Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cẩn thận trẻ nuốt kim băng

Kim băng là vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong chăm sóc trẻ em ở nước ta. Các bà mẹ thường dùng kim băng để ghim tã, đeo bùa, gài yếm, áo, khăn quấn cho trẻ. Trong lúc thay quần áo cho bé, một số người có thói quen mở kim băng và ghim trên gối, nệm cạnh bé. Điều này dễ dẫn tới tai nạn trẻ nuốt phải kim băng, nhất là kim mở bụng, rất nguy hiểm cho trẻ.

Vừa qua, bé L. K. Đ. 9 tháng tuổi nhà ở Quảng Nam được đưa đến khám tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng I TP. HCM vì nuốt kim băng. Buổi sáng, trong lúc mẹ thay quần áo cho cháu, có sơ ý để chiếc kim băng đã mở ghim nêm cạnh chỗ bé nằm. Cháu lấy cầm chơi rồi nuốt vào bụng. Đến lúc tìm không thấy, mẹ cháu mới nghĩ là cháu đã nuốt. Bà vội móc họng cháu để gây ói nhưng không được nên phải đưa cháu đi cấp cứu ở BV. Khám bệnh, các bác sĩ không ghi nhận triệu chứng gì lạ. Chụp phim X-quang bụng kiểm tra mới phát hiện có một chiếc kim băng đang nằm ở bụng, trong dạ dày của cháu. Chiếc kim băng này đang mở bung và có mũi nhọn hướng lên phía trên. May mắn là đã không cắm vướng vào dạ dày hay ruột của cháu bé nên nằm viện điều trị được 1 ngày thì cháu đi tiêu ra phân có lẫn chiếc kim băng. Cho chụp phim X-quang bụng kiểm tra sau đó cũng không còn thấy nằm trong bụng. Cháu đã được xuất viện sau đó.

Trẻ nuốt kim băng thường do tính thích khám phá xung quanh, khi tìm thấy hay nhặt được đồ vật nhỏ, chúng thích cho ngay vào miệng. Ngoài ra, cũng gặp do người lớn bất cẩn để kim băng cạnh trẻ, trong tầm tay, tầm nhìn của trẻ. Đáng chú ý là nguy cơ nuốt vật lạ lại xảy ra ở những trẻ tuổi rất nhỏ, từ 6 tháng tuổi trở đi, là tuổi hay gặp nhất.

Những trường hợp nhẹ chỉ có thể nhận biết được trẻ đã nuốt kim băng khi nó thải ra ngoài an toàn qua đường tiêu hóa. Đối với tình huống như chiếc kim băng mở bung nêu trên dễ có nguy cơ đâm vướng ở họng, thực quản, dạ dày và bị kẹt lại gây nghẹt thở hoặc làm loét, trầy trợt thậm chí gây thủng ở ống tiêu hóa phải điều trị phẫu thuật mới chữa được.

Thói quen cho vào miệng ở trẻ em sẽ duy trì cho đến khi phụ huynh có những nhắc nhở thích hợp chúng mới từ bỏ. Do vậy, các bậc phụ huynh cần đảm bảo an toàn cho trẻ ngay tại nhà. Không cho trẻ chơi kim băng hoặc các đồ vật nhỏ, lưu ý không để hoặc ghim kim băng cạnh trẻ. Nếu chẳng may phát hiện trẻ nuốt vật sắc nhọn, không móc họng gây ói mà nên đưa trẻ đến BV càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

Meyeucon.org - 22/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ trẻ em

Bài viết liên quan

  • Nguyên nhân trẻ khóc đêm
  • Hai quy tắc giúp trẻ tránh bị lạm dụng
  • Để cha mẹ hiểu rõ về bệnh sởi
  • Mỗi ngày, con chúng ta vẫn chẳng được an toàn
  • Bạn đã thực sự cố gắng bảo vệ con tránh xa những điều khủng khiếp ở nhà trẻ?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn