Con của những bà mẹ không ăn đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai thường dễ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 khi lớn lên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Cambridge (Anh)
Bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên. Tuy nhiên các nhà khoa học phát hiện thấy rằng trẻ đã xuất hiện gen gây ra chứng tháo đường từ khi trong bụng mẹ, nếu các bà mẹ không ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ này.
Theo lý thuyết, gen gây ra bệnh đái tháo đường sau đó có thể di truyền qua các thế hệ tiếp theo. Điều đó đồng nghĩa với khả năng khi bà mẹ không ăn đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, con và cháu có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường rất cao.
Bà bầu ăn thiếu chất, con dễ mắc bệnh đái tháo đường
Kết luận trên được các nhà khoa học thuộc đại học Cambridge (Anh) đưa ra sau khi họ tiến hành nghiên cứu trên chuột. Những con chuột mang thai được cho ăn với chế độ dinh dưỡng khác nhau. Sau đó, các nhà khoa học so sánh nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở con của những con chuột mẹ tham gia thí nghiệm.
Kết quả cho thấy rằng gen của những con chuột mẹ được cho ăn ít chất protein thường ít vận động hơn, làm giảm khả năng sản xuất insulin – một trong những nguyên nhân gây ra hàng đầu dẫn tới bệnh đái tháo đường tuýp 2.