Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những thời điểm không nên thụ thai

Mang thai luôn là niềm mong mỏi của không ít cặp vợ chồng. Thế nhưng có những thời điểm các cặp vợ chồng cần tránh thụ thai để không ảnh hưởng đến sức khỏe và giới tính của thai nhi.

1. Không nên thụ thai lúc trăng tròn: Lúc trăng tròn là thời gian kỵ nhất khi mang thai (các ngày rằm hàng tháng) do ảnh hưởng của lực hấp dẫn của mặt trăng đối với trái đất lớn nhất thường khiến tâm trạng con người không ổn định, bấp bênh và ảnh hưởng đến sự hình thành giới tính của tế bào trứng thụ tinh.

2. Không nên thụ thai trong thời kỳ mưa gió, sấm chớp nhiều: Vì sấm chớp có thể sản sinh các tia X cực mạnh, ảnh hưởng đến sự sinh sản nhiễm sắc thể của tế bào dẫn đến sai lạc trong quá trình thụ tinh.

3. Không nên thụ thai khi đi tham quan, du lịch: Trong thời gian này, mọi sinh hoạt, thói quen hàng ngày đều bị xáo trộn, ăn uống không điều hoà, ngủ không tốt, cơ thể mệt mỏi dễ ảnh hưởng đến thai nhi hoặc dẫn đến sảy thai.

4. Không nên thụ thai ngay sau khi đẻ non, sảy thai hoặc bỏ thai trứng: Sau những biến cố này nếu ngay lập tức thụ thai trở lại thì sẽ dễ bị sảy thai lại hoặc bị sảy thai theo “thói quen”.

5. Không nên thụ thai sau khi uống rượu, hút thuốc lá: Rượu và thuốc lá có thể làm cơ thể bị trúng độc ở các mức độ khác nhau trong cơ thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào trứng thụ tinh, có thể gây nên sự phát sinh dị hình cho thai nhi.

6. Không nên thụ thai ngay sau khi ngừng uống thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có thể “quấy nhiễu” môi trường của trứng thụ tinh ở màng trong tử cung, gây ra bất lợi cho sự sinh thành của trứng sau khi thụ tinh.

7. Không nên thụ thai khi cả vợ và chồng bị ốm: Khi cơ thể ốm yếu thì tế bào trứng thụ tinh cũng sẽ yếu, lúc này nếu thụ tinh sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát dục của thai nhi.

Meyeucon.org - 08/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chuẩn bị mang thai

Bài viết liên quan

  • 10 lý do khiến bạn khó có thể thụ thai
  • Chuẩn bị mang thai: mẹ nên làm gì?
  • Công nghệ tạo ra em bé hoàn hảo trong tương lai
  • Những dấu hiệu cho biết chắc chắn bạn đã có thai
  • Giúp mẹ “tự nghiên cứu” kết quả khám thai của mình

Bình luận

  1. Nguyễn Ánh Tuyết đã bình luận

    06/10/2011 at 10:09 sáng

    Chào bác sỹ,

    Đọc bài này xong em thấy lo lắng quá vì em nghi ngờ là em thụ thai vào đúng rằm tháng 8 vừa rồi. Huhu. Mùng 6/9 dương đi khám bs nói trưng sắp rụng, sau đó ngày 12/9 (tức 15/8 âm lịch) vc em quan hệ. 2 ngày sau đó, vc em cũng quan hệ liên tục nhưng em nghi ngờ mình thụ thai vào ngày rằm bs ơi. Điều này có ảnh hưởng đến giới tính của thai như bài viết nói k ạ?

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      12/10/2011 at 9:21 chiều

      Đó là nghiên cứu khoa học nói chung. Còn cụ thể thì còn tùy vào sức khỏe và cơ địa của vợ chồng bạn. Không nên lo lắng quá

      Trả lời
  2. khac thoong đã bình luận

    04/10/2011 at 10:25 chiều

    Chào MYC! Vợ tôi hiện đang mang thai tuần thứ 5 con đầu lòng, vợ chồng tôi rất vui mừng. Vợ tôi cách đây hơn 2 tháng đã mổ nội soi U nang BT dạng lạc nội mạc tử cung, bác sỹ bảo có thể mang thai bất cứ lúc nào sau mổ xuất viện. Nhưng vợ chồng tôi vẫn lo lắng không biết mang thai lúc này có bị ảnh gì đến thai nhi không? Và trong khi mang thai có điều trị thuốc chữa viêm âm đạo, viêm CTC được không vì vợ tôi từ khi ra viện vẫn còn viêm âm đạo, viêm CTC? Xin cảm ơn MYC rất nhiều!

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      05/10/2011 at 1:07 sáng

      Chúc mừng các bạn. Tạm thời ngừng thuốc đã bạn nhé. Nên giữ gìn SK vì đang chuyển mùa dễ nhiễm lạnh. Tránh "quan hệ" vợ chồng 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.

      Trả lời
  3. BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

    07/07/2011 at 8:59 chiều

    Không sao đâu, bình tĩnh chờ đợi nhé. Nên để qua vài ba tháng nữa sức khỏe hồi phục và trở lại vòng kinh bình thường rồi hãy tính việc có thai tiếp, cũng nên tránh những ngày nắng nóng đỉnh điểm đang diễn ra đến hết tháng 7. Sắp tới có kinh xong tiêm thêm vaccin phòng bệnh Thủy đậu và Cúm nữa, đến tháng 9 là yên tâm

    Trả lời
  4. Thái Xuân đã bình luận

    01/07/2011 at 8:57 chiều

    Tôi đi chích ngừa ở viện paster thì bác sỹ khuyên nên có thai sau 1 tháng, còn ở TTYT Vũng Tàu thì lại khuyên sau 3 tháng mới được có bầu. Tôi rất băn khoăn vì chẳng biết phải hiểu thế nào cho đúng. Bác sỹ cho tôi hỏi vài điều là:
    1/ Có khả năng vacxin ở 2 nơi khác nhau nên thời gian được có bầu cũng khác nhau hay vacxin ở đâu cũng vậy?Xin bác sỹ cho tôi biết thêm kiến thức về điều này.
    2/ Tại sao không được có thai ngay sau khi chích ngừa? Có phải vacxin có thể nhiễm vào thai nhi và thai nhi quá nhỏ nên không thích ứng nổi.
    Tôi rất lo lắng vì lỡ có thai chỉ sau 26 ngày chích mũi 2 thủy đậu. Xin bác sỹ cho lời khuyên.
    Thân mến!

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      07/07/2011 at 5:40 chiều

      Tùy thuộc từng loại vaccin phòng bệnh gì mà có thời gian chờ đợi khác nhau, loại vaccin điều chế từ virus sống giảm độc lực thì thời gian dài hơn loại vaccin điều chế từ huyết thanh người nhiễm bệnh, tái tổ hợp.v..v.. Nếu có thai ngay khi mới tiêm vaccin loại virus sống giảm độc lực thì nguy hiểm cho thai. Vaccin phòng Thủy đậu cũng nên tránh thai ít nhất trọn vẹn 1 tháng vì sau tiêm có thể tùy theo cơ địa mỗi người khác nhau sẽ có phản ứng nhiều hay ít những nốt ban sần mụn nước vài ngày đến vài tuần, kèm theo sốt nhẹ….Khi phản ứng như vậy mà có thai thì tất nhiên bị ảnh hưởng rồi.

      Trả lời
  5. mai đã bình luận

    10/05/2011 at 2:40 sáng

    e vừa sinh đc hơn 2thasng,nhg chưa thấy có kinh lại & vc e đã sinh hoạt liệu có thai ko? và e vẫn đang cho bé bú mẹ liệu uống thuốc tránh thai có bị mất sữa hay ảnh hưởng j ko ạ?nếu uống đc thí nên uống loại nào/Mong MYC tư vấn cho e.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      11/05/2011 at 6:33 sáng

      Nên vận động chồng chia sẻ gánh nặng bằng cách dùng bao cao su. Nếu không được thì dùng thuốc tránh thai có vẽ hình mẹ bồng con trên vỉ. Nếu bạn đang cho bú hoàn toàn thì có thể tạm yên tâm cho lần "quan hệ" này.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn