Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Lactomin Plus

Lactomin Plus được sử dụng trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy,viêm ruột cấp và mãn tính, rối loạn tiêu hóa… với thành phần hỗn hợp vi khuẩn sinh acid lactic dạng vi nang gồm Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis.

Hình có tính chất minh họa, sản phẩm bán tại thị trường có thể có mẫu mã bao bì khác

Chỉ định

  • Điều trị tiêu chảy, viêm ruột cấp và mãn tính.
  • Trạng thái cân bằng vi khuẩn đường ruột bị phá vỡ do sử dụng kháng sinh, thực phẩm đóng hộp, thuốc (táo bón, trướng bụng, tiêu chảy…).
  • Điều trị Rối loạn tiêu hóa, sự thối rữa trong ruột.
  • Táo bón
  • Tác dụng phụ do sử dụng kháng sinh kéo dài

Cơ chế tác dụng

Lactobacillus acidophillus:

  • Tiết ra các chất kháng khuẩn, Bao phủ niêm mạc ruột, điều chỉnh pH đẩy lùi Vk gây tiêu chảy
  • Tiết ra nhiều enzym tiêu hóa , đặc biệt là enzyme tiêu hóa lactose trong sữa.
  • Kích thích nhu động ruột
  • Ức chế VK gây thối rữa ở ruột già(,nguồn sinh độc tố trong cơ thể)

Streptococcus feacalis:

Tốc độ sinh trưởng rất nhanh, do đó áp đảo nhanh vi khuẩn gây tiêu chảy, gây bệnh.

Bifidobacterium longum:

Vi khuẩn lành tính thường trú ở người, rất dễ tồn tại trong cơ thể

Thành phần

  • Mỗi gói (3g) chứa hỗn hợp vi khuẩn sinh acid lactic dạng vi nang gồm Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis (³ 1×108 CFU/g) 300mg
  • Tá dược: Bột Vegetable cream, Fructo-oligosaccharid, Bột hương yaourt

Mô tả

Bột trắng-xanh nhạt có mùi và vị yaourt.

Đặc tính

Lactic acid bacteria (Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis) là những vi khuẩn “có ích”.

  • Ức chế những vi khuẩn có hại để tái lập cân bằng hệ thống vi sinh ở ruột, đặc biệt là trong trường hợp bị tiêu chảy.
  • Hữu dụng trong trường hợp không dung nạp sữa và lactose. Ngăn ngừa táo bón.
  • Ức chế sự thối rửa ở ruột không những là nguyên nhân tạo ra lão hóa, chất độc, mụn mà còn gây ra hôn mê gan (hepato encephalopathy). Giảm cholesterol trong máu. Kích thích hệ miễn dịch

Hỗn hợp của 3 loại L.acidophilus, B.longum, S.faecalis sẽ có hiệu quả tác dụng cao hơn so với việc sử dụng riêng rẽ 1 loại.

Những vi khuẩn hữu ích này không bền vững với nhiệt độ, độ ẩm và acid dạ dày vì vậy sau khi sử dụng sản phẩm chứa vi khuẩn lactic thông thường, tỷ lệ sống của chúng trong ruột còn rất thấp, đôi khi giảm xuống gần như số không.

Liều dùng và cách dùng

  • Người lớn: 1-2 gói mỗi ngày, trong vòng 30 phút sau bữa ăn (như là nguồn bổ sung dinh dưỡng).
  • Tiêu chảy: 2-4 gói mỗi ngày tùy theo triệu chứng.
  • Táo bón: 3 gói mỗi ngày.
  • Trẻ em: dùng một nửa liều người lớn hoặc nhiều hơn (khi cần thiết).

Chống chỉ định

Bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc này.

Thận trọng

  • Sử dụng cẩn thận trong trường hợp bệnh nhân đang được bác sĩ điều trị.
  • Trường hợp sử dụng cho trẻ em: Trẻ em dưới 3 tháng tuổi phải tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
  • Đối với trẻ em, sử dụng thuốc dưới sự giám sát của người lớn.

Phản ứng phụ và tương tác thuốc

  • Hiếm khi xảy ra buồn nôn, nôn.
  • Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
  • Không sử dụng cùng lúc với tetracycline bởi vì Lactomin Plus sẽ ngăn cản sự hấp thu của tetracycline.

Tiêu chuẩn

  • Tiêu chuẩn nhà sản xuất.
  • Hạn dùng 3 năm kể từ ngày sản xuất.
  • Không dùng thuốc này khi thuốc hết hạn dùng.
  • Để xa tầm tay của trẻ em.
  • Đóng gói 30 gói / hộp.
  • Bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ phòng.
Meyeucon.org - 27/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Bốc hỏa ở phụ nữ
Bốc hỏa ở phụ nữ
Có thể bạn quan tâm: Thuốc cho trẻ em , Thuốc và sức khỏe

Bài viết liên quan

  • Thịt cóc – thuốc bổ cho trẻ em
  • Negram Forte
  • Curecefix
  • Thêm một loại thuốc giúp điều trị bệnh bạch cầu
  • Infanrix Hexa – vắc-xin 6 trong 1 cho trẻ em

Bình luận

  1. dieuhuyenktv đã bình luận

    18/04/2011 at 12:57 chiều

    Thưa bác sĩ, bé gái nhà tôi được 3 tháng tuổi, bé nặng 6.8kg, mấy ngày gần đây bé bị ho, không có đờm nhưng cảm giác ho như bị ngứa ở cổ, nếu vừa bú xong mà ho là trớ ra hết. Tôi chưa cho cháu dùng thuốc kháng sinh gì cả, tôi lo không biết có phải bé bị viêm họng không? Xin bác sĩ tư vấn cho tôi cách chữa trị cho bé. Bé nhà tôi bú mẹ 90%, bú sữa ngoài ngày 1-2 lần. Tôi xin cảm ơn.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      19/04/2011 at 5:55 sáng

      Nên bú mẹ hoàn toàn đến 5-6 tháng để mẹ truyền kháng thể chống đỡ bệnh tật. (bé đang tiêm chủng để tự tạo miễn dịch) ăn sữa ngoài làm kéo đờm ở họng. Bạn nên rỏ nước muối sinh lý (mua ở cửa hàng thuốc) làm loãng đờm và hút mũi cho con. Làm sạch miệng cho bé 2 lần/ngày bằng nước mật ong pha loãng.

      Trả lời
  2. ngoan đã bình luận

    25/03/2011 at 4:13 chiều

    toi sinh duoc 1 thang nhung bi nut co ga ca 2 ben. xem tren mang thay bao co thuoc Medela Purelan 100 chua duoc nhung khong biet mua o dau toi da di hoi cac hieu thuoc roi nhung khong co. ai biet thuoc nay mua o dau chi cho toi voi!

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      31/03/2011 at 7:17 sáng

      Bạn rửa sạch rau ngót giã nát lấy nước bôi chỗ nứt hoặc 20 lá tía tô đốt thành than đắp chỗ nứt.

      Trả lời
      • ngoan đã bình luận

        14/04/2011 at 4:29 chiều

        tôi đã làm như vậy rôi nhưng chỉ được vài ngày lại tiếp tục bị trở lại mà làm tiếp thì không đỡ nữa. bs có cách nào khác không?

        Trả lời
        • Meyeucon.org đã bình luận

          18/04/2011 at 3:27 sáng

          Do BS Thanh Hương trả lời rất nhiều câu hỏi, vì vậy bạn gửi lại toàn bộ câu hỏi và câu trả lời trước để BS theo dõi lại nhé.

          Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn