Chiều cao, cân nặng của bé phụ thuộc rất lớn vào dinh dưỡng của mẹ, trong đó dinh dưỡng bào thai là một trong những giai đoạn quyết định.
Cần cho mẹ và bé
Mang thai nghĩa là người mẹ nuôi dưỡng trong mình một bé yêu. Lúc đầu, thai nhi chỉ bé xíu như hạt táo. Nhưng sau đó, thai nhi lớn dần lên, bằng nắm tay rồi bằng một “búp bê” nặng 3 –4 kg và chào đời. Trong bụng mẹ “chật chội” nhưng bé luôn thay đổi tư thế, sinh trưởng và phát triển. Quá trình sinh học giúp bé phát triển lớn lên làm tăng nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ, đặc biệt là lượng máu tuần hoàn. Theo BS Yên Lâm Phúc (học viện quân y), bình thường, tổng thể tích máu của cơ thể vào khoảng 4 – 5 lít. Trong thời kỳ mang thai, tổng thể tích máu tăng, đạt khoảng 6 – 7 lít. Khối lượng máu bắt đầu tăng trong ba tháng đầu, tăng nhanh vào ba tháng giữa và đạt tối đa vào ba tháng cuối. Sự tăng thể tích máu cần phải đạt đủ ngưỡng thì mới đáp ứng được nhu cầu của mẹ sẽ cản trở rất lớn đến chiều cao, cân nặng của em bé.
Theo bác sĩ, để đảm bảo đủ máu, ước tính, tổng số lượng sắt cần trong thời kỳ mang thai là 1000 mg. Trên thực tế, một chế độ ăn trung bình chỉ cung cấp được 10 – 15 mg sắt/ngày. Rõ ràng lượng sắt luôn bị thiếu hụt trong thời kỳ mang thai nên cần thiết phải bổ sung. Việc cung cấp đủ sắt trong thời kỳ mang thai giúp người mẹ có đủ máu, thể lực dồi dào, tăng khả năng phòng chống bệnh tật, đủ khoẻ mạnh để sinh nở. Đó cũng là điều kiện để bé yêu phát triển đầy đủ về chiều cao, cân nặng và sự hoàn thiện của các cơ quan.
Công thức tối ưu
Theo Viện Dinh dưỡng, trong giai đoạn mang thai của 3 tháng giữa thai kỳ, khi bà mẹ tăng 1 kg cân nặng thì thai nhi tăng được 6,2 g cân nặng và chiều cao tăng được 0,24 cm. Dinh dưỡng tốt của bà mẹ, giúp bé có được chiều dài tối đa khi sinh. Đây cũng là khởi nguồn quan trọng để bé không bị suy dinh dưỡng và có được chiều cao tốt nhất. Vì vậy, đủ sắt là vấn đề cần được ưu tiên.
Hãy thực hiện dinh dưỡng đa dạng và cân bằng, đa dạng các chất bởi không một loại thực phẩm nào chứa đủ các chất cho bà mẹ.
Theo BS Phúc, thiếu sắt thai kỳ gần như là luôn có, do đó bổ sung sắt là một giải pháp. Trong những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng nói chung và nhu cầu sắt nói riêng tăng rất đột phá. “Có thể bổ sung viên sắt phù hợp. Tuy nhiên, điều hết sức lưu ý là không nên quá lạm dụng viên sắtt. Nên nhớ, chất sắt trong viên sắt không tốt bằng sắt tự nhiên trong thực phẩm. Và cũng nên nhớ viên sắtt cũng có những mặt trái của nó nên cần được sử dụng theo mức độ thiếu máu và chỉ định của bác sĩ” – BS Phúc lưu ý. Dinh dưỡng cân bằng, tăng cường sắt hợp lý là công thức giúp mẹ và thai nhi khoẻ mạnh./.
phạm thị quyến đã bình luận
Chào bác sĩ!
Con trai em được 5 tháng 10 ngày, cháu nặng 9kg, cao 70cm.cháu ăn bột Ridielac gạo sữa rất khỏe, ăn dc 1 bát ăn cơm bột, nhưng cháu ko chịu uống sữa bột.em đi làm nên ở nhà bà nội cho chấu ăn 1 bữa bột sáng và 1 bữa chiều, em có đủ sữa cho cháu bú,sáng e đi làm khoảng 2 tiếng là về, chiều cũng vậy nên e cho cháu bú là chủ yếu.như vậy cháu có thiếu chất ko ạ?em đang uống Obimin,mõi ngày 1 viên. Sắp tới e sẽ cho cháu ăn bột mặn: say gạo tẻ pha gạo nếp và đỗ xanh đã rang chín, nấu với thịt, tôm, cá, cua,trai…và rau. Xin bác sĩ cho em lời khuyên về chế độ dinh dưỡng của cháu bé như thế nào là tốt nhất? Xin cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé của bạn ăn với chế độ dinh dưỡng như vậy là được, thêm 1 bữa phụ trái cây hoặc nước trái cây, váng sữa, pho-mai, sữa chua… thay đổi nhau. Chắc khi bé được 6 tháng tuổi, địa phương đã mời ra trạm y tế uống vitamin A rồi. Hiện tại bé đã 7 tháng nên tăng thêm 1 bữa bột ngọt (quấy bột với sữa). Tranh thủ ngày nắng để cho bé tắm nắng, có thể cho uống Aquadetrim 1 giọt/ ngày để dự phòng thiếu vitamin D (nếu bạn sống ở vùng ít nắng).