Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Hạn chế cho trẻ ăn sữa qua bình

Có nhiều loại bình sữa cho trẻ em làm bằng nhựa poclycarbonate có chứa chất Bisphenol A (BPA) được lưu thông trên thị trường gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của trẻ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chất BPA gây rối loạn hệ thần kinh, hoạt động sinh sản, về lâu dài có thể làm tổn thương não bộ và gây một số chứng bệnh khác.

BPA gây hại như thế nào?

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, hầu hết bình nhựa cho trẻ ăn làm bằng nguyên liệu poclycarbonate. Quá trình sản xuất poclycarbonate có sử dụng chất 2,2-BIS (4-Hydroxyphenyl) và Propane (Bisphenol A). Những chất này có tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là BPA.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, các loại bình sữa trẻ em bằng nhựa poclycarbonate có chứa chất BPA gây rối loạn hệ thần kinh, hoạt động sinh sản, về lâu dài có thể làm tổn thương não bộ và gây một số chứng bệnh khác. Đây là chất phá hoại nội tiết tố, nó gây hiệu ứng trong tế bào giống như extradiol. Nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng BPA trong bình sữa làm bằng nhựa, vì lo ngại hóa chất này có thể ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch ở trẻ em.

Đối với Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm” kèm theo quyết định số 46/2007QĐ-BYT ngày 19/12/2007. Tuy nhiên, cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa tiến hành các đợt kiểm tra tình hình an toàn, vệ sinh đối với nhóm bao bì nhựa nói chung và bình đựng nước và sữa cho trẻ em nói riêng. Trong khi đó, trên thị trường có hàng chục loại bình sữa với nhiều màu sắc, kiểu dáng và đa dạng về chức năng. Được nhiều bà mẹ chọn lựa nhất vẫn là các sản phẩm của Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc… với giá tương đối bình dân, từ 12.000 – 150.000 đồng/bình.

Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn tiêu dùng, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã tiến hành khảo sát thực trạng bao bì trực tiếp cho thực phẩm làm bằng nhựa tổng hợp như bình sữa trẻ em, bình đựng nước uống học sinh ở TP HCM và các tỉnh phía Nam. Nhóm khảo sát đã tiến hành mua ngẫu nhiên các mẫu bình sữa trẻ em, bình đựng nước uống học sinh, chú trọng sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, được bán trên thị trường TP HCM.

Trong tổng số 16 mẫu ngẫu nhiên mua thì có 9 mẫu là do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, còn lại là hàng Trung Quốc. Các mẫu này được gửi tới Trung tâm Kỹ thuật 3 để kiểm tra hàm lượng tối đa thôi nhiễm hóa chất. Kết quả kiểm tra cho thấy, toàn bộ các mẫu mang đi kiểm nghiệm đều đạt chỉ tiêu của Bộ Y tế về giới hạn tối đa thôi nhiễm từ nhựa tổng hợp. Tuy nhiên, chỉ có 3/16 mẫu (19%) ghi nhãn phù hợp với quy định, mặc dù Nghị định của Chính phủ về ghi nhãn đã có hiệu lực gần 5 năm. Đặc biệt, toàn bộ 7 mẫu từ Trung Quốc đều chưa rõ về tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá. Người tiêu dùng (NTD) sẽ không thể thắc mắc, khiếu nại nếu sản phẩm có lỗi hay không đảm bảo chất lượng.

Không nên luộc bình ở nhiệt độ cao

Theo bác sĩ Tiến Dũng, chuyên khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, để bảo vệ sức khoẻ của trẻ tốt nhất, NTD nên hạn chế sử dụng bình sữa, đặc biệt với trẻ dưới 4 tháng tuổi nên cho bú mẹ hoàn toàn.

Trong trường hợp phải dùng bình sữa cho trẻ ăn ngoài thì nên chọn những loại bình của các nhà sản xuất có uy tín, thương hiệu lớn. Tránh chọn những bình sữa làm từ nhựa có BPA. Khi vệ sinh bình sữa bằng nhựa, NTD không nên luộc, đun sôi trong nhiệt độ cao, mà chỉ cần tráng rửa sạch sẽ sau khi trẻ dùng xong.

Nhựa poclycarbonate thường khá cứng, nhìn trong suốt vì có chất BPA. Các sản phẩm làm bằng nhựa polypropylene nhìn sẽ đục hơn và mềm hơn. Bình sữa được làm từ nhựa polypropylene sẽ có chữ PP hoặc biểu tượng ở dưới đáy bình. Mỗi bé cần ít nhất là 3-4 bình sữa để có thể thay đổi thường xuyên. Trước và sau khi dùng, phải rửa sạch và tiệt trùng bình sữa, núm vú bằng nước nóng. Nhất là các loại núm vú ngậm cần phải vệ sinh và kiểm tra thường xuyên. Khoảng 2-3 tháng, nên thay núm vú ngậm cho bé để đảm bảo vệ sinh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, các nguy cơ lây bệnh cho trẻ ăn sữa qua bình và vú cao su phần lớn là do nước dùng rửa bình, nước pha sữa không vệ sinh. Người pha sữa không rửa tay hoặc rửa không sạch, sữa cất giữ nơi không an toàn. Tốt nhất, nên cho trẻ ăn sữa bằng thìa và ly, vì không những giúp giảm các bệnh tiêu hoá mà còn hạn chế một số bệnh về răng miệng thường gặp ở trẻ bú bình như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, nấm miệng…

Meyeucon.org - 12/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
  • Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ- Những điều cha mẹ nên biết!
  • Nước xương có tốt cho trẻ hay không?
  • Dinh dưỡng dành cho bé 3-5 tuổi!
  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn