Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Dinh dưỡng hợp lý khi mang thai

Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy, những người mẹ gầy, nhỏ, yếu thì con sinh ra thường bị suy dinh dưỡng, nguy cơ dị tật cao, thể chất và trí tuệ kém phát triển… Để hạn chế các rủi ro, bạn nên “dự trữ dinh dưỡng” cần thiết ở giai đoạn trước và trong khi mang thai.

Tổ ấm đầu tiên của con trẻ không chỉ đơn thuần là dạ con (tử cung) mà là cả cơ thể của người mẹ. Tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết để thai nhi phát triển trong bụng mẹ được lấy từ thức ăn mà người mẹ ăn vào. Nếu mẹ ăn uống không đầy đủ thì các chất dinh dưỡng còn thiếu sẽ được lấy ra từ chính cơ thể người mẹ. Chẳng hạn như với canxi – một trong những chất để tạo bộ xương và mầm răng cho con sẽ được lấy từ xương và răng của người mẹ. Vì vậy, người mẹ cần được cung cấp đủ nhu cầu canxi rất cao của cơ thể trong thời gian mang thai (1.200-1.500mg/ngày). Nếu cơ thể người mẹ không dự trữ đủ thì việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ sớm xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Tình trạng thiếu acid folic trong giai đoạn rất sớm của thai kỳ sẽ gây ra sẩy thai, dị tật thai nhi (khiếm khuyết ống thần kinh gây tật hở tủy sống ra da vùng thắt lưng, thai vô sọ…).

Chính vì vậy, người mang thai cần tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng:

– Ba bữa ăn chính nên ăn đúng giờ và không bỏ bữa. Thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng chính là cơm và dầu mỡ. Cần ưu tiên dùng nhiều các loại thức ăn “bổ dưỡng” giàu năng lượng, giàu chất béo, ngọt như sữa tươi, sữa bột nguyên kem; các loại bánh kem, ly kem tươi, chocolate, chè, thịt quay… Cả trong chế biến món ăn, bạn có thể thường xuyên làm các món chiên, xào, xúp có nước béo…

– Nếu trong mỗi bữa ăn, bạn không ăn được nhiều thì có thể ăn nhiều món trong cùng một bữa. Ví dụ sau khi ăn cơm thì ăn thêm vài cái bánh mặn, một hũ yaourt, hoặc một ly sữa… rồi hãy ăn trái cây tráng miệng.

– Ngoài ba bữa chính, bạn nên ăn thêm hai-ba bữa ăn phụ với ly sữa, chén chè, bánh bông lan, hũ yaourt, củ khoai, trái bắp, hũ kem…

– Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm trong ngày. Việc đổi món thường xuyên sẽ giúp bạn không bị ngán ngấy, lại có thể nhận được đủ chất dinh dưỡng. Nếu bạn không ăn uống đa dạng sẽ bị thiếu một số vi chất dinh dưỡng, gây ra biếng ăn và một số bệnh lý khác.

– Bạn không nên ăn vặt suốt ngày mà nên dồn vào những bữa ăn chính hoặc phụ. Trong vòng hai giờ đồng hồ trước bữa ăn chính, bạn không nên ăn uống mà hãy thưởng thức các món “lặt vặt” này ngay sau bữa cơm.

– Có thể dùng các loại bột dinh dưỡng hoặc sữa cao năng lượng bổ sung thêm vào các bữa ăn, nhất là bữa tối trước đi ngủ. Uống sữa bột nguyên kem (khuấy nhiều sữa, hơi đặc một chút), tối thiểu ngày hai ly sẽ giúp tăng năng lượng.

Bên cạnh đó, người mang thai cần:

– Xổ giun định kỳ mỗi sáu tháng.

– Chích ngừa phòng bệnh, giữ vệ sinh cá nhân.

– Nghỉ ngơi và bồi dưỡng tốt để phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh.

– Nên cân nhắc giữa lao động và nghỉ ngơi cho hợp lý. Hạn chế thức khuya. Tránh làm việc, lao động, học tập, chơi thể thao quá sức, căng thẳng.

BS CK1 Đào Thị Yến Thủy

Meyeucon.org - 09/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng và ăn uống khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ tư
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ ba
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ hai
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng đầu tiên
  • Mẹ bầu có được ăn thịt chó không?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn