Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Phụ nữ mang thai dễ mắc tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thai nghén là bệnh đang rất được quan tâm. Đái tháo đường thai nghén chiếm tỷ lệ khoảng 2- 5% số người có thai và sau đẻ thường trở lại bình thường. Tuy nhiên, theo thống kê của các chuyên gia, 50% số người mắc tiểu đường thai kỳ đã trở thành tiểu đường thực sự trong vòng 20 năm.

Th.S.BS Phan Hướng Dương, bệnh viện Nội Tiết TƯ cho biết, các thống kê cho thấy, có khoảng 2-5% thai phụ bị tiểu đường thời kỳ thai nghén. Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Tiểu đường thai nghén hay xảy ra ở phụ nữ béo phì, hoặc người đã chững tuổi mang thai. Do mức sống tăng, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nên chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ mang thai cũng được cải thiện rất nhiều, lối ăn uống, nghỉ ngơi thiếu khoa học làm gia tăng bệnh. Ngoài ra, với người đã bị tiểu đường trước lúc có thai thì bệnh dễ bị nặng thêm. Tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra ngay từ những tháng thai nghén đầu tiên do tình trạng thai nghén: ăn uống kém, nôn mửa, nhất là đối với những người đang điều trị bằng insulin.

Khi chuyển dạ, do ăn uống kém, các cơ tử cung và cơ bắp của cơ thể lại vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng thì nguy cơ hạ đường huyết rất cao. Những mẹ sinh con có cân nặng từ 4kg trở lên thì có nguy cơ mẹ sẽ bị tiểu đường sau này. Thai tuy to, nhưng lại kém về chức năng và phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ và tinh thần. Do vậy, mọi phụ nữ mang thai nên kiểm tra để phát hiện tiểu đường trong tháng thứ 6 của thai kỳ (tuần thứ 24-28). Duy trì chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục và giảm trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Đái tháo đường khi mang thai khiến trẻ phát triển chậm

Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có ảnh hưởng xấu đến mẹ và con. Th.S Dương nhấn mạnh, đối với bà mẹ, nếu mẹ bị tiểu đường kèm theo thai nghén sẽ dễ dẫn đến sản giậ), bà mẹ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng, và có thể sinh khó. Những người trước đó không bị tiểu đường, nhưng bị tiểu đường khi thai nghén, thì có khoảng 5-20% sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Đối với thai nhi có tỷ lệ tử vong chu sinh cao.

Thai có thể bị dị tật, khi sinh ra cũng dễ bị tiểu đường, thần kinh của trẻ thường chậm phát triển. Phụ nữ trẻ mắc đái tháo đường nếu muốn có con hoàn toàn có thể mang thai, đẻ con. Tuy nhiên đường máu cần được giữ ổn định cả trước thời gian thụ thai và trong suốt quá trình mang thai cũng như lúc đẻ. Các bà mẹ này phải thử máu nhiều lần trong ngày (6 lần nếu có thể) khám bệnh thường xuyên 2 tuần 1 lần.

Trong chế độ ăn, do nhu cầu kalo của người phụ nữ mang thai cao hơn so với người bình thường, nên không cần giảm kalo để kiểm soát đường huyết, thậm chí còn được phép tăng cân trong thời kỳ có thai. Tuy nhiên phải hạn chế thức ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, hạn chế sử dụng đường hoá học và phải cung cấp đủ protein. Nên ăn mỗi ngày 3 bữa và một bữa phụ vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Meyeucon.org - 04/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Bà bầu mắc bệnh tiểu đường và những nguy cơ cần đề phòng
  • Có nên mang thai khi bị tiểu đường?
  • Mang thai và nguy cơ mắc chứng đái tháo đường
  • Đái tháo đường thai kỳ: biến chứng và xử lý của Bác sỹ
  • Các nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn

Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn

Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm hay không?

Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm hay không?

Bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Cha mẹ phải làm sao?

Bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Cha mẹ phải làm sao?

Bài viết nổi bật
  • Làm sao để tóc nhanh dài hơn?
  • Viên uống mọc tóc Maxxhair có tốt không?
  • Tìm hiểu về mụn trứng cá tuổi dậy thì
  • Review – phản hồi khách hàng về kem ngừa mụn Sahemul
  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn