Bệnh đái tháo đường hiện tại đang là căn bệnh rất được quan tâm trong đời sống sức khỏe, bệnh chiếm khoảng từ 2-3% trong các bà mẹ mang thai. Trong số đó, khoảng 90% những trường hợp là bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ thường không có những triệu chứng rõ ràng, có bạn khi mang thai khát nước, hoặc đi tiểu tiện nhiều, tình cờ đi khám mới phát hiện ra bệnh.
Các biến chứng có thể gặp
Trước khi sử dụng liệu pháp insulin, các biến chứng của bệnh đái tháo đường cho cả mẹ và thai nhi rất cao. Mặc dù hiện nay việc điều trị bằng insulin đã giảm nguy cơ biến chứng, ở phụ nữ mang thai bị đái tháo đường vẫn còn liên kết với một số nguy cơ gia tăng của các yếu tố bất lợi như: tiền sản giật, bệnh đái tháo đường ketoacidosis, bệnh thận nặng lên, bệnh võng mạc nặng lên, đa ối, nguy cơ phải mổ lấy thai, xuất huyết sau sinh, nguy cơ tử vong.
Bà mẹ mang thai bị đái tháo đường cũng có thể gây biến chứng cho thai: sảy thai; thai chết lưu không rõ nguyên nhân; tử vong chu sinh vào khoảng 2 – 5% (thấp hơn đáng kể khoảng 65% trước khi điều trị bằng insulin); dị tật bẩm sinh, có thể chiếm tới 50% gây ra tử vong chu sinh; bất thường sự tăng trưởng thai nhi trong tử cung; biến chứng ở trẻ sơ sinh, bao gồm hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubine máu.
Khi người mẹ bị bệnh đái tháo đường trong kỳ mang thai có các nguy cơ: gia tăng nguy cơ thai to; gia tăng nguy cơ tiền sản giật; tăng tỷ lệ thai chết lưu, nếu không kiểm soát đường huyết được; dị tật thai nhi thường không tăng lên.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán như thế nào?
Nếu như bạn không có tiền sử đái tháo đường thì việc tầm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ thường được thực hiện từ 24 – 28 tuần tuổi thai, bằng cách xét nghiệm máu chỉ số đường huyết (glycemia) và HBA1C. Thời gian này sẽ có khả năng xác định bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ hay không và sẽ giúp BS đánh giá và can thiệp để giảm bớt hậu quả có khả năng bất lợi của chứng rối loạn này.
Đường huyết lúc đói cao hơn 126mg/dl trong cả 2 hay nhiều test được thực hiện vào những ngày khác nhau có thể cho thấy bệnh nhân bị đái tháo đường, nếu giá trị đo được nằm trong khoảng 100 – 125 mg/dL (5,6 – 6,9mmol/) thì được chẩn đoán là “rối loạn đường huyết lúc đói”(Impaired fasting glucose). Test chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose: sau xét nghiệm đường huyết lúc đói, bạn sẽ được uống 75g glucose (100g cho bệnh nhân mang thai). Mẫu máu sẽ được lấy tiếp sau một khoảng thời gian nhất định (1h, 2h, 3h) để đo lượng đường huyết. Để kết quả chính xác, trong buổi sáng hôm xét nghiệm, bạn không nên ăn hay uống gì khác.
Test dung nạp glucose uống có thể dẫn đến một trong các chẩn đoán sau:
– Đáp ứng bình thường: một người được xem là đáp ứng bình thường khi mức glucose 2 giờ (sau khi uống 75g glucose) dưới 140mg/dl và tất cả các giá trị giữa 0 và 2 giờ dưới 200mg/dl.
– Rối loạn dung nạp glucose: một người bị rối loạn dung nạp glucose khi đường huyết lúc đói dưới 126mg/dl và mức đường huyết 2 giờ nằm giữa 140 và 199mg/dl.
– Một bệnh nhân bị đái tháo đường khi mức đường huyết đo được trong những ngày khác nhau đều cao.
– Đái tháo đường thai kì: một bệnh nhân bị đái tháo đường thai kỳ khi có 2 triệu chứng bất kỳ trong số những triệu chứng sau:
- Đường huyết đói hơn 95mg/dl,
- Đường huyết 1 giờ hơn 180mg/dl,
- Đường huyết 2 giờ hơn 155mg/dl,
- Đường huyết 3 giờ hơn 140mg/dl.
Bác sĩ sẽ xử lý như thế nào?
Trước khi thụ thai: nếu như bạn bị đái tháo đường trước khi mang thai, bạn nên trình bày với BS đang điều trị nội khoa cho mình ý kiến sẽ dự định có thai, để BS sẽ có hướng điều trị và chế độ theo dõi thích hợp.
Trong kỳ mang thai: các BS sẽ theo dõi định kỳ: ĐH, HbA1C, đánh giá chức năng tim, gan, thận, mắt… kiểm tra alpha fetoprotein (AFP) huyết thanh mẹ ở tuần thứ 15 – 20 để đánh giá các nguy cơ bất thường về ống thần kinh của thai; siêu âm định kỳ giúp đánh giá các dị tật thai nhi nếu có và sự phát triển của thai.
Thời điểm sinh: khi thai của bạn đủ 38 tuần, BS có thể chỉ định sinh con theo hình thức sinh chỉ huy hoặc sinh thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố (tình trạng sức khỏe của mẹ, kiểm soát ĐH của mẹ và tình trạng sức khỏe của thai) mà BS sản khoa sẽ tư vấn cho bạn chọn lựa.
Trong quá trình chuyển dạ: BS sẽ thường xuyên theo dõi ĐH của bạn để đảm bảo ĐH ở mức 4 – 7 mmol/l, nếu cần, BS có thể chỉ định truyền insulin theo đường tĩnh mạch để duy trì ĐH ổn định. Sau khi vừa sinh xong, BS sẽ theo dõi ĐH của bạn liền để chỉ định liều phù hợp, do tăng nguy cơ hạ ĐH sau sinh, đặc biệt nếu có cho con bú. (nên bạn có thể ăn trước hoặc trong khi cho con bú).
Theo dõi sau sinh: nếu như bạn bị chứng đái tháo đường thai kỳ, cần được kiểm tra thường xuyên và theo dõi bệnh đái tháo đường (có thể hết sau khi sinh hoặc không). Nếu bạn bị đái tháo đường thai kỳ, bạn có nhiều khả năng bị tái phát ở thai kỳ tiếp trong tương lai. Theo thời gian, bạn cũng có nhiều khả năng tiến triển bệnh đái tháo đường – thường là đái tháo đường týp 2. Tuy nhiên, nếu như bạn chọn lối sống lành mạnh như: ăn thức ăn lành mạnh và tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 trong tương lai.
Bạn sẽ được BS tư vấn về dinh dưỡng sau khi chẩn đoán và được đặt trên một chế độ ăn uống thích hợp. Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng là: đạt được mức bình thường của ĐH; ngăn chặn nhiễm toan ceton; cung cấp đầy đủ năng lượng để tăng cân hợp lý; giúp cho thai nhi phát triển bình thường.
Các yếu tố chính để xem xét khi tạo ra một chế độ dinh dưỡng cho bạn là số lượng calo, lượng carbohydrate, và phân phối calorie.
Chế độ ăn uống và tập thể dục nên được điều chỉnh từ từ để đạt được mức ĐH bình thường của bạn.
Thuốc sẽ được bác sĩ sử dụng như thế nào?
Nếu ĐH của bạn không thể duy trì được bởi biện pháp dinh dưỡng, thì các BS bắt đầu sử dụng thuốc. Có hai lựa chọn ở những bệnh nhân mang thai có nhu cầu điều trị nhằm kiểm soát ĐH: insulin (và một số chất tương tự insulin), và các chất làm hạ ĐH dưới dạng uống được sử dụng.
Insulin có nhiều loại: như loại tác dụng nhanh, tác dụng bán chậm, loại insulin pha trộn hoặc tác dụng kéo dài. Liều lượng và loại insulin được sử dụng được tính toán dựa trên các bất thường cụ thể của ĐH trong quá trình theo dõi mà BS sẽ chọn phác đồ thích hợp cho bạn.
Các thuốc Tolbutamide hoặc chlorpropamide dùng để điều trị đái tháo đường không được khuyến khích ở phụ nữ bị chứng đái tháo đường thai kỳ, bởi vì các thuốc này đi qua nhau thai và có thể gây tăng insulin bào thai (hyperinsulinemia), có thể dẫn đến hạ ĐH sơ sinh, thai to. Hiện nay, Hiệp hội đái tháo đường của Mỹ không xác nhận việc sử dụng các thuốc làm hạ ĐH dạng uống khi mang thai và liệu pháp như vậy đã không được sự chấp thuận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ để điều trị chứng đái tháo đường thai kỳ.
Nhưng hiện nay có glyburide: thuốc hạ ĐH dưới dạng uống, đang được dùng để điều trị đái tháo đường thai kỳ và đang trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, theo các báo cáo cần có những nghiên cứu hơn nữa về thuốc này.
Nhờ vào sự tiến bộ trong Y học, việc theo dõi và chăm sóc các bà mẹ mang thai bị đái tháo đường nay đã tốt hơn và việc phát hiện ra những sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ để có chế độ chăm sóc theo dõi, can thiệp cũng tốt hơn. Điều này có được là nhờ sự phối hợp giữa các BS chuyên khoa nội tiết, dinh dưỡng, sản khoa, và ngay cả với BS nhi khoa, làm cho cuộc sống hay quá trình mang thai của bạn trở nên không quá căng thẳng.
Hiếu đã bình luận
Em mang thai được 30 tuần, Sáng nay khi test 75g đường, em mới lấy máu lần 1 sau đó uống nước đường chưa kịp lấy máu lần 2 thì em đã ói ra hết rồi, như vậy em có bị gì ko bác sỷ?
Sau đó em báo với bác sỷ xét nghiệm thì BS nói em về đi bữa sau quay lại làm lại từ đầu. Nếu làm hoài mà không đc thì em sợ em ko đủ sức khỏe nên em muốn bỏ qua xét nghiệm này được ko bác sỷ??
Thanh Thanh đã bình luận
Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi, em đi xét nghiệm dung nạp Glucose thì kết quả là: nhịn ăn 8h là: 5,4, sau đó uống 1 cốc nước đường, sau 1h là: 9,7, sau 2h là: 8,4. Và em làm tiếp xét nghiệm Hba1C chỉ số là: 5,7. Bác sĩ cho em hỏi em có bị tiểu đường thai kì không ạ? và có cần đi xét nghiệm gì nữa không ạ? giờ e đang có bầu 34 tuần ạ, em vẫn đang thực hiện chế độ ăn kiêng không ăn nhiều đường. Rất mong nhận được câu trả lời của bác sĩ.
linh chi đã bình luận
em dang mang thai tuan thu 37 va phat hien ra bi dai thao duong trong thoi di mang thai. khi di test tai benh vien lan 1 em 5,1 mol lan 2 8,5 mol lan 3 5,9 mol vay co fai la cao ko ? Va bat dau tu luc fat hien DTD chan e hoi phu vay xin hoi bac si co nguy hiem den thai nhi ko va cach chua roi che do an uong fai nhu the nao?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường. Phù là do chèn ép những tuần cuối chuẩn bị đẻ, nên nằm nghỉ nhiều hơn và gác chân cao. Không ăn ngọt và ăn ít cơm, nên ăn nhiều rau, thực phẩm thủy hải sản.
Hoang Mai đã bình luận
Cho e hỏi: E có bầu và uống nước rất nhiều nhưng gần đây môi e luôn khô, vừa uống nước xong vẫn khô? Vậy e có bị thiếu chất gì không? E gần tháng cuối
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn thiếu vitamin E, có thể khám BS để kê đơn mua.
Hoảng Ngọc Mai đã bình luận
Gửi Bác sĩ,
Vừa rồi em đi xét nghiệm máu về đường huyết, kết quả là em có lượng đường trong máu cao vì vậy bác sĩ có thể cho em thực đơn ăn uống hợp lý được không ạ? Em ăn ít cơm ăn nhiều thịt gà, thịt bò, thịt heo thì có bị sao không? Em đang rất lo liệu bé có ảnh hưởng gì không? Cám ơn bác sĩ nhiều.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nên tăng cường ăn cá, giảm ăn ngọt và uống sữa có đường.