Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bị điện giật khi mang thai

Hỏi: Tôi đang mang thai được 3 tháng. Một vài ngày trước, tôi bị điện giật khi rút phích cắm tivi. Một cú giật điện khá mạnh và bất ngờ. Tôi lo ngại liệu cú giật điện đó có ảnh hưởng đến tình trạng mang thai của tôi hay không? Liệu nó có thể gây ra một cơn co bóp? Tôi có nên đi kiểm tra bác sĩ ngay để biết rõ tình trạng thai nhi của tôi hay không? Có cần kiểm tra bằng siêu âm? Cảm ơn bác sĩ!

Trả lời: Chưa có thông tin rộng rãi trong các tài liệu y học về các trường hợp phụ nữ mang thai bị điện giật như trường hợp của bạn.

Nói chung, việc sử dụng dòng điện trong thai kỳ lâu nay thường được áp dụng cho các trường hợp người bị trầm cảm bằng việc sử dụng liệu pháp sốc điện (Electro Theraphy Shock).

Bị điện giật

Tác động do việc sử dụng dòng điện là tương đối an toàn một nhóm phụ nữ mang thai với tuổi thai từ 23 và 33 tuần – những người được điều trị bằng liệu pháp sốc điện. Cũng có những phàn nàn như sự tăng nhịp tim thai nhi và bà mẹ, nhưng việc tiêu thụ oxy và huyết áp của bà mẹ được cho là bình thường.

Mặc dù vậy, phụ nữ mang thai không nên quá thường xuyên tiếp xúc với dòng điện. Điều này dẫn đến hậu quả như có những cơn co thắt tử cung, huyết áp của người mẹ tăng lên và có chảy máu từ tử cung.

Cơ thể con người = chất dẫn điện

Cơ thể con người cũng như phụ nữ mang thai là một chất dẫn tốt. Tương tự như vậy với tử cung, nước ối và bào thai có trong cơ thể phụ nữ mang thai.

Về mặt sinh lý, cơ thể sẽ tiếp tục truyền điện đến tất cả các phần của cơ thể bao gồm cả tử cung nếu bạn bị điện giật. Tuy nhiên, tác động này chịu ảnh hưởng của mức độ và thời gian bị điện giật. Do đó, phụ nữ mang thai được yêu cầu nên rất thận trọng trong hoạt động hàng ngày đặc biệt liên quan đến dòng điện. Phản ứng tiêu cực thường gây ra hậu quả tức thì.

Cảnh giác 3 x 24 giờ

Khi tiếp xúc với điện giật, phụ nữ mang thai ngay lập tức phải tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa nhằm thực hiện siêu âm để xem khả năng của tác dụng phụ.

Nhưng trước hết các bà mẹ đừng quá lo lắng vội. Bạn và thai nhi có thể được cho là an toàn nếu trong vòng 3 ngày (24 giờ x 3) bạn vẫn thấy tình trạng sau:

  • Bào thai trong bụng mẹ vẫn hoạt động.
  • Không có quá nhiều cơn co thắt tử cung.
  • Không có chảy máu.

Điều này có nghĩa rằng, bà mẹ và thai nhi trong bụng an toàn và bạn có thể yên tâm tiếp tục công việc bình thường

Meyeucon.org - 08/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe sinh sản và phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Những lợi ích giảm cân từ trứng gà bạn đã biết chưa?
  • 18 nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở phụ nữ mà bạn cần biết.
  • Lần đầu làm cha mẹ
  • Những lý do nên ăn khoai lang hàng ngày
  • Da đẹp, hết nếp nhăn nhờ ngải cứu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn