Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Đau xương chậu trong thai kỳ, tránh di chuyển nhiều

Đau xương chậu là triệu chứng phổ biến khi mang bầu. Nếu đã từng bị đâu xương chậu trong lần mang thai trước thì rất có thể sẽ tái diễn trong lần mang thai này.

Tính chất cơn đau của bệnh này thường là đau âm ỷ, từ xương chậu lan đến các bộ phận như đùi, bẹn, tử cung… Cơn đau khởi phát ở cả hai bên thân mình hoặc có khi chỉ ở một bên.

Thai phụ nghỉ ngơi thường xuyên với tư thế ngồi chuẩn (có chỗ dựa lưng).

Cường độ đau khác nhau, có thể hơi khó chịu ở xương chậu hay truyền cảm giác đau nhói đến những bộ phận khác, cũng có khi đau không chịu nổi. Đau ở vùng xương mu và ở háng là các triệu chứng thường gặp nhất. Thai phụ cũng có thể cảm thấy đau lưng, đau thắt lưng. Chứng đau này cũng thường tăng lên khi đi lại, 2 chân dạng ra, đi lên xuống cầu thang hay dịch chuyển trong lúc ngủ.

Để giúp giảm đau xương chậu, thai phụ cần tránh ấn vào bất kỳ vùng đau nào cho dù rất đau. Sự tác động ngoại lực không đúng chỉ làm cảm giác đau nhanh chóng quay trở lại và kéo dài hơn. Có thể sử dụng những chiếc gạc ấm chườm vào vùng bị đau hoặc thử tắm bằng nước ấm, hoặc massage cũng giúp giảm cơn đau xương chậu.

Nên ít di chuyển và tránh di chuyển liên tục vì thai phụ có thể không cảm thấy ảnh hưởng gì trong suốt cả ngày cho tới khi lên giường đi ngủ. Khi lên – xuống cầu thang cần lưu ý: sau khi đã đặt hai chân lên một bậc rồi mới bước tiếp.

Cần nghỉ ngơi thường xuyên với tư thế ngồi chuẩn (có chỗ dựa lưng). Khi ngồi duỗi chân, bạn nên thao tác thật chậm rãi, tránh nhấc hoặc đẩy vật nặng. Khi mặc quần áo, bạn nên ngồi xuống, lúc đã lồng được chân vào quần thì bạn nên từ từ đứng dậy để kéo quần lên. Tư thế ngồi cũng được chỉ định khi đi giày hoặc đi tất. Khi ngủ, nên đặt vùng xương chậu lên một chiếc gối hoặc kẹp gối giữa hai chân khi nằm nghiêng.

Sau khi sinh, cơn đau xương chậu thường lắng xuống nhưng nó có thể xuất hiện vào lần mang thai tiếp theo. Vì thế bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu những cơn đau làm bạn quá khó chịu.

Meyeucon.org - 04/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Công dụng của củ đậu đối với phụ nữ sau sinh!
  • Cháo cá chép có thật sự tốt cho mẹ bầu?
  • Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu không nên ăn những loại trái cây này
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

Các bệnh liên quan đến hô hấp ở trẻ

Các bệnh liên quan đến hô hấp ở trẻ

Tình trạng ho nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng ho nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng ho có đờm nguy hiểm không? Cách điều trị

Tình trạng ho có đờm nguy hiểm không? Cách điều trị

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn