Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Đau bụng dưới ở nữ giới báo hiệu điều gì?

Đau bụng dưới là cảm giác đau bụng, tính từ rốn trở xuống. Đối với chị em trong độ tuổi sinh sản, đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của các vấn dề sau:

Đau bụng giai đoạn rụng trứng

Nếu thấy những cơn đau nhói vào giai đoạn giữa 2 kỳ kinh thì cơ thể bạn có thể đang trong giai đoạn rụng trứng. Ở thời điểm này, buồng trứng sẽ giải phóng 1 quả trứng trưởng thành cùng với một số chất dịch và máu mà có thể gây kích ứng niêm mạc của bụng.

Nó không có hại và thường biến mất trong vòng vài giờ.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

PMS được biết đến với các biểu hiện tính khí thất thường và thèm ăn. Nó cũng có thể gây ra đau bụng, đau lưng, nhức đầu, ngực cương và nổi mụn. Thay đổi nội tiết có thể là nguyên nhân chính. Căng thẳng, ít tập thể dục và thiếu một số vitamin có thể làm cho các triệu chứng nặng hơn.

Nếu hội chứng tiền kinh nguyện ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày thì cần trò chuyện với bác sĩ. Thay đổi lối sống và dùng thuốc giảm đau sẽ giúp giảm thiểu những khó chịu này.

Biểu đồ cho thấy sự thay đổi hormone trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Co bóp tử cung

Mỗi tháng, lớp nội mạc tử cung sẽ hình thành trong tử cung để tạo nơi trú ẩn ấm áp cho phôi thai hình thành. Nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bị chết và rời khỏi cơ thể trong giai đoạn kinh nguyệt. Hiện tượng co bóp tử cung là để giúp đẩy các chất thải này ra ngoài. Cảm giác đau từng cơn ở bụng dưới thường diễn ra theo chu kỳ và kéo dài 1-3 ngày đầu có kinh.

Chườm nóng hay thuốc giảm đau sẽ giúp giảm những cơn đau khó chịu này.

Mang thai ngoài tử cung

Đây là một trường hợp khẩn cấp, đe dọa tính mạng, đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức. Nó xảy ra khi phôi thai “đậu” lại không đúng vị trí, thường là ở ống dẫn trứng.

Các triệu chứng bao gồm đau vùng chậu dữ dội hay cảm giác chuột rút ở 1 bên thành bụng, chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt.

U nang buồng trứng

Sẽ có 1 nang trứng trưởng thành trong chu kỳ kinh nguyệt và sẽ phóng thích quả trứng đã “chín” này vào giữa 2 kỳ kinh. Tuy nhiên, ở một số người, sẽ có những nang không bao giờ phát triển thành trứng trưởng thành, chỉ luôn chứa dịch lỏng, khi đó nó chính là u nang buồng trứng.

Khi còn nhỏ, u nang này không gây ảnh hưởng gì. Nhưng khi nó lớn lên, nó sẽ có thể gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên.

U nang buồng trứng có thể được xác định với một khám phụ khoa hay siêu âm.

U xơ tử cung

U xơ tử cung là loại u phát triển trong thành tử cung, xuất phát từ 1 tế bào cơ trơn nhưng nó không phải là ung thư.

U xơ tử cung thường phổ biến ở phụ nữ tuổi 30 – 40 và chúng thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở 1 số phụ nữ có thể có hiện tượng đau thắt lưng, đau bụng hoặc ảnh hưởng tới sự mang thai.

Meyeucon.org - 01/11/2010
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • [Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?
  • Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?
  • Bà bầu bị đau mỏi chân do đâu? Cách xử lý như thế nào?
  • Giải đáp chi tiết: Tại sao bà bầu lại bị thiếu máu?
  • Cách giúp mẹ bầu giảm tiểu đêm hiệu quả

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn