup em voi
Meyeucon.org đã bình luận
Nghén là hiện tượng bình thường của người bắt đầu có thai. Để giảm bớt tác động của nghén, bạn nên ăn ít một theo kiểu nhấm nháp, nếu uống sữa nên đổ thìa, và sữa để lạnh sẽ ít gây nôn. Do tiết nhiều nước bọt và cảm giác đắng miệng bạn nên ăn các loại bánh hút nước như bánh mì, bánh xốp. Các loại thịt cá nên chế biến dạng ruốc xé nhạt (tự làm) 1-2 lạng bạn ăn vã ít một và liên tục cho đến khi hết, ăn trái cây nhiều hơn. Có khi bữa ăn kéo dài nhiều giờ., có khi vừa làm việc vừa ăn cho quên nghén. Sau 1 tuần nữa đi khám SÂ lại có thể có tim thai ( khoảng 8 tuần tuổi ) Từ tuần 11 nên đi khám thai theo chương trình sàng lọc trước sinh để chẩn đoán sớm 1 số dị tật (nếu có)