Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Một số điều cần biết về trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh (TCSS) là gì?

Sau khi sinh, một số phụ nữ thường xuất hiện tình trạng thay đổi về cảm xúc như chợt vui, chợt buồn hoặc tự nhiên khóc không lý do, lo âu, dễ bị kích thích, khó tập trung chú ý, mất cảm giác ngon miệng hoặc khó ngủ dù đứa con không quấy ban đêm. Các triệu chứng trên thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 3 đến thứ 6 sau sinh và thường kéo dài trong vài ngày thì chấm dứt. Tình trạng trên thường được gọi là “cơn buồn thoáng qua sau sinh” và được xem như là một phản ứng bình thường sau khi sinh nở.

Nhưng nếu tình trạng trên kéo dài hơn 10 ngày hoặc triệu chứng ngày càng nặng, thì lúc đó bệnh nhân có thể rối loạn TCSS. Trên thế giới, tỷ lệ trung bình của TCSS là 10%. Tại Tp.HCM, trong khảo sát cuối năm 2002 do bệnh viện Tâm thần TP thực hiện thì tỷ lệ này là 5,3%.

Triệu chứng

Các triệu chứng này thường xuất hiện 4 tuần sau khi sinh:

  • Luôn cảm thấy buồn
  • Không còn cảm thấy thích thú đối với những hoạt động mà trước kia mình ưa thích như xem phim, nghe nhạc… không quan tâm đến những sự việc chung quanh.
  • Ăn mất ngon dẫn đến sụt cân
  • Khó ngủ
  • Luôn cảm thấy mệt mõi nhưng không do làm việc quá sức
  • Thường hay khóc không có lý do
  • Cảm thấy bản thân vô giá trị hoặc bị một tội lỗi gì ghê gớm lắm
  • Cảm thấy bồn chồn, lo âu hay dễ tức giận
  • Cảm thấy bi quan về tương lai.
  • Có ý nghĩ về cái chết
  • Không muốn chăm sóc con hay sợ rằng mình sẽ làm hại đứa bé

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác hiện nay chưa rõ, nhưng có giả thiết rằng sự thay đổi vài loại nội tiết tố sinh dục trong khi có thai và ngay sau khi sinh có thể góp phần vào quá trình TCSS.

Tuy nhiên, những đối tượng sau đây có thể tăng nguy cơ TCSS:

  • Đã từng bị trầm cảm hoặc TCSS trước đó.
  • Cuộc sống hôn nhân không hòa thuận
  • Ít có người thân hay bạn thân để tâm sự.
  • Sinh khó
  • Sau khi sinh ít được người thân giúp đỡ chăm sóc em bé nhất là về ban đêm.
  • Nghiện rượu, thuốc lá.

Chẩn đoán và điều trị

Nên chẩn đoán và điều trị sớm vì một số lý do:

  • Nếu TCSS kèm hoang tưởng (thí dụ người mẹ bảo rằng con mình bị ma quỷ nhập vào, con mình chắc chắn sẽ có số phận bi thảm…) hoặc ảo thanh mệnh lệnh (bệnh nhân nghe một giọng nói bắt mình phải làm một điều gì đó) thì bệnh nhân có thể làm hại con.
  • Sự không quan tâm đến con do bệnh lý trầm cảm ở người mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển tình cảm, xã hội, ngôn ngữ, nhận thức,… ở trẻ, vì một đứa trẻ 3 tháng tuổi đã có thể cảm nhận và đáp ứng lại những biểu hiện tình cảm của mẹ.

Thông thường, người mẹ ít khi chủ động đi khám tâm thần sớm vì một số nguyên nhân: thiếu hiểu biết về loại bệnh này, xấu hổ, sợ người chung quanh phê phán vì đã có ý nghĩ không muốn chăm sóc con hoặc muốn làm hại đứa bé, sợ nếu mình khai bệnh thì sẽ bị cán bộ y tế “nhốt vào bệnh viện” vì bị “điên nặng” hay sợ người ta bắt con mình đi.

Nguyên tắc điều trị giống như các trường hợp trầm cảm khác: phối hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý liệu pháp. Thái độ chăm sóc của gia đình, sự quan tâm ân cần nhất là của chồng là vô cùng quan trọng. Đồng thời, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa chọn lựa loại thuốc chống trầm cảm với kiều lượng thích hợp, vì đa số thuốc chống trầm cảm có thể xuất hiện trong sữa mẹ.

Cần có một chương trình giáo dục tiền sản cho cả người vợ lẫn chồng trước khi sinh con, giúp cung cấp những kiến thức đúng đắn về sức khỏe sinh sản, phòng tránh TCSS cho phụ nữ.

Meyeucon.org - 22/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết sau khi sinh con

Bài viết liên quan

  • Công dụng của củ đậu đối với phụ nữ sau sinh!
  • Mẹ sau sinh có nên ăn mía?
  • Mẹ thiếu sữa nên ăn gì?
  • Làm thế nào để mẹ có nhiều sữa cho bé?
  • Món ăn chữa thiếu sữa sau sinh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn