Hỏi: Tôi mới mang thai lần đầu, nghe những người từng sinh con kể lại tôi thấy cơn đau đẻ rất khủng khiếp. Tôi sợ mình sẽ không chịu nổi được cơn đau đó. Tôi đọc trên mạng thấy các bệnh viện lớn như bệnh viện Hùng Vương, Từ Dũ đã triển khai phương pháp “đẻ không đau”.
Trả lời: Có phải thai phụ nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này? Sinh con theo phương pháp này có gây ra những nguy hiểm gì cho thai phụ hoặc em bé không? Muốn sinh con theo phương pháp này khi đến bệnh viện cần phải làm những thủ tục gì
Khi vào cuộc chuyển dạ, sẽ có những cơn gò của tử cung gây đau, chính cơn gò này làm cho cổ tử cung mở dần, em bé được đưa vào đúng trục của ống sinh dục, xuống dần và dễ dàng để được sinh ra.
Như vậy, muốn sanh được, phải có gò tử cung và nhất thiết phải có đau.
Cuộc chuyển dạ có hai thì, thì một gọi là thì chậm, lúc này cơn gò đều đặn, từ nhẹ đến vừa phải, khoảng 3 cơn trong 10 phút, thời gian có thể từ nửa ngày đến một ngày
Sang thì hai là thì nhanh (còn gọi là thì hoạt động), từ lúc cổ tử cung mở được 4cm, đến khi mở hoàn toàn và sẵn sàng cho bé chào đời. Ở thì này, cơn gò mạnh hơn, nhiều hơn và gây đau nhiều hơn. thì này kéo dài khoảng vài tiếng
Con so sẽ có thời gian chuyển dạ kéo dài hơn con rạ
Phương pháp “Đẻ không đau” hay còn gọi là gây tê sản khoa, là cách dùng thuốc tê bơm vào vùng quanh tủy sống, nhằm làm giảm cảm giác đau, tuy cơn gò tử cung vẫn xảy ra như cơ chế nói trên. Thường sẽ thực hiện vào thì chuyển dạ nhanh. Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả, hầu như không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào đáng kể.
Khi áp dụng phương pháp, bà mẹ sẽ hoàn toàn không còn cảm giác đau, cơn gò tử cung sẽ được theo dõi bằng máy theo dõi sản khoa, và được điều chỉnh sao cho phù hợp với chuyển dạ. Khi các điều kiện sanh đã đủ, bà mẹ sẽ được hướng dẫn rặn sanh, nếu có khó khăn sẽ được giúp sanh bằng dụng cụ, nếu không sanh được phải mổ, bà mẹ sẽ được chuyển sang mổ, đường thuốc gây tê cũ sẽ được dùng tiếp tục trong lúc mổ. Với em bé hoàn toàn không có bất lợi gì do phương pháp gây ra.
Khi vào phòng sanh, bạn chỉ cần báo cho nhân viên y tế về ý định gây tê giảm đau, hầu như không có chống chỉ định đối với phương pháp
Th.S – BS Đặng Lê Dung Hạnh
Trưởng khoa khám bệnh A Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM