Khi mang thai, bạn đặt sự an toàn của bản thân và thai nhi lên hàng đầu. Vì thế bạn cần nắm rõ những hoạt động thể dục nên thực hành hay nên tránh để giảm thiểu các chấn thương và rủi ro.
Trò chơi giải trí trong công viên nước: Bạn nghĩ thai nhi còn quá bé và sẽ không hề hấn gì với trò chơi này thì bạn đã nhầm. Khi có bé là bạn cần phải hạn chế việc vận động mạnh và dừng đột ngột như thế. Các nhà nghiên cứu đã xác nhân rằng ở độ cao khoảng 1.8m là áp suất không khí bị loãng đi và thiếu hẳn oxy cho thai nhi rồi
Đi xe đạp: Xe đạp không phải là một ý tưởng tốt cho thai phụ dù bạn có đạp nhẹ nhàng đi chăng nữa. Bởi vì xe đạp có khả năng chuyển đổi trọng và lực ảnh hưởng đến sự cân bằng của cơ thể đặc biệt là thai phụ ở tháng thứ 3 trở đi.
Tránh xa các môn thể thao vận động mạnh: Bóng rổ, bóng đá và khúc côn cầu đặt bạn vào nguy cơ bị chấn thương từ những quả bóng và va chạm với người khác.
Cưỡi ngựa: Sẽ đi kèm với nguy cơ bị ngã và gia tăng nhiều chấn thương vùng bụng. Ngay cả khi bạn yêu thích những chú chiến mã thì hãy tạm biệt chúng một thời gian.
Tắm bồn và xông hơi: Ngâm trong bồn tắm nước nóng hoặc ngồi trong một phòng tắm hơi có thể nguy hiểm cho sự phát triển của bé bởi vì nhiệt độ quá nóng là nguyên nhân dẫn đến một vài khuyết tật bẩm sinh ở trẻ.
Chạy: Từ tháng thứ 3 trở đi, bạn nên ngừng hẳn các hoạt động chạy nhảy để tránh nguy một số biến chứng dẫn đến sẩy thai, mất quá nhiều nước vì phải vận động nhiều …
Lặn biển (có bình dưỡng khí): Điều này được các bác sĩ khuyến cáo là tuyệt đối không nên bởi bong bóng khí có thể hình thành trong máu của bạn và có thể rất nguy hiểm cho cả bạn và em bé.
Lướt sóng: Một vài thai phụ thích mạo hiểm vẫn ham mê trò lướt sóng và rất chủ quan khi chiếc bụng chưa thực sự quá nặng nề. Hãy dừng hẳn trò chơi này vì bạn có nguy cơ gặp tai nạn và chấn thương vùng bụng rất cao.
Tennis: Trò chơi quần vợt với nhịp độ vừa phải không quá nghiêm trọng nếu bạn chơi trước khi mang thai. Nhưng nếu bạn đang có bé thì tốt nhất là hãy dừng lại vì nó ảnh hưởng đến sự cân bằng cơ thể đặc biệt là ở kỳ thai giữa và cuối.
Những hoạt động thể dục này thường được thai phụ thực hiện khi đang mang thai 3 tháng đầu, khi mà bạn chưa cảm nhận được nhiều sự tồn tại của con mình. Vì thế việc nhắc nhở bạn hạn chế và dừng hẳn lại để bảo vệ con là không hề thừa. Tốt nhất khi biết mình có bé, hãy chọn những loại thể dục nhẹ nhàng ở các lớp tiền sản để bảo vệ cả mẹ lẫn bé và giúp cho cuộc “vượt cạn” được dễ dàng hơn.
Hãy gọi bác sĩ nếu bạn có bất cứ triệu chứng sau đây khi tập các hoạt động thể thao:
- Chảy máu âm đạo
- Khó thở
- Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Đau đầu
- Đau ngực
- Yếu cơ
- Bắp chân đau hoặc sưng (có thể nhìn thấy một cục máu đông)
- Dấu hiệu sinh non
- Giảm thiểu sự chuyển động của thai nhi
- Rò rỉ dịch lỏng từ âm đạo