Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Khi nào bạn có thể mang thai sau khi dừng các biện pháp?

Thời gian để bạn có thể thụ thai tốt nhất sau khi dừng các biện pháp tránh thai phụ thuộc vào từng người và phụ thuộc vào biện pháp tránh thai mà bạn đang sử dụng.

Khả năng thụ thai của bạn giảm dần theo độ tuổi, bắt đầu từ tuổi 25. Sức khỏe không tốt và chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng ảnh hưởng tới khả năng thụ thai.

Vì vậy, sau khi ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai, bạn hãy đợi chu kỳ kinh nguyệt của mình đi vào chu kỳ đều đặn, thì khả năng có thai sẽ cao hơn. Với mỗi biện pháp thì thời gian này sẽ khác nhau.

Phương pháp “chướng ngại vật”: Bạn có thể mang thai ngay sau khi bạn ngừng sử dụng phương pháp này. Phương pháp chướng ngại vật bao gồm màng ngăn, bao cao su, bọt, xốp diệt tinh trùng, thuốc đặt âm đạo.

Phương pháp liên quan đến hooc môn: Bao gồm thuốc tránh thai, miếng dán. Những phương pháp này có chứa cả estrogen và progestin (hai loại hooc môn giới tính duy trì thai). Bạn có thể mang thai ngay sau khi ngừng sử dụng các phương pháp tránh thai liên quan đến hoocmon nếu bạn sử dụng liều thường hoặc liều thấp.

Có khoảng một nửa phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai và hầu hết phụ nữ mang thang trong vòng 12 tháng sau khi ngừng dùng thuốc.

Phương pháp chỉ liên quan đến hooc môn Progestin: Bao gồm: thuốc tránh thai, cấy mô (như Implanon), tiêm thuốc tránh thai (Depo-Provera). Với phương pháp cấy mô, bạn có thể mang thai ngay sau khi lấy mô ra. Với phương pháp tiêm thì bạn có thể đợi từ 3 đến 18 tháng.

Với loại thuốc tránh thai chỉ liên quan đến progestin hay còn gọi là “thuốc mini” thì hầy hết các phụ nữ đều có thể mang thai trong vòng 6 tháng sau khi dừng sử dụng thuốc.

Nếu bạn dừng uống thuốc tránh thai chưa được bao lâu mà bạn đã mang thai thì bạn cũng không nên lo lắng. Sử dụng thuốc uống tránh thai ngay trước khi mang thai sẽ không tăng nguy cơ bị sảy thai hay những vấn đề rắc rối với thai nhi.

Nhưng nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều thì bạn sẽ khó có khả năng có thai hơn.

Vòng tránh thai (IUDs): Với cả vòng xoắn ngừa thai và vòng tránh thai liên quan đến hoomon, thì bạn sẽ có khả năng thụ thai ngay trong kỳ kinh đầu tiên sau khi tháo vòng ra.

Meyeucon.org - 05/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Các biện pháp tránh thai , Chuẩn bị mang thai

Bài viết liên quan

  • 10 lý do khiến bạn khó có thể thụ thai
  • Chuẩn bị mang thai: mẹ nên làm gì?
  • Công nghệ tạo ra em bé hoàn hảo trong tương lai
  • Những dấu hiệu cho biết chắc chắn bạn đã có thai
  • Giúp mẹ “tự nghiên cứu” kết quả khám thai của mình

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn